VanVN.Net - Nhà thơ Lê Minh Quốc bàn về cuốn “Gái đẹp trong tôi”, nhà thơ Nguyễn Duy trò chuyện về thi ca còn nhà văn Nguyễn Nhật Ánh nói về văn hóa đọc... là các hoạt động nhiều ý nghĩa tại “Ngày hội sản phẩm dịch vụ văn hóa” lần đầu tiên của TP HCM…
"Ngày hội sản phẩm dịch vụ văn hóa - Vietculture" do UBND TP HCM, Tổng công ty Văn hóa Sài Gòn phối hợp thực hiện, diễn ra từ ngày 1 đến 5/6 ở Nhà thi đấu Thể dục Thể thao Phú Thọ (số 1 Lữ Gia, quận 11).
Có gần 100 doanh nghiệp tham dự sự kiện này với hơn 300 gian hàng giới thiệu các dấu ấn văn hóa trên nhiều lĩnh vực của thành phố.
Nhiều nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ... được mời giao lưu với công chúng tại ngày hội. GS - TS Trần Văn Khê có buổi nói chuyện chủ đề "Âm dương trong văn hóa Việt Nam" (ngày 2/6), nhà văn Nguyễn Nhật Ánh nói về "Sách với đời sống tinh thần" (ngày 3/6), Vũ Đức Sao Biển trình bày "Tác phẩm Kim Dung với bạn đọc Việt Nam"...
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh
Bên cạnh đó, trong suốt 5 ngày diễn ra sự kiện, công chúng được dịp thưởng thức, tìm hiểu nhiều sản phẩm văn hóa đa dạng trên các lĩnh vực: mỹ thuật, phim ảnh, sách báo, ẩm thực truyền thống... Tất cả đầu sách tại ngày hội đều được giảm giá 10%, còn các sản phẩm khác được giảm từ 5%.
Khán giả cũng có dịp tham gia nhiều hoạt động sôi nổi như dự triển lãm bộ sưu tập nhà đẹp của Tạp chí Kiến trúc Nhà đẹp, tham quan không gian văn hóa Trà Việt, viết và vẽ thư pháp, xem các nghệ nhân biểu diễn quy trình làm thổ cẩm, dệt, đan lát... Một phố mỹ thuật cũng được dựng lên trong khuôn viên chương trình để khách tham quan có thể tận mắt xem các họa sĩ vẽ chân dung hoặc trực tiếp sáng tác tranh dưới sự hướng dẫn của họa sĩ...
Nhà thơ Nguyễn Duy
Ngày hội này cũng dành nhiều không gian cho thiếu nhi thành phố được tiếp cận những loại hình giải trí lành mạnh như: nắn tượng đất, vẽ tranh, tô tượng, đọc sách ở thư viện mini, hát karaoke, thưởng thức các tác phẩm hội họa được chọn ra từ cuộc thi vẽ "Báu vật rừng xanh" - do báo Khăn Quàng Đỏ và Tổ chức War (tổ chức bảo vệ động vật hoang dã thế giới) phát động.
Ngoài ra, ban tổ chức còn dành 2.000 m2 trưng bày, triển lãm các dự án văn hóa đa năng, các bộ sưu tập kiến trúc, công viên thiếu nhi... tạo không gian thưởng lãm vừa đậm dấu ấn văn hóa Việt vừa hiện đại. Thời gian hoạt động của ngày hội từ 9h đến 22h mỗi ngày, vào cửa tự do.
Ông Lê Hoàng, Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công ty Văn hóa Sài Gòn, chia sẻ: "Việc tổ chức Ngày hội sản phẩm dịch vụ văn hóa - Vietculture 2011 là một nỗ lực của ban tổ chức nhằm đưa ra một bức tranh toàn cảnh về cái đẹp trong sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa đọc, văn hóa nghe - nhìn, văn hóa ẩm thực, thời trang và cái đẹp trong không gian sống, góp phần tôn vinh truyền thống bản sắc văn hóa Việt Nam".
VanVN.Net - Nhà thơ Lê Minh Quốc bàn về cuốn “Gái đẹp trong tôi”, nhà thơ Nguyễn Duy trò chuyện về thi ca còn nhà văn Nguyễn Nhật Ánh nói về văn hóa đọc... là các hoạt động nhiều ý nghĩa tại “Ngày hội sản phẩm dịch vụ văn hóa” lần đầu tiên của TP HCM…
"Ngày hội sản phẩm dịch vụ văn hóa - Vietculture" do UBND TP HCM, Tổng công ty Văn hóa Sài Gòn phối hợp thực hiện, diễn ra từ ngày 1 đến 5/6 ở Nhà thi đấu Thể dục Thể thao Phú Thọ (số 1 Lữ Gia, quận 11).
Có gần 100 doanh nghiệp tham dự sự kiện này với hơn 300 gian hàng giới thiệu các dấu ấn văn hóa trên nhiều lĩnh vực của thành phố.
Nhiều nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ... được mời giao lưu với công chúng tại ngày hội. GS - TS Trần Văn Khê có buổi nói chuyện chủ đề "Âm dương trong văn hóa Việt Nam" (ngày 2/6), nhà văn Nguyễn Nhật Ánh nói về "Sách với đời sống tinh thần" (ngày 3/6), Vũ Đức Sao Biển trình bày "Tác phẩm Kim Dung với bạn đọc Việt Nam"...
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh
Bên cạnh đó, trong suốt 5 ngày diễn ra sự kiện, công chúng được dịp thưởng thức, tìm hiểu nhiều sản phẩm văn hóa đa dạng trên các lĩnh vực: mỹ thuật, phim ảnh, sách báo, ẩm thực truyền thống... Tất cả đầu sách tại ngày hội đều được giảm giá 10%, còn các sản phẩm khác được giảm từ 5%.
Khán giả cũng có dịp tham gia nhiều hoạt động sôi nổi như dự triển lãm bộ sưu tập nhà đẹp của Tạp chí Kiến trúc Nhà đẹp, tham quan không gian văn hóa Trà Việt, viết và vẽ thư pháp, xem các nghệ nhân biểu diễn quy trình làm thổ cẩm, dệt, đan lát... Một phố mỹ thuật cũng được dựng lên trong khuôn viên chương trình để khách tham quan có thể tận mắt xem các họa sĩ vẽ chân dung hoặc trực tiếp sáng tác tranh dưới sự hướng dẫn của họa sĩ...
Nhà thơ Nguyễn Duy
Ngày hội này cũng dành nhiều không gian cho thiếu nhi thành phố được tiếp cận những loại hình giải trí lành mạnh như: nắn tượng đất, vẽ tranh, tô tượng, đọc sách ở thư viện mini, hát karaoke, thưởng thức các tác phẩm hội họa được chọn ra từ cuộc thi vẽ "Báu vật rừng xanh" - do báo Khăn Quàng Đỏ và Tổ chức War (tổ chức bảo vệ động vật hoang dã thế giới) phát động.
Ngoài ra, ban tổ chức còn dành 2.000 m2 trưng bày, triển lãm các dự án văn hóa đa năng, các bộ sưu tập kiến trúc, công viên thiếu nhi... tạo không gian thưởng lãm vừa đậm dấu ấn văn hóa Việt vừa hiện đại. Thời gian hoạt động của ngày hội từ 9h đến 22h mỗi ngày, vào cửa tự do.
Ông Lê Hoàng, Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công ty Văn hóa Sài Gòn, chia sẻ: "Việc tổ chức Ngày hội sản phẩm dịch vụ văn hóa - Vietculture 2011 là một nỗ lực của ban tổ chức nhằm đưa ra một bức tranh toàn cảnh về cái đẹp trong sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa đọc, văn hóa nghe - nhìn, văn hóa ẩm thực, thời trang và cái đẹp trong không gian sống, góp phần tôn vinh truyền thống bản sắc văn hóa Việt Nam".
VanVN.Net - Hưởng ứng tinh thần “Trẻ em là hiền tài và nguyên khí của quốc gia” theo kế hoạch phát triển giáo dục đến năm 2020. Từ ngày 3-8/8/2011 tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ (148 Giảng Võ – ...
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - Duyên phận luôn được định đoạt và nhiều khi tình yêu tới không chỉ đơn thuần là vô cớ. Ẩn chứa sau một chiếc nhẫn cổ là vô số bí mật đến bất ngờ…
Tiếp tục chương trình hoạt động của kỳ họp thứ 4 (Khóa VIII), hôm nay, ngày 7/8/2011, BCH Hội Nhà văn VN đã có chuyến đi thực tế tại trại sản xuất giống tu hài của công ty TNHH Đỗ Tờ ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn