Tác giả Hồng Bỉnh Hiếu
Bàn tay cha
Một cánh tay bỏ lại chiến trường
Cha khoác ba lô về làng
Và nghiêng xuống mặt con
Cha bế con qua góc trời chênh vênh tiếng khóc
Con lớn lên, lớn lên từ bàn tay cha
Bàn tay dắt con đi cầu tre lắt lẻo đến trường
Bàn tay giặt áo cho con
Chải tóc cho con cũng bàn tay ấy
Con lớn lên, lớn lên từ bàn tay cha
Mộtt ngày con khoác ba lô vào lính
Cha tiễn “đồng chí con”
Mắt cười ngân ngấn ướt
Ngón tay cha xòe ra cánh đồng
Những đốt chiêm bao ủ vào hạt giống
Hạt giống ươm tình cha vào đất
Cây lúa ngước trông trời xa lắc trổ bông...
Chiếc hộc bàn
Tôi không biết mẹ đã kỳ vọng điều gì ở tôi
Hơn mười năm đi miết
Chỉ có chiếc bóng cùng tôi quay về
Ánh mắt mẹ
Vẫn như lúc tiễn đưa
Tôi không biết mẹ nghĩ gì mà ngắn dài tiếng thở
Giấc ngủ nhọc nhằn
Mọt nghiến mòn đêm
Chiếc hộc bàn mười năm tôi đi
Mẹ không biết tôi cất gì trong đó
Tôi không nhớ tôi đựng gì ở đó
Bẻ khóa ra xem
Mảnh giấy ố vàng
Ước chi có con chó con mèo ở nhà với mẹ...
Mảnh giấy nhỏ thôi mà
Đọc xong
Tôi không biết tại sao mẹ khóc...
Đôn – ta*
Uống rượu
Dớ
Phải uống hết ly này
Không được nghỉ đâu!
Người Khmer chơi thì chơi tới
Người Khmer làm thì làm hăng
Đôn - ta áo thơm cho bé
Đôn - ta cơm trắng dâng mẹ
Đôn - ta tổ tiên ông bà về ăn bánh tét
Đôn - ta thiếu nữ đi chùa lúng liếng mắt nâu…
Say rồi
Hát nhé
Múa nhé
Tiếng hát chấp chới những mùa lễ hội
Điệu Lâm - thôn cùng đất chuyển mình
Người Khmer vùng sâu nói không nhiều tiếng Kinh
Chỉ vỗ vai khách và cười
Trong nhà còn gì đem ra đãi hết…
Đêm nay dài như Tết
Ở đây coi đèn gió thả lên trăng!
(*) – Đôn - ta: Lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer.
Tác giả Hồng Bỉnh Hiếu
Bàn tay cha
Một cánh tay bỏ lại chiến trường
Cha khoác ba lô về làng
Và nghiêng xuống mặt con
Cha bế con qua góc trời chênh vênh tiếng khóc
Con lớn lên, lớn lên từ bàn tay cha
Bàn tay dắt con đi cầu tre lắt lẻo đến trường
Bàn tay giặt áo cho con
Chải tóc cho con cũng bàn tay ấy
Con lớn lên, lớn lên từ bàn tay cha
Mộtt ngày con khoác ba lô vào lính
Cha tiễn “đồng chí con”
Mắt cười ngân ngấn ướt
Ngón tay cha xòe ra cánh đồng
Những đốt chiêm bao ủ vào hạt giống
Hạt giống ươm tình cha vào đất
Cây lúa ngước trông trời xa lắc trổ bông...
Chiếc hộc bàn
Tôi không biết mẹ đã kỳ vọng điều gì ở tôi
Hơn mười năm đi miết
Chỉ có chiếc bóng cùng tôi quay về
Ánh mắt mẹ
Vẫn như lúc tiễn đưa
Tôi không biết mẹ nghĩ gì mà ngắn dài tiếng thở
Giấc ngủ nhọc nhằn
Mọt nghiến mòn đêm
Chiếc hộc bàn mười năm tôi đi
Mẹ không biết tôi cất gì trong đó
Tôi không nhớ tôi đựng gì ở đó
Bẻ khóa ra xem
Mảnh giấy ố vàng
Ước chi có con chó con mèo ở nhà với mẹ...
Mảnh giấy nhỏ thôi mà
Đọc xong
Tôi không biết tại sao mẹ khóc...
Đôn – ta*
Uống rượu
Dớ
Phải uống hết ly này
Không được nghỉ đâu!
Người Khmer chơi thì chơi tới
Người Khmer làm thì làm hăng
Đôn - ta áo thơm cho bé
Đôn - ta cơm trắng dâng mẹ
Đôn - ta tổ tiên ông bà về ăn bánh tét
Đôn - ta thiếu nữ đi chùa lúng liếng mắt nâu…
Say rồi
Hát nhé
Múa nhé
Tiếng hát chấp chới những mùa lễ hội
Điệu Lâm - thôn cùng đất chuyển mình
Người Khmer vùng sâu nói không nhiều tiếng Kinh
Chỉ vỗ vai khách và cười
Trong nhà còn gì đem ra đãi hết…
Đêm nay dài như Tết
Ở đây coi đèn gió thả lên trăng!
(*) – Đôn - ta: Lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer.
VanVN.Net - Chiều nay, 22 – 7 – 2011, Hội Nhà văn Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động cho nhà văn Sơn Tùng do Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN.Net - Chỉ bấm tính, như trồng cây, để có được tập trường ca này, phải cần nửa đời người. Các tác giả trường ca trước Đỗ Quyên (ĐQ), đều vậy, hoặc hơn. Chưa kể, những trường ca của các bộ ...
VanVN.Net - Nhận lời mời của Hội Nhà văn Trung Quốc, thực hiện chương trình hợp tác giữa Bộ Văn hóa hai nước Việt Nam và Trung Quốc; đoàn nhà văn Việt Nam do nhà văn Nguyễn Trí Huân - Phó chủ tịch ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn