Chế Lan Viên: Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước/ Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà/ Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc/ Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa (…) Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây/ Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?/ Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ/ Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?
  • Sau những lần rơi nước mắt

    26-03-2012 03:04:51 PM

    VanVN.Net - Nếu cần dùng một chữ để diễn tả tất cả những gì mà tập truyện ngắn này hướng tới, tôi sẽ dùng chữ “tình”: cái thương yêu đến dứt ruột của tình mẫu tử trong Giọt máu đào cho con, Nước mắt chảy xuôi, cái nặng tình đến si mê, bỏng rát của tình yêu lứa đôi trong Bùa ngải quê nhà, Em đã yêu Karim, Đánh thức trinh nguyên, Người đàn bà đa tình, v.v… Nhưng trong văn chương, chuyện đề tài như thế rốt cuộc luôn chỉ là cái cớ. Võ Diệu Thanh rõ ràng muốn người ta nghĩ nhiều hơn về cách con người đối đãi, hành xử với nhau trong cuộc đời nhiều hơn là việc cứ mải miết băn khoăn về những câu chuyện tình đa phần là dang dở mà chị kể cho ta nghe trong tập truyện này.

     
  • Toàn cầu hóa văn hóa và toàn cầu hóa văn học

    26-03-2012 12:05:45 PM

    VanVN.Net - Những năm đầu thế kỷ XX, Husserl và đặc biệt là Heidegger đã nhìn thấy viễn cảnh phá sản của triết học và tư tưởng Tây phương, thể hiện sự bế tắc của cái nôi tư tưởng thế giới. Còn, Michel Foucault trong cuốn sách kinh điển Chữ nghĩa và sự vật của mình đã từng tuyên cáo về sự vắng mặt của con người trong tính duy lí và khả năng khai phóng những ý niệm tinh thần cá biệt, tiên liệu cho sự kết thúc bản sắc cá nhân mạnh mẽ mà loài người đã làm được cho đến đầu thế kỷ XIX: “Trong thế kỷ XIX, sự cáo chung của triết học và sự báo trước văn hóa tương lai thống nhất với tư tưởng về sự cáo chung của bản thể con người và sự xuất hiện của con người trong tri thức.. con người đang biến đi, giống như khuôn mặt vẽ trên cát đang biến đi”.

     
  • “Lạc thể” Nguyễn Danh Lam

    22-03-2012 02:18:56 PM

    VanVN.Net - Có thể nói, tất cả các nhân vật trong tiểu thuyết đều là những “lạc thể”. Hầu như họ là những người không “tương thích” với xã hội kỹ trị, xã hội tiêu dùng. Có hai cuộc sống bên lề cuộc sống ấy hiện diện như một tham chiếu nhưng cũng không trở thành lối thoát cho những con người ở trung tâm xã hội.

     
  • Cảm thức, hoàn cảnh và thực tiễn sáng tác hậu hiện đại Việt Nam

    21-03-2012 07:53:15 AM

    VanVN.Net - Nhiều đặc điểm ở hậu hiện đại đã có mặt ở các sáng tác hiện đại chủ nghĩa – không sai! Nhưng điều quyết định xẻ ranh khu biệt hậu hiện đại với cái khác nó, là: nền tảng triết học và thái độ. Thái độ, đó là trong lúc nhà văn hiện đại mô tả đầy chủ ý sự thể như nỗi bi thảm, và khóc than cho chúng trong nỗ lực gắn kết, tìm sự thống nhất một cách tuyệt vọng, thì nhà văn hậu hiện đại không những từ chối tham dự để dàn xếp, đưa chúng vào trật tự mà còn chấp nhận chúng, tán dương chúng, nhập cuộc chơi với chúng – khoái hoạt!

     
  • Vẻ đẹp truyền thống Nhật Bản và yếu tố kỳ ảo trong tập truyện “Người đón tàu” của Asada Jiro

    20-03-2012 10:06:55 AM

    VanVN.Net - Tuy số lượng truyện ngắn trong tập không nhiều, Người đón tàu vẫn có thể được xem là tập truyện thể hiện tương đối rõ nét đặc trưng về phong cách viết và về chủ đề tác phẩm của Asada Jiro. Thế giới được phản ánh trong truyện là một thế giới của những người lao động bình dân, những người phải vất vả vì cuộc mưu sinh và phải đối mặt với những không ít tình huống khó xử vì mâu thuẫn giữa đạo đức và quyền lợi.

     
  • "Cánh đồng bất tận" – từ góc nhìn nữ quyền luận

    14-03-2012 02:42:12 PM

    Những khúc than thân, khúc phản kháng kiểu này tưởng đã là chuyện của ngày xửa ngày xưa nhưng tận những năm đầu thế kỷ XXI vẫn cứ vang ngân khắc khoải hôi hổi tính thời sự. Từ góc nhìn nữ quyền luận, chúng ta thêm nhận diện đầy đủ tính hiện đại của “Cánh đồng bất tận” (Nguyễn Ngọc Tư).

     
  • Từ quá khứ chiến tranh đến giao lưu văn học

    13-03-2012 05:31:04 PM

     
  • Biện chứng của một giai đoạn lịch sử bi hùng

    09-03-2012 11:39:41 AM

    VanVN.Net - 258 trang của câu chuyện này thuật về một quãng thời gian không dài lắm, chừng 50 - 60 năm của một giai đoạn lịch sử có một không hai, rất bi hùng của dân tộc, cũng hết sức phức tạp, quãng hơn 2 thế kỷ, từ thời Lê Mạt, tức nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê, rồi Lê Trung Hưng - Lê Trịnh, rồi Trịnh - Nguyễn phân tranh, kéo tới đoạn Quang Trung phá Võ Văn Nhậm, Nguyễn Hữu Chỉnh ra Bắc giương cờ “Phò Lê diệt Trịnh” - như vậy động tới 5 vương triều, mà vương triều nào cũng nổi bật, độc đáo. Tuy nhiên, Thái Bá Lợi chỉ nói về một thời đoạn không dài, khi Nguyễn Hoàng (chúa Tiên) diệt được vòng vây của Trịnh Kiểm, tìm đường Nam tiến, chuẩn bị lực lượng, cho đến lúc ông mất, mở đầu cuộc phân tranh rành rẽ, quyết liệt Bắc - Nam dãy Hoành Sơn nổi tiếng trong lịch sử.

     
  • Thơ và vấn đề Bản sắc, Tự do,Toàn cầu hóa

    06-03-2012 01:05:58 PM

    VanVN.Net - Dù muốn hay không, thì toàn cầu hóa đã là thực tiễn không thể chối từ, nó như cơn gió vô hình thổi đến mà con người khó có thể cưỡng lại. Toàn cầu hóa là một cơ hội hay toàn cầu hóa là một thảm họa?

     
  • Những trang sách chân thực và trào lộng

    03-03-2012 10:36:55 AM

    VanVN.Net - Nhà văn Vũ Bão (1931-2006) từng là chiến sĩ quân báo từ năm 1947, nổi tiếng với tiểu thuyết “Sắp cưới” (1957), nhưng thực ra cuốn sách 200 trang này chỉ là phần nhỏ trong sự nghiệp sáng tác của ông với gần ba chục tác phẩm (kể cả kịch bản phim), trong đó nhiều cuốn sách và truyện ngắn đã được giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội, Báo Văn nghệ, Tạp chí Văn nghệ quân đội…

     
  • Đọc “Những kỷ niệm tưởng tượng” của Trương Đăng Dung từ tâm thức hiện sinh

    29-02-2012 10:53:32 AM

    VanVN.Net - Để kiểm sai nhận thức luận của mình, con người thường sản sinh ra một ý niệm mới về hiện hữu nhằm phản tư với nhận thức đã qua. Một sự phản tư trở thành sự phê phán, là quá trình nhận thức về nhận thức, là sự bóc tách của tri thức về tri thức, của phá vỡ và hồi quy.

     
  • Thơ thiền hay thiền thơ

    23-02-2012 11:32:38 AM

    VanVN.Net - Thoạt tiên nghe hai từ này như một, nhưng thực ra có ý nghĩa khác nhau. Thơ thiền hay Thiền thơ là một bày tỏ của người Đông phương mang nặng tính chất tư duy để đem lại sự tĩnh lự trong tâm linh (soul) là trí dục; nhờ vào đó mà vận dụng một trí tuệ siêu thoát để đi tới toàn trí tức trí năng (vijnàna), thể xác (body) là thể dục; luyện thân thể tráng kiện để có một thể lực vững chắc, hài hòa vào thiên nhiên, gia nhập vào mọi hoàn cảnh giữa người và vật, ngấm ngầm trong trạng thái tư duy để rồi biểu lộ thành văn hay thơ, một thao tác theo lối du già (yoga), một phép luyện khí công để thư giãn cả tâm và xác. Ba phép tu tập trên là một hành động nhập định, từ đó gọi là thiền và thiết lập hệ thống Thiền đạo, một môn phái tu luyện đứng ngoài các giáo điều tôn giáo, nhưng ngày nay thiền đưa dẫn con người đến gần tôn giáo như phép "thần thông", một nội lực mà phần lớn dành cho những người tu học Phật xưa và nay.

     
  • Con đường thử thách của phê bình văn học Việt Nam

    20-02-2012 02:49:43 PM

    VanVN.Net - Xã hội thông tin kéo theo nó là những bất ổn về tri thức. Việc tiếp nhận lý thuyết văn học nước ngoài vào Việt Nam không còn là vấn đề giao lưu học thuật, mà thực sự đã trở thành mối lo âu của sáng tạo. Văn học Việt Nam đương đại có thể đang đi lại vết xe lịch sử của văn học miền Nam những năm 1960-1970.

     
«« « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 » »»