VanVN.Net - Năm 2009, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức cuộc bình chọn những ca khúc hay viết về nông dân, nông nghiệp và nông thôn trong hơn nửa thế kỷ qua một cách sâu rộng: Lấy ý kiến bầu chọn của công chúng song song với việc tuyển chọn của một Hội đồng Tư vấn Âm nhạc được tổ hợp bởi nhiều nhạc sỹ danh tiếng. Đây là sự kiện khiến nức lòng công chúng yêu âm nhạc, làm hả dạ những người tuy đang sống ngoài thành phố nhưng gốc gác dân quê. Cuộc bình chọn có được sự đồng thuận gần như tuyệt đối giữa công chúng âm nhạc và Hội đồng Tư vấn đã là nền tảng rất chắc chắn để Bộ Nông nghiệp và PTNT trao thưởng cho 20 ca khúc xuất sắc. Đêm công diễn dưới tiêu đề “Tình ca Đất & Nước” được tổ chức vào tháng 7 năm 2009 còn vang vọng đến bây giờ…
Cũng tại đêm công diễn và trao thưởng những ca khúc xuất sắc đã đồng hành cùng ngành mình suốt từ ngày thành lập nước Cộng hòa, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phát động Cuộc vận động sáng tác ca khúc về đề tài nông nghiệp, nông dân và nông thôn như là một cuộc thi. Đến lượt mình, các nhạc sỹ lại có cái nền tảng công tâm và chí tình với cái đẹp của công chúng cũng như của Hội đồng Tư vấn Âm nhạc, của cán bộ lãnh đạo Ngành nông nghiệp, sức sáng tạo đã được cổ vũ và kích hoạt. Chỉ sau hơn 15 tháng triển khai, Thường trực Ban tổ chức đã nhận được 219 ca khúc sáng tác mới của 98 nhạc sĩ, trong đó có nhạc sĩ gửi 16 tác phẩm tham gia cuộc vận động. Có thể nói trong suốt 15 tháng qua, những lời ca và những giai âm ở khắp mọi miền đã không ngừng cất lên, chúng như một nguồn lực cùng đất mẹ vượt lên mọi khó khăn do lạm phát và bão giá. Bởi, 219 bài hát của các nhạc sĩ sống trên mọi miền đất nước, có nhạc sĩ chuyên và không chuyên, lại có những tác giả là cán bộ công nhân viên đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị trong ngành. Các ca khúc sáng tác mới phong phú và đa dạng về thể loại, phản ánh chân thực các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi…; về đời sống, công tác, tư tưởng, tình cảm của người lao động nông nghiệp; về công cuộc xây dựng nông thôn mới. Rất tiếc, ngành thủy sản rất phát đạt, cảnh lao động với thật nhiều âm thanh, âm thanh đẹp và lãng mạn thì lại có rất ít bài hát.
Đã gọi là cuộc vận động thì khó tránh khỏi tính phong trào, mặt ưu của nó là làm dấy lên tình yêu quê hương, yêu và nghĩ ngợi về công việc hay địa danh cụ thể. Rất dễ đoán nó có thể trở thành địa danh ca trong tương lai: Bồng bềnh Sapa (nhạc: Lê Xuân Thọ, thơ Nguyễn Tiến Đoàn), Khi anh về Tây Bắc đã sang xuân (nhạc: Ninh Đức Định, thơ: Hà Quang), Mộc Châu – Mùa xuân về (nhạc: Nguyễn Kim Ánh, thơ: Nghiêm Thị Hằng). Nhưng mặt hạn chế là nét nhạc lời ca có chỗ bị gò gặn vốn là đặc trưng của văn nghệ quần chúng, mặc dù nhạc của Nguyễn Kim Ánh là khá chuyên nghiệp, được phát triển trên nền âm nhạc dân gian Tày Thái và lời của Nghiêm Thị Hằng có câu thật đẹp: Tiếng khèn ai… gọi bạn tình…í ời… Bài Cây tràm cây lúa Hậu Giang (Nguyễn Vĩnh Phúc) giai điệu khá nhuyễn, tạo được bất ngờ trong cảm xúc, nhưng lời ca vẫn phải gò vào hạt gạo nuôi quân đánh giặc (có thể hát ở Hậu Giang thì cảm giác về sự gò gặn sẽ mất chăng?).
Mặc dầu vậy, trong 18 bài hát vào chung khảo, có nhiều bài đã có thể hòa vào mặt bằng của nền ca khúc hôm nay. Bài Đất và Mẹ của Ngọc Khuê nét nhạc giầu nghĩ ngợi, có chiều sâu nghe như một khúc tưởng niệm, lại như được nhìn thấy một tượng đài dưới nắng mưa dầu dãi. Hình tượng âm nhạc trong Tình ca đồng bằng của Nguyễn Đình Bảng vừa có cái mênh mang thơ mộng, vừa có cái cuồn cuộn như giông gió, như bão lũ. Đặc biệt là lời ca đẹp: Ngọn gió đồng bằng là ngọn gió xanh/ Mầu nắng đồng bằng là mầu nắng vàng/ Đôi mắt đồng bằng là đôi mắt em/ Điệp khúc đồng bằng là điệp khúc mùa. Bài Mầu xanh quê tôi (Phạm Quế Nguyên) viết về Mũi Cà Mau nhưng thoát được chất “địa phương ca”, ngọt ngào sâu lắng và có thể nói là bay bổng nữa. Tôi tin nó sẽ có số phận đẹp kiểu Dáng đứng Bến Tre, Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh…
Tôi yêu cái vững chãi của cấu trúc và âm hình được khai triển khá bất ngờ, từng chùm hợp âm chồng gối tôn cao nhau lên, vẽ nên các âm hình giầu khát vọng và bay bổng; cũng yêu cái da diết của lời ca trong Huyền thoại sông dù tác giả của nó, anh Hà Linh là nhạc sỹ không chuyên; nhất là chỗ biến tấu của nét nhạc làm bùng nổ cảm xúc: Huyền thoại thời gian mồ hôi, huyền thoại không gian sỏi đá trộn vào bê tông dòng sông hát…Nhưng tôi lại cũng yêu nét nhạc của bài Cầu mưa (Mè Hoàng Thanh) nghe như một khúc kinh cầu, một bản thánh ca không có biến tấu mà không nhạt. Có lẽ hai tác giả này thành công không phải nhờ kỹ năng nhạc lý, mà nhờ ở tấm lòng thành? Hai ca khúc Huyền thoại trên cao nguyên (Lê Mây) và Hát trên vành đai xanh (Viết Duy) đạt đến độ chín của cảm xúc, nét nhạc phóng khoáng và say đắm. Nông trường của em (Đỗ Kim Yến) là ca khúc viết cho thiếu nhi duy nhất còn ở vòng chung khảo và thành công của nó chính nhờ nét nhí nhảnh trẻ thơ. Đây có lẽ là một món quà âm nhạc hiếm cho tuổi thơ nông thôn trong bối cảnh măng non nước ta bây giờ toàn phải hát những bài ngày xưa mà măng xưa giờ đã hóa thành gộc tre rồi.
Xin nói thêm: Ngày 3 – 6 – 2011 sẽ công diễn và trao giải cho các tác giả ca khúc (hiện mới chỉ được phép công bố một nửa, là 18 bài của Vòng Chung khảo). Rất có thể có sự so sánh giữa độ vang vọng của các bài hát ấy với 20 bài hát được tôn vinh tháng 9 năm 2009. Chỉ xin lưu ý bạn rằng, một đằng đã có sự sàng chụm của thời gian, một đằng chỉ mới qua chọn lọc của Hội đồng Tư vấn Âm nhạc + 3.841 lượt người bình chọn trong một tháng và chỉ mới nghe bằng đĩa. Chúng tôi hy vọng rằng, những bài hay nhất của cuộc vận động hơn một năm qua, sẽ được thời gian chọn lựa làm bạn đồng hành cùng những thế hệ nông dân lam lũ nuôi dưỡng đất đai và trở thành những giai điệu của đồng quê.
18 bài hát đạt Giải thưởng:
Giải Nhất:
1) “Đất và mẹ” - Nhạc Ngọc Khuê, thơ Hà Linh
2) “Màu xanh quê tôi” – Nhạc và lời Phạm Quế Nguyên
3) “Tình ca đồng bằng” – Nhạc và lời Nguyễn Đình Bảng
Giải Nhì:
4) “Huyền thoại trên Cao Nguyên” – Nhạc và lời Lê Mây
5) “Huyền thoại sông” – Nhạc và lời Hà Linh
6) “Nông trường của chúng em” – Nhạc và lời Đỗ Kim Yến
7) “Hát trên vành đai xanh” – Nhạc và lời Viết Duy
Giải Ba:
8) “Cây Tràm cây lúa Hậu Giang” – Nhạc và lời Nguyễn Vĩnh Phúc
9) “Đường dây qua quê em” – Nhạc và lời Thái Nghĩa
10) “Đến với rừng” – Nhạc và lời Lê Nghiệp
11)“Lễ hội Tây Nguyên” – Nhạc và lời Nguyễn Văn Thành
12) “Tứ giác trắng” – Nhạc: Hồ Hoàng, lời thơ: Bùi Văn Bồng
Giải khuyến khích:
13) “Dáng quê” – Nhạc: Cát Vận, theo thơ: Nguyễn Hoài
14) “Khúc ca trên đồng cói” – Nhạc và lời Khánh Vũ
15) “Bồng bềnh SaPa” – Nhạc: Lê Xuân Thọ, thơ Nguyễn Tiến Đoàn
16) “Khi anh về Tây Bắc đã sang xuân” – Nhạc: Ninh Đức Định, thơ: Hà Quang
17) “Mộc Châu – Mùa xuân về” - Nhạc: Nguyễn Kim Ánh, thơ: Nghiêm Thị Hằng
18) “Cầu mưa” – Nhạc và lời Mè Hoàng Thanh
VanVN.Net - Năm 2009, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức cuộc bình chọn những ca khúc hay viết về nông dân, nông nghiệp và nông thôn trong hơn nửa thế kỷ qua một cách sâu rộng: Lấy ý kiến bầu chọn của công chúng song song với việc tuyển chọn của một Hội đồng Tư vấn Âm nhạc được tổ hợp bởi nhiều nhạc sỹ danh tiếng. Đây là sự kiện khiến nức lòng công chúng yêu âm nhạc, làm hả dạ những người tuy đang sống ngoài thành phố nhưng gốc gác dân quê. Cuộc bình chọn có được sự đồng thuận gần như tuyệt đối giữa công chúng âm nhạc và Hội đồng Tư vấn đã là nền tảng rất chắc chắn để Bộ Nông nghiệp và PTNT trao thưởng cho 20 ca khúc xuất sắc. Đêm công diễn dưới tiêu đề “Tình ca Đất & Nước” được tổ chức vào tháng 7 năm 2009 còn vang vọng đến bây giờ…
Cũng tại đêm công diễn và trao thưởng những ca khúc xuất sắc đã đồng hành cùng ngành mình suốt từ ngày thành lập nước Cộng hòa, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phát động Cuộc vận động sáng tác ca khúc về đề tài nông nghiệp, nông dân và nông thôn như là một cuộc thi. Đến lượt mình, các nhạc sỹ lại có cái nền tảng công tâm và chí tình với cái đẹp của công chúng cũng như của Hội đồng Tư vấn Âm nhạc, của cán bộ lãnh đạo Ngành nông nghiệp, sức sáng tạo đã được cổ vũ và kích hoạt. Chỉ sau hơn 15 tháng triển khai, Thường trực Ban tổ chức đã nhận được 219 ca khúc sáng tác mới của 98 nhạc sĩ, trong đó có nhạc sĩ gửi 16 tác phẩm tham gia cuộc vận động. Có thể nói trong suốt 15 tháng qua, những lời ca và những giai âm ở khắp mọi miền đã không ngừng cất lên, chúng như một nguồn lực cùng đất mẹ vượt lên mọi khó khăn do lạm phát và bão giá. Bởi, 219 bài hát của các nhạc sĩ sống trên mọi miền đất nước, có nhạc sĩ chuyên và không chuyên, lại có những tác giả là cán bộ công nhân viên đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị trong ngành. Các ca khúc sáng tác mới phong phú và đa dạng về thể loại, phản ánh chân thực các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi…; về đời sống, công tác, tư tưởng, tình cảm của người lao động nông nghiệp; về công cuộc xây dựng nông thôn mới. Rất tiếc, ngành thủy sản rất phát đạt, cảnh lao động với thật nhiều âm thanh, âm thanh đẹp và lãng mạn thì lại có rất ít bài hát.
Đã gọi là cuộc vận động thì khó tránh khỏi tính phong trào, mặt ưu của nó là làm dấy lên tình yêu quê hương, yêu và nghĩ ngợi về công việc hay địa danh cụ thể. Rất dễ đoán nó có thể trở thành địa danh ca trong tương lai: Bồng bềnh Sapa (nhạc: Lê Xuân Thọ, thơ Nguyễn Tiến Đoàn), Khi anh về Tây Bắc đã sang xuân (nhạc: Ninh Đức Định, thơ: Hà Quang), Mộc Châu – Mùa xuân về (nhạc: Nguyễn Kim Ánh, thơ: Nghiêm Thị Hằng). Nhưng mặt hạn chế là nét nhạc lời ca có chỗ bị gò gặn vốn là đặc trưng của văn nghệ quần chúng, mặc dù nhạc của Nguyễn Kim Ánh là khá chuyên nghiệp, được phát triển trên nền âm nhạc dân gian Tày Thái và lời của Nghiêm Thị Hằng có câu thật đẹp: Tiếng khèn ai… gọi bạn tình…í ời… Bài Cây tràm cây lúa Hậu Giang (Nguyễn Vĩnh Phúc) giai điệu khá nhuyễn, tạo được bất ngờ trong cảm xúc, nhưng lời ca vẫn phải gò vào hạt gạo nuôi quân đánh giặc (có thể hát ở Hậu Giang thì cảm giác về sự gò gặn sẽ mất chăng?).
Mặc dầu vậy, trong 18 bài hát vào chung khảo, có nhiều bài đã có thể hòa vào mặt bằng của nền ca khúc hôm nay. Bài Đất và Mẹ của Ngọc Khuê nét nhạc giầu nghĩ ngợi, có chiều sâu nghe như một khúc tưởng niệm, lại như được nhìn thấy một tượng đài dưới nắng mưa dầu dãi. Hình tượng âm nhạc trong Tình ca đồng bằng của Nguyễn Đình Bảng vừa có cái mênh mang thơ mộng, vừa có cái cuồn cuộn như giông gió, như bão lũ. Đặc biệt là lời ca đẹp: Ngọn gió đồng bằng là ngọn gió xanh/ Mầu nắng đồng bằng là mầu nắng vàng/ Đôi mắt đồng bằng là đôi mắt em/ Điệp khúc đồng bằng là điệp khúc mùa. Bài Mầu xanh quê tôi (Phạm Quế Nguyên) viết về Mũi Cà Mau nhưng thoát được chất “địa phương ca”, ngọt ngào sâu lắng và có thể nói là bay bổng nữa. Tôi tin nó sẽ có số phận đẹp kiểu Dáng đứng Bến Tre, Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh…
Tôi yêu cái vững chãi của cấu trúc và âm hình được khai triển khá bất ngờ, từng chùm hợp âm chồng gối tôn cao nhau lên, vẽ nên các âm hình giầu khát vọng và bay bổng; cũng yêu cái da diết của lời ca trong Huyền thoại sông dù tác giả của nó, anh Hà Linh là nhạc sỹ không chuyên; nhất là chỗ biến tấu của nét nhạc làm bùng nổ cảm xúc: Huyền thoại thời gian mồ hôi, huyền thoại không gian sỏi đá trộn vào bê tông dòng sông hát…Nhưng tôi lại cũng yêu nét nhạc của bài Cầu mưa (Mè Hoàng Thanh) nghe như một khúc kinh cầu, một bản thánh ca không có biến tấu mà không nhạt. Có lẽ hai tác giả này thành công không phải nhờ kỹ năng nhạc lý, mà nhờ ở tấm lòng thành? Hai ca khúc Huyền thoại trên cao nguyên (Lê Mây) và Hát trên vành đai xanh (Viết Duy) đạt đến độ chín của cảm xúc, nét nhạc phóng khoáng và say đắm. Nông trường của em (Đỗ Kim Yến) là ca khúc viết cho thiếu nhi duy nhất còn ở vòng chung khảo và thành công của nó chính nhờ nét nhí nhảnh trẻ thơ. Đây có lẽ là một món quà âm nhạc hiếm cho tuổi thơ nông thôn trong bối cảnh măng non nước ta bây giờ toàn phải hát những bài ngày xưa mà măng xưa giờ đã hóa thành gộc tre rồi.
Xin nói thêm: Ngày 3 – 6 – 2011 sẽ công diễn và trao giải cho các tác giả ca khúc (hiện mới chỉ được phép công bố một nửa, là 18 bài của Vòng Chung khảo). Rất có thể có sự so sánh giữa độ vang vọng của các bài hát ấy với 20 bài hát được tôn vinh tháng 9 năm 2009. Chỉ xin lưu ý bạn rằng, một đằng đã có sự sàng chụm của thời gian, một đằng chỉ mới qua chọn lọc của Hội đồng Tư vấn Âm nhạc + 3.841 lượt người bình chọn trong một tháng và chỉ mới nghe bằng đĩa. Chúng tôi hy vọng rằng, những bài hay nhất của cuộc vận động hơn một năm qua, sẽ được thời gian chọn lựa làm bạn đồng hành cùng những thế hệ nông dân lam lũ nuôi dưỡng đất đai và trở thành những giai điệu của đồng quê.
18 bài hát đạt Giải thưởng:
Giải Nhất:
1) “Đất và mẹ” - Nhạc Ngọc Khuê, thơ Hà Linh
2) “Màu xanh quê tôi” – Nhạc và lời Phạm Quế Nguyên
3) “Tình ca đồng bằng” – Nhạc và lời Nguyễn Đình Bảng
Giải Nhì:
4) “Huyền thoại trên Cao Nguyên” – Nhạc và lời Lê Mây
5) “Huyền thoại sông” – Nhạc và lời Hà Linh
6) “Nông trường của chúng em” – Nhạc và lời Đỗ Kim Yến
7) “Hát trên vành đai xanh” – Nhạc và lời Viết Duy
Giải Ba:
8) “Cây Tràm cây lúa Hậu Giang” – Nhạc và lời Nguyễn Vĩnh Phúc
9) “Đường dây qua quê em” – Nhạc và lời Thái Nghĩa
10) “Đến với rừng” – Nhạc và lời Lê Nghiệp
11)“Lễ hội Tây Nguyên” – Nhạc và lời Nguyễn Văn Thành
12) “Tứ giác trắng” – Nhạc: Hồ Hoàng, lời thơ: Bùi Văn Bồng
Giải khuyến khích:
13) “Dáng quê” – Nhạc: Cát Vận, theo thơ: Nguyễn Hoài
14) “Khúc ca trên đồng cói” – Nhạc và lời Khánh Vũ
15) “Bồng bềnh SaPa” – Nhạc: Lê Xuân Thọ, thơ Nguyễn Tiến Đoàn
16) “Khi anh về Tây Bắc đã sang xuân” – Nhạc: Ninh Đức Định, thơ: Hà Quang
17) “Mộc Châu – Mùa xuân về” - Nhạc: Nguyễn Kim Ánh, thơ: Nghiêm Thị Hằng
18) “Cầu mưa” – Nhạc và lời Mè Hoàng Thanh
VanVN.Net - Sáng nay, 10/8/2011 tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm nửa thế kỷ thảm họa da cam gieo rắc trên đất nước ta. Đúng ...
VanVN.Net - Nhà văn I. M. Poliakov, Tổng biên tập Văn báo, ủy viên ủy ban Văn hóa phủ Tổng thống, ủy viên Đoàn chủ tịch Hội nhà báo Matxcơva, tác giả nhiều tiểu thuyết chống quan liêu như Tình trạng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - Đỗ Kim Cuông vừa cho xuất bản “Sau rừng là biển” - cuốn tiểu thuyết thứ 12. Đọc những trang đầu, tưởng chỉ là một câu chuyện đơn giản và quen thuộc: ba người lính quê một tỉnh đồng ...
Tiếp tục chương trình hoạt động của kỳ họp thứ 4 (Khóa VIII), hôm nay, ngày 7/8/2011, BCH Hội Nhà văn VN đã có chuyến đi thực tế tại trại sản xuất giống tu hài của công ty TNHH Đỗ Tờ ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn