VanVN.Net - Liên hoan Thơ thế giới 2010 đã diễn ra tại thủ đô Soul, Hàn Quốc với sự tham dự của rất nhiều nhà thơ nổi tiếng trên thế giới như Christopher Merrill, Douglas Messerli ( Mỹ); nhà thơ Antonio Colinas (Tây Ban Nha); nhà thơ Koike Masayo ( Nhật Bản), nhà thơ Jerzy lllg (Phần Lan); nhà thơ Claude Mouchard (Pháp)…
Nhà thơ Trần Anh Thái và nhà thơ Ko Un (Hàn Quốc) tại Liên hoan Thơ thế giới 2010
Khu vực Đông Nam Á có nhà thơ Trần Anh Thái đã được Ban tổ chức mời tham dự Liên hoan này. Và tại buổi hội thảo trong khuôn khổ Liên hoan, có chủ đề "Tinh thần thơ ca của biển" , nhà thơ Trần Anh Thái đã đọc một bản tham luận mang tựa đề “Ánh sáng của Tự do thuần khiết và tinh thần của biển”. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.
Ánh sáng của Tự do thuần khiết và tinh thần của biển
Cách đây nhiều năm trước, tôi cùng một đoàn khảo cổ về thành phố biển Hải Phòng của đất nước tôi. Tại đây tôi được chứng kiến các nhà khoa học khai quật một ngôi mộ cổ, trong đó có những cỗ quan tài khắc hình những thuyền buồm lướt sóng. Những cỗ quan tài làm từ những cây gỗ lớn có hình dáng con thuyền từ nhiều nghìn năm trước cho một thông điệp: Người Việt cổ xưa sống cùng sông biển và chết đi cùng sông biển. Điều này như một định mệnh, và không gì khác hơn chính là tinh thần của biển có trong tâm thức chúng tôi ngay từ thuở xa xưa.
Tôi sinh ra ở một vùng quê nghèo ven biển Đồng Châu, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Thuở bé tôi từng lặn lội khắp nơi trên các bãi biển quê hương để kiếm từng con cá, con tôm sinh sống. Bờ biển quê tôi thoải và đục, không giống nhiều bờ biển khác ở Việt Nam nước sâu và trong. Chính vì thoải và đục nên rất ít khi tôi thấy ngọn sóng xô bồ, ồn ào gào thét rồi sau đó tan biến tức khắc. Sóng biển quê tôi u trầm buồn bã quanh năm ngày tháng. Tiếng sóng ấy như một giọng hát trầm hùng thấm sâu và ngân xa mãi mãi. Nhưng khi bão nổi thì bất ngờ trào dâng khốc liệt. Sự tàn phá của những con sóng mạnh mẽ, dữ dội tới mức có thể cuốn đi cả một vùng làng, một vùng đất và thảm họa của nó thì dai dẳng và tệ hại khôn lường.Và có lẽ vì thế, từ lâu, biển đối với tôi là một cõi riêng thiêng liêng, tồn tại trong thẳm sâu tâm hồn và thể xác của cá nhân tôi.
Người dân làng tôi đời này qua đời khác sống lam lũ cùng sự vật vã thăng trầm giữa hai con nước thủy triều lên xuống. Nó chính là những khúc ca bi tráng và trữ tình về thân phận con người. Những câu ca dao tục ngữ mà tôi học được về biển đầu tiên là những tiếng hát cất lên từ thẳm sâu của trạng thái tâm thức bi tráng và trữ tình đó; nó song hành cùng với mọi niềm vui và nỗi đau khổ mà chúng tôi đã phải chịu đựng và trải qua. Và cũng bởi vì, sau những nhọc nhằn, mất mát đau thương để sinh tồn, sau những cuộc chiến tranh tàn khốc, tội ác và hận thù, người dân làng tôi luôn khao khát vươn tới cuộc sống thanh bình, vươn tới vẻ đẹp, tình yêu, lòng bao dung, thơ ca và nghệ thuật. Có lẽ cũng vì thế mà người làng tôi cũng như tất cả các làng quê khác ở Việt Nam có một tình yêu thơ ca thật hiếm hoi và họ có một khả năng cảm thụ thơ ca mạnh mẽ. Thơ ca nói chung và thơ ca mang tinh thần biển nói riêng luôn được cất lên từ thẳm sâu trái tim, được cất lên như một ý thức về lẽ sống trong sự sinh tồn. Năm 2003, trong trường ca Trên đường, tôi có một đoạn thơ viết về biển như sau: Biển bốn mùa sóng đục/ Tôi soi dọc đời tôi/ Con thuyền ẩn đầy bất trắc/ Lúc tôi ngã sõng soài/ Biển nâng tôi lên mặt đất/ Khi đêm tối bủa vây/ Sao biển sáng soi đường./ Tôi sống trong cơn mơ của những đêm rằm/ Tôi bốc cát xây lâu đài trong ngày biển động/ Lâu đài vút cao / Hạt cát đời bé bỏng/ Con chim hót khàn đêm / Khản giọng qua ngày./ Sóng đổ dưới chân trần rạn vỡ/ Tôi cố rút chân lên sóng níu tôi về/ Tôi xô dạt nước lên nước xuống/ Biển che chắn tôi/ Tiếng sóng nhọc nhằn./ Tôi bước trên đường có nhiều khúc rẽ/ Trong bữa đói chiều hôm cơn khát cuối ngày/ Giữa rừng xa gai bụi/ Nơi ngách phố úp mặt vào chén rượu/ Ngước mắt lên vì sao sáng trên đầu/ Tôi đứng một mình sau bức tường nứt vỡ/ Biển vuốt ru/ Đưa tôi đến bến bờ…
Và như thế biển tự bao giờ trở thành nơi che chở, nơi nương tựa tinh thần, cùng sự lựa chọn cho những phát ngôn về tình yêu, lòng bao dung nhân hậu, cho ý chí và lẽ sống. Và cũng vì thế mà biển luôn ám ảnh, có mặt ở mọi nơi trong thơ ca và cuộc sống của các nhà thơ thuộc nhiều thế hệ người Việt chúng tôi. Tôi rất tôn quí Tuệ Trung Thượng sĩ ( 1230-1291), ông là một thiền sư, một nhà thơ lớn đời Trần. Sau chiến thắng Nguyên- Mông, ông từ bỏ quan trường, từ chối hợp tác với triều đại đương thời trở về chuyên tâm nghiên cứu thiền học và làm thơ, yên lặng tựa vào cõi thẳm sâu tâm thức biển: “ … Muôn tía nghìn xanh tràn đất nước/ Chân trời góc biển dưỡng tình ta. “ Sóng dài, thuyền nhỏ nổi lênh đênh/ Cất mái chèo qua đoạn thác gềnh/ Một tiếng nhạn trời đâu vẳng đến/ Gió thu như đã dậy mênh mông”…
Trần Nhân Tông (1258- 1308), vị Hoàng đế anh minh, một bậc trí giả cuối đời đã trút bỏ ngai vàng trở về chuyên tâm thiền học. Ông là một tâm hồn lớn, sâu thẳm và tuyệt đẹp. trong thơ ông là cả một trái tim nhân ái bao dung của biển cả, một tình thương xuyên thấu vũ trụ, đủ để ôm chứa biển trời : “ Gan dạ sắt đá vượt lên tuyết buổi sáng/ Quần lụa mộc, khăn lụa trắng đón gió đông”. “ Khách đến chơi không hỏi việc đời/ Cùng đứng tựa lan can ngắm biển khơi mờ mịt ở chân trời”. “… Một vệt nắng chiếu rực sáng bên ngoài biển nước/ Nghìn núi lặng tờ, lá đỏ rơi/ Mây ướt giăng như mộng, tiếng chuông xa vẳng.”…
Như một thiên chức của cái đẹp, cho dù phải trải qua xiết bao biến động, những đe dọa khốc liệt của dòng đời, thậm chí ngay cả tai họa đến từ cái chết, những vần thơ kiệt tác của các nhà thơ không ngừng thấu thị một tâm thế an nhiên tự tại trước biển trời sông nước. Những bài thơ bốn câu cực ngắn nhưng ôm chứa cả một vũ trụ mênh mang mà nhẹ nhàng, cứng cỏi tỏa rạng hào quang trí tuệ. Và như thế, thơ ca đã bỏ lại sau lưng mọi tham vọng nghiệt ngã của dòng đời, những đau thương của chiến tranh và tội ác để viết lên những kiệt tác thơ về tình yêu cuộc sống; hình ảnh thơ rộng lớn, uyển chuyển sâu sắc. Những vần thơ không chỉ đẹp đẽ, tinh tế đơn thuần; mà còn mang tâm thế mênh mang của biển cả cùng một tư duy vũ trụ: “ Sáng chơi trên ngọn núi có đám mây nổi/ Tối về ngủ ở eo biển trăng sáng/ Bỗng nhiên được hứng thú hay/ Muôn hình tượng nảy sinh ra đầu ngọn bút. Trần Thánh Tông ( 1240- 1290).
Vậy là đã đối lập với hận thù, tham vọng, chiến tranh và cái ác... Không phải chỉ là hòa bình mà là an nhiên tự tại, là thơ ca và tình yêu. Một ngọn núi nằm bên bờ biển, một đám mây, eo biển rực rỡ ánh trăng… với muôn màu sắc, hình tượng đẹp đẽ, hứng thú tràn về… tất cả là thiện tính, là vẻ đẹp… Những bài thơ như vậy về biển đương nhiên không thể loại bỏ được cái ác, chiến tranh, độc tài, bệnh tật và đói nghèo …nhưng đó là dấu ấn khắc sâu vào đá, là sự thức tỉnh văn hóa, là ánh sáng của tự do thuần khiết chống lại bóng tối. Và vì vậy không có cách nào khác, các nhà thơ phải cất lên lời ca của chính mình, hát và viết về tình yêu cuộc sống, về biển cả mênh mang cô đơn mà tráng lệ, về vẻ đẹp tuyệt mỹ của thiên nhiên nhiều bí ẩn …Nhưng biển và thiên nhiên chưa bao giờ được yên tĩnh. Dường như tất cả các vùng biển của các đại dương thế giới đang bị chính con người hủy hoại. Không có một vùng biển nào mà con người không khai thác, chiếm đoạt bởi lợi ích khôn cùng …Nhưng tôi chắc chắn rằng, văn học nói chung và thơ ca nói riêng, bằng bản chất nghệ thuật của mình, mang trên vai nhiệm vụ lớn lao và như một sứ mệnh cứu rỗi những nguy cơ bế tắc, sẽ tìm ra lối thoát cho những thách thức đang ngày càng nghiêm trọng ở các vùng biển hôm nay.
Bởi lẽ, thơ ca vốn chứa đựng trong nó một sức mạnh không gì thay thế được. Xét về bản chất, con người từ khởi thủy đã mang sẵn chất thơ. Nó tiềm ẩn đâu đó trong vô cùng. Nó là vô thức. Khi con người nhập cuộc, ở vào một thời điểm thích hợp nào đó, tự nhiên thơ ca phát lộ. Cường độ phát lộ nhiều hay ít, mạnh hay yếu, đến được sự chân thật hay đi bên ngoài sự chân thật tùy thuộc vào tiềm năng nội lực của mỗi tạng tính mà bật ra, viết ra những sản phẩm thơ khác nhau. Cũng có người mãi mãi thơ không phát lộ, nhưng chất thơ vẫn có đó, nó tiềm ẩn sâu thẳm trong bản thể, nó chưa được đánh thức, nó bị bỏ quên. Nhưng nó vẫn còn đó, trong vô thức- Điều này giải thích vì sao những đứa trẻ mới sơ sinh vô cùng hứng khởi với màu sắc lạ, mọi trò chơi khác thường. Và nữa, những người không dính dáng gì đến văn chương nghệ thuật, những nhà toán học chẳng hạn, thậm chí là những nông dân không biết chữ, suốt ngày trồng rau, cày ruộng…nhưng trong một cơn hứng khởi mãnh liệt, từ thẳm sâu họ bật ra những nhịp thơ, nhịp hát , hoặc nhảy múa hoan ca tràn ngập. Chất thơ- Hòn đá đã có mặt ở thế gian, cho dù người ta cố tình quăng nó xuống sông, vứt nó xuống biển, chôn nó tận sâu trong lòng đất thì nó vẫn còn đó, mãi mãi. Bằng chứng là, vì chính cái chất thơ ấy, chứ không phải cái gì khác, mà nảy sinh niềm hứng khởi, thôi thúc sáng tạo, con người tự hoàn thiện mình, làm Người.
Nhưng vì cuộc sống sinh tồn, con người tự giác rời bỏ chính bản thân mình, rời bỏ tự do thuần khiết, bước theo lối rẽ - Tôi tạm gọi là lối rẽ của Người khổng lồ Cám Dỗ. Họ bị Cám Dỗ vây chặt, bám riết với mọi ràng buộc khốc liệt và ngớ ngẩn. Họ sa lầy trong tù đọng của những hấp dẫn giả tạo một cách tự giác, vô tư. Họ háo hức đi trên lối rẽ của Cám Dỗ mà sự tha hóa đang chờ đón họ ở tương lai. Thứ tương lai mà Cám Dỗ tạo ra để lôi kéo con người, thực chất nó là sự bịa đặt, không có thật, bởi Cám Dỗ- kẻ bịa đặt vĩ đại. Và cứ thế cùng thời gian, con người mê mải đi trong mây mù trên lối rẽ của Cám Dỗ, càng đi càng mệt mỏi, bế tắc, ê chề, vô vọng không có điểm dừng, không nơi kết thúc. Trên lối rẽ ấy, nhiều khi họ tuyệt vọng cùng đường và đôi khi họ reo vui hạnh phúc. Họ reo vui vì có lúc mơ hồ tưởng rằng đã gặp một vài mảnh vỡ thiên đường rớt xuống trần gian; họ tuyệt vọng cùng đường khi gặp núi sâu vực thẳm, không nơi bấu víu. Nhưng họ vẫn đi. Họ là quán tính của một cỗ máy vận hành liên tục không ngưng nghỉ. Họ là cái đuôi chạy trong vòng quay quyền năng của Cám Dỗ. Chính vì lý do này mà biển cả ngày càng bị khai thác, hủy diệt tàn phá nặng nề như chúng ta đang lo ngại hiện nay. Nhưng may mắn thay, chính trong lúc cùng quẫn đó, thơ ca xuất hiện. Thơ ca bật ra từ nội tâm thăm thẳm của niềm vui sướng tận cùng và nỗi bất hạnh lắng sâu. Chính trong lúc tận cùng ấy thơ tới được giới hạn của sự tĩnh tại. Và chỉ ở giới hạn này nó mới có được trạng thái trong suốt thuần khiết, gần đến được với sự trong sáng thuần khiết nguyên khởi mà con người từng có. Tôi rất thích một bầu trời mùa thu trong vắt không hề có một gợn mây. Tôi thích nó không phải chỉ vì nó đẹp mà còn vì, khi nhìn bầu trời ở trạng thái ấy, nó mới cho ta cảm giác bầu trời thấu suốt, thật cao, thật sâu và mênh mang, như nó vốn là thế. Còn hôm nào có những đám mây, lại cho ta cảm giác bầu trời chật hẹp, thấp, bé không rõ ràng. Điều này có một liên hệ nào đó với việc khám phá thế giới bên trong của các nhà thơ. Bởi khi ở trạng thái trong sáng thuần khiết, thơ ca có khả năng biểu hiện một cách chính xác bản chất sự vật. Nó không vướng víu, bận tâm bởi mọi tham vọng và hệ lụy. Nó vượt lên những chật chội buồn thảm của Cám Dỗ với chỉ một khát vọng: Trút bỏ nỗi đau, bước ra khỏi lầm lạc khổ đau, Trên Đường tìm kiếm hạnh phúc, tìm kiếm cái đẹp.
Sự thật, trong hành trình cùng Cám Dỗ, con người yếu đuối và cả tin luôn thua cuộc, luôn bị cuộc sống săn đuổi. Họ bị kẻ độc tài Cám Dỗ nói rằng: Tất cả mọi lợi ích và tham vọng mới là chân lý, là sự thật, là hoàn thiện…và họ tin vào điều đó. Họ quả quyết một cách dứt khoát rằng, lối rẽ của Cám Dỗ mới là con đường duy nhất đúng, duy nhất là sự sống. Và hậu quả là: Bất hạnh khổ đau tràn ngập, biển cả hủy diệt hàng ngày, chiến tranh, bệnh tật, đói nghèo... Vào chính lúc đó, thơ- là kẻ cứu rỗi; nó không cùng Cám Dỗ mà là Trên Đường, tự do và thuần khiết. Đương nhiên, trong thực tế, thơ không bao giờ đến được bản thể ban đầu. Vì nó, như vô thức, đã rời bỏ quá lâu, quá xa bản thể. Xa, lâu đến mức nó không còn nhận biết chính nó nữa, đến mức nó tưởng rằng Cám Dỗ mới là đương nhiên chân thật. Giờ thì qua sợ hãi, khổ đau và tuyệt vọng, nó trở về chính mình, tự nhận thức lại. Nó không đến được tự do tuyệt đối nhưng mọi nỗ lực của nó đã gần đến, ở Trên Đường. Và ngay khi ở trạng thái Trên đường tự do thuần khiết này, nó đã mang trên vai sứ mệnh vô cùng lớn lao- tự nhiên thế- sự cứu rỗi. Không ai bắt nó cả. Nó tự nguyện, nó là nghiệp mệnh. Nó kéo con người ra khỏi nỗi đau trần thế, kéo con người xa lìa lối rẽ của Cám Dỗ, nó khao khát Trên Đường tự do thuần khiết. Và ngay chính lúc Trên Đường tự do thuần khiết, nó đã tràn đầy hạnh phúc- nó là Thơ.
Chừng nào chưa dứt khoát rời bỏ Cám Dỗ, còn toan tính vụ lợi, luẩn quẩn trong vòng vây của lối rẽ ham muốn, thì chừng đó còn nhiều đau khổ, biển cả còn bị tranh giành, chiếm đoạt và lợi dụng, thách thức ngày càng nghiêm trọng. Vì đơn giản là nó bị áp đặt. Bị Cám Dỗ áp đặt. Mà tất cả mọi sự áp đặt thì đều không phải là thật, là gượng ép, là giả dối. Nếu không nói rằng, sự áp đặt càng quyết liệt bao nhiêu thì sản phẩm mà nó sinh ra càng méo mó, dị dạng bấy nhiêu; và không loại trừ nó còn tạo ra cả quái thai bệnh hoạn. Chính điều này mà những vấn đề của biển đang trở thành thách thức với chúng ta hôm nay. Chỉ tiếc rằng, con người nhiều khi lại hoàn toàn không hề biết chính họ bị áp đặt. Không ít khi họ tin tuyệt đối rằng chính sự áp đặt mới là đúng, là chân thật. Họ mụ mẫm. Điều đó giải thích tại sao tất cả mọi người sinh ra đều có chất thơ nhưng chỉ một số rất ít người chất thơ mạnh mẽ mới viết thơ. Và trong số rất ít người viết thơ lại chỉ có rất ít người là sáng tạo thơ. Còn lại số đông chỉ đam mê thơ như một bản năng, như một quán tính. Số đông này rất khó tiếp cận bản chất của thơ, của sự thật. Vì họ đã hít thở trong bầu khí quyển của kẻ áp đặt. lâu dần sự áp đặt thành thói quen quán tính, thành đương nhiên. Họ làm theo sự đương nhiên một cách đầy đam mê, thích thú, thậm chí còn kiêu hãnh và tự mãn. Họ đã để mất thơ, mất sự chân thật. Và họ cứ thế lầm lũi đi trên lối rẽ giả dối mà Cám Dỗ bày đặt. Và đương nhiên, sản phẩm của họ sinh ra từ bàn tay của Cám Dỗ thì nó thuộc về Cám Dỗ, không thuộc về họ. Trong thực tế, Thơ không bị chi phối bất cứ điều gì cả. Nó chối từ mọi áp đặt dung tục, lòng tham, sự giả dối vụ lợi, toan tính. Nó chỉ là chính nó. Tự do thuần khiết.
Thơ - Trên Đường cứu rỗi. Con đường duy nhất dẫn đến Trên Đường thơ chính là con đường của tài năng và trái tim. Và chỉ trái tim mới đủ sức dẫn dắt Trên Đường thơ “ Những trái tim lần tìm nhau run rẩy”. Nếu không, hiển nhiên đầy rẫy tha hóa, quái thai. Nhưng thật khó khăn vô cùng. Con người cả tin vào Cám Dỗ, và họ phải trả giá. Bằng chứng Cám Dỗ chính là thảm họa, là nguyên nhân, thủ phạm của những bi kịch, bế tắc và những thách thức. Chính vì tin vào Cám Dỗ nên nó luôn lẫn lộn cái thật và cái gần thật. Và khi cái gần thật có cơ hội chiếm ưu thế, đến lượt nó phát huy quyền lực, trở lại giết chết niềm tin. Mọi thách thức nghiêm trọng của biển phát sinh từ đây.
Sự thật đã thua cuộc. Chính vào lúc này chứ không phải lúc nào khác, Thơ dứt khoát rời bỏ Cám Dỗ. Cái Cám Dỗ mà trong đó chỉ thấy tràn ngập “ Gã hề lăng xăng sàn diễn u mê”, để Trên Đường tự do thuần khiết. Từ trong sâu thẳm Thơ vang vọng lời cảnh báo về thân phận con người, rằng: “ Không ai giúp được chúng ta/ Những tiện nghi và những giáo luật/ Chỉ tiếng gọi vang lên sự sống/ Tiếng gọi vang lên sâu thẳm cõi người”; để đưa con người thoát ra mọi tranh giành, hận thù, tàn sát và lòng ghen ghét chiếm đoạt… Ra khỏi uy quyền, độc tài từng ngự trị con người một cách tuyệt đối của Cám Dỗ để trở lại tự do, trong sáng thuần khiết. Chừng nào nó còn chấp nhận thua cuộc, an phận cùng Cám Dỗ, chừng đó nó vẫn bị áp đặt, vẫn chỉ là giả, gượng ép. Là tiếng kêu cải lương trống rỗng. Nó là thứ vô ích . Nó chỉ thực sự có ích khi nó trở về chính nó: Trên Đường - Thơ - Tự do thuần khiết - Cứu rỗi. Nếu không, nó mãi mãi chạy bên ngoài sự thật. Và mọi nguy cơ bất hạnh mãi mãi xẩy ra.
Tất cả những điều tôi vừa trình bày ở trên, không có gì khác hơn chính là sứ mệnh của thơ trong tinh thần biển hôm nay, là khát vọng để thơ được tự do cất lên tiếng hát chân thực, trong sáng thuần khiết của mình, chống lại bế tắc và mọi thách thức. Thế kỷ 21 được xem là “ Thế kỷ của đại dương”. Sự gắn bó của con người với biển cả ngày càng trở nên vô cùng quan thiết. Đối với dân tộc tôi, biển chính là số phận của con người. Từ khi người Việt sinh ra, biển đã trở thành một nửa trong máu thịt, thân thể và tâm hồn mỗi chúng tôi. Truyền thuyết của dân tộc tôi kể lại rằng, Lạc long Quân, vị Thủy tổ sinh ra dân tộc tôi thuộc loài rồng. Loài rồng thì không thể tách rời sông nước. Cuộc hôn nhân Lạc Long Quân- Âu Cơ có với nhau 100 người con, 50 người theo mẹ lên núi và 50 người theo cha về biển nói lên sự gắn kết sống chết cùng sông nước của loài rồng như một tiên báo về định mệnh của người Việt chúng tôi. Và cũng vì vây, với dân tộc tôi, tinh thần biển luôn là tinh thần mở rộng, giao lưu, quốc tế và nhân loại. Cao Bá Quát, Nguyễn Tường Tộ, Phạm Phú Thư, Phan Châu Trinh, Hồ Chí Minh…Mỗi lần ra biển là mỗi lần tinh thần người Việt vươn lên tầm thế giới. Thơ ca của dân tộc tôi hàng ngàn năm thấm đẫm trong tinh thần của biển. Khi dào dạt mạnh mẽ dâng trào, lúc tĩnh lặng ảo huyền, thăm thẳm cùng tận đại dương… Nhưng hiện nay biển đang bị đe dọa đứng trước nhiều nguy cơ hiểm họa. Và ở đây, hơn lúc nào hết, thơ ca- ánh sáng của tuệ giác và minh triết, thứ ánh sáng sinh ra từ tự do, trong sáng thuần khiết có khả năng cứu rỗi; chống lại những mưu toan làm vẩn đục tinh thần của biển. Và phải chăng, đó chính là lối thoát cho tinh thần mới của biển, của không gian giao tiếp hôm nay.
(Nguồn: Văn Nghệ Quân Đội)
VanVN.Net - Liên hoan Thơ thế giới 2010 đã diễn ra tại thủ đô Soul, Hàn Quốc với sự tham dự của rất nhiều nhà thơ nổi tiếng trên thế giới như Christopher Merrill, Douglas Messerli ( Mỹ); nhà thơ Antonio Colinas (Tây Ban Nha); nhà thơ Koike Masayo ( Nhật Bản), nhà thơ Jerzy lllg (Phần Lan); nhà thơ Claude Mouchard (Pháp)…
Nhà thơ Trần Anh Thái và nhà thơ Ko Un (Hàn Quốc) tại Liên hoan Thơ thế giới 2010
Khu vực Đông Nam Á có nhà thơ Trần Anh Thái đã được Ban tổ chức mời tham dự Liên hoan này. Và tại buổi hội thảo trong khuôn khổ Liên hoan, có chủ đề "Tinh thần thơ ca của biển" , nhà thơ Trần Anh Thái đã đọc một bản tham luận mang tựa đề “Ánh sáng của Tự do thuần khiết và tinh thần của biển”. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.
Ánh sáng của Tự do thuần khiết và tinh thần của biển
Cách đây nhiều năm trước, tôi cùng một đoàn khảo cổ về thành phố biển Hải Phòng của đất nước tôi. Tại đây tôi được chứng kiến các nhà khoa học khai quật một ngôi mộ cổ, trong đó có những cỗ quan tài khắc hình những thuyền buồm lướt sóng. Những cỗ quan tài làm từ những cây gỗ lớn có hình dáng con thuyền từ nhiều nghìn năm trước cho một thông điệp: Người Việt cổ xưa sống cùng sông biển và chết đi cùng sông biển. Điều này như một định mệnh, và không gì khác hơn chính là tinh thần của biển có trong tâm thức chúng tôi ngay từ thuở xa xưa.
Tôi sinh ra ở một vùng quê nghèo ven biển Đồng Châu, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Thuở bé tôi từng lặn lội khắp nơi trên các bãi biển quê hương để kiếm từng con cá, con tôm sinh sống. Bờ biển quê tôi thoải và đục, không giống nhiều bờ biển khác ở Việt Nam nước sâu và trong. Chính vì thoải và đục nên rất ít khi tôi thấy ngọn sóng xô bồ, ồn ào gào thét rồi sau đó tan biến tức khắc. Sóng biển quê tôi u trầm buồn bã quanh năm ngày tháng. Tiếng sóng ấy như một giọng hát trầm hùng thấm sâu và ngân xa mãi mãi. Nhưng khi bão nổi thì bất ngờ trào dâng khốc liệt. Sự tàn phá của những con sóng mạnh mẽ, dữ dội tới mức có thể cuốn đi cả một vùng làng, một vùng đất và thảm họa của nó thì dai dẳng và tệ hại khôn lường.Và có lẽ vì thế, từ lâu, biển đối với tôi là một cõi riêng thiêng liêng, tồn tại trong thẳm sâu tâm hồn và thể xác của cá nhân tôi.
Người dân làng tôi đời này qua đời khác sống lam lũ cùng sự vật vã thăng trầm giữa hai con nước thủy triều lên xuống. Nó chính là những khúc ca bi tráng và trữ tình về thân phận con người. Những câu ca dao tục ngữ mà tôi học được về biển đầu tiên là những tiếng hát cất lên từ thẳm sâu của trạng thái tâm thức bi tráng và trữ tình đó; nó song hành cùng với mọi niềm vui và nỗi đau khổ mà chúng tôi đã phải chịu đựng và trải qua. Và cũng bởi vì, sau những nhọc nhằn, mất mát đau thương để sinh tồn, sau những cuộc chiến tranh tàn khốc, tội ác và hận thù, người dân làng tôi luôn khao khát vươn tới cuộc sống thanh bình, vươn tới vẻ đẹp, tình yêu, lòng bao dung, thơ ca và nghệ thuật. Có lẽ cũng vì thế mà người làng tôi cũng như tất cả các làng quê khác ở Việt Nam có một tình yêu thơ ca thật hiếm hoi và họ có một khả năng cảm thụ thơ ca mạnh mẽ. Thơ ca nói chung và thơ ca mang tinh thần biển nói riêng luôn được cất lên từ thẳm sâu trái tim, được cất lên như một ý thức về lẽ sống trong sự sinh tồn. Năm 2003, trong trường ca Trên đường, tôi có một đoạn thơ viết về biển như sau: Biển bốn mùa sóng đục/ Tôi soi dọc đời tôi/ Con thuyền ẩn đầy bất trắc/ Lúc tôi ngã sõng soài/ Biển nâng tôi lên mặt đất/ Khi đêm tối bủa vây/ Sao biển sáng soi đường./ Tôi sống trong cơn mơ của những đêm rằm/ Tôi bốc cát xây lâu đài trong ngày biển động/ Lâu đài vút cao / Hạt cát đời bé bỏng/ Con chim hót khàn đêm / Khản giọng qua ngày./ Sóng đổ dưới chân trần rạn vỡ/ Tôi cố rút chân lên sóng níu tôi về/ Tôi xô dạt nước lên nước xuống/ Biển che chắn tôi/ Tiếng sóng nhọc nhằn./ Tôi bước trên đường có nhiều khúc rẽ/ Trong bữa đói chiều hôm cơn khát cuối ngày/ Giữa rừng xa gai bụi/ Nơi ngách phố úp mặt vào chén rượu/ Ngước mắt lên vì sao sáng trên đầu/ Tôi đứng một mình sau bức tường nứt vỡ/ Biển vuốt ru/ Đưa tôi đến bến bờ…
Và như thế biển tự bao giờ trở thành nơi che chở, nơi nương tựa tinh thần, cùng sự lựa chọn cho những phát ngôn về tình yêu, lòng bao dung nhân hậu, cho ý chí và lẽ sống. Và cũng vì thế mà biển luôn ám ảnh, có mặt ở mọi nơi trong thơ ca và cuộc sống của các nhà thơ thuộc nhiều thế hệ người Việt chúng tôi. Tôi rất tôn quí Tuệ Trung Thượng sĩ ( 1230-1291), ông là một thiền sư, một nhà thơ lớn đời Trần. Sau chiến thắng Nguyên- Mông, ông từ bỏ quan trường, từ chối hợp tác với triều đại đương thời trở về chuyên tâm nghiên cứu thiền học và làm thơ, yên lặng tựa vào cõi thẳm sâu tâm thức biển: “ … Muôn tía nghìn xanh tràn đất nước/ Chân trời góc biển dưỡng tình ta. “ Sóng dài, thuyền nhỏ nổi lênh đênh/ Cất mái chèo qua đoạn thác gềnh/ Một tiếng nhạn trời đâu vẳng đến/ Gió thu như đã dậy mênh mông”…
Trần Nhân Tông (1258- 1308), vị Hoàng đế anh minh, một bậc trí giả cuối đời đã trút bỏ ngai vàng trở về chuyên tâm thiền học. Ông là một tâm hồn lớn, sâu thẳm và tuyệt đẹp. trong thơ ông là cả một trái tim nhân ái bao dung của biển cả, một tình thương xuyên thấu vũ trụ, đủ để ôm chứa biển trời : “ Gan dạ sắt đá vượt lên tuyết buổi sáng/ Quần lụa mộc, khăn lụa trắng đón gió đông”. “ Khách đến chơi không hỏi việc đời/ Cùng đứng tựa lan can ngắm biển khơi mờ mịt ở chân trời”. “… Một vệt nắng chiếu rực sáng bên ngoài biển nước/ Nghìn núi lặng tờ, lá đỏ rơi/ Mây ướt giăng như mộng, tiếng chuông xa vẳng.”…
Như một thiên chức của cái đẹp, cho dù phải trải qua xiết bao biến động, những đe dọa khốc liệt của dòng đời, thậm chí ngay cả tai họa đến từ cái chết, những vần thơ kiệt tác của các nhà thơ không ngừng thấu thị một tâm thế an nhiên tự tại trước biển trời sông nước. Những bài thơ bốn câu cực ngắn nhưng ôm chứa cả một vũ trụ mênh mang mà nhẹ nhàng, cứng cỏi tỏa rạng hào quang trí tuệ. Và như thế, thơ ca đã bỏ lại sau lưng mọi tham vọng nghiệt ngã của dòng đời, những đau thương của chiến tranh và tội ác để viết lên những kiệt tác thơ về tình yêu cuộc sống; hình ảnh thơ rộng lớn, uyển chuyển sâu sắc. Những vần thơ không chỉ đẹp đẽ, tinh tế đơn thuần; mà còn mang tâm thế mênh mang của biển cả cùng một tư duy vũ trụ: “ Sáng chơi trên ngọn núi có đám mây nổi/ Tối về ngủ ở eo biển trăng sáng/ Bỗng nhiên được hứng thú hay/ Muôn hình tượng nảy sinh ra đầu ngọn bút. Trần Thánh Tông ( 1240- 1290).
Vậy là đã đối lập với hận thù, tham vọng, chiến tranh và cái ác... Không phải chỉ là hòa bình mà là an nhiên tự tại, là thơ ca và tình yêu. Một ngọn núi nằm bên bờ biển, một đám mây, eo biển rực rỡ ánh trăng… với muôn màu sắc, hình tượng đẹp đẽ, hứng thú tràn về… tất cả là thiện tính, là vẻ đẹp… Những bài thơ như vậy về biển đương nhiên không thể loại bỏ được cái ác, chiến tranh, độc tài, bệnh tật và đói nghèo …nhưng đó là dấu ấn khắc sâu vào đá, là sự thức tỉnh văn hóa, là ánh sáng của tự do thuần khiết chống lại bóng tối. Và vì vậy không có cách nào khác, các nhà thơ phải cất lên lời ca của chính mình, hát và viết về tình yêu cuộc sống, về biển cả mênh mang cô đơn mà tráng lệ, về vẻ đẹp tuyệt mỹ của thiên nhiên nhiều bí ẩn …Nhưng biển và thiên nhiên chưa bao giờ được yên tĩnh. Dường như tất cả các vùng biển của các đại dương thế giới đang bị chính con người hủy hoại. Không có một vùng biển nào mà con người không khai thác, chiếm đoạt bởi lợi ích khôn cùng …Nhưng tôi chắc chắn rằng, văn học nói chung và thơ ca nói riêng, bằng bản chất nghệ thuật của mình, mang trên vai nhiệm vụ lớn lao và như một sứ mệnh cứu rỗi những nguy cơ bế tắc, sẽ tìm ra lối thoát cho những thách thức đang ngày càng nghiêm trọng ở các vùng biển hôm nay.
Bởi lẽ, thơ ca vốn chứa đựng trong nó một sức mạnh không gì thay thế được. Xét về bản chất, con người từ khởi thủy đã mang sẵn chất thơ. Nó tiềm ẩn đâu đó trong vô cùng. Nó là vô thức. Khi con người nhập cuộc, ở vào một thời điểm thích hợp nào đó, tự nhiên thơ ca phát lộ. Cường độ phát lộ nhiều hay ít, mạnh hay yếu, đến được sự chân thật hay đi bên ngoài sự chân thật tùy thuộc vào tiềm năng nội lực của mỗi tạng tính mà bật ra, viết ra những sản phẩm thơ khác nhau. Cũng có người mãi mãi thơ không phát lộ, nhưng chất thơ vẫn có đó, nó tiềm ẩn sâu thẳm trong bản thể, nó chưa được đánh thức, nó bị bỏ quên. Nhưng nó vẫn còn đó, trong vô thức- Điều này giải thích vì sao những đứa trẻ mới sơ sinh vô cùng hứng khởi với màu sắc lạ, mọi trò chơi khác thường. Và nữa, những người không dính dáng gì đến văn chương nghệ thuật, những nhà toán học chẳng hạn, thậm chí là những nông dân không biết chữ, suốt ngày trồng rau, cày ruộng…nhưng trong một cơn hứng khởi mãnh liệt, từ thẳm sâu họ bật ra những nhịp thơ, nhịp hát , hoặc nhảy múa hoan ca tràn ngập. Chất thơ- Hòn đá đã có mặt ở thế gian, cho dù người ta cố tình quăng nó xuống sông, vứt nó xuống biển, chôn nó tận sâu trong lòng đất thì nó vẫn còn đó, mãi mãi. Bằng chứng là, vì chính cái chất thơ ấy, chứ không phải cái gì khác, mà nảy sinh niềm hứng khởi, thôi thúc sáng tạo, con người tự hoàn thiện mình, làm Người.
Nhưng vì cuộc sống sinh tồn, con người tự giác rời bỏ chính bản thân mình, rời bỏ tự do thuần khiết, bước theo lối rẽ - Tôi tạm gọi là lối rẽ của Người khổng lồ Cám Dỗ. Họ bị Cám Dỗ vây chặt, bám riết với mọi ràng buộc khốc liệt và ngớ ngẩn. Họ sa lầy trong tù đọng của những hấp dẫn giả tạo một cách tự giác, vô tư. Họ háo hức đi trên lối rẽ của Cám Dỗ mà sự tha hóa đang chờ đón họ ở tương lai. Thứ tương lai mà Cám Dỗ tạo ra để lôi kéo con người, thực chất nó là sự bịa đặt, không có thật, bởi Cám Dỗ- kẻ bịa đặt vĩ đại. Và cứ thế cùng thời gian, con người mê mải đi trong mây mù trên lối rẽ của Cám Dỗ, càng đi càng mệt mỏi, bế tắc, ê chề, vô vọng không có điểm dừng, không nơi kết thúc. Trên lối rẽ ấy, nhiều khi họ tuyệt vọng cùng đường và đôi khi họ reo vui hạnh phúc. Họ reo vui vì có lúc mơ hồ tưởng rằng đã gặp một vài mảnh vỡ thiên đường rớt xuống trần gian; họ tuyệt vọng cùng đường khi gặp núi sâu vực thẳm, không nơi bấu víu. Nhưng họ vẫn đi. Họ là quán tính của một cỗ máy vận hành liên tục không ngưng nghỉ. Họ là cái đuôi chạy trong vòng quay quyền năng của Cám Dỗ. Chính vì lý do này mà biển cả ngày càng bị khai thác, hủy diệt tàn phá nặng nề như chúng ta đang lo ngại hiện nay. Nhưng may mắn thay, chính trong lúc cùng quẫn đó, thơ ca xuất hiện. Thơ ca bật ra từ nội tâm thăm thẳm của niềm vui sướng tận cùng và nỗi bất hạnh lắng sâu. Chính trong lúc tận cùng ấy thơ tới được giới hạn của sự tĩnh tại. Và chỉ ở giới hạn này nó mới có được trạng thái trong suốt thuần khiết, gần đến được với sự trong sáng thuần khiết nguyên khởi mà con người từng có. Tôi rất thích một bầu trời mùa thu trong vắt không hề có một gợn mây. Tôi thích nó không phải chỉ vì nó đẹp mà còn vì, khi nhìn bầu trời ở trạng thái ấy, nó mới cho ta cảm giác bầu trời thấu suốt, thật cao, thật sâu và mênh mang, như nó vốn là thế. Còn hôm nào có những đám mây, lại cho ta cảm giác bầu trời chật hẹp, thấp, bé không rõ ràng. Điều này có một liên hệ nào đó với việc khám phá thế giới bên trong của các nhà thơ. Bởi khi ở trạng thái trong sáng thuần khiết, thơ ca có khả năng biểu hiện một cách chính xác bản chất sự vật. Nó không vướng víu, bận tâm bởi mọi tham vọng và hệ lụy. Nó vượt lên những chật chội buồn thảm của Cám Dỗ với chỉ một khát vọng: Trút bỏ nỗi đau, bước ra khỏi lầm lạc khổ đau, Trên Đường tìm kiếm hạnh phúc, tìm kiếm cái đẹp.
Sự thật, trong hành trình cùng Cám Dỗ, con người yếu đuối và cả tin luôn thua cuộc, luôn bị cuộc sống săn đuổi. Họ bị kẻ độc tài Cám Dỗ nói rằng: Tất cả mọi lợi ích và tham vọng mới là chân lý, là sự thật, là hoàn thiện…và họ tin vào điều đó. Họ quả quyết một cách dứt khoát rằng, lối rẽ của Cám Dỗ mới là con đường duy nhất đúng, duy nhất là sự sống. Và hậu quả là: Bất hạnh khổ đau tràn ngập, biển cả hủy diệt hàng ngày, chiến tranh, bệnh tật, đói nghèo... Vào chính lúc đó, thơ- là kẻ cứu rỗi; nó không cùng Cám Dỗ mà là Trên Đường, tự do và thuần khiết. Đương nhiên, trong thực tế, thơ không bao giờ đến được bản thể ban đầu. Vì nó, như vô thức, đã rời bỏ quá lâu, quá xa bản thể. Xa, lâu đến mức nó không còn nhận biết chính nó nữa, đến mức nó tưởng rằng Cám Dỗ mới là đương nhiên chân thật. Giờ thì qua sợ hãi, khổ đau và tuyệt vọng, nó trở về chính mình, tự nhận thức lại. Nó không đến được tự do tuyệt đối nhưng mọi nỗ lực của nó đã gần đến, ở Trên Đường. Và ngay khi ở trạng thái Trên đường tự do thuần khiết này, nó đã mang trên vai sứ mệnh vô cùng lớn lao- tự nhiên thế- sự cứu rỗi. Không ai bắt nó cả. Nó tự nguyện, nó là nghiệp mệnh. Nó kéo con người ra khỏi nỗi đau trần thế, kéo con người xa lìa lối rẽ của Cám Dỗ, nó khao khát Trên Đường tự do thuần khiết. Và ngay chính lúc Trên Đường tự do thuần khiết, nó đã tràn đầy hạnh phúc- nó là Thơ.
Chừng nào chưa dứt khoát rời bỏ Cám Dỗ, còn toan tính vụ lợi, luẩn quẩn trong vòng vây của lối rẽ ham muốn, thì chừng đó còn nhiều đau khổ, biển cả còn bị tranh giành, chiếm đoạt và lợi dụng, thách thức ngày càng nghiêm trọng. Vì đơn giản là nó bị áp đặt. Bị Cám Dỗ áp đặt. Mà tất cả mọi sự áp đặt thì đều không phải là thật, là gượng ép, là giả dối. Nếu không nói rằng, sự áp đặt càng quyết liệt bao nhiêu thì sản phẩm mà nó sinh ra càng méo mó, dị dạng bấy nhiêu; và không loại trừ nó còn tạo ra cả quái thai bệnh hoạn. Chính điều này mà những vấn đề của biển đang trở thành thách thức với chúng ta hôm nay. Chỉ tiếc rằng, con người nhiều khi lại hoàn toàn không hề biết chính họ bị áp đặt. Không ít khi họ tin tuyệt đối rằng chính sự áp đặt mới là đúng, là chân thật. Họ mụ mẫm. Điều đó giải thích tại sao tất cả mọi người sinh ra đều có chất thơ nhưng chỉ một số rất ít người chất thơ mạnh mẽ mới viết thơ. Và trong số rất ít người viết thơ lại chỉ có rất ít người là sáng tạo thơ. Còn lại số đông chỉ đam mê thơ như một bản năng, như một quán tính. Số đông này rất khó tiếp cận bản chất của thơ, của sự thật. Vì họ đã hít thở trong bầu khí quyển của kẻ áp đặt. lâu dần sự áp đặt thành thói quen quán tính, thành đương nhiên. Họ làm theo sự đương nhiên một cách đầy đam mê, thích thú, thậm chí còn kiêu hãnh và tự mãn. Họ đã để mất thơ, mất sự chân thật. Và họ cứ thế lầm lũi đi trên lối rẽ giả dối mà Cám Dỗ bày đặt. Và đương nhiên, sản phẩm của họ sinh ra từ bàn tay của Cám Dỗ thì nó thuộc về Cám Dỗ, không thuộc về họ. Trong thực tế, Thơ không bị chi phối bất cứ điều gì cả. Nó chối từ mọi áp đặt dung tục, lòng tham, sự giả dối vụ lợi, toan tính. Nó chỉ là chính nó. Tự do thuần khiết.
Thơ - Trên Đường cứu rỗi. Con đường duy nhất dẫn đến Trên Đường thơ chính là con đường của tài năng và trái tim. Và chỉ trái tim mới đủ sức dẫn dắt Trên Đường thơ “ Những trái tim lần tìm nhau run rẩy”. Nếu không, hiển nhiên đầy rẫy tha hóa, quái thai. Nhưng thật khó khăn vô cùng. Con người cả tin vào Cám Dỗ, và họ phải trả giá. Bằng chứng Cám Dỗ chính là thảm họa, là nguyên nhân, thủ phạm của những bi kịch, bế tắc và những thách thức. Chính vì tin vào Cám Dỗ nên nó luôn lẫn lộn cái thật và cái gần thật. Và khi cái gần thật có cơ hội chiếm ưu thế, đến lượt nó phát huy quyền lực, trở lại giết chết niềm tin. Mọi thách thức nghiêm trọng của biển phát sinh từ đây.
Sự thật đã thua cuộc. Chính vào lúc này chứ không phải lúc nào khác, Thơ dứt khoát rời bỏ Cám Dỗ. Cái Cám Dỗ mà trong đó chỉ thấy tràn ngập “ Gã hề lăng xăng sàn diễn u mê”, để Trên Đường tự do thuần khiết. Từ trong sâu thẳm Thơ vang vọng lời cảnh báo về thân phận con người, rằng: “ Không ai giúp được chúng ta/ Những tiện nghi và những giáo luật/ Chỉ tiếng gọi vang lên sự sống/ Tiếng gọi vang lên sâu thẳm cõi người”; để đưa con người thoát ra mọi tranh giành, hận thù, tàn sát và lòng ghen ghét chiếm đoạt… Ra khỏi uy quyền, độc tài từng ngự trị con người một cách tuyệt đối của Cám Dỗ để trở lại tự do, trong sáng thuần khiết. Chừng nào nó còn chấp nhận thua cuộc, an phận cùng Cám Dỗ, chừng đó nó vẫn bị áp đặt, vẫn chỉ là giả, gượng ép. Là tiếng kêu cải lương trống rỗng. Nó là thứ vô ích . Nó chỉ thực sự có ích khi nó trở về chính nó: Trên Đường - Thơ - Tự do thuần khiết - Cứu rỗi. Nếu không, nó mãi mãi chạy bên ngoài sự thật. Và mọi nguy cơ bất hạnh mãi mãi xẩy ra.
Tất cả những điều tôi vừa trình bày ở trên, không có gì khác hơn chính là sứ mệnh của thơ trong tinh thần biển hôm nay, là khát vọng để thơ được tự do cất lên tiếng hát chân thực, trong sáng thuần khiết của mình, chống lại bế tắc và mọi thách thức. Thế kỷ 21 được xem là “ Thế kỷ của đại dương”. Sự gắn bó của con người với biển cả ngày càng trở nên vô cùng quan thiết. Đối với dân tộc tôi, biển chính là số phận của con người. Từ khi người Việt sinh ra, biển đã trở thành một nửa trong máu thịt, thân thể và tâm hồn mỗi chúng tôi. Truyền thuyết của dân tộc tôi kể lại rằng, Lạc long Quân, vị Thủy tổ sinh ra dân tộc tôi thuộc loài rồng. Loài rồng thì không thể tách rời sông nước. Cuộc hôn nhân Lạc Long Quân- Âu Cơ có với nhau 100 người con, 50 người theo mẹ lên núi và 50 người theo cha về biển nói lên sự gắn kết sống chết cùng sông nước của loài rồng như một tiên báo về định mệnh của người Việt chúng tôi. Và cũng vì vây, với dân tộc tôi, tinh thần biển luôn là tinh thần mở rộng, giao lưu, quốc tế và nhân loại. Cao Bá Quát, Nguyễn Tường Tộ, Phạm Phú Thư, Phan Châu Trinh, Hồ Chí Minh…Mỗi lần ra biển là mỗi lần tinh thần người Việt vươn lên tầm thế giới. Thơ ca của dân tộc tôi hàng ngàn năm thấm đẫm trong tinh thần của biển. Khi dào dạt mạnh mẽ dâng trào, lúc tĩnh lặng ảo huyền, thăm thẳm cùng tận đại dương… Nhưng hiện nay biển đang bị đe dọa đứng trước nhiều nguy cơ hiểm họa. Và ở đây, hơn lúc nào hết, thơ ca- ánh sáng của tuệ giác và minh triết, thứ ánh sáng sinh ra từ tự do, trong sáng thuần khiết có khả năng cứu rỗi; chống lại những mưu toan làm vẩn đục tinh thần của biển. Và phải chăng, đó chính là lối thoát cho tinh thần mới của biển, của không gian giao tiếp hôm nay.
(Nguồn: Văn Nghệ Quân Đội)
VanVN.Net – Ngày 10/4/2012, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học” được tổ chức trong một ngày. Buổi sáng, hội thảo khai mạc với sự có mặt của hơn 100 đại ...
VanVN.Net - Cụ Nguyễn Khắc Niêm (1889 – 1954) đỗ Hoàng giáp năm Đinh Mùi (1907) khi tròn 18 tuổi; trẻ thứ nhì trong lịch sử khoa cử Việt Nam, sau Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Khi vua Thành Thái mời các ...
VanVN.Net – Sáng 05/4/2012, tại hội trường Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Ban Nhà văn trẻ đã có buổi chuẩn bị cho tiết mục trình diễn thơ và văn xuôi ...
VanVN.Net - Từ trước đến nay, nhiều người (trong đó có tôi) vẫn cho rằng, không kể cuốn gia phả lịch sử viết dưới dạng tiểu thuyết chương hồi Hoan châu ký (cuối thế kỷ XVII, không rõ tác giả), thì ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn