Chế Lan Viên: Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước/ Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà/ Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc/ Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa (…) Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây/ Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?/ Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ/ Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?
Gửi thư    Bản in

Nhân chuyện một người đi tìm nơi đăng ký xét giải thưởng

Đỗ Hàn - 06-05-2011 01:58:02 PM

VanVN.Net - Hoạ sĩ Phạm Phú Uynh, Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, ngành Trang trí, thuộc Mỹ thuật ứng dụng. Ông có gần 10 năm được đào tạo và làm việc tại Đức và nhiều năm giảng dạy ở Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Ông làm hồ sơ xin đăng ký xét Giải thưởng Nhà nước (năm 2011) với thành tích 8 công trình, tác phẩm, trong đó có 6 máy quân dụng, cụm tác phẩm đạt 3 Huy chương Vàng, 1 huy chương Bạc và 1 Bằng khen của Bộ Quốc phòng. Một số hoạ sĩ ở Hội Mỹ thuật Việt Nam đánh giá ông xứng đáng nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh…

Nhưng, Phạm Phú Uynh mang hồ sơ trên đến Hội Mỹ thuật Việt Nam thì được cho rằng: Đây là các công trình thuộc về kỹ thuật! Ông đưa hồ sơ sang dự xét giải bên ngành Khoa học kỹ thuật thì được nhận xét đây thuộc nghệ thuật trang trí, ngành Mỹ thuật ứng dụng.

Loại ra ngoài các yếu tố chủ quan, khách quan xung quanh chuyện xét Giải thưởng. Ở đây chúng tôi chỉ nhân chuyện này, tìm hiểu xem Hoạ sỹ học ngành gì mà lại đứng chông chênh giữa 2 lĩnh vực KHKT và Nghệ thuật như vậy?

Ở nước ta không ít các giáo sư, các văn nghệ sỹ hoạt động trên hai hoặc thậm chí ba lĩnh vực khác nhau, cả Khoa học cả Kỹ thuật cả Nghệ thuật mà vẫn thành danh.

Vấn đề ở đây bộ môn ông Uynh học còn khá xa lạ với nước ta.

Đó là Design Công nghiệp!

Vậy Design Công nghiệp là gì?

Lần mò lên mạng và các tài liệu hiếm hoi trên giấy, chúng tôi được biết:

"Danh từ Design có trong từ điển tiếng Việt với nghĩa là "thiết kế". Nhưng đến "Design Công nghiệp" thì chưa thấy định nghĩa nào!

Tìm hiểu lịch sử phát triển của Design Công nghiệp thì mới vỡ lẽ:

Cuộc cách mạng KHKT giữa thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 đưa chủ nghĩa tư bản lớn mạnh không ngừng. Nhiều máy móc ra đời, dây chuyền sản xuất phát triển đã giúp cho hàng hoá, sản phẩm tăng lên gấp nhiều lần, đòi hỏi thị trường tiêu thụ.

Các nước tư bản cạnh tranh thị trường khốc liệt. Họ đã đẩy thế giới vào cuộc Đại chiến lần thứ nhất (1914-1918) và Đại chiến lần thứ 2 (1939-1945), hòng phân chia thị trường Thế giới. Nhưng qua hai cuộc Đại chiến chính các nước gây chiến đã thất bại, thị trường của họ bị thu hẹp lại. Đau khổ hơn là gần 60 triệu người trên trái đất đã thiệt mạng, hàng trăm triệu người bị đẩy đến cùng cực, đau khổ vì chiến tranh. Các nước Tư bản lập tức hiểu rằng: không thể dùng vũ lực để xâm chiếm thị trường. Chiến tranh giành thị trường có thể đi bằng con đường khác. Và họ đã sớm (1919) tìm đến Design Công nghiệp. Họ xác định: " Design là nguồn văn hoá vật chất và phi vật chất , có ngữ nghĩa rất rộng, gồm: sáng chế, sáng tạo, thiết kế, cải tạo, trang trí, làm đẹp, bố trí, quy hoạch, kế hoạch, hình dung, tưởng tượng, đề cương, đề án, dự kiến, dự định, vẽ kiểu, mẫu, phác hoạ, phác thảo, mục đích, ý đồ, ý định, đồ án v.v..."

Đi sâu vào Design Công nghiệp, thì đây là là một phạm trù văn hoá và khoa học, có khả năng sáng chế, sáng tạo, kích thích công nghiệp phát triển, tạo ra sản phẩm có giá trị văn hoá thẩm mỹ, giá trị khoa học công nghệ, giá trị điều khiển, sử dụng mang lại giá trị kinh tế cao; tạo ra môi trường lao động hợp lý, gây hưng phấn cho người lao động, làm họ yêu nghề, giúp cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá; thiết kế máy móc phù hợp tầm vóc, thể lực, tâm sinh lý lao động, tránh tai nạn lao động, giảm thiểu bệnh nghề nghiệp, đưa năng suất lao động lên cao...

Đi đầu trong việc đẩy mạnh Design Công nghiệp là các nước Đức, Nhật, Hoa kỳ... với những sản phẩm là hàng hoá, máy móc, thiết bị, phương tiện lao động, vui chơi giải trí, nhà cửa, đường sá, phương tiện vận tải, vật dụng gia đình... đạt chất lượng thẩm mỹ, hình dáng gọn nhẹ, bố cục chặt chẽ, màu sắc hấp dẫn, đạt tiến bộ KHKT, đổi mới công nghệ, điều khiển sử dụng dễ dàng, hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Đây là một loại vũ khí mà các nước Tư bản coi là chìa khoá để cạnh tranh thị trường, trở nên giàu có nhanh chóng. Và, họ đã thành công!

Thật đơn giản và dễ hiểu: với chiếc xe gắn máy mà hàng chục triệu người Việt ta đang dùng; hàng năm người Nhật đã tiến hành cải tiến, thay đổi kiểu dáng, mẫu mã... mấy chục lần. Mục đích của họ làm sao hàng hoá của họ càng gần gũi thị hiếu người tiêu dùng bao nhiêu, là họ chiếm giữ thị trường một cách chắc chắn và mở rộng thị trường bấy nhiêu...

Rất tiếc rằng, ở Việt Nam, tiếp cận với Design Công nghiệp còn rất hạn chế.

Những năm 60 của thế kỷ trước, ta đã có nghĩ đến Design (bằng chứng là đã cử ông Uynh và một số người đi học ở Cộng hoà Dân chủ Đức). Nhưng cùng với sự quản lý quan liêu bao cấp của một thời lại phải trải qua chiến tranh nhiều năm nên Design Công nghiệp ở chúng ta không có cơ phát triển. Đến như nơi dạy về Mỹ thuật Công nghiệp (Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội) mà vẫn còn đồng nghiệp trêu ông Uynh là "Đi dai, đi dải, đi dài..." với cái nghĩa là còn chờ đợi đấy!!!

Bằng chứng nữa là cách hiểu và tiếp nhận hồ sơ xin xét giải của ông Uynh gần đây đã chứng minh rằng Design Công nghiệp với chúng ta rất mơ hồ!

Tôi có ngồi nói chuyện về Design Công nghiệp với mấy bác sĩ mới ra trường, các bạn ấy ồ lên thích thú như một sự khám phá. Tôi đem chuyện Design Công nghiệp nói với một số thầy giáo cấp 3, nhận được sự hưởng ứng rất mờ nhạt, đơn giản.

Với chúng ta, Design Công nghiệp là vậy?

Quay lại chuyện chiếc xe gắn máy, để có được sự cải tiến, thay đổi kiểu dáng, mẫu mã hằng năm, người kỹ sư của hãng phải có những ý tưởng rồi những thiết kế, thể nghiệm, lắp đặt những thiết bị máy móc (tức là họ thực hiện Design Công nghiệp) để sản xuất hàng loạt các chi tiết cải tiến. Đơn giản, mỗi chi tiết cải tiến chỉ cần làm tăng lợi nhuận lên một vài đô la, nếu sản xuất hàng vạn, hàng triệu chiếc xe, thì lợi nhuận mang về cho công ty không phải là nhỏ.

Việt Nam chúng ta đang thực hiện sự nghiệp Đổi mới toàn diện, thực hiện Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước. Nhất là thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI: "phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; và đến giữa thế kỷ XXI trở thành nước Công nghiệp hiện đại, theo hướng XHCN...". Muốn vậy, hơn lúc nào hết, các nhà hoạch định chính sách chiến lược, các nhà quản lý tầm vĩ mô cần có những quyết sách cụ thể, cấp thiết để phát triển Design Công nghiệp. Cấp thiết ở chỗ cần quán triệt nhận thức, khai thác tiềm năng, mở rộng phương pháp luận của Design, đào tạo, ứng dụng Design trong đời sống xã hội, trong sản xuất kinh doanh, đưa đất nước nhanh chóng giàu mạnh. Bởi thực chất, nền công nghiệp sản xuất hàng hoá của chúng ta hiện nay cơ bản vẫn lệ thuộc vào nước ngoài (từ nguyên vật liệu đến trang thiết bị, từ công nghệ đến hạch toán...). Chúng ta không thể mãi mãi lấy nguồn lao động rẻ để thay thế trí tuệ được. Đây đó cũng xuất hiện một số sáng chế, cải tiến. Nhưng chưa phải của nền công nghiệp lớn. Vì vậy, cần, rất cần sớm có các chuyên gia Design Công nghiệp để chúng ta nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường (trong và ngoài nước). Có như vậy Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá mới trở thành hiện thực. Bởi lẽ, dù Công hiệp hoá, hiện đại hoá đến đâu thì cuối cùng nền công nghiệp ấy cũng phải đưa ra những sản phẩm, mà những sản phẩm ấy phải có thị trường tiêu thụ. Muốn có thị trường và giữ vững, mở rộng thị thường, chỉ có " vũ khí Design Công nghiệp" mới có cơ thành công!

Đôi điều lạm bàn một lĩnh vực ngoài văn chương nhưng bản thân thấy vô cùng tâm huyết. Cần nói ra để góp thêm tiếng nói trong việc đưa Nghị quyết Đại hội Đảng vào cuộc sống. Cần lắm thay!

Lên đầu trang

Tiêu đề

Hiện tại không có bình luận nào.

Viết bình luận của bạn


Các tin mới hơn

Nhân vật  

Hồ Chí Minh dụng binh pháp Tôn Tử và Tam thập lục kế

VanVN.Net - Tôn Tử binh pháp và Tam thập lục kế (36 kế) là những tác phẩm binh thư cổ có giá trị nhất của Trung Quốc, xuất hiện từ thời xuân Thu và truyền đời mãi mãi. Tôn Tử được suy tôn là “Thuỷ tổ binh học ...

Hoạt động Hội Nhà Văn  

Những ấn tượng trẻ khó quên

VanVN.Net - Sau gần 5 năm mong đợi, vào lúc 14 giờ ngày 27.5 tại Bến Nhà Rồng (chi nhánh Bảo tàng Hồ Chí Minh ở Thành phố Hồ Chí Minh), đã chính thức khai mạc Hội nghị Những người viết văn trẻ lần thứ 3. Hơn 100 ...

Tư liệu  

Hành trình M. Bulgakov

VanVN.Net - M. Bulgakov là nhà văn Nga khá quen thuộc với bạn đọc nước ta qua các tiểu thuyết Nghệ nhân và Margarita, Trái tim chó, Những quả trứng định mệnh; vở kịch Những ngày cuối cùng (Puskin) do Đoàn Tử Huyến chuyển ngữ…