VanVN.Net - Ngày 07 – 06 – 2011, Nhóm Văn chương Hồn Việt và NXB Văn học đã tổ chức ra mắt tác phẩm: “Hoài Anh và đồng nghiệp”…
Nhà xuất bản Văn học và Nhóm văn chương Hồn Việt vừa cho ra mắt tác phẩm Hoài Anh và đồng nghiệp, dày 440 trang. Sách do nhà văn Triệu Xuân sưu tập, tuyển chọn. Đây là việc làm nặng tình nặng nghĩa, đầy tính nhân văn, tưởng nhớ một nhà văn “Nhân hậu, đa tài, bình dị. Đam mê sáng tạo trọn đời” (Hai câu khắc trên bia mộ Hoài Anh). Tác phẩm được hoàn thành trong thời gian rất nhanh, nhằm hướng tới Lễ tưởng niệm 100 ngày mất (bách nhật) của nhà văn suốt đời đi bộ, có trí nhớ phi phàm, tự học mà thành tài.
Hoài Anh và đồng nghiệp có hai phần. Phần I gồm bài của các nhà văn, nhà thơ, bạn đồng nghiệp viết về Hoài Anh. Mở đầu là Hoài Anh, miền thương nhớ (đường link: http://trieuxuan.info/?pg=tpdetail&id=7076&catid=7) của nhà văn Triệu Xuân viết công phu, bằng cả tấm lòng, tái hiện thân thế và sự nghiệp Hoài Anh; tôn vinh cuộc đời lao động gian khổ, đam mê sáng tạo không mệt mỏi, sống giản dị, nhân hậu của Hoài Anh. Hoài Anh, miền thương nhớ thể hiện tình nghĩa của tác giả, của Nhóm Văn chương Hồn Việt và bạn bè với người quá cố… “Hoài Anh là miền thương nhớ của chúng tôi, là tấm gương sáng về đức khiêm nhường, tinh thần ham học hỏi, tự học quyết liệt mà thành tài. Ông là người anh để chúng tôi noi theo về nghị lực phi thường vượt qua mọi gian khổ, đam mê sáng tạo văn học nghệ thuật, yêu nước, thương dân đến trọn đời…”.
Kế đó là những bài bình luận về tác phẩm của Hoài Anh, về cuộc đời và nhân cách Hoài Anh của Xuân Diệu: Trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ; Chế Lan Viên: Thư riêng; Tế Hanh, Đào Xuân Quý: Bốn tập thơ của tám bạn trẻ; Nhị ca: Chung quanh một chặng đường thơ; Nguyễn Quang Sáng: Cảm xúc với chân dung văn học; Triệu Xuân: Nhà văn Hoài Anh đa tài và lặng lẽ/ và: Tiểu thuyết, niềm đam mê vô tận của nhà văn và bạn đọc (link: http://trieuxuan.info/?pg=tpdetail&id=1982&catid=6; Dương Ngọc Khánh: Một vài kỷ niệm với Hoài Anh/ và: Anh luôn có mặt; Thu Bồn: Khối óc và con tim thế kỷ; Huy Dung: Nhớ Hoài Anh; Trần Văn Khang: Tiễn nhà văn Hoài Anh; Trần Ngọc: Mãi mãi thương nhớ Hoài Anh; Nguyễn Nguyên Bẩy: Khúc tụng trăm ngày viếng nhà văn Hoài Anh; Vân Long: Tưởng nhớ Hoài Anh - Những giấc mơ nằm nghiêng; Hoàng Quốc Hải: Nhà thơ Hoài Anh đã giũ hềt bụi trần; Trần Trương: Thay vòng hoa muộn gửi Hoài Anh; Vũ Từ Trang: Nhà thơ một mình cuốc bộ; Vũ Ngọc Tiến: Lại một người văn tử tế nữa ra đi; Nguyễn Tý: Hoài Anh với Chân dung văn học/ Hoài Anh, người thấy lớn của tôi; Hoàng Như Mai: Đọc chân dung văn học của Hoài Anh; Vương Trí Nhàn: Đuốc lá dừa; Ngô Thảo: Chân dung văn học của Hoài Anh; Nguyễn Hữu Sơn: Chân dung văn học; Mai Quốc Liên: Vài cách biểu hiện trong Gió vào trận bão; Vũ Duy Chu: Hoài Anh, văn và đời; Ngọc Toàn: Nét tương đồng giữa Hoài Anh và Hoàng Cầm; Đinh Trần Toán: Hoài Anh như tôi nghiệm thấy; Nguyễn Thanh Kim, Nhật Chiêu, Nguyễn Quốc Trung, Hồ Thi Ca, Thy Ngọc, Nguyễn Chí bền, Phạm Xuân Nguyên, Vũ Ngọc Bình, Thanh Việt Thanh, Không Đức, Nguyễn Trọng Chức, Vũ Ân Thy, Ngô Linh Ngọc, Băng Hồ, Duy Thùy, Lê Hoàng Anh, Trần Nhật Thu, Lê Gia Xứng, Trần Nhã Thụy, Hứa Văn Định, Lê Khang, Hoàng Thiệu Khang, Hữu Ái, Đông La, Trần Ngọc Tuấn, Hà Đình Nguyên, Trần Hoàng Nhân…
Phần II của sách là 9 bài trong số hàng trăm bài của nhà văn Hoài Anh bình luận về tác gia và tác phẩm của các nhà văn, nhà tư tưởng Việt Nam nhiều thế hệ: Nguyễn Mạnh Tường, người tiêu biểu cho trí tuệ Việt Nam; Trần Đức Thảo, người Việt Nam duy nhất được coi là triết gia; Nguyễn Quang Sáng và mô thức tự sự của truyện ngắn; Triệu Xuân-Những trang viết nghệ thuật tâm huyết, giàu tính tư tưởng; Thạch Lam, những trang văn xanh màu cốm non; Vũ Bằng, con chim tiêu liêu suốt đời chỉ đậu một cành; Dương Ngọc Khánh - Nhớ Hà Nội; Trần Ngọc – Tâm hồn giàu xúc cảm nặng tình quê hương; Nguyễn Tý và Tản mạn cùng văn nghệ sỹ miền Nam.
Cuối tác phẩm là file ảnh tư liệu quý, chọn trong hàng ngàn tấm ảnh nhà văn Hoài Anh sinh hoạt trong Nhóm Văn chương Hồn Việt, ảnh Hoài Anh và gia đình.
Cầm trên tay tác phẩm Hoài Anh và đồng nghiệp, những đồng nghiệp, những bạn đọc yêu mến Hoài Anh vô cùng xúc động! Đúng như nhà văn Triệu Xuân viết trong bài Hoài Anh miền thương nhớ: “Nhớ thương Hoài Anh, chúng tôi tôn vinh nhân cách của ông, một người lao động chân chính, một trí thức chân chính. Ông có quyền tự hào về cả cuộc đời sáng tạo không ngừng nghỉ, lấy sáng tạo văn chương nghệ thuật làm cứu cánh. Dưới suối vàng, Hoài Anh ơi, ông có quyền tự hào về những người bạn chân chính cùng biết bao bạn đọc lúc nào cũng yêu mến trân trọng mình…”.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08-6-2011
www.trieuxuan.info
VanVN.Net - Ngày 07 – 06 – 2011, Nhóm Văn chương Hồn Việt và NXB Văn học đã tổ chức ra mắt tác phẩm: “Hoài Anh và đồng nghiệp”…
Nhà xuất bản Văn học và Nhóm văn chương Hồn Việt vừa cho ra mắt tác phẩm Hoài Anh và đồng nghiệp, dày 440 trang. Sách do nhà văn Triệu Xuân sưu tập, tuyển chọn. Đây là việc làm nặng tình nặng nghĩa, đầy tính nhân văn, tưởng nhớ một nhà văn “Nhân hậu, đa tài, bình dị. Đam mê sáng tạo trọn đời” (Hai câu khắc trên bia mộ Hoài Anh). Tác phẩm được hoàn thành trong thời gian rất nhanh, nhằm hướng tới Lễ tưởng niệm 100 ngày mất (bách nhật) của nhà văn suốt đời đi bộ, có trí nhớ phi phàm, tự học mà thành tài.
Hoài Anh và đồng nghiệp có hai phần. Phần I gồm bài của các nhà văn, nhà thơ, bạn đồng nghiệp viết về Hoài Anh. Mở đầu là Hoài Anh, miền thương nhớ (đường link: http://trieuxuan.info/?pg=tpdetail&id=7076&catid=7) của nhà văn Triệu Xuân viết công phu, bằng cả tấm lòng, tái hiện thân thế và sự nghiệp Hoài Anh; tôn vinh cuộc đời lao động gian khổ, đam mê sáng tạo không mệt mỏi, sống giản dị, nhân hậu của Hoài Anh. Hoài Anh, miền thương nhớ thể hiện tình nghĩa của tác giả, của Nhóm Văn chương Hồn Việt và bạn bè với người quá cố… “Hoài Anh là miền thương nhớ của chúng tôi, là tấm gương sáng về đức khiêm nhường, tinh thần ham học hỏi, tự học quyết liệt mà thành tài. Ông là người anh để chúng tôi noi theo về nghị lực phi thường vượt qua mọi gian khổ, đam mê sáng tạo văn học nghệ thuật, yêu nước, thương dân đến trọn đời…”.
Kế đó là những bài bình luận về tác phẩm của Hoài Anh, về cuộc đời và nhân cách Hoài Anh của Xuân Diệu: Trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ; Chế Lan Viên: Thư riêng; Tế Hanh, Đào Xuân Quý: Bốn tập thơ của tám bạn trẻ; Nhị ca: Chung quanh một chặng đường thơ; Nguyễn Quang Sáng: Cảm xúc với chân dung văn học; Triệu Xuân: Nhà văn Hoài Anh đa tài và lặng lẽ/ và: Tiểu thuyết, niềm đam mê vô tận của nhà văn và bạn đọc (link: http://trieuxuan.info/?pg=tpdetail&id=1982&catid=6; Dương Ngọc Khánh: Một vài kỷ niệm với Hoài Anh/ và: Anh luôn có mặt; Thu Bồn: Khối óc và con tim thế kỷ; Huy Dung: Nhớ Hoài Anh; Trần Văn Khang: Tiễn nhà văn Hoài Anh; Trần Ngọc: Mãi mãi thương nhớ Hoài Anh; Nguyễn Nguyên Bẩy: Khúc tụng trăm ngày viếng nhà văn Hoài Anh; Vân Long: Tưởng nhớ Hoài Anh - Những giấc mơ nằm nghiêng; Hoàng Quốc Hải: Nhà thơ Hoài Anh đã giũ hềt bụi trần; Trần Trương: Thay vòng hoa muộn gửi Hoài Anh; Vũ Từ Trang: Nhà thơ một mình cuốc bộ; Vũ Ngọc Tiến: Lại một người văn tử tế nữa ra đi; Nguyễn Tý: Hoài Anh với Chân dung văn học/ Hoài Anh, người thấy lớn của tôi; Hoàng Như Mai: Đọc chân dung văn học của Hoài Anh; Vương Trí Nhàn: Đuốc lá dừa; Ngô Thảo: Chân dung văn học của Hoài Anh; Nguyễn Hữu Sơn: Chân dung văn học; Mai Quốc Liên: Vài cách biểu hiện trong Gió vào trận bão; Vũ Duy Chu: Hoài Anh, văn và đời; Ngọc Toàn: Nét tương đồng giữa Hoài Anh và Hoàng Cầm; Đinh Trần Toán: Hoài Anh như tôi nghiệm thấy; Nguyễn Thanh Kim, Nhật Chiêu, Nguyễn Quốc Trung, Hồ Thi Ca, Thy Ngọc, Nguyễn Chí bền, Phạm Xuân Nguyên, Vũ Ngọc Bình, Thanh Việt Thanh, Không Đức, Nguyễn Trọng Chức, Vũ Ân Thy, Ngô Linh Ngọc, Băng Hồ, Duy Thùy, Lê Hoàng Anh, Trần Nhật Thu, Lê Gia Xứng, Trần Nhã Thụy, Hứa Văn Định, Lê Khang, Hoàng Thiệu Khang, Hữu Ái, Đông La, Trần Ngọc Tuấn, Hà Đình Nguyên, Trần Hoàng Nhân…
Phần II của sách là 9 bài trong số hàng trăm bài của nhà văn Hoài Anh bình luận về tác gia và tác phẩm của các nhà văn, nhà tư tưởng Việt Nam nhiều thế hệ: Nguyễn Mạnh Tường, người tiêu biểu cho trí tuệ Việt Nam; Trần Đức Thảo, người Việt Nam duy nhất được coi là triết gia; Nguyễn Quang Sáng và mô thức tự sự của truyện ngắn; Triệu Xuân-Những trang viết nghệ thuật tâm huyết, giàu tính tư tưởng; Thạch Lam, những trang văn xanh màu cốm non; Vũ Bằng, con chim tiêu liêu suốt đời chỉ đậu một cành; Dương Ngọc Khánh - Nhớ Hà Nội; Trần Ngọc – Tâm hồn giàu xúc cảm nặng tình quê hương; Nguyễn Tý và Tản mạn cùng văn nghệ sỹ miền Nam.
Cuối tác phẩm là file ảnh tư liệu quý, chọn trong hàng ngàn tấm ảnh nhà văn Hoài Anh sinh hoạt trong Nhóm Văn chương Hồn Việt, ảnh Hoài Anh và gia đình.
Cầm trên tay tác phẩm Hoài Anh và đồng nghiệp, những đồng nghiệp, những bạn đọc yêu mến Hoài Anh vô cùng xúc động! Đúng như nhà văn Triệu Xuân viết trong bài Hoài Anh miền thương nhớ: “Nhớ thương Hoài Anh, chúng tôi tôn vinh nhân cách của ông, một người lao động chân chính, một trí thức chân chính. Ông có quyền tự hào về cả cuộc đời sáng tạo không ngừng nghỉ, lấy sáng tạo văn chương nghệ thuật làm cứu cánh. Dưới suối vàng, Hoài Anh ơi, ông có quyền tự hào về những người bạn chân chính cùng biết bao bạn đọc lúc nào cũng yêu mến trân trọng mình…”.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08-6-2011
www.trieuxuan.info
VanVN.Net - Sáng nay, 10/8/2011 tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm nửa thế kỷ thảm họa da cam gieo rắc trên đất nước ta. Đúng ...
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - NXB Dân Trí vừa cho ra mắt tập truyện ngắn Hoa mẫu đơn của tác giả Lê Toán. Đây là tập truyện giả tưởng - cũng là món quà thứ tư, tác giả dành tặng cho thiếu nhi, sau ...
Tiếp tục chương trình hoạt động của kỳ họp thứ 4 (Khóa VIII), hôm nay, ngày 7/8/2011, BCH Hội Nhà văn VN đã có chuyến đi thực tế tại trại sản xuất giống tu hài của công ty TNHH Đỗ Tờ ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn