Giáo sư - Tiến sĩ Bùi Danh Lưu hơn tôi đúng một con giáp và là vị Bộ Trưởng thứ năm trong tám vị bộ trưởng Bộ GTVT của đoạn đời 39 năm làm báo chính thức được cơ quan Đài TNVN phân công theo dõi ngành GTVT. Một phần có thể do GS là vị Bộ trưởng có thâm niên dài nhất trong các vị Bộ Trưởng tôi có hân hạnh biết nhưng điều lớn nhất đã tạo ra mối quan hệ cao hơn và gần hơn giữa một nhà báo theo dõi ngành và một Bộ trưởng để trở thành một quan hệ anh em, bằng hữu chính vì nhân cách lớn của một trí thức, một người đi trứơc chân tình cởi mở. Bằng cách sống, tài năng, trách nhiệm và sự am hiểu của mình trong công việc ông đã trở thành tấm gương cho tôi và mỗi người chúng ta. Bài viết này tôi viết về ông để nói lên một sự thật đau buồn rằng cuộc đời nhiều kỉ niệm, sự nghiệp GTVT đang có những bước tiến đáng tự hào đựơc ít nhiều bắt nguồn từ những cống hiến, giải pháp của GS từ nay vắng ông. Xin cho tôi đựơc dùng từ anh để viết về GS, TS cố Bộ trưởng Bùi Danh Lưu với tất cả tình cảm trân trọng và yêu quí trước hương hồn ông.
1. Giáp trưa một ngày cuối đông, ba anh em tôi vào rón rén gõ cửa phòng anh nằm. Chị Quế vợ anh thấy chúng tôi rơm rớm nứơc mắt lấy tay lay lay anh nói khẽ “ông ơi, các chú Nhà văn, Nhà báo vào thăm ông kìa”. Nhà văn Phạm Thành nắn chân anh, tôi nắm vào bàn tay ấm rực anh cố giơ ra. Anh choàng tỉnh miệng khẽ nói “cảm ơn các chú .Cám ơn!”. Nhà thơ Trần Quang Quý đồng hương với anh ghé sát tai chúc anh chóng khỏi để tết về Phú Thọ. Tôi đứng lặng nhìn anh. Anh nằm đó bình thản sau bao nhiêu sự cố có vui có buồn của một đời người. Anh nằm đó một con người đi lên bằng chính khả năng và những cố gắng của mình. Một chứng nhân cho “con mắt xanh” của Nhà nước khi nhấc anh từ vị trí một viện phó lên giữ trọng trách Bộ trưởng của hai ngành (GT và BĐ) quan trọng bậc nhất trong nền kinh tế quốc dân. Một Trung uỷ ba khoá vị, vị đại biểu quốc hội, một Phó ban Kinh tế, một bộ trưởng đã kinh qua vị trí đội phó, đội trưởng đội sản xuất, Phó bí thư Đảng uỷ công ty khu vực 202, Viện phó, Vụ trưởng, Thứ trưởng… Vì thế nên anh trở thành vị Bộ trưởng am hiểu nghề, đi nhiều, hoà đồng với người lao động, trực tiếp viết nhiều văn bản nhất. Vị Bộ trưởng cuối cùng của thời bao cấp và mở đầu cho sự chiến thắng của thời đổi mới. Vị Bộ trưởng có nhiều bạn bè, bằng hữu với báo giới và văn nghệ sĩ, sẵn sàng và thanh thản đám ứng yêu cầu của họ. Anh là người có công đầu xây nên cầu Chương Dương - chiếc cầu mà dân Thủ đô từng trìu mến gọi là “cầu Ông Lưu”. Tác giả của 11 phương sách tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành GTVT cho đến những năm đầu thế kỉ 21 và những năm sau. Từng là một “Kim Ngọc” của ngành GT trong vụ việc “xe biển xanh biển trắng”… và cuối cùng anh vị GS - TS của ngành GTVT trong những năm tháng cuối đời mình vẫn gắn chặt cuộc sống mình với sự nghiệp anh trọn đời theo đuổi và phụng sự trong vai trò là vị Chủ tịch chu đáo, cẩn thận và bao quát công việc của Hội Cầu đường Việt nam….
GS - TS Bùi Danh Lưu lên nhậm chức Bộ trưởng vào năm 1986. Đó là thời kì xã hội và nhất là nền kinh tế nứơc ta đang gặp nhiều khó khăn. Vào những năm đó anh cán bộ, viên chức mỗi sáng tỉnh dậy đứng trên hành lang nhà tập thể nghển cổ hỏi ông láng giềng “không biết đã đến đáy của sự vất vả chưa?”. Trong ngành GT thì mọi sự đều dang dở và phức tạp. Ba kế sách chiến lược về vành đai ba, về vận tải Bắc Nam, vận tải sông pha biển đang đi vào bế tắc. QL1 – trục vận tải xương sống của Việt nam xuống cấp nghiêm trọng. Đoạn đường qua Quảng Bình thì chỉ còn là mặt đường trơ nèn đất loang lổ bé xíu với rãnh nứơc ri rỉ chảy suốt ngày. Đoạn qua Vinh thì mặt đường nhún nhẩy như đệm cao su đầy ổ gà, ổ voi. Đường 5 mở rộng hai bên lề mới vật thổ lên đắp tạm chờ vì thiếu vốn, dân sót đất lại ra gỡ giây khoai lang. Liên Hiệp các xí nghiệp xây dựng Thăng Long sau khi hoàn thành chiếc cầu hữu nghị hoành tráng thì thiếu việc làm, hàng vạn người quay ra làm khung, vành, nan hoa xe đạp, đan nón sống qua ngày. Cục cơ khí GT ôm hai ngành đóng tầu và đóng ôtô lay lắt không tìm ra phương hướng. Nhà máy đóng tầu đóng đựơc chiếc tầu 400 tấn hạ thuỷ tưng bừng nhưng đến đảo Hạ Mai lại dành buông neo chờ tàu ra lai dắt vào bờ vì gẫy chân vịt. Các LHXNGT đựơc mệnh danh là “tư lệnh vùng “thì loay hoay tìm công ăn việc làm bỏ bễ duy tu, bảo dưỡng vì không có vốn, vật tư. Vận tải ôtô quốc doanh thất bát. Các địa phương tranh nhau mua tầu rách bung ra viễn dương kiếm ăn để rồi đi đến cảng nào của nước ngoài cũng bị bắt, bị phạt vì tàu cũ không đủ chuẩn, gây ô nhiễm môi trường. Ngành hàng không thì sống cầm chừng, sân bay Nội Bài, Tân Sân Nhất, Đà nẵng đìu hiu qua ngày, ngành đường sắt lèn khách, buôn lậu, GTNT tắc nghẽn không tìm ra phương hướng phát triển… Trong hoàn cành của ngành GTVT có thể nói là bĩ cực như vậy anh đựơc Đảng và Nhà nước giao trọng trách Bộ trưởng. Tôi có may mắn trong những năm tháng đó đã chứng kiến không ít những sự kiện mang dấu ấn của sự chỉ đạo dũng cảm, những quyết sách táo bạo của anh. Từ trong khâu tổ chức, từ việc khẳng định vai trò của vận tải tư nhân, việc khơi dậy phong trào Nhà nước và nhân dân cùng làm phong trào GTNT với hai hội nghị nức lòng bà con ở Thái bình 1991, Vĩnh Long 1993. Các phương án gỡ bí thông qua biện pháp “lấy đường nuôi đường”,”lấy công trình nuôi công trình”, rồi sự tận dụng triệt để nhất sự giúp đỡ của thế giới. Chính những quyết sách đúng đắn của anh đã tạo điều kiện cho sự bùng nổ sự FDI cho ngành GTVT sau này thông qua các vốn vay của các tổ chức ngân hàng lớn trên thế giới như WB, ADB,Tổ chức Jica của Nhật… Làm thay đổi cơ bản hạ tầng cơ sở GT với những tuyến đường đựơc xây dựng theo qui trình hiện đại ASTO, với những chiếc cầu cứng, dây văng hoành tráng… Một thập kỉ giữ trọng trách Bộ Trưởng anh đã thực sự tạo ra bứơc ngoặt, là người mở đường cho sự phát triển của ngành GTVT, thoát ra khỏi thế bí, sự khó khăn để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế đang phát triển, vươn lên hoà nhập với thế giới.
Ngày cuối đông tôi chạnh buồn và càng hiểu thêm tình nghĩa sâu nặng của anh đối với con người khi nhìn những cộng sự từng một thời nổi tiếng trong các lĩnh vực GT đa phần tóc đã bạc phơ vượt hàng nghìn, hàng trăm cây số từ Nam ra, từ miền ngược xuống, vùng biển lên… tiễn biệt anh. Những Lê Ngọc Hoàn, Bùi Văn Sướng, Nguyễn Tấn Mẫn, Nguyễn Hải Thoại, Đoàn Xê, Phạm Thế Minh... rồi Ngô Quang Huấn, Nguyễn Văn Lưu, Vũ Thế Vận, Dũng “hói”… Rồi 13 cô gái trong tổ duy tu đường heo hút nơi Tây Trang nhận đựơc đài bán dẫn anh gửi lên, ông chủ nhiệm làng Nguyễn - Thái Bình dưng dưng nhận xe cải tiến vì thành tích làm đường nông thôn… Chắc cũng đang nghĩ đến anh khi nghe tin buồn này… Chao ơi, con người làm sao có thể thiên thu mãi nhưng với anh, sự nghiệp anh tạo dựng cho ngành GT và cái tình của anh đối với bạn bè, cộng sự, với mỗi kĩ sư, công nhân của ngành “lục lộ” này sẽ còn mãi mãi…
2. Khi anh đương chức Bộ Trưởng danh sách báo giới theo dõi ngành vẻn vẹn có bẩy nhà báo của bẩy cơ quan báo chí chính thức của Trung ương là Hà Nội. Nguyễn Hiếu Đài TNVN, Phạm Mạnh TTXVN, Quang Tuấn báo Nhân Dân, Văn Thành Hà Nội mới, Chu Đức Soàn Đài PTTH Hà Nội, Xuân Minh báo QĐ, Phan Duyên và sau thế vào Đào Hùng ở THVN. Anh là vị Bộ Trưởng từ nghề đi lên nên anh có thể đề ra những giải pháp chiến lược cho một ngành những cũng có thể góp ý chuẩn xác cho việc thay thế vật liệu đường hay cầu. Anh lại là người yêu nghề muốn mọi người, mọi ngành cùng hiểu những khó khăn, đặc điểm của ngành GT chính vì thế nên anh là vị Bộ trưởng sẵn sàng tiếp xúc và trả lời phỏng vấn trứơc các nhà báo. Khi anh làm Bộ trưởng bộ máy tuyên truyền của ngành GTVT rất mạnh và gắn bó với nhà báo. Mọi động thái lớn, mọi sự cố của ngành anh đều nhắc Trưởng ban Ngô Quang Huấn, Chánh văn Phòng Vũ Phạm Chánh thông báo cho báo giới. Không phải ngẫu nhiên hồi anh làm Bộ trưởng sự đổi mới manh nha còn nhiều dư luận trái chiều nhưng dân báo chí đều nhìn thấy cái lõi đúng đắn mà ngành GT đã tiến hành cho sự vận hành của mình. Anh là một trí thức đôn hậu nên anh rất hiểu sức mạnh của bài báo, tác phẩm văn nghệ đối với đội ngũ cán bộ công nhân ngành GTVT nên anh trở thành vị Bộ trưởng duy nhất cùng với Hội Nhà văn Việt Nam phát động hai cuộc thi văn chương đề tài GTVT. Năm 1990 ngay trên hội trường 80 Trần Hưng Đạo khi anh trao chiếc cát set màu đỏ một cửa là tặng phẩm giải nhất của cuộc thi văn học lần thứ hai (giải nhất lần 1 thuộc về Hoàng Minh Tường với tiểu thuyết “những ngưòi ở khác cung đường”) cho tiểu thuyết “bụi đường” anh nói khẽ với tôi “giải thưởng khiêm tốn so với tác phẩm của chú. Anh sẽ mời chú đi thực tập trên tàu viễn dương để chú có đìều kiện viết về sự vất vả của anh em thuỷ thủ”. Tiểu thuyết “Biển toàn là nứơc” của tôi vừa đựơc TLĐLĐVN tặng giải vào tháng 7 năm 2010 vừa rồi chính là kết quả của sự động viên, tri ân của anh. Bẩy anh em báo chí chúng tôi mỗi hội nghị, mỗi độ xuân về, mỗi khi có dịp lại tề tịu quanh anh như những người tâm giao để trò chuyện, tâm tình đề xuất và cả phỏng vấn lấy tài liệu ở anh cho những bài viết mới. Bẩy anh em làm báo chúng tôi làm sao quên đựơc cảnh anh dầm mưa cắt băng khánh thành cầu Lai Vu, cầu Ghép. Quên sao được bữa ăn giữa đồi Bảo Lạc - Cao Bằng, anh đi xe ôm, ngồi trên bo bo thị sát GTNT vùng Đồng Tháp Mười. Quên sao được khi cùng anh lên Con Cuông trên con đường bụi mờ trời… Anh em Nhà văn, Nhà thơ như Phạm Tiến Duật, Vĩnh Quang Lê, Lê Lựu, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Trần Quang Quý, Hữu Thỉnh, Phạm Thành… thỉnh thoàng đến anh để dãi bày, chia sẻ… Tôi trở thành Nhà văn có nhiều tác phẩm nhất trong các Nhà văn Việt nam về đề tài GTVT (ba cuốn “bụi đường”, ”quá cảnh”, ”biển toàn là nứơc”. Hai phim truyền hình. “Con tàu lại ra khơi” năm 1992, Đạo diễn Trọng Liên diễn viên NSƯT Nguyễn Anh Dũng... Hai tập “Chuyện đột ngột của làng ven sông” năm 1996. Đạo diễn Nguyễn Huy Hoàng, diễn viên NSƯT Phương Thanh, cố NSƯT Huy Công, NS Kim Sinh( từng thủ vai Bá Kiến)… vì thực tế hấp dẫn của ngành GT và sự động viên chân tình của anh… Ba Nhà văn, ba anh em Nguyễn Hiếu, Trần Quang Quý, Phạm Thành đã ít nhiều đáp lại tấm tình của anh đối với anh em báo chí và văn nghệ sĩ khi cố gắng dựng lại chân dung anh, vị Bộ trưởng tài ba, tâm huyết, hiểu nghề và có công lao lớn nhất mở đầu cho sự đổi mới cùng những thành tựu lớn lao của ngành GTVT trong tập sách “người của những con đường” nhưng chúng tôi hiểu rằng vẫn chưa đủ bởi hình tượng anh, tình yêu và sự ân tình của anh vẫn ghi đậm trong tình cảm chúng tôi. Đấy chính là nguồn cảm hứng cho những sáng tác mới về anh mặc dù chúng tôi đau buồn nhận ra một thực tế nghiệt ngã “mặt đất này giờ đã vắng anh”
(Quỳnh Mai những ngày buồn cuối năm Canh Dần)
Giáo sư - Tiến sĩ Bùi Danh Lưu hơn tôi đúng một con giáp và là vị Bộ Trưởng thứ năm trong tám vị bộ trưởng Bộ GTVT của đoạn đời 39 năm làm báo chính thức được cơ quan Đài TNVN phân công theo dõi ngành GTVT. Một phần có thể do GS là vị Bộ trưởng có thâm niên dài nhất trong các vị Bộ Trưởng tôi có hân hạnh biết nhưng điều lớn nhất đã tạo ra mối quan hệ cao hơn và gần hơn giữa một nhà báo theo dõi ngành và một Bộ trưởng để trở thành một quan hệ anh em, bằng hữu chính vì nhân cách lớn của một trí thức, một người đi trứơc chân tình cởi mở. Bằng cách sống, tài năng, trách nhiệm và sự am hiểu của mình trong công việc ông đã trở thành tấm gương cho tôi và mỗi người chúng ta. Bài viết này tôi viết về ông để nói lên một sự thật đau buồn rằng cuộc đời nhiều kỉ niệm, sự nghiệp GTVT đang có những bước tiến đáng tự hào đựơc ít nhiều bắt nguồn từ những cống hiến, giải pháp của GS từ nay vắng ông. Xin cho tôi đựơc dùng từ anh để viết về GS, TS cố Bộ trưởng Bùi Danh Lưu với tất cả tình cảm trân trọng và yêu quí trước hương hồn ông.
1. Giáp trưa một ngày cuối đông, ba anh em tôi vào rón rén gõ cửa phòng anh nằm. Chị Quế vợ anh thấy chúng tôi rơm rớm nứơc mắt lấy tay lay lay anh nói khẽ “ông ơi, các chú Nhà văn, Nhà báo vào thăm ông kìa”. Nhà văn Phạm Thành nắn chân anh, tôi nắm vào bàn tay ấm rực anh cố giơ ra. Anh choàng tỉnh miệng khẽ nói “cảm ơn các chú .Cám ơn!”. Nhà thơ Trần Quang Quý đồng hương với anh ghé sát tai chúc anh chóng khỏi để tết về Phú Thọ. Tôi đứng lặng nhìn anh. Anh nằm đó bình thản sau bao nhiêu sự cố có vui có buồn của một đời người. Anh nằm đó một con người đi lên bằng chính khả năng và những cố gắng của mình. Một chứng nhân cho “con mắt xanh” của Nhà nước khi nhấc anh từ vị trí một viện phó lên giữ trọng trách Bộ trưởng của hai ngành (GT và BĐ) quan trọng bậc nhất trong nền kinh tế quốc dân. Một Trung uỷ ba khoá vị, vị đại biểu quốc hội, một Phó ban Kinh tế, một bộ trưởng đã kinh qua vị trí đội phó, đội trưởng đội sản xuất, Phó bí thư Đảng uỷ công ty khu vực 202, Viện phó, Vụ trưởng, Thứ trưởng… Vì thế nên anh trở thành vị Bộ trưởng am hiểu nghề, đi nhiều, hoà đồng với người lao động, trực tiếp viết nhiều văn bản nhất. Vị Bộ trưởng cuối cùng của thời bao cấp và mở đầu cho sự chiến thắng của thời đổi mới. Vị Bộ trưởng có nhiều bạn bè, bằng hữu với báo giới và văn nghệ sĩ, sẵn sàng và thanh thản đám ứng yêu cầu của họ. Anh là người có công đầu xây nên cầu Chương Dương - chiếc cầu mà dân Thủ đô từng trìu mến gọi là “cầu Ông Lưu”. Tác giả của 11 phương sách tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành GTVT cho đến những năm đầu thế kỉ 21 và những năm sau. Từng là một “Kim Ngọc” của ngành GT trong vụ việc “xe biển xanh biển trắng”… và cuối cùng anh vị GS - TS của ngành GTVT trong những năm tháng cuối đời mình vẫn gắn chặt cuộc sống mình với sự nghiệp anh trọn đời theo đuổi và phụng sự trong vai trò là vị Chủ tịch chu đáo, cẩn thận và bao quát công việc của Hội Cầu đường Việt nam….
GS - TS Bùi Danh Lưu lên nhậm chức Bộ trưởng vào năm 1986. Đó là thời kì xã hội và nhất là nền kinh tế nứơc ta đang gặp nhiều khó khăn. Vào những năm đó anh cán bộ, viên chức mỗi sáng tỉnh dậy đứng trên hành lang nhà tập thể nghển cổ hỏi ông láng giềng “không biết đã đến đáy của sự vất vả chưa?”. Trong ngành GT thì mọi sự đều dang dở và phức tạp. Ba kế sách chiến lược về vành đai ba, về vận tải Bắc Nam, vận tải sông pha biển đang đi vào bế tắc. QL1 – trục vận tải xương sống của Việt nam xuống cấp nghiêm trọng. Đoạn đường qua Quảng Bình thì chỉ còn là mặt đường trơ nèn đất loang lổ bé xíu với rãnh nứơc ri rỉ chảy suốt ngày. Đoạn qua Vinh thì mặt đường nhún nhẩy như đệm cao su đầy ổ gà, ổ voi. Đường 5 mở rộng hai bên lề mới vật thổ lên đắp tạm chờ vì thiếu vốn, dân sót đất lại ra gỡ giây khoai lang. Liên Hiệp các xí nghiệp xây dựng Thăng Long sau khi hoàn thành chiếc cầu hữu nghị hoành tráng thì thiếu việc làm, hàng vạn người quay ra làm khung, vành, nan hoa xe đạp, đan nón sống qua ngày. Cục cơ khí GT ôm hai ngành đóng tầu và đóng ôtô lay lắt không tìm ra phương hướng. Nhà máy đóng tầu đóng đựơc chiếc tầu 400 tấn hạ thuỷ tưng bừng nhưng đến đảo Hạ Mai lại dành buông neo chờ tàu ra lai dắt vào bờ vì gẫy chân vịt. Các LHXNGT đựơc mệnh danh là “tư lệnh vùng “thì loay hoay tìm công ăn việc làm bỏ bễ duy tu, bảo dưỡng vì không có vốn, vật tư. Vận tải ôtô quốc doanh thất bát. Các địa phương tranh nhau mua tầu rách bung ra viễn dương kiếm ăn để rồi đi đến cảng nào của nước ngoài cũng bị bắt, bị phạt vì tàu cũ không đủ chuẩn, gây ô nhiễm môi trường. Ngành hàng không thì sống cầm chừng, sân bay Nội Bài, Tân Sân Nhất, Đà nẵng đìu hiu qua ngày, ngành đường sắt lèn khách, buôn lậu, GTNT tắc nghẽn không tìm ra phương hướng phát triển… Trong hoàn cành của ngành GTVT có thể nói là bĩ cực như vậy anh đựơc Đảng và Nhà nước giao trọng trách Bộ trưởng. Tôi có may mắn trong những năm tháng đó đã chứng kiến không ít những sự kiện mang dấu ấn của sự chỉ đạo dũng cảm, những quyết sách táo bạo của anh. Từ trong khâu tổ chức, từ việc khẳng định vai trò của vận tải tư nhân, việc khơi dậy phong trào Nhà nước và nhân dân cùng làm phong trào GTNT với hai hội nghị nức lòng bà con ở Thái bình 1991, Vĩnh Long 1993. Các phương án gỡ bí thông qua biện pháp “lấy đường nuôi đường”,”lấy công trình nuôi công trình”, rồi sự tận dụng triệt để nhất sự giúp đỡ của thế giới. Chính những quyết sách đúng đắn của anh đã tạo điều kiện cho sự bùng nổ sự FDI cho ngành GTVT sau này thông qua các vốn vay của các tổ chức ngân hàng lớn trên thế giới như WB, ADB,Tổ chức Jica của Nhật… Làm thay đổi cơ bản hạ tầng cơ sở GT với những tuyến đường đựơc xây dựng theo qui trình hiện đại ASTO, với những chiếc cầu cứng, dây văng hoành tráng… Một thập kỉ giữ trọng trách Bộ Trưởng anh đã thực sự tạo ra bứơc ngoặt, là người mở đường cho sự phát triển của ngành GTVT, thoát ra khỏi thế bí, sự khó khăn để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế đang phát triển, vươn lên hoà nhập với thế giới.
Ngày cuối đông tôi chạnh buồn và càng hiểu thêm tình nghĩa sâu nặng của anh đối với con người khi nhìn những cộng sự từng một thời nổi tiếng trong các lĩnh vực GT đa phần tóc đã bạc phơ vượt hàng nghìn, hàng trăm cây số từ Nam ra, từ miền ngược xuống, vùng biển lên… tiễn biệt anh. Những Lê Ngọc Hoàn, Bùi Văn Sướng, Nguyễn Tấn Mẫn, Nguyễn Hải Thoại, Đoàn Xê, Phạm Thế Minh... rồi Ngô Quang Huấn, Nguyễn Văn Lưu, Vũ Thế Vận, Dũng “hói”… Rồi 13 cô gái trong tổ duy tu đường heo hút nơi Tây Trang nhận đựơc đài bán dẫn anh gửi lên, ông chủ nhiệm làng Nguyễn - Thái Bình dưng dưng nhận xe cải tiến vì thành tích làm đường nông thôn… Chắc cũng đang nghĩ đến anh khi nghe tin buồn này… Chao ơi, con người làm sao có thể thiên thu mãi nhưng với anh, sự nghiệp anh tạo dựng cho ngành GT và cái tình của anh đối với bạn bè, cộng sự, với mỗi kĩ sư, công nhân của ngành “lục lộ” này sẽ còn mãi mãi…
2. Khi anh đương chức Bộ Trưởng danh sách báo giới theo dõi ngành vẻn vẹn có bẩy nhà báo của bẩy cơ quan báo chí chính thức của Trung ương là Hà Nội. Nguyễn Hiếu Đài TNVN, Phạm Mạnh TTXVN, Quang Tuấn báo Nhân Dân, Văn Thành Hà Nội mới, Chu Đức Soàn Đài PTTH Hà Nội, Xuân Minh báo QĐ, Phan Duyên và sau thế vào Đào Hùng ở THVN. Anh là vị Bộ Trưởng từ nghề đi lên nên anh có thể đề ra những giải pháp chiến lược cho một ngành những cũng có thể góp ý chuẩn xác cho việc thay thế vật liệu đường hay cầu. Anh lại là người yêu nghề muốn mọi người, mọi ngành cùng hiểu những khó khăn, đặc điểm của ngành GT chính vì thế nên anh là vị Bộ trưởng sẵn sàng tiếp xúc và trả lời phỏng vấn trứơc các nhà báo. Khi anh làm Bộ trưởng bộ máy tuyên truyền của ngành GTVT rất mạnh và gắn bó với nhà báo. Mọi động thái lớn, mọi sự cố của ngành anh đều nhắc Trưởng ban Ngô Quang Huấn, Chánh văn Phòng Vũ Phạm Chánh thông báo cho báo giới. Không phải ngẫu nhiên hồi anh làm Bộ trưởng sự đổi mới manh nha còn nhiều dư luận trái chiều nhưng dân báo chí đều nhìn thấy cái lõi đúng đắn mà ngành GT đã tiến hành cho sự vận hành của mình. Anh là một trí thức đôn hậu nên anh rất hiểu sức mạnh của bài báo, tác phẩm văn nghệ đối với đội ngũ cán bộ công nhân ngành GTVT nên anh trở thành vị Bộ trưởng duy nhất cùng với Hội Nhà văn Việt Nam phát động hai cuộc thi văn chương đề tài GTVT. Năm 1990 ngay trên hội trường 80 Trần Hưng Đạo khi anh trao chiếc cát set màu đỏ một cửa là tặng phẩm giải nhất của cuộc thi văn học lần thứ hai (giải nhất lần 1 thuộc về Hoàng Minh Tường với tiểu thuyết “những ngưòi ở khác cung đường”) cho tiểu thuyết “bụi đường” anh nói khẽ với tôi “giải thưởng khiêm tốn so với tác phẩm của chú. Anh sẽ mời chú đi thực tập trên tàu viễn dương để chú có đìều kiện viết về sự vất vả của anh em thuỷ thủ”. Tiểu thuyết “Biển toàn là nứơc” của tôi vừa đựơc TLĐLĐVN tặng giải vào tháng 7 năm 2010 vừa rồi chính là kết quả của sự động viên, tri ân của anh. Bẩy anh em báo chí chúng tôi mỗi hội nghị, mỗi độ xuân về, mỗi khi có dịp lại tề tịu quanh anh như những người tâm giao để trò chuyện, tâm tình đề xuất và cả phỏng vấn lấy tài liệu ở anh cho những bài viết mới. Bẩy anh em làm báo chúng tôi làm sao quên đựơc cảnh anh dầm mưa cắt băng khánh thành cầu Lai Vu, cầu Ghép. Quên sao được bữa ăn giữa đồi Bảo Lạc - Cao Bằng, anh đi xe ôm, ngồi trên bo bo thị sát GTNT vùng Đồng Tháp Mười. Quên sao được khi cùng anh lên Con Cuông trên con đường bụi mờ trời… Anh em Nhà văn, Nhà thơ như Phạm Tiến Duật, Vĩnh Quang Lê, Lê Lựu, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Trần Quang Quý, Hữu Thỉnh, Phạm Thành… thỉnh thoàng đến anh để dãi bày, chia sẻ… Tôi trở thành Nhà văn có nhiều tác phẩm nhất trong các Nhà văn Việt nam về đề tài GTVT (ba cuốn “bụi đường”, ”quá cảnh”, ”biển toàn là nứơc”. Hai phim truyền hình. “Con tàu lại ra khơi” năm 1992, Đạo diễn Trọng Liên diễn viên NSƯT Nguyễn Anh Dũng... Hai tập “Chuyện đột ngột của làng ven sông” năm 1996. Đạo diễn Nguyễn Huy Hoàng, diễn viên NSƯT Phương Thanh, cố NSƯT Huy Công, NS Kim Sinh( từng thủ vai Bá Kiến)… vì thực tế hấp dẫn của ngành GT và sự động viên chân tình của anh… Ba Nhà văn, ba anh em Nguyễn Hiếu, Trần Quang Quý, Phạm Thành đã ít nhiều đáp lại tấm tình của anh đối với anh em báo chí và văn nghệ sĩ khi cố gắng dựng lại chân dung anh, vị Bộ trưởng tài ba, tâm huyết, hiểu nghề và có công lao lớn nhất mở đầu cho sự đổi mới cùng những thành tựu lớn lao của ngành GTVT trong tập sách “người của những con đường” nhưng chúng tôi hiểu rằng vẫn chưa đủ bởi hình tượng anh, tình yêu và sự ân tình của anh vẫn ghi đậm trong tình cảm chúng tôi. Đấy chính là nguồn cảm hứng cho những sáng tác mới về anh mặc dù chúng tôi đau buồn nhận ra một thực tế nghiệt ngã “mặt đất này giờ đã vắng anh”
(Quỳnh Mai những ngày buồn cuối năm Canh Dần)
VanVN.Net - Hưởng ứng tinh thần “Trẻ em là hiền tài và nguyên khí của quốc gia” theo kế hoạch phát triển giáo dục đến năm 2020. Từ ngày 3-8/8/2011 tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ (148 Giảng Võ – ...
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - Duyên phận luôn được định đoạt và nhiều khi tình yêu tới không chỉ đơn thuần là vô cớ. Ẩn chứa sau một chiếc nhẫn cổ là vô số bí mật đến bất ngờ…
Tiếp tục chương trình hoạt động của kỳ họp thứ 4 (Khóa VIII), hôm nay, ngày 7/8/2011, BCH Hội Nhà văn VN đã có chuyến đi thực tế tại trại sản xuất giống tu hài của công ty TNHH Đỗ Tờ ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn