VanVN.Net - Hướng tới Hội nghị Những người viết văn Trẻ toàn quốc lần thứ 8 (tháng 8/2011), nhà văn Nguyễn Đình Tú, Phó Ban công tác Nhà văn trẻ, Hội Nhà văn Việt Nam có cuộc trò chuyện xung quanh vấn đề: làm thế nào để những cây viết trẻ có được "tấm vé" vào cửa hội nghị...
- Thưa nhà văn Nguyễn Đình Tú. Theo anh, có nhất thiết phải có Hội nghị Những người viết văn trẻ?
Nhà văn Nguyễn Đình Tú (NĐT): Hãy nhìn Hội nghị Những người viết văn trẻ dưới ba góc độ như thế này: Thứ nhất, dưới góc độ của những nhà quản lý, lãnh đạo thì hội nghị là hoạt động phát hiện, quy tụ, bồi dưỡng và định hướng nguồn “nhân sự văn học” cho đất nước. Thứ hai, dưới góc độ của những người viết trẻ thì hội nghị là dịp để gặp gỡ, vui chơi và nhận thức lại mình. Thứ ba, dưới góc độ của những người làm công tác tổ chức thì hội nghị là dịp để nghĩ ra các hoạt động sinh động, thiết thực và hiệu quả cho các nhà văn trẻ 5 năm có dịp gặp nhau một lần.
Từ ba góc độ này, mỗi người sẽ có câu trả lời cho riêng mình. Còn tôi, với tư cách là một thành viên của Ban tổ chức Hội nghị lần 8 sắp tới, tất nhiên tôi thấy hội nghị là cần thiết.
Nhà văn Nguyễn Đình Tú
- Đại biểu dự hội nghị, chiếu theo tiêu chí là những cây viết trẻ xuất sắc nhất trong cả nước, nhưng thực tế, với cách phân chia chỉ tiêu về các địa phương như mọi lần đã tỏ ra bất cập. Đã có rất nhiều đại biểu do các hội văn học nghệ thuật địa phương tiến cử, nhưng đến hội nghị rất mặc cảm tự ti vì họ chưa viết được tác phẩm nào. Lần này Ban Nhà văn Trẻ có thay đổi gì trong việc lựa chọn danh sách? Cần những điều kiện nào để một tác giả trẻ có “vé” vào hội nghị?
NĐT: Cũng lại phải có hai cách nhìn khác nhau về cái gọi là “cách phân chia chỉ tiêu về các địa phương”. Nếu nhìn ở góc độ tìm người viết trẻ xuất sắc thì tính địa phương sẽ là thứ yếu. Nhưng nhìn ở góc độ phát triển phong trào thì tính chỉ tiêu hóa cho các địa phương lại là cần thiết.
Cách chọn đại biểu của Hội nghị những người viết văn trẻ lần này là dung hòa được cả hai mục tiêu trên, tức là vừa chọn được hết các cây bút trẻ xuất sắc vừa có tính đại diện cho phong trào viết trẻ của cả nước. Vì thế cách làm sẽ là Ban tổ chức yêu cầu có hai danh sách giới thiệu đại biểu đưa lên.
Một danh sách do Ban nhà văn trẻ lập với tiêu chí “chuyên môn là chính”, và một danh sách do Hội văn học nghệ thuật các địa phương lập với tiêu chí “tiêu biểu cho phong trào sáng tác văn học trẻ của tỉnh nhà”. Ban tổ chức sẽ quyết định mời đại biểu chính thức dự Hội nghị những người viết văn trẻ lần 8 trên cơ sở hai danh sách này.
Cụ thể hơn về tiêu chí là thế này: Về độ tuổi thì 35 đổ lại, tức là chỉ những người viết sinh năm 1976 trở lại mới là đối tượng được mời. Về thành tựu văn học thì có càng nhiều tác phẩm, nhiều giải thưởng, gây được nhiều dư luận tốt thì… càng dễ được mời (Cười).
- Nhiều tác giả trẻ ở địa phương rất háo hức được dự Hội nghị vì đối với họ đây là cơ hội để được gặp gỡ, giao lưu, học hỏi; nhưng cũng có rất nhiều đại biểu ở thành phố lại coi Hội nghị chỉ là… một chuyến du lịch miễn phí. Vậy theo anh, cơ cấu nhân sự đại biểu như thế nào để các tác giả thực sự xuất sắc ở địa phương khỏi thiệt thòi?
NĐT: Ban tổ chức đã tính đến điều này nên, như tôi đã nói, mới cần hai danh sách giới thiệu “nhân sự” để vừa đảm bảo chiều sâu về “chuyên môn văn chương” vừa đảm bảo chiều rộng của phong trào sáng tác văn học trẻ cả nước.
Tuy nhiên cơ cấu cũng chỉ cố gắng đạt đến sự công bằng, còn đòi hỏi sự công bằng tuyệt đối thì tôi nghĩ là không thể.
- Là một trong những người được dự Hội nghị Những người viết văn trẻ nhiều lần, anh thấy hội nghị nào chất lượng nhất?
NĐT: Tôi dự Hội nghị 8 này là lần thứ 4. Tôi nhận thấy có hai “xu hướng” thế này: Hoặc là quá nghiêng về “Hội” hoặc là quá nghiêng về “Nghị”. Hội nhiều quá thì bông phèng, rông dài và nhàm chán. Nghị nhiều quá thì căng thẳng, mệt mỏi và thiếu hứng thú.
Một vài hội nghị gần đây có chú ý đến việc dung hòa giữa “Hội” và “Nghị” thì lại dẫn đến tình trạng cách tổ chức chưa hợp lý. Ví như bàn về học thuật mà lại ngồi bên một hồ bơi của khách sạn với hàng trăm con người thì không ổn. Hoặc chơi theo kiểu mang thơ ra giữa một đám đông đi shoping mà “gãi ngứa” thì không hay tí nào.
Vì thế, qua mỗi hội nghị tôi lại tự rút ra những cái “chất lượng” và chưa “chất lượng” cho riêng mình với tư cách là đại biểu được mời cũng như với tư cách là thành viên Ban tổ chức.
- Hội nghị lần thứ 7 (2006) tại Hội An để để lại nhiều “tai tiếng” vì có những đại biểu mới chỉ viết được một hai… bài báo, nhưng cũng nghênh ngang tới hội nghị “quậy tưng bừng”. Vì sao lại có tình huống này?
NĐT: Đó là do khâu chọn đại biểu không kỹ của Tiểu ban nhân sự ở Hội nghị lần trước. Hội nghị lần này có cách làm nhân sự kỹ hơn và Ban tổ chức cũng tính đến yếu tố “nhân cách” của các đại biểu được mời. Hội nghị trước có những “ì xèo” không hay về lối sinh hoạt phản cảm của một vài đại biểu đã làm ảnh hưởng đến ý nghĩa của cả một Hội nghị được coi là của những người “văn hay chữ tốt”.
Về chuyên môn, Ban tổ chức cũng cẩn trọng hơn, yêu cầu các đại biểu được mời phải gửi tác phẩm về văn phòng Hội. Các tác giả văn xuôi, thơ, dịch và phê bình đều phải dùng tác phẩm của mình để làm “vé” vào cửa Hội nghị lần này.
Tuy nhiên, theo suy nghĩ của tôi thì cái sự trẻ ở đâu và bao giờ cũng có những chuyện này nọ, chỉ hy vọng sự “quậy” của những người trẻ ở Hội nghị này dừng lại ở sự “chấp nhận được”.
- Với tư cách Phó Ban công tác Nhà văn trẻ, lại tham gia trong Tiểu ban Nhân sự và Tiểu ban Nội dung, anh có thể cho biết chương trình của Hội nghị lần này?
NĐT: Sau khi Ban tổ chức Hội nghị những người viết văn trẻ lần 8 có quyết định thành lập thì Ban tổ chức đã họp để phân công các tiểu ban: Nhân sự, Nội dung, Hậu cần và Truyền thông. Các tiểu ban Nhân sự và Nội dung cũng đã họp một số phiên. Hiện số đại biểu chưa có danh sách chính thức vì vẫn còn đang chờ sự giới thiệu của các địa phương. Nếu không có gì thay đổi thì 30 tháng 6 sẽ chốt danh sách đại biểu chính thức được mời tham gia Hội nghị.
Hội nghị lần này dự kiến tổ chức vào tháng 8, diễn ra trong ba ngày, với nhiều hoạt động trên địa bàn bốn tỉnh: Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hà Giang. Sẽ có dâng hương ở Đền Hùng, đốt lửa trại ở Tuyên Quang, hành hương về “Thủ đô gió ngàn” ở hai huyện Sơn Dương và Định Hóa, tặng sách Bộ đội biên phòng Lũng Cú… Tất nhiên không thể thiếu các buổi tọa đàm về văn trẻ và thơ trẻ cũng như các hoạt động giao lưu với nhân dân địa phương nơi diễn ra Hội nghị.
- Xin cảm ơn nhà văn!
(Nguồn Enews)
VanVN.Net - Hướng tới Hội nghị Những người viết văn Trẻ toàn quốc lần thứ 8 (tháng 8/2011), nhà văn Nguyễn Đình Tú, Phó Ban công tác Nhà văn trẻ, Hội Nhà văn Việt Nam có cuộc trò chuyện xung quanh vấn đề: làm thế nào để những cây viết trẻ có được "tấm vé" vào cửa hội nghị...
- Thưa nhà văn Nguyễn Đình Tú. Theo anh, có nhất thiết phải có Hội nghị Những người viết văn trẻ?
Nhà văn Nguyễn Đình Tú (NĐT): Hãy nhìn Hội nghị Những người viết văn trẻ dưới ba góc độ như thế này: Thứ nhất, dưới góc độ của những nhà quản lý, lãnh đạo thì hội nghị là hoạt động phát hiện, quy tụ, bồi dưỡng và định hướng nguồn “nhân sự văn học” cho đất nước. Thứ hai, dưới góc độ của những người viết trẻ thì hội nghị là dịp để gặp gỡ, vui chơi và nhận thức lại mình. Thứ ba, dưới góc độ của những người làm công tác tổ chức thì hội nghị là dịp để nghĩ ra các hoạt động sinh động, thiết thực và hiệu quả cho các nhà văn trẻ 5 năm có dịp gặp nhau một lần.
Từ ba góc độ này, mỗi người sẽ có câu trả lời cho riêng mình. Còn tôi, với tư cách là một thành viên của Ban tổ chức Hội nghị lần 8 sắp tới, tất nhiên tôi thấy hội nghị là cần thiết.
Nhà văn Nguyễn Đình Tú
- Đại biểu dự hội nghị, chiếu theo tiêu chí là những cây viết trẻ xuất sắc nhất trong cả nước, nhưng thực tế, với cách phân chia chỉ tiêu về các địa phương như mọi lần đã tỏ ra bất cập. Đã có rất nhiều đại biểu do các hội văn học nghệ thuật địa phương tiến cử, nhưng đến hội nghị rất mặc cảm tự ti vì họ chưa viết được tác phẩm nào. Lần này Ban Nhà văn Trẻ có thay đổi gì trong việc lựa chọn danh sách? Cần những điều kiện nào để một tác giả trẻ có “vé” vào hội nghị?
NĐT: Cũng lại phải có hai cách nhìn khác nhau về cái gọi là “cách phân chia chỉ tiêu về các địa phương”. Nếu nhìn ở góc độ tìm người viết trẻ xuất sắc thì tính địa phương sẽ là thứ yếu. Nhưng nhìn ở góc độ phát triển phong trào thì tính chỉ tiêu hóa cho các địa phương lại là cần thiết.
Cách chọn đại biểu của Hội nghị những người viết văn trẻ lần này là dung hòa được cả hai mục tiêu trên, tức là vừa chọn được hết các cây bút trẻ xuất sắc vừa có tính đại diện cho phong trào viết trẻ của cả nước. Vì thế cách làm sẽ là Ban tổ chức yêu cầu có hai danh sách giới thiệu đại biểu đưa lên.
Một danh sách do Ban nhà văn trẻ lập với tiêu chí “chuyên môn là chính”, và một danh sách do Hội văn học nghệ thuật các địa phương lập với tiêu chí “tiêu biểu cho phong trào sáng tác văn học trẻ của tỉnh nhà”. Ban tổ chức sẽ quyết định mời đại biểu chính thức dự Hội nghị những người viết văn trẻ lần 8 trên cơ sở hai danh sách này.
Cụ thể hơn về tiêu chí là thế này: Về độ tuổi thì 35 đổ lại, tức là chỉ những người viết sinh năm 1976 trở lại mới là đối tượng được mời. Về thành tựu văn học thì có càng nhiều tác phẩm, nhiều giải thưởng, gây được nhiều dư luận tốt thì… càng dễ được mời (Cười).
- Nhiều tác giả trẻ ở địa phương rất háo hức được dự Hội nghị vì đối với họ đây là cơ hội để được gặp gỡ, giao lưu, học hỏi; nhưng cũng có rất nhiều đại biểu ở thành phố lại coi Hội nghị chỉ là… một chuyến du lịch miễn phí. Vậy theo anh, cơ cấu nhân sự đại biểu như thế nào để các tác giả thực sự xuất sắc ở địa phương khỏi thiệt thòi?
NĐT: Ban tổ chức đã tính đến điều này nên, như tôi đã nói, mới cần hai danh sách giới thiệu “nhân sự” để vừa đảm bảo chiều sâu về “chuyên môn văn chương” vừa đảm bảo chiều rộng của phong trào sáng tác văn học trẻ cả nước.
Tuy nhiên cơ cấu cũng chỉ cố gắng đạt đến sự công bằng, còn đòi hỏi sự công bằng tuyệt đối thì tôi nghĩ là không thể.
- Là một trong những người được dự Hội nghị Những người viết văn trẻ nhiều lần, anh thấy hội nghị nào chất lượng nhất?
NĐT: Tôi dự Hội nghị 8 này là lần thứ 4. Tôi nhận thấy có hai “xu hướng” thế này: Hoặc là quá nghiêng về “Hội” hoặc là quá nghiêng về “Nghị”. Hội nhiều quá thì bông phèng, rông dài và nhàm chán. Nghị nhiều quá thì căng thẳng, mệt mỏi và thiếu hứng thú.
Một vài hội nghị gần đây có chú ý đến việc dung hòa giữa “Hội” và “Nghị” thì lại dẫn đến tình trạng cách tổ chức chưa hợp lý. Ví như bàn về học thuật mà lại ngồi bên một hồ bơi của khách sạn với hàng trăm con người thì không ổn. Hoặc chơi theo kiểu mang thơ ra giữa một đám đông đi shoping mà “gãi ngứa” thì không hay tí nào.
Vì thế, qua mỗi hội nghị tôi lại tự rút ra những cái “chất lượng” và chưa “chất lượng” cho riêng mình với tư cách là đại biểu được mời cũng như với tư cách là thành viên Ban tổ chức.
- Hội nghị lần thứ 7 (2006) tại Hội An để để lại nhiều “tai tiếng” vì có những đại biểu mới chỉ viết được một hai… bài báo, nhưng cũng nghênh ngang tới hội nghị “quậy tưng bừng”. Vì sao lại có tình huống này?
NĐT: Đó là do khâu chọn đại biểu không kỹ của Tiểu ban nhân sự ở Hội nghị lần trước. Hội nghị lần này có cách làm nhân sự kỹ hơn và Ban tổ chức cũng tính đến yếu tố “nhân cách” của các đại biểu được mời. Hội nghị trước có những “ì xèo” không hay về lối sinh hoạt phản cảm của một vài đại biểu đã làm ảnh hưởng đến ý nghĩa của cả một Hội nghị được coi là của những người “văn hay chữ tốt”.
Về chuyên môn, Ban tổ chức cũng cẩn trọng hơn, yêu cầu các đại biểu được mời phải gửi tác phẩm về văn phòng Hội. Các tác giả văn xuôi, thơ, dịch và phê bình đều phải dùng tác phẩm của mình để làm “vé” vào cửa Hội nghị lần này.
Tuy nhiên, theo suy nghĩ của tôi thì cái sự trẻ ở đâu và bao giờ cũng có những chuyện này nọ, chỉ hy vọng sự “quậy” của những người trẻ ở Hội nghị này dừng lại ở sự “chấp nhận được”.
- Với tư cách Phó Ban công tác Nhà văn trẻ, lại tham gia trong Tiểu ban Nhân sự và Tiểu ban Nội dung, anh có thể cho biết chương trình của Hội nghị lần này?
NĐT: Sau khi Ban tổ chức Hội nghị những người viết văn trẻ lần 8 có quyết định thành lập thì Ban tổ chức đã họp để phân công các tiểu ban: Nhân sự, Nội dung, Hậu cần và Truyền thông. Các tiểu ban Nhân sự và Nội dung cũng đã họp một số phiên. Hiện số đại biểu chưa có danh sách chính thức vì vẫn còn đang chờ sự giới thiệu của các địa phương. Nếu không có gì thay đổi thì 30 tháng 6 sẽ chốt danh sách đại biểu chính thức được mời tham gia Hội nghị.
Hội nghị lần này dự kiến tổ chức vào tháng 8, diễn ra trong ba ngày, với nhiều hoạt động trên địa bàn bốn tỉnh: Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hà Giang. Sẽ có dâng hương ở Đền Hùng, đốt lửa trại ở Tuyên Quang, hành hương về “Thủ đô gió ngàn” ở hai huyện Sơn Dương và Định Hóa, tặng sách Bộ đội biên phòng Lũng Cú… Tất nhiên không thể thiếu các buổi tọa đàm về văn trẻ và thơ trẻ cũng như các hoạt động giao lưu với nhân dân địa phương nơi diễn ra Hội nghị.
- Xin cảm ơn nhà văn!
(Nguồn Enews)
VanVN.Net - Sáng nay, 10/8/2011 tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm nửa thế kỷ thảm họa da cam gieo rắc trên đất nước ta. Đúng ...
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - NXB Dân Trí vừa cho ra mắt tập truyện ngắn Hoa mẫu đơn của tác giả Lê Toán. Đây là tập truyện giả tưởng - cũng là món quà thứ tư, tác giả dành tặng cho thiếu nhi, sau ...
Tiếp tục chương trình hoạt động của kỳ họp thứ 4 (Khóa VIII), hôm nay, ngày 7/8/2011, BCH Hội Nhà văn VN đã có chuyến đi thực tế tại trại sản xuất giống tu hài của công ty TNHH Đỗ Tờ ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn