VanVN.Net - Để cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về công tác xét tặng các giải thưởng và danh hiệu năm 2011, vừa qua Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đăng tải công khai trên trang web của Bộ danh sách giải thưởng, danh hiệu nghệ sĩ Hội đồng cấp Bộ, đồng thời thông báo nhanh về công tác xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (VHNT) và danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND), Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) năm 2011…
Đổi mới trong công tác xét tặng
Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng Nguyễn Hải Anh cho biết, công tác xét giải xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về VHNT và danh hiệu NSND, NSƯT năm 2011 thực hiện quy định tại Thông tư số 03/2010/BVHTTDL ngày 27/5/2010 quy định chi tiết về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục, hồ sơ xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và Thông tư số 06/BVHTTDL ngày 16/7/2010 quy định chi tiết về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú. Theo đó, Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT được xét 5 năm/lần, Giải thưởng Nhà nước được xét 2 năm/lần và cả hai đều được công bố vào vào dịp Quốc khánh 2-9. Về tiêu chí chất lượng, những tác phẩm xét giải phải đặc biệt xuất sắc, có giá trị rất cao về nghệ thuật và nội dung tư tưởng, có tác dụng lớn phục vụ sự nghiệp cách mạng, có ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sống nhân dân và góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ Tổ quốc và sự nghiệp VHNT của đất nước; quảng bá hình ảnh tốt đẹp của đất nước, dân tộc, con người Việt Nam, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam với các nước trên thế giới…
So với các đợt xét tặng trước, công tác xét tặng lần này có nhiều nét mới. Đó là đổi mới trong thẩm định hồ sơ, trong thành lập Hội đồng, trong cách thức tổ chức Hội đồng, trong công khai thông tin…
Sau khi thẩm định các hồ sơ đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo Thông tư của Bộ, 9 Hội đồng cấp Bộ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xét Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước; 4 Hội đồng cấp Bộ xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT; cùng các Hội đồng cấp tỉnh, Hội đồng cấp bộ/ngành xét giải thưởng và danh hiệu nghệ sĩ đã làm việc nghiêm túc, khách quan theo đúng quy trình của 2 Thông tư 03 và 06. Thành viên các Hội đồng chuyên ngành đều là các chuyên gia hàng đầu về các lĩnh vực xét chọn. Các Hội đồng đã bám sát tiêu chí đặt ra cho tác phẩm, cụm tác phẩm, công trình, cụm công trình.
Công tác thẩm định hồ sơ (gồm 6 bước) khách quan và thống nhất trong lựa chọn, bố trí đan chéo giữa các ban, đơn vị. Để việc thẩm định các hồ sơ đạt hiệu quả cao nhất, trước khi Hội đồng xét duyệt làm việc 3 ngày, các thành viên đã nhận được bản tóm tắt những hồ sơ xét duyệt để đọc trước. Sau đó mới đưa ra bàn thảo chung. Cuối cùng, Bộ đã công khai minh bạch toàn bộ quá trình và cách thức xét duyệt cũng như danh sách hồ sơ trên trang Web của Bộ để công chúng và xã hội được biết, nhằm đảm bảo sự khách quan cao nhất cho những danh hiệu sẽ được trao tặng sau này.
Việc xét duyệt, thẩm định các hồ sơ phải tuân thủ theo nguyên tắc: Không đưa ra Hội đồng cấp Bộ những hồ sơ không đủ phiếu từ cấp cơ sở, không đủ thời gian công tác, không tuân theo các thủ tục quy trình, mẫu công văn đã quy định, không đủ thời gian chuyển từ NSƯT sang NSND, đăng ký không đúng danh hiệu được phong tặng… Với những tác phẩm còn có tranh chấp hoặc chưa thống nhất về tác quyền sẽ bị loại ra khỏi danh sách xét tặng.
728 hồ sơ xét tặng giải thưởng, danh hiệu nghệ sĩ được trình lên Hội đồng cấp Nhà nước
Với cách làm đổi mới, đảm bảo tính khách quan, chính xác, Hội đồng cấp Bộ đã họp, xem xét và chọn được 309 hồ sơ. Cùng với 419 hồ sơ của Hội đồng các bộ, ngành, tỉnh, đến thời điểm này có 728 hồ sơ được gửi về Hội đồng cấp Nhà nước đề nghị xét tặng Giải thưởng, danh hiệu nghệ sĩ. Trong đó, đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho 17 hồ sơ (cấp Bộ là 16 và cấp Tỉnh là 01) cho các lĩnh vực: Văn học: 12, Sân khấu: 03, Âm nhạc: 01, Múa: 01; Giải thưởng Nhà nước cho 196 hồ sơ (cấp Bộ là 146, cấp Tỉnh là 50) cho các lĩnh vực: Văn học: 74, Âm nhạc: 31, Mỹ thuật: 24, Điện ảnh: 16, Văn nghệ dân gian: 12, Nhiếp ảnh: 08, Sân khấu: 20, Múa: 06, Kiến trúc: 06; danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân cho 96 hồ sơ (cấp Bộ là 35, cấp tỉnh là 52, cấp bộ/ngành là 09) cho các lĩnh vực: Sân khấu (bao gồm cả Rối, Xiếc): 47, Điện ảnh: 23, Âm nhạc: 14, Múa: 11, Truyền hình: 01) và 419 hồ sơ đề nghị xét tặng Nghệ sĩ Ưu tú (cấp Bộ là 112, cấp tỉnh 237, cấp bộ/ngành là 70) cho các lĩnh vực: Sân khấu (bao gồm cả Rối, Xiếc): 186, Điện ảnh: 65, Âm nhạc: 111, Múa: 43, Truyền hình: 11, Phát thanh: 03.
Danh sách đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh có 17 hồ sơ (cấp Bộ là 16 và 01 hồ sơ Hội đồng cấp Tỉnh): Lĩnh vực sân khấu (3): NSND Sỹ Tiến (Nguyễn Xuân Kim), NSND. Đạo diễn Nguyễn Đình Nghi, Đạo diễn Dương Ngọc Đức; lĩnh vực Âm nhạc (01): NS Mai Văn Chung, lĩnh vực Múa (01): PGS.TS. Lê Ngọc Canh và lĩnh vực Văn học (12).
Ngoài công bố công khai danh sách xét tặng giải thưởng, danh hiệu nghệ sĩ, những vấn đề liên quan như tặng thưởng đặc cách; đơn thư khiếu nại về giải thưởng, danh hiệu nghệ sĩ; vấn đề tác quyền trên lĩnh vực âm nhạc, điện ảnh… cũng đã được Hội đồng cấp Bộ, cùng Hội đồng các chuyên ngành giải đáp.
Lĩnh vực Văn học có số hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước lớn nhất
Riêng lĩnh vực Văn học, số hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước vẫn chiếm số lượng lớn nhất và cũng chỉ riêng lĩnh vực này mới có hồ sơ từ Hội đồng cấp Tỉnh đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (trường hợp nhà thơ Thanh Thảo ở Quảng Ngãi, Hội đồng cấp Tỉnh đề nghị với cụm các tác phẩm trường ca: Đêm trên cát, Khối vuông Rubich, Trẻ con ở Mỹ Sơn).
12/18 hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh với 32 tác phẩm, cụm tác phẩm của 12 tác giả: Hoàng Tích Chỉ, Lê Lựu, Đỗ Chu (Chu Bá Bình), Hồ Phương (Trần Thế Xương), Ma Văn Kháng (Đinh Trọng Đoàn), Hà Minh Đức, Phạm Tiến Duật (đã mất), Hữu Thỉnh (Nguyễn Hữu Thỉnh), Nguyên Ngọc (Nguyễn Văn Báu), Lê Văn Thảo (Dương Ngọc Huy), Bùi Hiển (đã mất) và Thanh Thảo. Trong đó số 12 đề cử có 6 tác giả đạt 100% phiếu bầu (12/12) của Hội đồng văn học cấp Bộ, đó là: Nhà văn Ma Văn Kháng với 3 tiểu thuyết Mưa mùa hạ, Côi cút giữa cảnh đời và Gặp gỡ ở La Pan Tẩn, tập truyện ngắn chọn lọc; Hà Minh Đức với cụm tác phẩm nghiên cứu về Hồ Chí Minh và cụm tác phẩm văn hóa văn nghệ; Phạm Tiến Duật với Đường dài và những đốm lửa, Tiếng bom và tiếng chuông chùa, Vừa làm vừa nghĩ; Hoàng Tích Chỉ với thể loại Kịch bản phim truyện (Trên vĩ tuyến 17, Biển gọi), Biên kịch thứ nhất phim truyện (Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Em bé Hà Nội, Mối tình đầu), Biên kịch thứ nhất phim tài liệu (Thành phố lúc rạng đông) và Hữu Thỉnh (Thương lượng với thời gian, Trường ca biển).
74/196 hồ sơ đề nghị xét Giải thưởng Nhà nước ở lĩnh vực Văn học với gần 200 tác phẩm, cụm tác phẩm, công trình, cụm công trình. Đó là các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu lý luận, biên kịch… đã có những cống hiến quan trọng cho nền văn học nước nhà. Đó là tác giả Nguyễn Khắc Phê, Bế Kiến Quốc (đã mất), Lê Minh Khuê (Lê Thị Minh Khuê), Thiếu Sơn (Lê Sỹ Quý, đã mất), Mai Ngữ ( Mai Trung Rạng, đã mất), Trương Tửu (Nguyễn Bách Khoa, đã mất), Hoàng Nhuận Cầm, Triệu Bôn (Lê Văn Sửu, đã mất), Hồ Sĩ Vịnh, Văn Linh (Trần Viết Linh), Dũng Hà (Phạm Điệng), Phan Hồng Giang (Nguyễn Đức Hân), Nguyễn Chí Trung (Thái Nguyên Chung), Thái Bá Lợi, Lý Biên Cương (Nguyễn Sĩ Hộ, đã mất), Chim Trắng (Hồ Văn Ba), Văn Công (Cao Xuân Thiêm), Sơn Nam (Đã mất), Sơn Tùng (Bùi Sơn Tùng), Ngô Văn Phú (Ngô Bằng Vũ, Đào Bích Nguyên), Nguyễn Thị Hồng Ngát, Mai Quốc Liên, Anh Ngọc (Nguyễn Đức Ngọc), Nguyễn Thành Long, Hữu Loan (Nguyễn Hữu Loan, đã mất), Nguyễn Dậu (Trương Mẫn Song, đã mất) Nguyễn Xuân Cang (Xuân Cang), Ông Văn Tùng, Trinh Đường (Trương Đình, đã mất), Trang Thế Hy (Võ Trọng Cảnh), Bùi Bình Thi, Duy Khán (Nguyễn Duy Khán, đã mất), Nguyễn Viết Lãm (Thạch Bích, Nguyễn Hạnh Đàn), Hồng Nhu (Trần Hồng Nhu), Nguyễn Phan Hách, Ngô Thảo, Thanh Quế (Phan Thanh Quế), Cao Tiến Lê, Trần Ninh Hồ (Trần Hữu Hỷ), Vi Hồng (Vi Văn Hồng, đã mất), Lê Thành Nghị, Trần Văn Tuấn, Nguyễn Thị Như Trang, Nguyễn Hữu Nhàn, Tô Nhuận Vỹ (Tô Thế Quảng), Đức Hậu (Vũ Đức Hậu), (Trần Bắc Quỳ), PGS. TS. Vân Thanh (Nguyễn Thị Thanh Vân), Nguyễn Trọng Tạo, Hoàng Minh Châu (Nguyễn Thanh Hà), Hoàng Minh Tường, Hồ Anh Thái, Đình Kính (Bùi Đình Kính), PGS. Đặng Hấn, Vũ Huy Anh, Nguyễn Duy Hinh (Lê Tri Kỷ, đã mất), Ngô Ngọc Bội, Tân Khải Minh (Sao Mai, đã mất), Kiều Vượng, Nguyễn Đăng Thanh, Lâm Xuân Vi, Lường Vương Trung, Lưu Trùng Dương, Thái Bá Lợi, Phù Thăng, Đỗ Thị Hiền Hòa, Nguyễn Thị Bích, Nguyễn Thanh Cải, Dương Hướng, Tô Ngọc Hiến, Nguyễn Ngọc Bái, Trần Lệ Thu, Nguyễn Minh Triết (Nguyễn Hồ), Phùng Văn Huy (Hồng Lực).
Đặc biệt trong số này, vợ chồng lý luận phê bình Phan Hồng Giang và nhà biên kịch phim Nguyễn Thị Hồng Ngát cùng có tên trong danh sách đề nghị Hội đồng cấp Nhà nước xét thưởng lần này.
Hội đồng cấp Nhà nước sẽ công bố kết quả xét giải thưởng và danh hiệu nghệ sĩ vào dịp Quốc khánh
Tính đến nay, Chủ tịch nước đã có 3 đợt trao thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT (đợt I: 10/9/1996 cho 44 tác giả, đợt II: 01/9/2000 cho 40 tác giả và đợt III: 02/02/2007 cho 05 tác giả); Giải thưởng Nhà nước về VHNT có 2 đợt (đợt I: 21/8/2001cho 174 tác giả và đợt II: 08/02/2007 cho 154 tác giả); 6 đợt phong tặng danh hiệu NSND cho 183 nghệ sĩ và năm 2010 phong tặng danh hiệu NSND cho NSƯT Y Moan; 06 đợt phong tặng NSƯT cho 1577 nghệ sĩ.
Và năm 2011, theo qui định tại Thông tư số 03 và 06, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức các Hội đồng chuyên ngành (cấp Nhà nước) để xét, tư vấn cho Hội đồng cấp Nhà nước về các hồ sơ nêu trên. Dự kiến sẽ tổ chức 09 Hội đồng chuyên ngành xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước (sân khấu, múa, âm nhạc, điện ảnh, văn học, văn nghệ dân gian, mỹ thuật, nhiếp ảnh, kiến trúc) và 05 Hội đồng chuyên ngành xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú cho các lĩnh vực (sân khấu, múa, âm nhạc, điện ảnh, phát thanh và truyền hình).
Hiện Tổ Thư ký Hội đồng cấp Nhà nước (chuyên ngành) đang tích cực hoàn tất công tác đọc, thẩm định hồ sơ. Các công tác chuẩn bị khác cho việc thành lập và tổ chức họp Hội đồng chuyên ngành, trong đó có việc xây dựng phương án quy đổi giải thưởng theo quy định trong Thông tư 06 về vận dụng thành tích nghệ thuật của tác phẩm tính thành tích cho cá nhân tham gia trong xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT đang được các cơ quan hữu quan gấp rút triển khai để có thể sớm tổ chức họp, xét chọn các hồ sơ đủ tiêu chuẩn, điều kiện trình lên Hội đồng cấp Nhà nước.
Sau khi có kết quả của Hội đồng cấp Nhà nước (chuyên ngành), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ trình lên Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thành lập Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về VHNT và Hội đồng cấp Nhà nước xét danh hiệu NSND, NSƯT. Kết quả của xét chọn của Hội đồng cấp Nhà nước sẽ được trình lên Chủ tịch nước để xem xét, phong tặng. Đây là một hình thức khen thưởng thành tích cao quý, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với VHNT và nghệ sĩ trong cả nước; là việc làm thiết thực nhằm tôn vinh, khích lệ lao động sáng tạo của văn nghệ sĩ đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền VHNT nước nhà.
VanVN.Net - Để cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về công tác xét tặng các giải thưởng và danh hiệu năm 2011, vừa qua Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đăng tải công khai trên trang web của Bộ danh sách giải thưởng, danh hiệu nghệ sĩ Hội đồng cấp Bộ, đồng thời thông báo nhanh về công tác xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (VHNT) và danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND), Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) năm 2011…
Đổi mới trong công tác xét tặng
Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng Nguyễn Hải Anh cho biết, công tác xét giải xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về VHNT và danh hiệu NSND, NSƯT năm 2011 thực hiện quy định tại Thông tư số 03/2010/BVHTTDL ngày 27/5/2010 quy định chi tiết về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục, hồ sơ xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và Thông tư số 06/BVHTTDL ngày 16/7/2010 quy định chi tiết về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú. Theo đó, Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT được xét 5 năm/lần, Giải thưởng Nhà nước được xét 2 năm/lần và cả hai đều được công bố vào vào dịp Quốc khánh 2-9. Về tiêu chí chất lượng, những tác phẩm xét giải phải đặc biệt xuất sắc, có giá trị rất cao về nghệ thuật và nội dung tư tưởng, có tác dụng lớn phục vụ sự nghiệp cách mạng, có ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sống nhân dân và góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ Tổ quốc và sự nghiệp VHNT của đất nước; quảng bá hình ảnh tốt đẹp của đất nước, dân tộc, con người Việt Nam, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam với các nước trên thế giới…
So với các đợt xét tặng trước, công tác xét tặng lần này có nhiều nét mới. Đó là đổi mới trong thẩm định hồ sơ, trong thành lập Hội đồng, trong cách thức tổ chức Hội đồng, trong công khai thông tin…
Sau khi thẩm định các hồ sơ đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo Thông tư của Bộ, 9 Hội đồng cấp Bộ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xét Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước; 4 Hội đồng cấp Bộ xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT; cùng các Hội đồng cấp tỉnh, Hội đồng cấp bộ/ngành xét giải thưởng và danh hiệu nghệ sĩ đã làm việc nghiêm túc, khách quan theo đúng quy trình của 2 Thông tư 03 và 06. Thành viên các Hội đồng chuyên ngành đều là các chuyên gia hàng đầu về các lĩnh vực xét chọn. Các Hội đồng đã bám sát tiêu chí đặt ra cho tác phẩm, cụm tác phẩm, công trình, cụm công trình.
Công tác thẩm định hồ sơ (gồm 6 bước) khách quan và thống nhất trong lựa chọn, bố trí đan chéo giữa các ban, đơn vị. Để việc thẩm định các hồ sơ đạt hiệu quả cao nhất, trước khi Hội đồng xét duyệt làm việc 3 ngày, các thành viên đã nhận được bản tóm tắt những hồ sơ xét duyệt để đọc trước. Sau đó mới đưa ra bàn thảo chung. Cuối cùng, Bộ đã công khai minh bạch toàn bộ quá trình và cách thức xét duyệt cũng như danh sách hồ sơ trên trang Web của Bộ để công chúng và xã hội được biết, nhằm đảm bảo sự khách quan cao nhất cho những danh hiệu sẽ được trao tặng sau này.
Việc xét duyệt, thẩm định các hồ sơ phải tuân thủ theo nguyên tắc: Không đưa ra Hội đồng cấp Bộ những hồ sơ không đủ phiếu từ cấp cơ sở, không đủ thời gian công tác, không tuân theo các thủ tục quy trình, mẫu công văn đã quy định, không đủ thời gian chuyển từ NSƯT sang NSND, đăng ký không đúng danh hiệu được phong tặng… Với những tác phẩm còn có tranh chấp hoặc chưa thống nhất về tác quyền sẽ bị loại ra khỏi danh sách xét tặng.
728 hồ sơ xét tặng giải thưởng, danh hiệu nghệ sĩ được trình lên Hội đồng cấp Nhà nước
Với cách làm đổi mới, đảm bảo tính khách quan, chính xác, Hội đồng cấp Bộ đã họp, xem xét và chọn được 309 hồ sơ. Cùng với 419 hồ sơ của Hội đồng các bộ, ngành, tỉnh, đến thời điểm này có 728 hồ sơ được gửi về Hội đồng cấp Nhà nước đề nghị xét tặng Giải thưởng, danh hiệu nghệ sĩ. Trong đó, đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho 17 hồ sơ (cấp Bộ là 16 và cấp Tỉnh là 01) cho các lĩnh vực: Văn học: 12, Sân khấu: 03, Âm nhạc: 01, Múa: 01; Giải thưởng Nhà nước cho 196 hồ sơ (cấp Bộ là 146, cấp Tỉnh là 50) cho các lĩnh vực: Văn học: 74, Âm nhạc: 31, Mỹ thuật: 24, Điện ảnh: 16, Văn nghệ dân gian: 12, Nhiếp ảnh: 08, Sân khấu: 20, Múa: 06, Kiến trúc: 06; danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân cho 96 hồ sơ (cấp Bộ là 35, cấp tỉnh là 52, cấp bộ/ngành là 09) cho các lĩnh vực: Sân khấu (bao gồm cả Rối, Xiếc): 47, Điện ảnh: 23, Âm nhạc: 14, Múa: 11, Truyền hình: 01) và 419 hồ sơ đề nghị xét tặng Nghệ sĩ Ưu tú (cấp Bộ là 112, cấp tỉnh 237, cấp bộ/ngành là 70) cho các lĩnh vực: Sân khấu (bao gồm cả Rối, Xiếc): 186, Điện ảnh: 65, Âm nhạc: 111, Múa: 43, Truyền hình: 11, Phát thanh: 03.
Danh sách đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh có 17 hồ sơ (cấp Bộ là 16 và 01 hồ sơ Hội đồng cấp Tỉnh): Lĩnh vực sân khấu (3): NSND Sỹ Tiến (Nguyễn Xuân Kim), NSND. Đạo diễn Nguyễn Đình Nghi, Đạo diễn Dương Ngọc Đức; lĩnh vực Âm nhạc (01): NS Mai Văn Chung, lĩnh vực Múa (01): PGS.TS. Lê Ngọc Canh và lĩnh vực Văn học (12).
Ngoài công bố công khai danh sách xét tặng giải thưởng, danh hiệu nghệ sĩ, những vấn đề liên quan như tặng thưởng đặc cách; đơn thư khiếu nại về giải thưởng, danh hiệu nghệ sĩ; vấn đề tác quyền trên lĩnh vực âm nhạc, điện ảnh… cũng đã được Hội đồng cấp Bộ, cùng Hội đồng các chuyên ngành giải đáp.
Lĩnh vực Văn học có số hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước lớn nhất
Riêng lĩnh vực Văn học, số hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước vẫn chiếm số lượng lớn nhất và cũng chỉ riêng lĩnh vực này mới có hồ sơ từ Hội đồng cấp Tỉnh đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (trường hợp nhà thơ Thanh Thảo ở Quảng Ngãi, Hội đồng cấp Tỉnh đề nghị với cụm các tác phẩm trường ca: Đêm trên cát, Khối vuông Rubich, Trẻ con ở Mỹ Sơn).
12/18 hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh với 32 tác phẩm, cụm tác phẩm của 12 tác giả: Hoàng Tích Chỉ, Lê Lựu, Đỗ Chu (Chu Bá Bình), Hồ Phương (Trần Thế Xương), Ma Văn Kháng (Đinh Trọng Đoàn), Hà Minh Đức, Phạm Tiến Duật (đã mất), Hữu Thỉnh (Nguyễn Hữu Thỉnh), Nguyên Ngọc (Nguyễn Văn Báu), Lê Văn Thảo (Dương Ngọc Huy), Bùi Hiển (đã mất) và Thanh Thảo. Trong đó số 12 đề cử có 6 tác giả đạt 100% phiếu bầu (12/12) của Hội đồng văn học cấp Bộ, đó là: Nhà văn Ma Văn Kháng với 3 tiểu thuyết Mưa mùa hạ, Côi cút giữa cảnh đời và Gặp gỡ ở La Pan Tẩn, tập truyện ngắn chọn lọc; Hà Minh Đức với cụm tác phẩm nghiên cứu về Hồ Chí Minh và cụm tác phẩm văn hóa văn nghệ; Phạm Tiến Duật với Đường dài và những đốm lửa, Tiếng bom và tiếng chuông chùa, Vừa làm vừa nghĩ; Hoàng Tích Chỉ với thể loại Kịch bản phim truyện (Trên vĩ tuyến 17, Biển gọi), Biên kịch thứ nhất phim truyện (Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Em bé Hà Nội, Mối tình đầu), Biên kịch thứ nhất phim tài liệu (Thành phố lúc rạng đông) và Hữu Thỉnh (Thương lượng với thời gian, Trường ca biển).
74/196 hồ sơ đề nghị xét Giải thưởng Nhà nước ở lĩnh vực Văn học với gần 200 tác phẩm, cụm tác phẩm, công trình, cụm công trình. Đó là các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu lý luận, biên kịch… đã có những cống hiến quan trọng cho nền văn học nước nhà. Đó là tác giả Nguyễn Khắc Phê, Bế Kiến Quốc (đã mất), Lê Minh Khuê (Lê Thị Minh Khuê), Thiếu Sơn (Lê Sỹ Quý, đã mất), Mai Ngữ ( Mai Trung Rạng, đã mất), Trương Tửu (Nguyễn Bách Khoa, đã mất), Hoàng Nhuận Cầm, Triệu Bôn (Lê Văn Sửu, đã mất), Hồ Sĩ Vịnh, Văn Linh (Trần Viết Linh), Dũng Hà (Phạm Điệng), Phan Hồng Giang (Nguyễn Đức Hân), Nguyễn Chí Trung (Thái Nguyên Chung), Thái Bá Lợi, Lý Biên Cương (Nguyễn Sĩ Hộ, đã mất), Chim Trắng (Hồ Văn Ba), Văn Công (Cao Xuân Thiêm), Sơn Nam (Đã mất), Sơn Tùng (Bùi Sơn Tùng), Ngô Văn Phú (Ngô Bằng Vũ, Đào Bích Nguyên), Nguyễn Thị Hồng Ngát, Mai Quốc Liên, Anh Ngọc (Nguyễn Đức Ngọc), Nguyễn Thành Long, Hữu Loan (Nguyễn Hữu Loan, đã mất), Nguyễn Dậu (Trương Mẫn Song, đã mất) Nguyễn Xuân Cang (Xuân Cang), Ông Văn Tùng, Trinh Đường (Trương Đình, đã mất), Trang Thế Hy (Võ Trọng Cảnh), Bùi Bình Thi, Duy Khán (Nguyễn Duy Khán, đã mất), Nguyễn Viết Lãm (Thạch Bích, Nguyễn Hạnh Đàn), Hồng Nhu (Trần Hồng Nhu), Nguyễn Phan Hách, Ngô Thảo, Thanh Quế (Phan Thanh Quế), Cao Tiến Lê, Trần Ninh Hồ (Trần Hữu Hỷ), Vi Hồng (Vi Văn Hồng, đã mất), Lê Thành Nghị, Trần Văn Tuấn, Nguyễn Thị Như Trang, Nguyễn Hữu Nhàn, Tô Nhuận Vỹ (Tô Thế Quảng), Đức Hậu (Vũ Đức Hậu), (Trần Bắc Quỳ), PGS. TS. Vân Thanh (Nguyễn Thị Thanh Vân), Nguyễn Trọng Tạo, Hoàng Minh Châu (Nguyễn Thanh Hà), Hoàng Minh Tường, Hồ Anh Thái, Đình Kính (Bùi Đình Kính), PGS. Đặng Hấn, Vũ Huy Anh, Nguyễn Duy Hinh (Lê Tri Kỷ, đã mất), Ngô Ngọc Bội, Tân Khải Minh (Sao Mai, đã mất), Kiều Vượng, Nguyễn Đăng Thanh, Lâm Xuân Vi, Lường Vương Trung, Lưu Trùng Dương, Thái Bá Lợi, Phù Thăng, Đỗ Thị Hiền Hòa, Nguyễn Thị Bích, Nguyễn Thanh Cải, Dương Hướng, Tô Ngọc Hiến, Nguyễn Ngọc Bái, Trần Lệ Thu, Nguyễn Minh Triết (Nguyễn Hồ), Phùng Văn Huy (Hồng Lực).
Đặc biệt trong số này, vợ chồng lý luận phê bình Phan Hồng Giang và nhà biên kịch phim Nguyễn Thị Hồng Ngát cùng có tên trong danh sách đề nghị Hội đồng cấp Nhà nước xét thưởng lần này.
Hội đồng cấp Nhà nước sẽ công bố kết quả xét giải thưởng và danh hiệu nghệ sĩ vào dịp Quốc khánh
Tính đến nay, Chủ tịch nước đã có 3 đợt trao thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT (đợt I: 10/9/1996 cho 44 tác giả, đợt II: 01/9/2000 cho 40 tác giả và đợt III: 02/02/2007 cho 05 tác giả); Giải thưởng Nhà nước về VHNT có 2 đợt (đợt I: 21/8/2001cho 174 tác giả và đợt II: 08/02/2007 cho 154 tác giả); 6 đợt phong tặng danh hiệu NSND cho 183 nghệ sĩ và năm 2010 phong tặng danh hiệu NSND cho NSƯT Y Moan; 06 đợt phong tặng NSƯT cho 1577 nghệ sĩ.
Và năm 2011, theo qui định tại Thông tư số 03 và 06, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức các Hội đồng chuyên ngành (cấp Nhà nước) để xét, tư vấn cho Hội đồng cấp Nhà nước về các hồ sơ nêu trên. Dự kiến sẽ tổ chức 09 Hội đồng chuyên ngành xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước (sân khấu, múa, âm nhạc, điện ảnh, văn học, văn nghệ dân gian, mỹ thuật, nhiếp ảnh, kiến trúc) và 05 Hội đồng chuyên ngành xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú cho các lĩnh vực (sân khấu, múa, âm nhạc, điện ảnh, phát thanh và truyền hình).
Hiện Tổ Thư ký Hội đồng cấp Nhà nước (chuyên ngành) đang tích cực hoàn tất công tác đọc, thẩm định hồ sơ. Các công tác chuẩn bị khác cho việc thành lập và tổ chức họp Hội đồng chuyên ngành, trong đó có việc xây dựng phương án quy đổi giải thưởng theo quy định trong Thông tư 06 về vận dụng thành tích nghệ thuật của tác phẩm tính thành tích cho cá nhân tham gia trong xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT đang được các cơ quan hữu quan gấp rút triển khai để có thể sớm tổ chức họp, xét chọn các hồ sơ đủ tiêu chuẩn, điều kiện trình lên Hội đồng cấp Nhà nước.
Sau khi có kết quả của Hội đồng cấp Nhà nước (chuyên ngành), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ trình lên Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thành lập Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về VHNT và Hội đồng cấp Nhà nước xét danh hiệu NSND, NSƯT. Kết quả của xét chọn của Hội đồng cấp Nhà nước sẽ được trình lên Chủ tịch nước để xem xét, phong tặng. Đây là một hình thức khen thưởng thành tích cao quý, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với VHNT và nghệ sĩ trong cả nước; là việc làm thiết thực nhằm tôn vinh, khích lệ lao động sáng tạo của văn nghệ sĩ đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền VHNT nước nhà.
VanVN.Net - Sáng nay, 10/8/2011 tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm nửa thế kỷ thảm họa da cam gieo rắc trên đất nước ta. Đúng ...
VanVN.Net - Nhà văn I. M. Poliakov, Tổng biên tập Văn báo, ủy viên ủy ban Văn hóa phủ Tổng thống, ủy viên Đoàn chủ tịch Hội nhà báo Matxcơva, tác giả nhiều tiểu thuyết chống quan liêu như Tình trạng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - Sau cuốn sách đầu tiên: “Không khóc ở Kualalumpur” ra đời cùng thời điểm này năm 2010, tác giả trẻ Linh Lê tiếp tục gửi tới bạn đọc cuốn tiểu thuyết thứ hai: “Mùa mưa ở Singapore” cũng trong ...
VanVN.Net - Nhằm góp phần tạo không khí sáng tác mới trong giới văn nghệ sĩ và những người yêu ca nhạc, văn học nghệ thuật, ngày 16/8, tại Hà Nội, Báo VietNamNet phối hợp cùng Hội Nhạc sĩ, Hội Nhà ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn