VanVN.Net - Thời gian qua, trên các trang mạng xã hội đã xuất hiện không ít những tranh cổ động kêu gọi tinh thần đoàn kết, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam có sức lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng, gợi nhớ lại một thời hoàng kim của tranh cổ động chính trị trong hai cuộc kháng chiến. Đáng tiếc, thứ vũ khí sắc bén cổ vũ tinh thần dân tộc đó đã bị bỏ quên suốt một thời gian dài...
Người lính xung kích
Từ câu chuyện tranh cổ động biển Đông, gợi cho chúng ta nhớ lại thời "hoàng kim" của tranh cổ động Việt Nam từ trước tới nay, đó chính là giai đoạn chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Thời đó, tranh cổ động luôn được coi là " Người lính xung kích" trên mặt trận tư tưởng, chính trị, xã hội- một vũ khí sắc bén mà nhà nước ta đã sử dụng cực kì hiệu quả trong hai cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc. Không ai khác, chính Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sau thời gian bôn ba ở nước ngoài về cũng đã chấp bút để mở màn cho phong trào vẽ tranh cổ động phục vụ việc tuyên truyền, khích lệ tinh thần dân tộc của cả nước bằng bức tranh " Việt Nam độc lập" được đăng trên tờ báo cùng tên xuất bản ngày 21-8-1941, và Người không quên đề lại bên dưới bức tranh bốn câu thơ:
"Việt Nam Độc Lập" thổi kèn loa
Kêu gọi dân ta trẻ lẫn già
Đoàn kết vững bền như khối sắt
Để cùng nhau cứu nước Nam ta!"
Tranh cổ động do Bác Hồ vẽ
Trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1, giữa trang 56 và trang 57, có một bức tranh do Nguyễn Ái Quốc vẽ, đăng trên báo Le Paria, được Hội đồng xuất bản ghi chú là "tranh đả kích". Tranh vẽ một người dân Việt gày gò kéo xe tay, trên xe có một quan chức Pháp béo tốt, tay cầm can, miệng ngậm xi-gà, nằm xoài người ra mà nói xen lẫn tiếng Việt và tiếng Pháp: “Mau lên, Incognito! Fais voir que tu as du loyalisme!! Nom de Dieu!!!" . Bức tranh ấy, rõ ràng có tính chất và tác dụng cổ động chính trị. Một bức tranh sở dĩ là cổ động chính trị chính ở tính chất và tác dụng của nó, chứ người vẽ không ghi rằng tranh ấy là tranh cổ động chính trị.
Ở Việt Nam, còn có một loạt những tranh cổ động của các họa sĩ tên tuổi khác như : "Nước Việt Nam của Người Việt Nam"- Trần Văn Cẩn-1945, "Bảo vệ hòa bình"- Nguyễn Đỗ Cung-1959, "Toàn thế giới ủng hộ chúng ta"- Huỳnh Văn Gấm- 1963, "Không lực lượng nào ngăn cản nổi ý chí" - Lương Xuân Nhị- 1963, "Hòa bình hữu nghị"-Nguyễn Khang- 1964, " Đâu có giặc là ta cứ đi"-Văn Đa- 1964, "Không có gì quý hơn độc lập tự do"- Nguyễn Văn Tỵ- 1967...chứng tỏ chúng ta đã có một đội ngũ vẽ tranh cổ động thực sự hùng hậu. Với tất cả các họa sĩ lúc bấy giờ, vẽ tranh cổ động là để khẳng định lòng yêu nước, quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi của Tổ Quốc thân yêu.
Trước nay, trong chiến đấu cũng như xây dựng, tranh cổ động chính trị thực sự là vũ khí sắc bén, và trở thành một dạng nghệ thuật tạo hình độc đáo không trộn lẫn với bất cứ loại tranh nào khác. Có những bức tranh cổ động mãi mãi đi sâu vào trong ký ức của người dân Việt Nam như "Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân" của hai tác giả Nguyễn Thụ- Huy Oánh khắc họa hình ảnh Bác Hồ trong tư thế mặc áo lính cùng các chiến sỹ ra mặt trận.
Nhưng bên cạnh đó cũng có những bức tranh cổ động không phù hợp bị dư luận phê phán đã phải dỡ bỏ. Nhìn chung các tranh có ý thức cổ động phục vụ chính trị chưa được quan tâm đúng mức trong thời buổi kinh tế thị trường, nội dung bó buộc, kinh phí hạn chế. Tranh cổ động chính trị đòi hỏi phải đúng, có nghệ thuật hấp dẫn người xem, người nhìn.
Tranh cổ động của Văn Đa
Vũ khí sắc bén bị bỏ quên
Song, một điều đáng buồn là bây giờ sự nhiệt tình với tranh cổ động như các lớp họa sĩ đi trước đã không còn nữa, hay nói cách khác vũ khí nghệ thuật tiên phong đó đã không được mài giũa trong công cuộc đổi mới của đất nước! Sự vắng bóng tranh cổ động chính trị là hiện trạng của ngày hôm nay. Vậy làm sao để vực dậy, để trả lại vị trí của tranh cổ động chính trị như đã từng có trước đây, câu hỏi này có lẽ vẫn là một câu hỏi khó.
Tranh cổ động chính trị đòi hỏi nội dung phải khái quát, cô đọng, được thể hiện bằng hình thức nghệ thuật giản dị, dễ hiểu, có nghĩa là dùng ít màu, ít chữ mà vẫn khắc họa được nội dung tác giả muốn đề cập một cách sâu sắc, cụ thể. Bảng màu dùng cho tranh cổ động cũng không nên quá lòe loẹt, gây mất mỹ quan cho bức tranh mà nên tinh giản màu sắc, không lạm dụng quá nhiều màu để tạo nên những hình chắt lọc, hấp dẫn theo một chủ đề, tư tưởng của một tác phẩm cụ thể. Và có hai yếu tố luôn luôn được đề cao trong tranh cổ động chính trị đó là phải kịp thời và phải có tính quần chúng cao.
Không giống như một tác phẩm hội họa, đánh đố người xem phải cảm nhận, phải phân tích, nhận định thì tranh cổ động chính trị phải dễ hiểu nhưng không dễ dãi. Khi nhìn vào bức tranh, ai cũng hiểu ý tưởng tác giả muốn đề cập và tác giả đang tuyên truyền cho vấn đề gì. Đặc biệt tranh cổ động còn được đặt ở những nơi công cộng, đông người nên chúng có khả năng đối ngoại và giao lưu với công chúng một cách cực kì rộng rãi.
Lọt thỏm trong biển tranh hàng hoá
Khác với các thể loại tranh khác, tranh cổ động chính trị thuộc dạng "đặc biệt" khi chúng cần hơn ai hết sự quan tâm của Nhà nước về việc "đặt hàng" "tiêu thụ thành phẩm", không những thế còn phải chăm lo cả "đầu ra lẫn đầu vào" mới có thể phát huy được tất cả các tiềm năng, lợi ích của nó đem lại trong đời sống.
Nhà Phê bình lý luận Lê Quốc Bảo đã phát biểu " Tranh cổ động chính trị, loại tranh ít hiện diện trong đời sống hiện nay, lọt thỏm trong biển lớn tranh cổ động hàng hóa, tranh cổ động văn hóa phẩm. Tranh cổ động chính trị đã mất đi vị trí chủ đạo vốn có trong đời sống và nghệ thuật một thời". Hiện nay, đi bất cứ nơi đâu ở Việt Nam cũng thấy nhan nhản các biển quảng cáo tranh ảnh lớn nhỏ về các loại sản phẩm hàng hóa. Điều này là điều dễ hiểu vì phù hợp với nền kinh tế thị trường. Tranh hàng hóa đang ngày một lên ngôi, đơn giản nhất, ai cũng có thể nhận ra thể loại tranh này đang chiếm một vị trí chủ yếu trên những trục đường giao thông lớn. Loại tranh về sách báo, văn hóa phẩm để quảng cáo cho một hoạt động nào đó cũng tràn lan không kém gì tranh hàng hóa, nhờ vào các tiến bộ về khoa học kĩ thuật, các phần mềm dùng cho việc "chỉnh sửa, in ấn" lên ngôi, đánh vào thị hiếu con mắt người xem, cứ nghĩ là đẹp nhưng lại là lai căng, thiếu bản sắc văn hóa dân tộc.
Tranh cổ động có ý nghĩa chính trị và tác động lớn đến đời sống xã hội. Từ vấn đề biển Đông đang nổi sóng, hơn lúc nào hết đây là một mảng đề tài rất hấp dẫn và nguồn cảm hứng mạnh mẽ để các họa sĩ thể hiện tranh cổ động có thể khai thác và thả sức sáng tạo.
(Theo Tuanvietnam)
VanVN.Net - Thời gian qua, trên các trang mạng xã hội đã xuất hiện không ít những tranh cổ động kêu gọi tinh thần đoàn kết, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam có sức lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng, gợi nhớ lại một thời hoàng kim của tranh cổ động chính trị trong hai cuộc kháng chiến. Đáng tiếc, thứ vũ khí sắc bén cổ vũ tinh thần dân tộc đó đã bị bỏ quên suốt một thời gian dài...
Người lính xung kích
Từ câu chuyện tranh cổ động biển Đông, gợi cho chúng ta nhớ lại thời "hoàng kim" của tranh cổ động Việt Nam từ trước tới nay, đó chính là giai đoạn chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Thời đó, tranh cổ động luôn được coi là " Người lính xung kích" trên mặt trận tư tưởng, chính trị, xã hội- một vũ khí sắc bén mà nhà nước ta đã sử dụng cực kì hiệu quả trong hai cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc. Không ai khác, chính Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sau thời gian bôn ba ở nước ngoài về cũng đã chấp bút để mở màn cho phong trào vẽ tranh cổ động phục vụ việc tuyên truyền, khích lệ tinh thần dân tộc của cả nước bằng bức tranh " Việt Nam độc lập" được đăng trên tờ báo cùng tên xuất bản ngày 21-8-1941, và Người không quên đề lại bên dưới bức tranh bốn câu thơ:
"Việt Nam Độc Lập" thổi kèn loa
Kêu gọi dân ta trẻ lẫn già
Đoàn kết vững bền như khối sắt
Để cùng nhau cứu nước Nam ta!"
Tranh cổ động do Bác Hồ vẽ
Trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1, giữa trang 56 và trang 57, có một bức tranh do Nguyễn Ái Quốc vẽ, đăng trên báo Le Paria, được Hội đồng xuất bản ghi chú là "tranh đả kích". Tranh vẽ một người dân Việt gày gò kéo xe tay, trên xe có một quan chức Pháp béo tốt, tay cầm can, miệng ngậm xi-gà, nằm xoài người ra mà nói xen lẫn tiếng Việt và tiếng Pháp: “Mau lên, Incognito! Fais voir que tu as du loyalisme!! Nom de Dieu!!!" . Bức tranh ấy, rõ ràng có tính chất và tác dụng cổ động chính trị. Một bức tranh sở dĩ là cổ động chính trị chính ở tính chất và tác dụng của nó, chứ người vẽ không ghi rằng tranh ấy là tranh cổ động chính trị.
Ở Việt Nam, còn có một loạt những tranh cổ động của các họa sĩ tên tuổi khác như : "Nước Việt Nam của Người Việt Nam"- Trần Văn Cẩn-1945, "Bảo vệ hòa bình"- Nguyễn Đỗ Cung-1959, "Toàn thế giới ủng hộ chúng ta"- Huỳnh Văn Gấm- 1963, "Không lực lượng nào ngăn cản nổi ý chí" - Lương Xuân Nhị- 1963, "Hòa bình hữu nghị"-Nguyễn Khang- 1964, " Đâu có giặc là ta cứ đi"-Văn Đa- 1964, "Không có gì quý hơn độc lập tự do"- Nguyễn Văn Tỵ- 1967...chứng tỏ chúng ta đã có một đội ngũ vẽ tranh cổ động thực sự hùng hậu. Với tất cả các họa sĩ lúc bấy giờ, vẽ tranh cổ động là để khẳng định lòng yêu nước, quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi của Tổ Quốc thân yêu.
Trước nay, trong chiến đấu cũng như xây dựng, tranh cổ động chính trị thực sự là vũ khí sắc bén, và trở thành một dạng nghệ thuật tạo hình độc đáo không trộn lẫn với bất cứ loại tranh nào khác. Có những bức tranh cổ động mãi mãi đi sâu vào trong ký ức của người dân Việt Nam như "Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân" của hai tác giả Nguyễn Thụ- Huy Oánh khắc họa hình ảnh Bác Hồ trong tư thế mặc áo lính cùng các chiến sỹ ra mặt trận.
Nhưng bên cạnh đó cũng có những bức tranh cổ động không phù hợp bị dư luận phê phán đã phải dỡ bỏ. Nhìn chung các tranh có ý thức cổ động phục vụ chính trị chưa được quan tâm đúng mức trong thời buổi kinh tế thị trường, nội dung bó buộc, kinh phí hạn chế. Tranh cổ động chính trị đòi hỏi phải đúng, có nghệ thuật hấp dẫn người xem, người nhìn.
Tranh cổ động của Văn Đa
Vũ khí sắc bén bị bỏ quên
Song, một điều đáng buồn là bây giờ sự nhiệt tình với tranh cổ động như các lớp họa sĩ đi trước đã không còn nữa, hay nói cách khác vũ khí nghệ thuật tiên phong đó đã không được mài giũa trong công cuộc đổi mới của đất nước! Sự vắng bóng tranh cổ động chính trị là hiện trạng của ngày hôm nay. Vậy làm sao để vực dậy, để trả lại vị trí của tranh cổ động chính trị như đã từng có trước đây, câu hỏi này có lẽ vẫn là một câu hỏi khó.
Tranh cổ động chính trị đòi hỏi nội dung phải khái quát, cô đọng, được thể hiện bằng hình thức nghệ thuật giản dị, dễ hiểu, có nghĩa là dùng ít màu, ít chữ mà vẫn khắc họa được nội dung tác giả muốn đề cập một cách sâu sắc, cụ thể. Bảng màu dùng cho tranh cổ động cũng không nên quá lòe loẹt, gây mất mỹ quan cho bức tranh mà nên tinh giản màu sắc, không lạm dụng quá nhiều màu để tạo nên những hình chắt lọc, hấp dẫn theo một chủ đề, tư tưởng của một tác phẩm cụ thể. Và có hai yếu tố luôn luôn được đề cao trong tranh cổ động chính trị đó là phải kịp thời và phải có tính quần chúng cao.
Không giống như một tác phẩm hội họa, đánh đố người xem phải cảm nhận, phải phân tích, nhận định thì tranh cổ động chính trị phải dễ hiểu nhưng không dễ dãi. Khi nhìn vào bức tranh, ai cũng hiểu ý tưởng tác giả muốn đề cập và tác giả đang tuyên truyền cho vấn đề gì. Đặc biệt tranh cổ động còn được đặt ở những nơi công cộng, đông người nên chúng có khả năng đối ngoại và giao lưu với công chúng một cách cực kì rộng rãi.
Lọt thỏm trong biển tranh hàng hoá
Khác với các thể loại tranh khác, tranh cổ động chính trị thuộc dạng "đặc biệt" khi chúng cần hơn ai hết sự quan tâm của Nhà nước về việc "đặt hàng" "tiêu thụ thành phẩm", không những thế còn phải chăm lo cả "đầu ra lẫn đầu vào" mới có thể phát huy được tất cả các tiềm năng, lợi ích của nó đem lại trong đời sống.
Nhà Phê bình lý luận Lê Quốc Bảo đã phát biểu " Tranh cổ động chính trị, loại tranh ít hiện diện trong đời sống hiện nay, lọt thỏm trong biển lớn tranh cổ động hàng hóa, tranh cổ động văn hóa phẩm. Tranh cổ động chính trị đã mất đi vị trí chủ đạo vốn có trong đời sống và nghệ thuật một thời". Hiện nay, đi bất cứ nơi đâu ở Việt Nam cũng thấy nhan nhản các biển quảng cáo tranh ảnh lớn nhỏ về các loại sản phẩm hàng hóa. Điều này là điều dễ hiểu vì phù hợp với nền kinh tế thị trường. Tranh hàng hóa đang ngày một lên ngôi, đơn giản nhất, ai cũng có thể nhận ra thể loại tranh này đang chiếm một vị trí chủ yếu trên những trục đường giao thông lớn. Loại tranh về sách báo, văn hóa phẩm để quảng cáo cho một hoạt động nào đó cũng tràn lan không kém gì tranh hàng hóa, nhờ vào các tiến bộ về khoa học kĩ thuật, các phần mềm dùng cho việc "chỉnh sửa, in ấn" lên ngôi, đánh vào thị hiếu con mắt người xem, cứ nghĩ là đẹp nhưng lại là lai căng, thiếu bản sắc văn hóa dân tộc.
Tranh cổ động có ý nghĩa chính trị và tác động lớn đến đời sống xã hội. Từ vấn đề biển Đông đang nổi sóng, hơn lúc nào hết đây là một mảng đề tài rất hấp dẫn và nguồn cảm hứng mạnh mẽ để các họa sĩ thể hiện tranh cổ động có thể khai thác và thả sức sáng tạo.
(Theo Tuanvietnam)
VanVN.Net - Sáng nay, 10/8/2011 tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm nửa thế kỷ thảm họa da cam gieo rắc trên đất nước ta. Đúng ...
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - NXB Dân Trí vừa cho ra mắt tập truyện ngắn Hoa mẫu đơn của tác giả Lê Toán. Đây là tập truyện giả tưởng - cũng là món quà thứ tư, tác giả dành tặng cho thiếu nhi, sau ...
Tiếp tục chương trình hoạt động của kỳ họp thứ 4 (Khóa VIII), hôm nay, ngày 7/8/2011, BCH Hội Nhà văn VN đã có chuyến đi thực tế tại trại sản xuất giống tu hài của công ty TNHH Đỗ Tờ ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn