VanVN.Net - Không biết từ bao giờ, cái tên Trần Đăng Khoa đã khắc sâu trong tâm trí chúng tôi. Những bài thơ của nhà thơ thần đồng đã được chúng tôi thuộc lòng ngay từ thuở đầu tiên đến trường và theo mãi suốt cuộc đời. Hơn 40 năm nay, nhiều thế hệ học trò đã lớn lên mà tâm hồn được bồi đắp bằng những câu thơ đẹp lành hồn hậu, dí dỏm và tinh anh một cách lạ lùng, hấp dẫn như có ma lực của anh.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa và tác giả
Trần Đăng Khoa trong suy nghĩ của tôi là một nhà thơ đặc biệt. Chưa thấy bao giờ trong lịch sử nước ta, một đứa trẻ tám tuổi lại có thơ hay đến thế. Và càng lạ lùng hơn, gần như chỉ trong ba năm với hai tập thơ Từ góc sân nhà em, Góc sân và khoảng trời đã làm nên một sự nghiệp với cả trăm bài thơ mà nghệ thuật thơ từ chỗ còn non nớt đến mức trở nên điêu luyện. Trong ba năm đầu đời thơ của Trần Đăng Khoa đã hình thành một ngôn ngữ thơ, một hệ thống hình tượng và bút pháp riêng cùng rất nhiều khoảnh khắc lóe sáng xuất thần. Trần Đăng Khoa có biệt tài trong liên tưởng, trong sự phác dựng chỉ bằng những nét chấm phá làm lộ ra cái thần của sự vật, và đáng nói là anh đã dựng nên một thế giới nhân vật gồm những cây cối, trăng hoa, núi sông và những con vật hiền lành biết đối thoại với con người, trở thành bạn thân thiết với tuổi thơ.
Trần Đăng Khoa tâm sự: “Khi bà ngoại tôi mất, mẹ tôi xé chiếc khăn tang thành hàng trăm mảnh nhỏ: Con hãy đeo tang cho cây cối đi, không nó héo lụi mất. Bà mất rồi. Con thấy cây cối nó có buồn không? Thế là tôi ra vườn, lụi cụi đeo tang cho cây trầu, cây cau, cây na… Cả khu vườn tôi trắng xóa màu tang. Trong mắt tôi cây cối, trâu bò, gà lợn, chó mèo cũng có niềm vui, nỗi buồn như những con người. Tình cảm ấy tôi tiếp nhận được từ mẹ”. Chính người mẹ đã thổi vào Trần Đăng Khoa nguồn thơ vô tận khi dạy cho con sự chia sẻ trước thiên nhiên và lòng nhân hậu từ thuở đầu đời. Mẹ chính là người đầu tiên đã ảnh hưởng đến anh, đã đọc cho anh nghe những câu ca dao, tục ngữ mà sau này trở thành căn cốt trong tư duy sáng tạo của anh, biến anh thành nhà thơ tiêu biểu cho tâm hồn Việt thuần nhã, trong trẻo, hồn nhiên, đơn sơ mà tinh tế.
Lần đầu tiên cách đây hơn mười năm, anh tình cờ bộc bạch với tôi nỗi khổ của mình. Đó là một buổi chiều mùa thu năm 2000, trong căn phòng chung cư cũ của anh ở phố Lý Nam Đế. Khi tôi tặng anh cuốn tiểu thuyết đầu tay “Màu xanh ký ức” vừa xuất bản, anh đọc qua những trang viết về thời học trò trong sáng rồi bỗng dưng buồn lặng, anh nói: “Anh không có tuổi trẻ chú ạ. Hồi ấy anh rất khổ”. Tôi cũng im lặng nhìn anh. Sao lúc này tôi bỗng thấy anh già đến thế. Già một cách khủng khiếp. Lúc ấy đâu còn thấy cái vẻ hồn nhiên dí dỏm hơn đời của anh. Đối với tôi, và hẳn nhiên là với rất nhiều người, Trần Đăng Khoa là một người vinh quang, cái ánh hào quang của niềm ngưỡng mộ lớn lao từ hàng triệu độc giả đã ôm choàng lấy anh từ khi mới vào lớp một, tôi có thể nào hiểu nổi chính điều đó lại làm anh khổ.
“Hồi ấy có nhiều người đã không tin anh chú ạ”. Anh bắt đầu kể: Họ không tin nổi một đứa bé quần áo nhếch nhác, lũn cũn đến lớp, lúc nào cũng dây mực xanh mực tím, ăn khoai ăn cháo, nằm trong những cái nong ngắm sao trời và chơi với những con giun con dế kia lại có thể làm được những bài thơ hay đến thế. Thậm chí có người còn nghi ngờ chính ông anh trai của Trần Đăng Khoa là nhà thơ Trần Nhuận Minh đã gà bài cho em (dù lúc ấy ông anh trai công tác và ở tận Quảng Ninh). Thế rồi nhiều người đã lục tục từ khắp các tỉnh kéo nhau về để xem mặt cậu bé Trần Đăng Khoa cho thỏa sự hiếu kỳ, nhiều người khác thì yêu cầu Trần Đăng Khoa làm thơ trước mặt họ để họ xem và khẳng định tài thơ của Trần Đăng Khoa có thật hay không. Một số người khác nữa, trong đó có ông Hồ Thiện Ngôn đã lặn lội về ở tại nhà Trần Đăng Khoa cả tháng trời để ra các tiêu đề thử tài Trần Đăng Khoa. Trước khi về, ông còn viết thư cho nhà thơ Trần Nhuận Minh yêu cầu nhà thơ không được về nhà trong những ngày ông đang thử tài cậu Khoa. Ông Hồ Thiện Ngôn bảo ông làm như thế là để báo cáo lên nhà thơ Tố Hữu (lúc đó là người phụ trách tuyên huấn). Thế là cậu Trần Đăng Khoa cứ phải gồng mình lên, phải làm hàng trăm bài thơ ứng tác để cho mọi người tin tài thơ của mình là có thật. Khi mọi người đã tin, danh tiếng của Trần Đăng Khoa vang lừng trong cả nước, còn vượt ra cả nước ngoài thì có người lại đồn ầm lên rằng thằng Khoa kiêu ngạo, nó có bác sĩ riêng, không phải ai đến nó cũng tiếp… Vì thế, cũng có người hiểu nhầm trách móc. Và thậm chí, có lần người ta còn đồn rằng Trần Đăng Khoa đã chết. Một bác ở Lạng Sơn nghe tin đó đã viết và gửi những bài thơ về nhà cho bố mẹ Trần Đăng Khoa để khóc một tài năng mệnh yểu…
Còn ở trong trường học thì từ nhỏ Trần Đăng Khoa không được đối xử như một học trò bình thường. Các thầy cô luôn coi Khoa như bạn, như người lớn. Cậu nói, viết và làm gì cũng luôn bị các thầy cô xem xét một cách đặc biệt. Một người khôn trước tuổi như Trần Đăng Khoa ngày càng bị những áp lực nhiều khi tưởng chừng như quá sức... Thế rồi mãi sau này anh vẫn tiếc mình đã không có một tuổi thơ bình lặng, hồn nhiên và thoải mái như mọi người.
Trong nghiệp văn thơ, buổi đầu đời Trần Đăng Khoa chịu ba sự ảnh hưởng lớn đó là nguồn văn học dân gian của mẹ, những kiến thức về văn học hiện đại trong tủ sách của anh trai là Trần Nhuận Minh và một người thầy lớn hết sức nghiêm khắc là nhà thơ Xuân Diệu. Xuân Diệu đã nhiều lần về nhà Trần Đăng Khoa ở Xã Quốc Tuấn, Huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương. Ông chăm lo tài năng của Trần Đăng Khoa, uốn nắn cái mầm non tài năng ấy và giới thiệu thơ Trần Đăng Khoa cho bạn đọc cả nước.
May mắn nhất đời của Trần Đăng Khoa là anh đã được sinh ra ở một đất nước yêu văn chương và trong một thời đại hoàng kim của thi ca. Cuối những năm sáu mươi, đầu những năm bảy mươi của thế kỷ trước nhà thơ chiếm một vị trí hàng đầu trong các bậc thang giá trị của người Việt. Mỗi một câu thơ, bài thơ hay ra đời liền được đón nhận với tấm lòng trân trọng của đông đảo bạn đọc. Và nhà thơ sống trong hào quang rực rỡ ấy đã được kích thích sáng tạo rất nhiều. Nhưng tài năng của Trần Đăng Khoa đến sớm và chỉ sau khoảng dăm năm anh gặp phải những khó khăn gay gắt trong sáng tạo. Khi đã vượt qua tuổi lên mười, Trần Đăng Khoa không thể viết theo lối cũ được nữa, những biến đổi trong tâm lý và những yêu cầu mới đối với một tài năng đã làm anh phải trăn trở. Trần Đăng Khoa bắt đầu viết trường ca, và làm những bài thơ bớt hồn nhiên, dần mang đậm yếu tố suy tư với những cung bậc sâu lắng dần. Anh dần thoát khỏi cái hoàn thiện trẻ thơ và bắt đầu hình thành một giọng điệu mới. Nếu không phải là một tài năng lớn, Trần Đăng Khoa sẽ không thể vượt qua bước ngoặt hiểm nghèo này. Cuối cùng thì Trần Đăng Khoa cũng thành công khi anh lột xác thành cái giọng điệu tâm tình qua những bài thơ thuở bước chân vào lính và dấn thân trên những chiến trường ác liệt ở biên giới Tây Nam, hay sống cùng với lính đảo tận Trường Sa sóng gió. Thơ Trần Đăng Khoa dần lấy lại sự hồn nhiên và độc đáo trong hình tượng, trong giọng điệu ở tuổi hai mươi. Tập thơ Bên cửa sổ máy bay là một đỉnh cao mới trong sáng tác của anh.
Đầu thập niên chín mươi của thế kỷ trước, sau những năm lăn lộn trong quân ngũ, trải qua những chiến trường nóng bỏng, những địa danh khắc nghiệt, và kết thúc những năm học tập ở Viện viết văn Gorki tại Liên Bang Nga, Trần Đăng Khoa đã trở thành một người trải từng và uyên bác. Thơ Trần Đăng Khoa lúc này mang nhiều suy ngẫm về kiếp người, về vinh quang và đau đớn, về sự mất còn trên thế gian đầy đổi thay, tráo trở. Không còn hồn nhiên như xưa, nhưng anh vẫn luôn giữ được giọng chân tình, giản dị, những ý tứ sâu xa và sự xuất thần. Làm sao có thể nói thơ Trần Đăng Khoa lúc này không hay? Chỉ có điều anh làm thơ ít hơn trước nhiều và càng ngày càng ít dần đi.
“Chú nói đúng đấy” – Trần Đăng Khoa chia sẻ ý nghĩ của tôi về một thời đại mà dường như thơ đang suy tàn, thơ đang mất dần chỗ đứng trong đời sống hiện đại. “Từ năm 1984 anh đã nói, mà chính ông N.I.Niculin đã ghi lại đấy, anh nói rằng, thơ suy tàn trên toàn cầu. Thơ sẽ chỉ còn thu hẹp lại trong một số ít người. Nhưng thơ không chết đâu nhé. Thơ vẫn sống, với một đời sống khác và sức ảnh hưởng của nó cũng giới hạn hơn”. Trong cuộc sống nhiều thay đổi, đổ vỡ cả từng mảng giá trị và lý tưởng, cả những hệ thống chính trị đã tồn tại trong hàng chục quốc gia đã khiến con người phải nhận thức lại nhiều điều. Ở trong nước, công cuộc đổi mới kích thích nhiều xu hướng mới trong sáng tạo văn học nói chung, thơ ca nói riêng. Người ta nói nhiều đến cách tân, đến việc tìm kiếm những lối viết mới phá vỡ khuôn mẫu truyền thống, du nhập cách cấu tứ và và cảm nhận của thơ phương tây. Thơ Việt vì thế phong phú về giọng điệu và sắc màu. Nhưng rồi, như một định mệnh không thể tránh, thơ dần xa công chúng và mất dần độc giả.
Trần Đăng Khoa đành thoát ra khỏi thơ. Anh bảo thơ bây giờ chỉ còn là một phần trong sáng tác của anh. Trần Đăng Khoa viết tiểu thuyết, viết truyện ngắn, viết phê bình, chân dung văn học và nhiều thể loại khác. Vẫn với một giọng điệu riêng không lẫn với ai, với những câu chữ xuất thần, cái duyên văn như có ma lực Trần Đăng Khoa lại chinh phục không ít người. Những Chân dung và đối thoại, Đảo Chìm, Người thường găp… đã để lại nhiều tiếng vang trong làng văn khoảng hơn mười năm trở lại đây.
Trần Đăng Khoa thường rất bận rộn. Hàng ngày có bao nhiêu người ngưỡng mộ muốn xin gặp anh, có bao nhiêu việc ngoài kế hoạch xen vào khiến anh phải giải quyết. Có cả những việc tế nhị mà anh không dễ chối từ. Vậy nên anh thường phải cố gắng và nhiều khi không thể giải quyết hết. Những ngày rời Ban Văn Nghệ của Đài Tiếng nói Việt Nam để sang xây dựng kênh phát thanh có hình VOVTV, nhiều hôm anh phải ở lại cơ quan đến khuya, thậm chí ngủ lại cơ quan. Trong giai đoạn đầu, tất cả còn ngổn ngang, Trần Đăng Khoa ngồi bệt xuống sàn nhà để chỉ đạo anh em làm việc, mồ hôi lấm tấm trên áo anh. Những lúc ấy tôi thấy anh thực vất vả, cực nhọc như một thợ cày. Và cũng thấy anh nhiệt thành, hết lòng với công việc chung biết bao.
Những lần làm việc với Trần Đăng Khoa tôi thấy anh chẳng bao giờ sai hẹn cả. Những lời anh hứa thì dù bận mấy anh cũng làm. Có lúc không làm được thì anh gọi điện giải thích rõ lý do. Trần Đăng Khoa không hề đãng trí như có người vẫn nghĩ. Anh có trí nhớ lạ lùng. Có khi sau mười năm anh ngồi hỏi thăm tôi về một người bạn cũ mà tôi đã đưa đến thăm anh chỉ một lần duy nhất. Lúc bình lặng trông anh bình dị, có phần cô đơn. Anh phàn nàn, bạn bè ít người hiểu mình. Có những người thân thiết hẳn hoi, khi viết bài đã dựng những chi tiết hoàn toàn xa lạ với con người thực của anh. Thực ra lúc đối diện với chính mình anh thường nặng trĩu suy tư. Nhà thơ như anh sao có thể làm ngơ với những cảnh đời đau đớn, những nghịch lý của số phận con người và sự nhiễu nhương của thế cuộc.
Có lúc Trần Đăng Khoa cũng muốn bỏ đi lang thang đây đó. Muốn được tự do làm những gì mình thích mà không bị ai chú ý. Nhưng buồn thay, anh đi đến đâu là có người nhận ra ngay. Có muốn giấu mình, có muốn “vi hành” cũng không được. Anh bảo với tôi: “Hạnh phúc là lẫn vào số đông”. Tâm trạng của Trần Đăng Khoa hơi lạ lùng là anh chán cái sự nổi tiếng quá mức của mình. Nhưng anh dù có chán đến mấy, có muốn hòa vào số đông cũng không được.
Tôi hỏi anh, liệu rằng thơ có trở lại thời hoàng kim lần nữa? Trần Đăng Khoa nói thơ sẽ lại khẳng định vai trò của nó sau một thời kỳ suy thoái. Anh cũng nói thêm, anh không thích lối viết cầu kỳ, rắc rối. Thơ cần dễ hiểu, dễ đi vào lòng người, để lại những ám ảnh trong nội tâm. Dĩ nhiên tôi hoàn toàn tán thành với anh, hãy cảnh giác với cái mớ bòng bong ngôn ngữ mệnh danh là thơ, hãy coi chừng với những tuyên ngôn cách tân thơ một cách sáo rỗng.
Một lần Trần Đăng Khoa nhận rằng mình đã già và “không đắc đạo”. Có thể đó là lối nói khiêm tốn, cũng có thể đó là ý nghĩ chân thành của chính anh về bản thân mình. Còn tôi, ở góc nhìn của một người đàn em, lớp sau nhìn về những thế hệ đi trước, hãy cho tôi cả quyết rằng, trong những bậc danh tài còn lại của thế kỷ hai mươi, chắc chắn Trần Đăng Khoa có một vị trí riêng không thể phai mờ. Và những gì chúng ta biết về Trần Đăng Khoa hôm nay chỉ mới một phần, anh vẫn còn có thể làm nên những điều bất ngờ dậy sóng trong làng văn.
Hà Nội 29-9-2011
VanVN.Net - Không biết từ bao giờ, cái tên Trần Đăng Khoa đã khắc sâu trong tâm trí chúng tôi. Những bài thơ của nhà thơ thần đồng đã được chúng tôi thuộc lòng ngay từ thuở đầu tiên đến trường và theo mãi suốt cuộc đời. Hơn 40 năm nay, nhiều thế hệ học trò đã lớn lên mà tâm hồn được bồi đắp bằng những câu thơ đẹp lành hồn hậu, dí dỏm và tinh anh một cách lạ lùng, hấp dẫn như có ma lực của anh.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa và tác giả
Trần Đăng Khoa trong suy nghĩ của tôi là một nhà thơ đặc biệt. Chưa thấy bao giờ trong lịch sử nước ta, một đứa trẻ tám tuổi lại có thơ hay đến thế. Và càng lạ lùng hơn, gần như chỉ trong ba năm với hai tập thơ Từ góc sân nhà em, Góc sân và khoảng trời đã làm nên một sự nghiệp với cả trăm bài thơ mà nghệ thuật thơ từ chỗ còn non nớt đến mức trở nên điêu luyện. Trong ba năm đầu đời thơ của Trần Đăng Khoa đã hình thành một ngôn ngữ thơ, một hệ thống hình tượng và bút pháp riêng cùng rất nhiều khoảnh khắc lóe sáng xuất thần. Trần Đăng Khoa có biệt tài trong liên tưởng, trong sự phác dựng chỉ bằng những nét chấm phá làm lộ ra cái thần của sự vật, và đáng nói là anh đã dựng nên một thế giới nhân vật gồm những cây cối, trăng hoa, núi sông và những con vật hiền lành biết đối thoại với con người, trở thành bạn thân thiết với tuổi thơ.
Trần Đăng Khoa tâm sự: “Khi bà ngoại tôi mất, mẹ tôi xé chiếc khăn tang thành hàng trăm mảnh nhỏ: Con hãy đeo tang cho cây cối đi, không nó héo lụi mất. Bà mất rồi. Con thấy cây cối nó có buồn không? Thế là tôi ra vườn, lụi cụi đeo tang cho cây trầu, cây cau, cây na… Cả khu vườn tôi trắng xóa màu tang. Trong mắt tôi cây cối, trâu bò, gà lợn, chó mèo cũng có niềm vui, nỗi buồn như những con người. Tình cảm ấy tôi tiếp nhận được từ mẹ”. Chính người mẹ đã thổi vào Trần Đăng Khoa nguồn thơ vô tận khi dạy cho con sự chia sẻ trước thiên nhiên và lòng nhân hậu từ thuở đầu đời. Mẹ chính là người đầu tiên đã ảnh hưởng đến anh, đã đọc cho anh nghe những câu ca dao, tục ngữ mà sau này trở thành căn cốt trong tư duy sáng tạo của anh, biến anh thành nhà thơ tiêu biểu cho tâm hồn Việt thuần nhã, trong trẻo, hồn nhiên, đơn sơ mà tinh tế.
Lần đầu tiên cách đây hơn mười năm, anh tình cờ bộc bạch với tôi nỗi khổ của mình. Đó là một buổi chiều mùa thu năm 2000, trong căn phòng chung cư cũ của anh ở phố Lý Nam Đế. Khi tôi tặng anh cuốn tiểu thuyết đầu tay “Màu xanh ký ức” vừa xuất bản, anh đọc qua những trang viết về thời học trò trong sáng rồi bỗng dưng buồn lặng, anh nói: “Anh không có tuổi trẻ chú ạ. Hồi ấy anh rất khổ”. Tôi cũng im lặng nhìn anh. Sao lúc này tôi bỗng thấy anh già đến thế. Già một cách khủng khiếp. Lúc ấy đâu còn thấy cái vẻ hồn nhiên dí dỏm hơn đời của anh. Đối với tôi, và hẳn nhiên là với rất nhiều người, Trần Đăng Khoa là một người vinh quang, cái ánh hào quang của niềm ngưỡng mộ lớn lao từ hàng triệu độc giả đã ôm choàng lấy anh từ khi mới vào lớp một, tôi có thể nào hiểu nổi chính điều đó lại làm anh khổ.
“Hồi ấy có nhiều người đã không tin anh chú ạ”. Anh bắt đầu kể: Họ không tin nổi một đứa bé quần áo nhếch nhác, lũn cũn đến lớp, lúc nào cũng dây mực xanh mực tím, ăn khoai ăn cháo, nằm trong những cái nong ngắm sao trời và chơi với những con giun con dế kia lại có thể làm được những bài thơ hay đến thế. Thậm chí có người còn nghi ngờ chính ông anh trai của Trần Đăng Khoa là nhà thơ Trần Nhuận Minh đã gà bài cho em (dù lúc ấy ông anh trai công tác và ở tận Quảng Ninh). Thế rồi nhiều người đã lục tục từ khắp các tỉnh kéo nhau về để xem mặt cậu bé Trần Đăng Khoa cho thỏa sự hiếu kỳ, nhiều người khác thì yêu cầu Trần Đăng Khoa làm thơ trước mặt họ để họ xem và khẳng định tài thơ của Trần Đăng Khoa có thật hay không. Một số người khác nữa, trong đó có ông Hồ Thiện Ngôn đã lặn lội về ở tại nhà Trần Đăng Khoa cả tháng trời để ra các tiêu đề thử tài Trần Đăng Khoa. Trước khi về, ông còn viết thư cho nhà thơ Trần Nhuận Minh yêu cầu nhà thơ không được về nhà trong những ngày ông đang thử tài cậu Khoa. Ông Hồ Thiện Ngôn bảo ông làm như thế là để báo cáo lên nhà thơ Tố Hữu (lúc đó là người phụ trách tuyên huấn). Thế là cậu Trần Đăng Khoa cứ phải gồng mình lên, phải làm hàng trăm bài thơ ứng tác để cho mọi người tin tài thơ của mình là có thật. Khi mọi người đã tin, danh tiếng của Trần Đăng Khoa vang lừng trong cả nước, còn vượt ra cả nước ngoài thì có người lại đồn ầm lên rằng thằng Khoa kiêu ngạo, nó có bác sĩ riêng, không phải ai đến nó cũng tiếp… Vì thế, cũng có người hiểu nhầm trách móc. Và thậm chí, có lần người ta còn đồn rằng Trần Đăng Khoa đã chết. Một bác ở Lạng Sơn nghe tin đó đã viết và gửi những bài thơ về nhà cho bố mẹ Trần Đăng Khoa để khóc một tài năng mệnh yểu…
Còn ở trong trường học thì từ nhỏ Trần Đăng Khoa không được đối xử như một học trò bình thường. Các thầy cô luôn coi Khoa như bạn, như người lớn. Cậu nói, viết và làm gì cũng luôn bị các thầy cô xem xét một cách đặc biệt. Một người khôn trước tuổi như Trần Đăng Khoa ngày càng bị những áp lực nhiều khi tưởng chừng như quá sức... Thế rồi mãi sau này anh vẫn tiếc mình đã không có một tuổi thơ bình lặng, hồn nhiên và thoải mái như mọi người.
Trong nghiệp văn thơ, buổi đầu đời Trần Đăng Khoa chịu ba sự ảnh hưởng lớn đó là nguồn văn học dân gian của mẹ, những kiến thức về văn học hiện đại trong tủ sách của anh trai là Trần Nhuận Minh và một người thầy lớn hết sức nghiêm khắc là nhà thơ Xuân Diệu. Xuân Diệu đã nhiều lần về nhà Trần Đăng Khoa ở Xã Quốc Tuấn, Huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương. Ông chăm lo tài năng của Trần Đăng Khoa, uốn nắn cái mầm non tài năng ấy và giới thiệu thơ Trần Đăng Khoa cho bạn đọc cả nước.
May mắn nhất đời của Trần Đăng Khoa là anh đã được sinh ra ở một đất nước yêu văn chương và trong một thời đại hoàng kim của thi ca. Cuối những năm sáu mươi, đầu những năm bảy mươi của thế kỷ trước nhà thơ chiếm một vị trí hàng đầu trong các bậc thang giá trị của người Việt. Mỗi một câu thơ, bài thơ hay ra đời liền được đón nhận với tấm lòng trân trọng của đông đảo bạn đọc. Và nhà thơ sống trong hào quang rực rỡ ấy đã được kích thích sáng tạo rất nhiều. Nhưng tài năng của Trần Đăng Khoa đến sớm và chỉ sau khoảng dăm năm anh gặp phải những khó khăn gay gắt trong sáng tạo. Khi đã vượt qua tuổi lên mười, Trần Đăng Khoa không thể viết theo lối cũ được nữa, những biến đổi trong tâm lý và những yêu cầu mới đối với một tài năng đã làm anh phải trăn trở. Trần Đăng Khoa bắt đầu viết trường ca, và làm những bài thơ bớt hồn nhiên, dần mang đậm yếu tố suy tư với những cung bậc sâu lắng dần. Anh dần thoát khỏi cái hoàn thiện trẻ thơ và bắt đầu hình thành một giọng điệu mới. Nếu không phải là một tài năng lớn, Trần Đăng Khoa sẽ không thể vượt qua bước ngoặt hiểm nghèo này. Cuối cùng thì Trần Đăng Khoa cũng thành công khi anh lột xác thành cái giọng điệu tâm tình qua những bài thơ thuở bước chân vào lính và dấn thân trên những chiến trường ác liệt ở biên giới Tây Nam, hay sống cùng với lính đảo tận Trường Sa sóng gió. Thơ Trần Đăng Khoa dần lấy lại sự hồn nhiên và độc đáo trong hình tượng, trong giọng điệu ở tuổi hai mươi. Tập thơ Bên cửa sổ máy bay là một đỉnh cao mới trong sáng tác của anh.
Đầu thập niên chín mươi của thế kỷ trước, sau những năm lăn lộn trong quân ngũ, trải qua những chiến trường nóng bỏng, những địa danh khắc nghiệt, và kết thúc những năm học tập ở Viện viết văn Gorki tại Liên Bang Nga, Trần Đăng Khoa đã trở thành một người trải từng và uyên bác. Thơ Trần Đăng Khoa lúc này mang nhiều suy ngẫm về kiếp người, về vinh quang và đau đớn, về sự mất còn trên thế gian đầy đổi thay, tráo trở. Không còn hồn nhiên như xưa, nhưng anh vẫn luôn giữ được giọng chân tình, giản dị, những ý tứ sâu xa và sự xuất thần. Làm sao có thể nói thơ Trần Đăng Khoa lúc này không hay? Chỉ có điều anh làm thơ ít hơn trước nhiều và càng ngày càng ít dần đi.
“Chú nói đúng đấy” – Trần Đăng Khoa chia sẻ ý nghĩ của tôi về một thời đại mà dường như thơ đang suy tàn, thơ đang mất dần chỗ đứng trong đời sống hiện đại. “Từ năm 1984 anh đã nói, mà chính ông N.I.Niculin đã ghi lại đấy, anh nói rằng, thơ suy tàn trên toàn cầu. Thơ sẽ chỉ còn thu hẹp lại trong một số ít người. Nhưng thơ không chết đâu nhé. Thơ vẫn sống, với một đời sống khác và sức ảnh hưởng của nó cũng giới hạn hơn”. Trong cuộc sống nhiều thay đổi, đổ vỡ cả từng mảng giá trị và lý tưởng, cả những hệ thống chính trị đã tồn tại trong hàng chục quốc gia đã khiến con người phải nhận thức lại nhiều điều. Ở trong nước, công cuộc đổi mới kích thích nhiều xu hướng mới trong sáng tạo văn học nói chung, thơ ca nói riêng. Người ta nói nhiều đến cách tân, đến việc tìm kiếm những lối viết mới phá vỡ khuôn mẫu truyền thống, du nhập cách cấu tứ và và cảm nhận của thơ phương tây. Thơ Việt vì thế phong phú về giọng điệu và sắc màu. Nhưng rồi, như một định mệnh không thể tránh, thơ dần xa công chúng và mất dần độc giả.
Trần Đăng Khoa đành thoát ra khỏi thơ. Anh bảo thơ bây giờ chỉ còn là một phần trong sáng tác của anh. Trần Đăng Khoa viết tiểu thuyết, viết truyện ngắn, viết phê bình, chân dung văn học và nhiều thể loại khác. Vẫn với một giọng điệu riêng không lẫn với ai, với những câu chữ xuất thần, cái duyên văn như có ma lực Trần Đăng Khoa lại chinh phục không ít người. Những Chân dung và đối thoại, Đảo Chìm, Người thường găp… đã để lại nhiều tiếng vang trong làng văn khoảng hơn mười năm trở lại đây.
Trần Đăng Khoa thường rất bận rộn. Hàng ngày có bao nhiêu người ngưỡng mộ muốn xin gặp anh, có bao nhiêu việc ngoài kế hoạch xen vào khiến anh phải giải quyết. Có cả những việc tế nhị mà anh không dễ chối từ. Vậy nên anh thường phải cố gắng và nhiều khi không thể giải quyết hết. Những ngày rời Ban Văn Nghệ của Đài Tiếng nói Việt Nam để sang xây dựng kênh phát thanh có hình VOVTV, nhiều hôm anh phải ở lại cơ quan đến khuya, thậm chí ngủ lại cơ quan. Trong giai đoạn đầu, tất cả còn ngổn ngang, Trần Đăng Khoa ngồi bệt xuống sàn nhà để chỉ đạo anh em làm việc, mồ hôi lấm tấm trên áo anh. Những lúc ấy tôi thấy anh thực vất vả, cực nhọc như một thợ cày. Và cũng thấy anh nhiệt thành, hết lòng với công việc chung biết bao.
Những lần làm việc với Trần Đăng Khoa tôi thấy anh chẳng bao giờ sai hẹn cả. Những lời anh hứa thì dù bận mấy anh cũng làm. Có lúc không làm được thì anh gọi điện giải thích rõ lý do. Trần Đăng Khoa không hề đãng trí như có người vẫn nghĩ. Anh có trí nhớ lạ lùng. Có khi sau mười năm anh ngồi hỏi thăm tôi về một người bạn cũ mà tôi đã đưa đến thăm anh chỉ một lần duy nhất. Lúc bình lặng trông anh bình dị, có phần cô đơn. Anh phàn nàn, bạn bè ít người hiểu mình. Có những người thân thiết hẳn hoi, khi viết bài đã dựng những chi tiết hoàn toàn xa lạ với con người thực của anh. Thực ra lúc đối diện với chính mình anh thường nặng trĩu suy tư. Nhà thơ như anh sao có thể làm ngơ với những cảnh đời đau đớn, những nghịch lý của số phận con người và sự nhiễu nhương của thế cuộc.
Có lúc Trần Đăng Khoa cũng muốn bỏ đi lang thang đây đó. Muốn được tự do làm những gì mình thích mà không bị ai chú ý. Nhưng buồn thay, anh đi đến đâu là có người nhận ra ngay. Có muốn giấu mình, có muốn “vi hành” cũng không được. Anh bảo với tôi: “Hạnh phúc là lẫn vào số đông”. Tâm trạng của Trần Đăng Khoa hơi lạ lùng là anh chán cái sự nổi tiếng quá mức của mình. Nhưng anh dù có chán đến mấy, có muốn hòa vào số đông cũng không được.
Tôi hỏi anh, liệu rằng thơ có trở lại thời hoàng kim lần nữa? Trần Đăng Khoa nói thơ sẽ lại khẳng định vai trò của nó sau một thời kỳ suy thoái. Anh cũng nói thêm, anh không thích lối viết cầu kỳ, rắc rối. Thơ cần dễ hiểu, dễ đi vào lòng người, để lại những ám ảnh trong nội tâm. Dĩ nhiên tôi hoàn toàn tán thành với anh, hãy cảnh giác với cái mớ bòng bong ngôn ngữ mệnh danh là thơ, hãy coi chừng với những tuyên ngôn cách tân thơ một cách sáo rỗng.
Một lần Trần Đăng Khoa nhận rằng mình đã già và “không đắc đạo”. Có thể đó là lối nói khiêm tốn, cũng có thể đó là ý nghĩ chân thành của chính anh về bản thân mình. Còn tôi, ở góc nhìn của một người đàn em, lớp sau nhìn về những thế hệ đi trước, hãy cho tôi cả quyết rằng, trong những bậc danh tài còn lại của thế kỷ hai mươi, chắc chắn Trần Đăng Khoa có một vị trí riêng không thể phai mờ. Và những gì chúng ta biết về Trần Đăng Khoa hôm nay chỉ mới một phần, anh vẫn còn có thể làm nên những điều bất ngờ dậy sóng trong làng văn.
Hà Nội 29-9-2011
VanVN.Net – Sáng 27/5/2012, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Lễ trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật và Danh hiệu Nghệ sỹ ưu tú đã được tổ chức trọng thể. Đến dự buổi Lễ có đồng chí ...
VanVN.Net - Mỗi nhà văn đều có một thế giới nhân vật riêng, với thói quen khai thác nhân vật theo một cách riêng. Theo đó, nhân vật có thể là thật hoặc hư cấu, nhưng thường đều dựa trên những ...
VanVN.Net - Từ xưa đến nay, bài thơ viết ngắn nhất là bài thơ chỉ có một câu. Kỷ lục vẫn thuộc về R. Tagore (nhà thơ ấn Độ, người đã đoạt giải Nô-ben văn chương cách nay trên 30 năm). ...
VanVN.Net – Sáng 5/6/2012, trong buổi làm việc đầu tiên tại Hội Nhà văn Việt Nam, những vấn đề của thơ ca đương đại Hoa Kỳ được các nhà văn, nhà thơ hai nước trao đổi, tranh luận rất sôi nổi ...
VanVN.Net - Từ một thí nghiệm vô nghĩa là gần đây người ta mong muốn gán cho văn hóa một sự quan trọng thái quá, nên chắc chắn thời nào văn hóa cũng được coi trọng.
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn