“Truyền thống đọc của chúng ta đã bị phản bội và đánh cắp, ví dụ, tôi coi văn học châu Á có ít chất truyện hơn rất nhiều, nhưng thói quen của độc giả ta bây giờ phần nhiều nệ theo lối Anglo-Saxon và Mỹ. Tất cả các văn bản truyện hiện nay đều rất giống nhau, rất nệ thật, rất kìm hãm óc sáng tạo cốt truyện, thành thử tất cả những thi vị, tất cả những thứ đa thanh đều bị phái đa số quẳng ra ngoài lề xã hội”. Đó là lời phát biểu trong Liên hoan văn học Jaipur (Jaipur Literary Festival, được tổ chức mới đây tại thủ phủ bang Rajasthan, bang lớn nhất và nằm ở miền Tây Ấn Độ, giáp Pakistan), của nữ văn sĩ Anh gốc Trung Quốc Quách Tiểu Lộ. Nhà văn này sinh năm 1973 tại tỉnh Chiết Giang, có cha là họa sĩ bị tù giam mười năm, có học vấn của Học viện Điện ảnh Bắc Kinh nhưng ở trong nước không được làm phim, phải sang định cư tại Anh từ năm 2002 rồi viết văn bằng cả Hoa ngữ lẫn Anh ngữ, năm 2013 được tạp chí văn học Granta của Anh phong là tác giả Anh hay nhất (tiểu thuyết Thạch thôn của chị đã dịch sang tiếng Việt). Quách Tiểu Lộ nói thế là để phàn nàn về sự ngự trị của văn học Mỹ trên các niêm luật văn chương quốc tế. Trong cuộc hội thảo với nữ văn sĩ có các tác giả Mỹ Jonathan Franzen và Jim Crace, nữ văn sĩ Mỹ gốc Ấn Jhumpa Lahiri và nữ văn sĩ Ethiopia Maaza Mengiste. Nhiều vị đã tán đồng ý kiến của Quách Tiểu Lộ. Jhumpa Lahiri và Quách Tiểu Lộ đều lấy làm tiếc vì thấy thiếu triển vọng cho các tác giả viết bằng những ngôn ngữ khác ngoài Anh ngữ. Kết luận của cuộc hội thảo khá là rõ ràng: để có tiếng nói hoặc được liệt vào số người làm việc trong khuôn khổ các quy tắc văn chương chung trên thế giới, tác giả buộc phải viết bằng Anh ngữ.
Về sự thống trị trên quy mô toàn cầu của rặt các tác giả Anh, hay nói đúng hơn là các tác giả Anh - Mỹ và hình thức họ kể một câu chuyện, những tiếng ta thán vốn đã cất lên không phải từ hôm qua. Song, vị trí cụ thể tiến hành cuộc hội thảo cũng như sự bảo trợ các hoạt động đó càng làm cho tiếng kêu oai oái tăng thêm những chiều kích mới. Nỗi phật lòng và thất vọng của những người tham gia hội thảo tại Ấn Độ, mà Liên hoan văn học Jaipur hiện nay hàng năm tập hợp những nhà văn xuất sắc nhất, có thể là chìa khóa để nhận ra diện mạo của tương lai. Những nghiên cứu mới đây cho thấy báo chí xếp người Ấn ở hàng đầu danh sách nhà văn được độc giả ưa thích nhất, mà thị hiếu của độc giả không chỉ giới hạn ở cái mới. Theo thống kê của Thời báo tài chính Anh Financial Times, ngành xuất bản ở Ấn Độ có khoảng 1,6 tỷ USD, và họ sẵn lòng ấn hành sách Anh ngữ nhiều hơn bất kỳ đất nước nào khác. Như vậy có thể suy ra rằng những thay đổi trong lớp độc giả chủ yếu sẽ dẫn đến những thay đổi trong những người kiểm soát niêm luật, và xác định ra cái gì được coi là xu thế chủ đạo của văn chương.
Hình như, nếu như tất cả chỉ làm cho hình thành một thị hiếu văn học chung cả toàn cầu, thì điều đó phải diễn ra thông qua thị trường của người đọc. Song, thực tế lại phức tạp hơn nhiều, mà một số chìa khóa để hiểu biết thực tế đó lại nằm trong tay của nhà tài trợ cho chính Liên hoan văn học Jaipur.
Cuộc hội thảo về sự hiểu biết đầy đủ, lý giải cặn kẽ nhận thức và các cấu thành của một cuốn tiểu thuyết vạn năng mang “tầm cỡ thế giới” cũng như nhiều sự kiện khác diễn ra trong Liên hoan vốn được tổ chức với sự tài trợ của Hội đồng Anh. Theo lời nhà văn Joel Whitney, “thông hiểu xu hướng chủ đạo được hình thành như thế nào là việc cũng cần thiết cho các cơ quan dạng như Hội đồng Anh hay các cơ quan nhà nước và phi thương mại của Mỹ, để mà kiểm tra quá khứ của họ trong sự chuyển động của những tư tưởng dân tộc nhất định”.
Joel Whitney là người sáng lập, là chủ bút tạp chí văn học trực truyến Guernica ở Mỹ. Hồi tháng 5 - 2012 ông đã đăng một bài tiểu luận trên tạp chí Salon vạch trần mối quan hệ giữa tạp chí văn học nổi tiếng Paris Review và CIA. Theo xác nhận của Joel Whitney, Paris Review đã dính vào cuộc thỏa thuận ngầm với CIA “nhằm mục đích sử dụng những bài phỏng vấn và những tài liệu khác của tòa soạn để thắng Liên Xô trong các thành tựu văn hóa và giới thiệu các tác phẩm văn học Mỹ”. Ông nói: “Khi Quách Tiểu Lộ nói ở Jaipur rằng truyền thống và thói quen đọc sách của chúng ta đã bị đánh cắp và phản bội thì cô ấy đã hoàn toàn đúng. Việc đó được họ làm rất có ý thức và đầy mưu mô”.
Quách Tiểu Lộ, tác giả Thạch thôn
Paris Review không phải công cụ duy nhất trong kho vũ khí của CIA. Trong cuốn Chiến tranh lạnh trong văn hóa (The Cultural Cold War, 1999) của Frances Stonor Saunder, nữ ký giả kiêm sử gia người Anh kể rằng, tờ tạp chí văn học nghệ thuật Encounter, đặt trụ sở tại London, cũng là công cụ của CIA. Dưới sự biên tập của những nhà hoạt động văn học nổi tiếng, tạp chí này vốn in những bài bình luận nghiêm chỉnh về văn hóa nên thu hút khá nhiều nhà văn. Trong cả hai trường hợp kể trên và trong nhiều trường hợp khác nữa, CIA đã phải thú nhận mình có tham gia sản xuất sản phẩm văn hóa như một yếu tố cực kỳ quan trọng để sử dụng “quyền lực mềm” trong những mối quan tâm chiến lược của Mỹ.
“Tạo ra vũ khí văn hóa” (hay sử dụng văn hóa như một thứ vũ khí), như Joel Whitney đã viết trong bài tiểu luận đăng trên tạp chí Salon, thì tự thân việc đó đâu đã là vấn đề. Kỳ thực, việc kết hợp sử dụng các công cụ khác nhau của “quyền lực mềm” phương Tây trong các hoạt động văn học tuyên truyền đã không làm cho tất cả các cuộc đột nhập của nó vào môi trường văn học trở nên bất chính. Ngược lại là khác, việc này mở đường và chỉ ra những lĩnh vực cần chú trọng đầu tư, để trong tương lai có thể điều chỉnh sự mất cân đối về ảnh hưởng.
Một trong các phương cách như thế có thể là tạp chí văn học hoặc diễn đàn, nơi đăng bản dịch các tác phẩm mới của toàn thế giới và lý giải rành rẽ vì sao nó lại quan trọng. Những nhà xuất bản ở Mỹ như Khuynh hướng mới (nhà xuất bản độc lập New Directions Publishing Corp.), Thư ngỏ (Open Letter Press - nhà xuất bản phi thương mại của Đại học Rochester, khuyên in các bản dịch) và Trung tâm dịch văn học của Đại học Columbia (Columbia Centre for Literary Translation) đang cố gắng làm những việc đó. Việc cần làm là phải hiểu biết xu hướng chủ đạo trong văn hóa thế giới hiện nay đang được cung cấp tài chính và được ủng hộ như thế nào - đó là vấn đề then chốt cho nhận thức để quảng bá những bản dịch và các tác phẩm văn học.
Để đối trọng với sự ngự trị, chủ lưu của văn học Anh - Mỹ, tiền phải được rót vào những giọng điệu chọn lọc và các bản dịch. Những sáng kiến phù hợp thường xuất hiện trong chính những hoàn cảnh cụ thể.
Vấn đề là ở chỗ, sự lấn át đến trơ lì của “Tây phương hóa” hay “văn hóa phương Tây” không phải là lựa chọn cho việc phổ biến văn học bằng tiếng dân tộc mình. Phải cố gắng tăng cường đầu tư cho việc dịch ra Anh ngữ những tác phẩm văn học dân tộc đã có, đồng thời phải làm cho công chúng quốc tế có cơ hội tiếp cận với kinh nghiệm văn học của đất nước mình…
Đăng Bẩy dịch
(Nguồn: daibieunhandan.vn)
“Truyền thống đọc của chúng ta đã bị phản bội và đánh cắp, ví dụ, tôi coi văn học châu Á có ít chất truyện hơn rất nhiều, nhưng thói quen của độc giả ta bây giờ phần nhiều nệ theo lối Anglo-Saxon và Mỹ. Tất cả các văn bản truyện hiện nay đều rất giống nhau, rất nệ thật, rất kìm hãm óc sáng tạo cốt truyện, thành thử tất cả những thi vị, tất cả những thứ đa thanh đều bị phái đa số quẳng ra ngoài lề xã hội”. Đó là lời phát biểu trong Liên hoan văn học Jaipur (Jaipur Literary Festival, được tổ chức mới đây tại thủ phủ bang Rajasthan, bang lớn nhất và nằm ở miền Tây Ấn Độ, giáp Pakistan), của nữ văn sĩ Anh gốc Trung Quốc Quách Tiểu Lộ. Nhà văn này sinh năm 1973 tại tỉnh Chiết Giang, có cha là họa sĩ bị tù giam mười năm, có học vấn của Học viện Điện ảnh Bắc Kinh nhưng ở trong nước không được làm phim, phải sang định cư tại Anh từ năm 2002 rồi viết văn bằng cả Hoa ngữ lẫn Anh ngữ, năm 2013 được tạp chí văn học Granta của Anh phong là tác giả Anh hay nhất (tiểu thuyết Thạch thôn của chị đã dịch sang tiếng Việt). Quách Tiểu Lộ nói thế là để phàn nàn về sự ngự trị của văn học Mỹ trên các niêm luật văn chương quốc tế. Trong cuộc hội thảo với nữ văn sĩ có các tác giả Mỹ Jonathan Franzen và Jim Crace, nữ văn sĩ Mỹ gốc Ấn Jhumpa Lahiri và nữ văn sĩ Ethiopia Maaza Mengiste. Nhiều vị đã tán đồng ý kiến của Quách Tiểu Lộ. Jhumpa Lahiri và Quách Tiểu Lộ đều lấy làm tiếc vì thấy thiếu triển vọng cho các tác giả viết bằng những ngôn ngữ khác ngoài Anh ngữ. Kết luận của cuộc hội thảo khá là rõ ràng: để có tiếng nói hoặc được liệt vào số người làm việc trong khuôn khổ các quy tắc văn chương chung trên thế giới, tác giả buộc phải viết bằng Anh ngữ.
Về sự thống trị trên quy mô toàn cầu của rặt các tác giả Anh, hay nói đúng hơn là các tác giả Anh - Mỹ và hình thức họ kể một câu chuyện, những tiếng ta thán vốn đã cất lên không phải từ hôm qua. Song, vị trí cụ thể tiến hành cuộc hội thảo cũng như sự bảo trợ các hoạt động đó càng làm cho tiếng kêu oai oái tăng thêm những chiều kích mới. Nỗi phật lòng và thất vọng của những người tham gia hội thảo tại Ấn Độ, mà Liên hoan văn học Jaipur hiện nay hàng năm tập hợp những nhà văn xuất sắc nhất, có thể là chìa khóa để nhận ra diện mạo của tương lai. Những nghiên cứu mới đây cho thấy báo chí xếp người Ấn ở hàng đầu danh sách nhà văn được độc giả ưa thích nhất, mà thị hiếu của độc giả không chỉ giới hạn ở cái mới. Theo thống kê của Thời báo tài chính Anh Financial Times, ngành xuất bản ở Ấn Độ có khoảng 1,6 tỷ USD, và họ sẵn lòng ấn hành sách Anh ngữ nhiều hơn bất kỳ đất nước nào khác. Như vậy có thể suy ra rằng những thay đổi trong lớp độc giả chủ yếu sẽ dẫn đến những thay đổi trong những người kiểm soát niêm luật, và xác định ra cái gì được coi là xu thế chủ đạo của văn chương.
Hình như, nếu như tất cả chỉ làm cho hình thành một thị hiếu văn học chung cả toàn cầu, thì điều đó phải diễn ra thông qua thị trường của người đọc. Song, thực tế lại phức tạp hơn nhiều, mà một số chìa khóa để hiểu biết thực tế đó lại nằm trong tay của nhà tài trợ cho chính Liên hoan văn học Jaipur.
Cuộc hội thảo về sự hiểu biết đầy đủ, lý giải cặn kẽ nhận thức và các cấu thành của một cuốn tiểu thuyết vạn năng mang “tầm cỡ thế giới” cũng như nhiều sự kiện khác diễn ra trong Liên hoan vốn được tổ chức với sự tài trợ của Hội đồng Anh. Theo lời nhà văn Joel Whitney, “thông hiểu xu hướng chủ đạo được hình thành như thế nào là việc cũng cần thiết cho các cơ quan dạng như Hội đồng Anh hay các cơ quan nhà nước và phi thương mại của Mỹ, để mà kiểm tra quá khứ của họ trong sự chuyển động của những tư tưởng dân tộc nhất định”.
Joel Whitney là người sáng lập, là chủ bút tạp chí văn học trực truyến Guernica ở Mỹ. Hồi tháng 5 - 2012 ông đã đăng một bài tiểu luận trên tạp chí Salon vạch trần mối quan hệ giữa tạp chí văn học nổi tiếng Paris Review và CIA. Theo xác nhận của Joel Whitney, Paris Review đã dính vào cuộc thỏa thuận ngầm với CIA “nhằm mục đích sử dụng những bài phỏng vấn và những tài liệu khác của tòa soạn để thắng Liên Xô trong các thành tựu văn hóa và giới thiệu các tác phẩm văn học Mỹ”. Ông nói: “Khi Quách Tiểu Lộ nói ở Jaipur rằng truyền thống và thói quen đọc sách của chúng ta đã bị đánh cắp và phản bội thì cô ấy đã hoàn toàn đúng. Việc đó được họ làm rất có ý thức và đầy mưu mô”.
Quách Tiểu Lộ, tác giả Thạch thôn
Paris Review không phải công cụ duy nhất trong kho vũ khí của CIA. Trong cuốn Chiến tranh lạnh trong văn hóa (The Cultural Cold War, 1999) của Frances Stonor Saunder, nữ ký giả kiêm sử gia người Anh kể rằng, tờ tạp chí văn học nghệ thuật Encounter, đặt trụ sở tại London, cũng là công cụ của CIA. Dưới sự biên tập của những nhà hoạt động văn học nổi tiếng, tạp chí này vốn in những bài bình luận nghiêm chỉnh về văn hóa nên thu hút khá nhiều nhà văn. Trong cả hai trường hợp kể trên và trong nhiều trường hợp khác nữa, CIA đã phải thú nhận mình có tham gia sản xuất sản phẩm văn hóa như một yếu tố cực kỳ quan trọng để sử dụng “quyền lực mềm” trong những mối quan tâm chiến lược của Mỹ.
“Tạo ra vũ khí văn hóa” (hay sử dụng văn hóa như một thứ vũ khí), như Joel Whitney đã viết trong bài tiểu luận đăng trên tạp chí Salon, thì tự thân việc đó đâu đã là vấn đề. Kỳ thực, việc kết hợp sử dụng các công cụ khác nhau của “quyền lực mềm” phương Tây trong các hoạt động văn học tuyên truyền đã không làm cho tất cả các cuộc đột nhập của nó vào môi trường văn học trở nên bất chính. Ngược lại là khác, việc này mở đường và chỉ ra những lĩnh vực cần chú trọng đầu tư, để trong tương lai có thể điều chỉnh sự mất cân đối về ảnh hưởng.
Một trong các phương cách như thế có thể là tạp chí văn học hoặc diễn đàn, nơi đăng bản dịch các tác phẩm mới của toàn thế giới và lý giải rành rẽ vì sao nó lại quan trọng. Những nhà xuất bản ở Mỹ như Khuynh hướng mới (nhà xuất bản độc lập New Directions Publishing Corp.), Thư ngỏ (Open Letter Press - nhà xuất bản phi thương mại của Đại học Rochester, khuyên in các bản dịch) và Trung tâm dịch văn học của Đại học Columbia (Columbia Centre for Literary Translation) đang cố gắng làm những việc đó. Việc cần làm là phải hiểu biết xu hướng chủ đạo trong văn hóa thế giới hiện nay đang được cung cấp tài chính và được ủng hộ như thế nào - đó là vấn đề then chốt cho nhận thức để quảng bá những bản dịch và các tác phẩm văn học.
Để đối trọng với sự ngự trị, chủ lưu của văn học Anh - Mỹ, tiền phải được rót vào những giọng điệu chọn lọc và các bản dịch. Những sáng kiến phù hợp thường xuất hiện trong chính những hoàn cảnh cụ thể.
Vấn đề là ở chỗ, sự lấn át đến trơ lì của “Tây phương hóa” hay “văn hóa phương Tây” không phải là lựa chọn cho việc phổ biến văn học bằng tiếng dân tộc mình. Phải cố gắng tăng cường đầu tư cho việc dịch ra Anh ngữ những tác phẩm văn học dân tộc đã có, đồng thời phải làm cho công chúng quốc tế có cơ hội tiếp cận với kinh nghiệm văn học của đất nước mình…
Đăng Bẩy dịch
(Nguồn: daibieunhandan.vn)
VanVN.Net - Sáng ngày 7/12/2013, tại trung tâm văn hóa 3-2 tỉnh Nam Định đã diễn ra Lễ kỷ niệm 95 năm sinh nhà thơ Nguyễn Bính (1918-2013). Lễ kỷ niệm do UBND tỉnh Nam Định và gia đình nhà thơ ...
VanVN.Net - Nhà thơ Lò Ngân Sủn là một thi nhân Việt Nam xuất sắc, tác giả của 14 tập thơ, 2 tập truyện ký, 10 tiểu luận nổi tiếng và hàng loạt bài thơ được phổ nhạc rộng rãi. Mãi ...
VanVN.Net – Sáng 24/2/2014, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) hai đoàn nhà văn của hai nước Việt Nam - Myanmar đã có cuộc tọa đàm, trao đổi về tình hình hoạt động văn học ở ...
VanVN.Net - Nhà nghiên cứu, nhà giáo Lê Xuân Đức: Tôi vừa nhận được bốn bài thơ chưa từng công bố của Bác Hồ. Vốn là người nghiên cứu thơ Bác nhiều năm, tôi vô cùng vui mừng!
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn