Chế Lan Viên: Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước/ Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà/ Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc/ Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa (…) Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây/ Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?/ Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ/ Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?
Gửi thư    Bản in

Đào Tấn là Thánh sống ở đảo Hải Nam

Lê Hoài Lương - 27-06-2011 10:00:53 AM

VanVN.Net - Những ngày đầy “sóng gió” ở Biển Đông, nhất là so sánh cách hành xử hai bên đối với ngư dân, tôi chợt nhớ lại chuyện danh nhân Đào Tấn từng được dân đảo Hải Nam, Trung Quốc lập đền thờ sống. Đó là năm 1883, khi Nhà thơ, nhà từ khúc, nhà soạn tuồng kiệt xuất Đào Tấn đang làm Phủ doãn Thừa Thiên...

Đào Tấn và bài thơ tự vịnh (Ảnh Lê Hoài Lương)

Trong hàng trăm trang viết về tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp Đào Tấn, từ người cùng thời: Cường Để, Phan Bội Châu, Nguyễn Văn Mại, Charles Gosselin…, đến người đời sau, chuyện đang kể có mấy dòng, ít người để ý sau:

“Lối ấy (1883- LHL) cụ có lắm năng thinh và có tâu cứu trợ nạn thuyền “Hải Nam” hơn 400 người về Tầu, được bọn nạn thương gửi tạ ơn cụ bức trướng bốn chữ “Công Hoằng Vĩnh Viễn” và lập sanh từ ở Hải Nam đề câu liễn “Tứ bách dư nhơn tồn hoạt mạng/Vạn thiên lý ngoại kiến sanh từ” *(tr. 10, “Đào Tấn qua thư tịch”, NXB Sân Khấu, 2006).

Đây là tập III trong bộ sách đồ sộ 3 tập, Đào Tấn thơ và từ I, Đào Tấn tuồng hát bội II do Nhà nghiên cứu tuồng Vũ Ngọc Liễn chủ biên.

Vắn tắt là, năm ấy, với uy tín của mình, Phủ doãn Thừa Thiên có tâu vua và tổ chức cứu trợ, đưa về Hải Nam hơn 400 người buôn thuyền gặp nạn.

Bốn chữ bức trướng có nghĩa: “công đức ngài lưu lại mãi mãi”, và nghĩa hai câu liễn: “Hơn bốn trăm người còn mạng sống/Ngoài muôn ngàn dặm lập đền thờ sống”.

Khi lập “sanh từ”, với hàng trăm “nạn thương” Hải Nam, Đào Tấn đã là ông Thánh sống

Cũng cần nói thêm lịch sử những “nạn thương” có nguồn từ xa xưa hơn, khi ở Trung Quốc phong trào “phản Thanh phục Minh” kéo dài mấy trăm năm thất bại. Phần để tránh triều đình truy đuổi, phần bất hợp tác, đã có những cuộc di dân đến các nước khác.

Việt Nam giờ còn lớp người Minh Hương. Số sống ngoài vòng pháp luật lênh đênh thành “nạn Tàu Ô”, mạnh thì cát cứ cả vùng biển, cướp phá, yếu thì sống trôi nổi đánh bắt, đổi chác, buôn bán nhỏ…

“Nạn Tàu Ô” còn dọc biển Miền trung Việt Nam đến trước Cách mạng tháng Tám, sống trên thuyền lớn chạy buồm, cả trăm người. Ngoài biển, cậy to mạnh họ thường cướp lưới, các thứ nhu yếu phẩm ngư dân ta, vào bờ cũng đổi vải vóc, gạo muối bằng cá khô hoặc tiền đồng Quang Tự.

Trong ký ức người vùng biển, bọn Tàu Ô nhếch nhác, nhiều chấy rận. Hơn 400 “nạn thuyền” rất nhiều khả năng là Tàu Ô vì thuyền buôn không nhiều người vậy. Dù giới nào, họ cũng là người gặp nạn và quan Phủ doãn đã làm điều hiệp nghĩa, ân đức.

Bây giờ cũng vậy, dù tàu cá ngư dân ta gặp nạn hoặc chạy trú bão vào các đảo Hoàng Sa bị quân Trung Quốc chiếm đóng trái phép, nhiều lúc bị xua đuổi, bị tịch thu ngư cụ…. Ngược lại, chúng ta vẫn nhất mực cư xử tốt với ngư dân Trung Quốc nếu đồng cảnh. Chủ quyền đất nước thì kiên quyết bảo vệ nếu bị xâm hại nhưng với dân thường và những vi phạm vì chưa hiểu thấu đáo hoặc bị xúi giục, chúng ta đã kiên trì mềm mại, nhân nghĩa và rạng ngời lẽ phải.

Ngẫm thêm chuyện xưa, cha ông ta cũng nhiều phen cấp cho kẻ xâm lược đường sống trở về với thuyền gạo, xe lương, ta nước nhỏ vẫn ngàn năm vẹn nguyên bờ cõi bởi biết kiên quyết “dũng dượt dụng binh” và khoan hòa “lấy chí nhân thay cường bạo”.

Bây giờ chúng ta đã có lẽ phải từ Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển 1982. Sức mạnh trên dưới đồng lòng và một quân đội luôn được chuẩn bị đủ để bảo vệ Tổ quốc.

Và trên hết, một khoan hòa sáng ngời đạo nghĩa mà chuyện vị “Hậu tổ tuồng”, danh nhân Đào Tấn được “Vạn thiên lý ngoại kiến sanh từ” ở đảo Hải Nam hơn trăm năm trước cũng là một nét chung độc đáo của văn hóa Việt Nam, sức mạnh Việt Nam.

(Nguồn Enews.com.vn)

Lên đầu trang

Tiêu đề

Hiện tại không có bình luận nào.

Viết bình luận của bạn


Các tin mới hơn

Sự kiện  

Lễ kỷ niệm 50 năm thảm họa da cam ở Việt Nam

VanVN.Net - Sáng nay, 10/8/2011 tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm nửa thế kỷ thảm họa da cam gieo rắc trên đất nước ta. Đúng ...

Nhân vật  

Công chức Nga thời nào tốt hơn

VanVN.Net - Nhà văn I. M. Poliakov, Tổng biên tập Văn báo, ủy viên ủy ban Văn hóa phủ Tổng thống, ủy viên Đoàn chủ tịch Hội nhà báo Matxcơva, tác giả nhiều tiểu thuyết chống quan liêu như Tình trạng ...

Thư giãn  

Thấy, nghĩ và viết: “Từ đâu đến đâu”

VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...

Nhà văn đọc sách  

Mấy ai đã đến tận cùng chiều sâu của biển

VanVN.Net - Đỗ Kim Cuông vừa cho xuất bản “Sau rừng là biển” - cuốn tiểu thuyết thứ 12. Đọc những trang đầu, tưởng chỉ là một câu chuyện đơn giản và quen thuộc: ba người lính quê một tỉnh đồng ...