VanVN.Net - Trong những ngày Hà Nội đánh Mỹ, ta có thể nhìn thấy Nguyễn Tuân mặc một bộ đồ lụa nâu, thong thả giở tờ báo tiếng Pháp trên một chiếc nắp hầm trú ẩn cá nhân ở bãi bia Cổ Tân trước Nhà Hát Lớn. Rồi những ngày B52, Cụ đội lên đầu cái mũ sắt phòng không, ở lại Hà Nội làm “phóng viên chiến trường”. “Tôi thấy tôi đúng. Mình là người viết văn, nhà văn Việt Nam. Trong khi Thủ đô – trái tim của cả nước lâm nguy mà bỏ Hà Nội mình đi, thì còn viết cái gì, mình còn ra gì nữa ông?”…
Và những trang viết say nồng, phức điệu, giàu màu sắc, giàu ý tưởng… của Cụ trong Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi lại vang lên, tiếp nối những trang tùy bút đã viết trong kháng chiến chống Pháp: Đường vui, Tình chiến dịch, Tùy bút kháng chiến…
Nguyễn Tuân có cốt cách của một nhà văn – một nhà báo chiến trường như E.Hemingway, Erengbourg. Ông coi trọng văn từ báo, từ những vật liệu hàng ngày, từ công việc viết sử hàng ngày của người làm báo.
Và như vậy, Nguyễn Tuân đã đi, miệt mài suốt đời như một lữ khách không mỏi dâng hiến hết mình cho dân tộc và thế kỷ, với những kiệt tác văn chương còn mãi: Vang bóng một thời, Sông Đà, Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi, các bài tùy bút, tiểu luận đặc sắc về Tú Xương, Sêkhov, Dostoievski, Nguyễn Du, Tản Đà, Vũ Trọng Phụng… viết với nhãn lực, bút pháp một nhà văn bậc thầy và một nhà khảo cứu đam mê sự sống và tư liệu. Nguyễn Tuân là kiểu nhà văn vừa truyền thống dân tộc ở độ sâu sắc sung mãn nhất của một người Việt, người Hà Nội – Trường An có thể có, vừa là nhà văn hóa am tường, say mê văn hóa phương Đông, phương Tây… Nhiều nhà văn nước ngoài, như nhà thơ Nga nổi tiếng E. Evtushenko gọi ông là “nhà văn cổ điển Việt Nam”. Đúng như vậy, văn chương của ông đã thành một di sản cổ điển ngay từ lúc ông còn sống.
Nhân vật chính trong các tác phẩm Nguyễn Tuân từ đầu đến cuối là Nguyễn. Là con một ông Tú tài Hán học cuối cùng, Nguyễn Tuân sống và hiểu rõ những tập tục “quí phái” của những nhà Nho phong kiến như uống trà, viết chữ, thả thơ, ả đào… Tiếng vọng của một quá khứ văn hóa đến từ những câu chuyện đó. Nó đem lại một niềm luyến tiếc khôn nguôi cho những tâm hồn còn nặng nợ với văn hóa ta, đối lập với cái nhố nhăng, bát nháo của văn hóa thực dân đang du nhập ồ ạt. Đó là sự níu kéo mỏng manh, một “tiếng thở dài chống chế độ thuộc địa” như một nhận định của một nhà văn hóa Cách mạng về văn chương lãng mạn 30 - 45. Vang bóng một thời còn là một tình điệu, một phong cách văn chương, một chiều sâu nội tâm ít có, uẩn áo… của một chàng trai mới ngoài 30 tuổi.
Day dứt vì “thiếu quê hương”, Nguyễn muốn làm một lãng tử lãng du, nhưng những chuyến đi sẽ đem lại gì ngoài sự chán nản sâu sắc hơn, sự bất mãn và bất lực trước cuộc đời và trước chính mình. Nguyễn chưa kịp trở thành một “con người phản kháng”, “con người vô luân”…, nhưng cái mầm của các thứ chủ nghĩa cá nhân hiện đại ấy của phương Tây đã thấp thoáng trên trang sách. Rồi Nguyễn đi vào “tàn đèn dầu lạc”, vào “hát ả đào”, một chút “Liêu Trai” ma quái mê sảng như trong “Chùa Đàn”. Cách mạng Tháng Tám đã đến cuốn bay tất cả những bế tắc đó, và Nguyễn đi kháng chiến.
Cuộc đổi đời say mê tận tụy dâng hiến ấy, nhờ vào làn sóng của thời đại, nhờ vào lòng yêu nước yêu dân tộc đã ăn sâu bén rễ từ trước ở một con người thanh niên trí thức thuộc địa, đã đem đến cho Nguyễn một chân trời mênh mông, phong phú của sáng tạo văn học, từ chân trời Việt Bắc – Cà Mau đến chân trời Lêningrat, Bắc Âu, Trung Hoa…
Người ta nói Nguyễn Tuân có phần “lập dị”, khinh bạc. Không, có lẽ Nguyễn Tuân là người muốn yêu, muốn tận hưởng tình yêu cuộc sống, tình yêu cái Đẹp, tình yêu tiếng Việt trong cái tận cùng của nó, và ông không thỏa mãn, coi thường những kẻ nửa vời… Cái Đẹp đối với ông là tất cả, cái Đẹp ngàn năm, cái Đẹp mới mẻ, cái Đẹp của ngày mới Cách mạng, cái Đẹp của cuộc chiến đấu kiên trì anh hùng vô song, cái Đẹp của những đời thường ở cả hai miền Nam Bắc. Trong văn của ông đã đạt tới đích của Tư tưởng, của Sự thật, của Nghệ thuật.
Có điều là Nguyễn Tuân vẫn là Nguyễn Tuân.
Ông không thấy cần thiết mình phải biến thành người khác, hòa giọng đồng ca “thổi sáo ở lẫn giữa ba trăm người” như người xưa nói. Ông bao giờ cũng trăn trở, tìm tòi, tỉ mỉ, nghĩ lớn đồng thời nghĩ tinh tế… trên từng dòng, từng chữ để diễn đạt mình cho hết. Ông đã vắt cạn tài này, tâm huyết cho từng trang văn, không bao giờ dám không gắng sức. Ông là một trong những người lao động văn chương cần mẫn nhất thế kỉ, một “chuyên viên tiếng Việt”, một bậc thầy, và có thể nói một vị “pháp sư” về tiếng Việt. Cái thứ tiếng in hồn dân tộc, hồn người, hồn thời đại mà ông là một kẻ tình chung - sáng tạo: “… Tôi lặng cúi xuống mặt trang giấy trắng tinh đang om sòm những tiếng mời chào kia mà nói bật lên lời biết ơn đối với đất nước, ông bà tổ tiên. Thấy chịu ơn rất nhiều đối với quê hương ông bà đã truyền cho tôi thứ tiếng nói đậm đà tôi hằng nói từ những ngày mới chào đời. Trong hương hỏa âm thanh từ điệu ấy, thấy như hiển hiện lên không biết bao nhiêu mồ hôi và máu huyết của đời ông bà khai rừng, mở cõi, giữ nước chống giặc, tiến lên đến đâu là xây dựng ngôn ngữ tới đó. Nay mỗi lần đụng đến cái di sản nhiệm mầu ấy, thấy bổi hổi bồi hồi như vấn vương một cái gì thiệt là thiêng liêng vô giá mà tất cả thứ kim, thứ ngân của tất cả ngân hàng thế gian cũng không sao đánh đổi được”
Nguyễn Tuân và tiếng Việt, Nguyễn Tuân và phong cách văn chương tiếng Việt của ông là một điểm nổi bật nhất khi ta đọc ông. Câu văn Nguyễn Tuân, trang văn Nguyễn Tuân trùng điệp, phức điệu và phức cú, diễn tả những quan hệ phức tạp của cuộc đời và tâm trạng cá nhân, điểm nhìn và cách nhìn của chính tác giả. Một nhà ngữ học, theo phương pháp thao tác, cho rằng văn chương Việt Nam có ba loại câu văn độc đáo: câu thơ Kiều, câu đối Nguyễn Khuyến và câu văn Nguyễn Tuân.
Tuy thế, về bản chất văn Nguyễn Tuân vẫn là cách nói năng của người Việt, người Việt Hà Nội với tất cả cái đậm đà duyên dáng của nó trong giọng điệu, trong từ ngữ. Các lớp từ bình dân, thông tục chen lẫn giữa các từ “bác học”, “Hán học”, các từ hằng ngày báo chí nhặt lên từ cuộc sống lao động, chiến đấu của nhân dân hòa vào những từ sách vở, trí thức, chọn lọc…Trang văn là một hòa điệu của âm thanh, trước hết là của tiếng nói, giọng nói. Nó không trôi đi bình lặng, êm ả mà như đối thoại với nhau, tranh luận nhau, đa thanh, phức điệu.
Nguyễn Tuân rất thích tiểu thuyết của Dostoievski, nhất là “Tội ác và trừng phạt”, “Anh em Karamazov” mà Dostoievski nổi bật ở phương điệu đa thanh, đối thoại… với thi pháp học hiện đại, với ngữ học và thi học cấu trúc của Jakobson ta biết đến không những cái đẹp, trong cái ý nghĩa nhỏ nhất của đơn vị ngôn ngữ (“hình vị”), với Jean Cocteau, ta còn biết đến “cái đẹp của ngữ pháp, cú pháp” câu văn.
Câu văn Nguyễn Tuân đẹp là do cấu trúc tầng tầng lớp lớp mà bao giờ cũng sáng sủa, trong trẻo, cũng đúng và cũng đẹp, ở đó ông rất chú ý đến giọng, đến thẩm âm, đến cách sắp xếp các từ, cách thay đổi chức năng từ…, để làm nổi bật các mối quan hệ trong sự vật và trong cảm giác của chính ông: “Mùa đông năm 1967, da trời Hà Nội thấp thỏm xanh ngắt một niềm cảnh giác”, hay: “Vàng Nga vẫn còn như níu lại giữa khu vườn Bách Thảo có một cặp voi Việt Nam đang mài ngà vào nhau mà nhớ một bụi chuối bên quê cũ”.
Những câu văn như thế, nhiều câu văn như thế được viết ra lần đầu tiên trong tiếng Việt văn chương, nó có cái đẹp phi tuyến tính của những câu thơ siêu thực hiện đại như những câu thơ hiện đại. Cái cách gặm nhấm, phân tích tinh tế cảm giác, cảm xúc, tâm lí, cái cách liên tưởng nhiều tầng, nhiều lớp… cái đó là của văn chương hiện đại thế giới, được phối hợp với cái nhìn mơ màng của một lãng tử phương Đông, nó bao quát thế giới trong một cái nhìn vừa “chủ toàn” - trực giác vừa “chủ biệt” - phân tích. Nguyễn Tuân đã có đóng góp cho văn chương tiếng Việt, được bắt đầu từ các bậc thầy văn hóa, văn chương thời Trần, Lê, Nguyễn và văn chương Quốc ngữ.
Đi qua cả thế kỉ XX đầy biến động, giông bão và chiến thắng, đi trên “con đường qua thống khổ” của dân tộc để đến vinh quang, Nguyễn Tuân đã chia sẻ với tất cả thời đại, dân tộc, văn chương. Chân dung ông lừng lững ở chân trời thế kỉ. Ông đã đến, đã yêu, đã trăn trở, đã viết và để lại một di sản văn chương đồ sộ, hàng năm ngàn trang in khổ lớn. Nhìn vào di sản văn chương đó, nhớ đến ông, một cụ già hiền hậu, khi được bạn đọc Sài Gòn nhào đến xin chữ ký vào “Sông Đà”, vào “Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi”… ở Nhà Văn hóa Thanh Niên sau 1975 đã ứa nước mắt xúc động – những giọt lệ lăn trên đôi má một thời gian khó… Cụ đã ăn những bát cơm đạm bạc cùng chúng tôi ở Sài Gòn 1978, nhâm nhi chút khô mực với vài chén rượu Gò Đen, nói chuyện văn, chuyện đời… Thung dung như một đạo sĩ, Cụ là một bậc thiên sứ đã xuống vui chơi với những kẻ phàm trần chúng tôi, làm chúng tôi bao cảm kích. Nguyễn Tuân nổi tiếng là một ẩm thực gia, nhưng trong cuộc đời thực, ông có ăn uống được bao nhiều đâu, mà cũng đâu có tiền mà ăn! Cuộc đời thế hệ ông là hi sinh là gian khổ, nhường vinh quang cho người, nhường hưởng thụ cho người, làm cái rễ cây hút nhụy từ lòng đời để nuôi sống văn chương. Để đến hôm nay, hồn ông bát ngát bay lên trời Hà Nội – Thăng Long 1000 năm lịch sử.
*
Xin cho phép tôi nói vài câu về chuyện Nguyễn Tuân và giới phê bình.
Khoảng năm 1959, Cụ Nguyễn Tuân in Sông Đà, đến tháng 1/1960, Tạp chí Văn Học in bài của ông Nam Mộc trên trang đầu về cuốn sách đó. Bài viết thật khắc bạc, có thể nói là quá quắt: một tập ký hay như thế, đẹp như thế mà chê tàn tệ, đến nỗi Cụ Nguyễn viết rằng, lên Tây Bắc có người nhầm Cụ với ông chủ tư sản gì đó về cái dáng của Cụ, mà bài phê bình cũng trích ra đay nghiến Cụ. Nay thì ông Nam Mộc cũng về “sinh hoạt chung” với Cụ Nguyễn rồi, nhưng qua bài ấy mà “hận” giới phê bình thì cũng đúng. Sau này, Cụ còn bị phê mấy đợt: Tình rừng, Tờ hoa, Chả giò… Nhớ có câu thơ “vịnh” báo Văn Nghệ nhân vụ Tình rừng: “Hết nạn nọ đến nạn kia. Chưa xong Cái gốc, đã lia Tình rừng”. Một con người son đỏ với Cách mạng và kháng chiến trên từng chữ từng ý nghĩ như Cụ Nguyễn mà bị nghi oan, hỏi sao không đau, không giận? Có lẽ Cụ trút cái giận đó lên giới phê bình quan phương, các người mà Cụ gọi “phụng bút cấp trên” mà viết! Cho nên có câu: “Khi chết hãy chôn theo tôi một nhà phê bình để còn tiếp tục cãi nhau”, câu nói hóm hỉnh và cũng phản ánh đúng tâm trạng Cụ.
Có điều ta không nên quên là chính Nguyễn Tuân cũng là nhà phê bình. Như người ta định nghĩa, phê bình (critique) là tất cả những gì viết về văn chương. Mà Nguyễn Tuân thì viết về văn chương rất nhiều; Cụ viết theo cách của Nguyễn, nhưng dù là “tùy bút”, nó vẫn là phê bình. Trong văn khí Nguyễn Tuân, cái giọng luận bình, luận đàm luôn vang lên như một giọng chủ đạo. Cụ đích thực là một tiểu luận gia (essayiste). Không hẳn như chị Như Trang nói: “Phê bình là thứ công việc mà Cụ không ưa”, tôi nghĩ có phần trái lại. Về cuối đời, theo chỗ tôi biết, Cụ còn định viết về Liêu trai. Có điều là Cụ, cũng như Hoài Thanh, Xuân Diệu, Đặng Thai Mai… chỉ chọn viết về những đỉnh cao, và chỉ khen… Cụ chỉ không ưa những nhà phê bình nào “phê” Cụ, và “phê” không đúng, ác ý. Cụ viết “khi các nhà phê bình đã ngủ” (Câu này hình như Cụ lấy lại của một nhà văn cổ điển), nhưng nhà phê bình trong Cụ thì vẫn phải thức, và vì thế mới có được Nguyễn Tuân. Vả lại, trong đời, phải đâu Cụ chỉ “ghét mặt” mấy “thằng cha” phê bình. Cụ cũng không yêu tất cả giới sáng tác, bởi vậy không nên lấy sự yêu ghét nhiều khi cũng thất thường của một ai đó, dù người đó là nghệ sĩ, làm một thước đo tổng quát. Mỗi người có “kẻ thù” và bạn bè của riêng mình. Cho nên, ta chả nên khai thác các khía cạnh này nhiều, nên vừa đủ thôi. Rút lại, thì Cụ Nguyễn Tuân có vấn đề với phê bình qua một số vụ việc cụ thể, qua một vài khuynh hướng phê bình hồi đó, (không phải ai cũng viết như vậy và đừng “truy chụp” cho tất cả, và nên nhớ là phê bình hồi đó không chỉ có ông Nam Mộc mà còn có cả Xuân Diệu, Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên, Lê Đình Kỵ… và nhiều người khác).
Ở Pháp có luận điểm: “Sáng tác cao hơn cuộc sống, còn phê bình thì cao hơn sáng tác”. Chắc rằng luận điểm này không đúng lắm. Nhưng ta hãy nói như Biêlinxki: “Phê bình không phải tùy thuộc vào sáng tác, cả phê bình và sáng tác đều xuất phát từ thời đại, chỉ có điều phê bình là ý thức triết học của sáng tác”. Phê bình là nhu cầu khách quan của xã hội. Từ thời cổ đại, Lưu Hiệp đã từng luận rất hay về việc “theo sóng tìm nguồn” của phê bình trong thiên Tri âm, sách Văn tâm điêu long. Còn Cụ Khổng thì hàng ngàn năm trước đó đã phê bình Kinh thi rồi. Những vấn đề giữa phê bình và sáng tác luôn luôn có, nhưng chớ nên vì thế mà miệt thị giới phê bình. Phê bình không phải chỉ là chuyện khen chê, phê bình phải công tâm, thẳng thắn, vẫn biết rằng con người ai cũng thích được khen. Tôi biết rất nhiều nhà văn nổi tiếng có những người bạn chí thiết, “tri âm” trong giới phê bình. Chẳng việc gì mà đào hố chia rẽ giới này giới nọ cho mệt. Trước hết là con người, rồi sau đó mới đến giới, đến nghề, và người làm sang cho nghề, chứ nghề không làm sang cho người.
*
Cuối cùng, điều tôi muốn nói ở đây hôm nay, trên diễn đàn trang trọng này của lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Cụ Nguyễn tại Nhà Hát Lớn Hà Nội, là:
Tôi trộm nghĩ, Nguyễn Tuân, một trí thức thuộc địa nửa phong kiến, kế thừa dòng máu yêu nước thơm ngát các sĩ phu, đã yêu nước, yêu văn hóa dân tộc, nhưng đã biết bao hoang mang buồn đau trước cuộc đời. Thời đại Hồ Chí Minh đã đến, và cơn bão táp Cách mạng và Kháng chiến đã cuốn trôi tất cả những sống mòn nhục lụy, những hen rỉ của cuộc đời “một đêm đưa ma (Vũ Trọng) Phụng” tê tái buồn, để đưa Nguyễn đến với nhân dân, Tổ Quốc. Nguyễn Tuân đã lớn dậy, càng phát huy tài năng, tâm huyết, trở thành nhà văn – đại sư, nhà văn hóa lớn của dân tộc. Lừng lững bóng dáng ông cuối chân trời thế kỷ XX và bóng dáng ông sẽ còn che mát cho chặng đường đi tới của chúng ta hôm nay. Chúng ta nguyện đi theo con đường ấy của Cụ, con đường văn chương nghệ thuật xả thân cho độc lập, tự do của Tổ Quốc, của chủ nghĩa xã hội, tin yêu ở tương lai Tổ Quốc và hạnh phúc con người, ở chủ nghĩa nhân văn xã hội chủ nghĩa. Nhất định chúng ta sẽ phải kiên trì con đường ấy hàng trăm năm, không dời chuyển, không đổi chí, không đổi tiết, không để các thế lực bên ngoài gây áp lực, không thoái hóa biến chất thực dụng vì lợi ích cá nhân – lợi ích cục bộ: “Chỉ vụ ích kỷ phì gia, thiên hạ lớn lao chẳng hề đoái tiếc” (Nguyễn Trãi); hi sinh cao cả như thế hệ đàn anh Cách mạng Kháng chiến, như Nguyễn Tuân và bao tiên liệt khác, thì sự nghiệp của chúng ta, dù phải trải qua thử thách đến mấy, cũng sẽ đến được bờ thắng lợi. Ba mươi năm chúng ta đã giành lại nước, hơn ba mươi năm chúng ta đã xây dựng cơ ngơi vật chất đầu tiên cho chủ nghĩa xã hội, nếu chúng ta tiếp tục vững vàng đi tiếp trên con đường lớn Hồ Chí Minh, “dĩ bất biến ứng vạn biến” tình hình. Xây dựng hạ tầng con người – văn hóa – giáo dục – khoa học – trí tuệ… một cách thích đáng, hợp lý trong điều kiện phát triển của Việt Nam… thì giấc mộng về đất nước đẹp vô cùng trên từng trang văn thao thức của Cụ Nguyễn và của bao sĩ phu Bắc Hà Nam Hà nhất định sẽ trở thành hiện thực.
Xin đa tạ!
(*) Bài phát biểu trong Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Nguyễn Tuân (1910-2010) do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức, tại Nhà Hát Lớn Hà Nội, ngày 5/7/2010.
VanVN.Net - Trong những ngày Hà Nội đánh Mỹ, ta có thể nhìn thấy Nguyễn Tuân mặc một bộ đồ lụa nâu, thong thả giở tờ báo tiếng Pháp trên một chiếc nắp hầm trú ẩn cá nhân ở bãi bia Cổ Tân trước Nhà Hát Lớn. Rồi những ngày B52, Cụ đội lên đầu cái mũ sắt phòng không, ở lại Hà Nội làm “phóng viên chiến trường”. “Tôi thấy tôi đúng. Mình là người viết văn, nhà văn Việt Nam. Trong khi Thủ đô – trái tim của cả nước lâm nguy mà bỏ Hà Nội mình đi, thì còn viết cái gì, mình còn ra gì nữa ông?”…
Và những trang viết say nồng, phức điệu, giàu màu sắc, giàu ý tưởng… của Cụ trong Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi lại vang lên, tiếp nối những trang tùy bút đã viết trong kháng chiến chống Pháp: Đường vui, Tình chiến dịch, Tùy bút kháng chiến…
Nguyễn Tuân có cốt cách của một nhà văn – một nhà báo chiến trường như E.Hemingway, Erengbourg. Ông coi trọng văn từ báo, từ những vật liệu hàng ngày, từ công việc viết sử hàng ngày của người làm báo.
Và như vậy, Nguyễn Tuân đã đi, miệt mài suốt đời như một lữ khách không mỏi dâng hiến hết mình cho dân tộc và thế kỷ, với những kiệt tác văn chương còn mãi: Vang bóng một thời, Sông Đà, Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi, các bài tùy bút, tiểu luận đặc sắc về Tú Xương, Sêkhov, Dostoievski, Nguyễn Du, Tản Đà, Vũ Trọng Phụng… viết với nhãn lực, bút pháp một nhà văn bậc thầy và một nhà khảo cứu đam mê sự sống và tư liệu. Nguyễn Tuân là kiểu nhà văn vừa truyền thống dân tộc ở độ sâu sắc sung mãn nhất của một người Việt, người Hà Nội – Trường An có thể có, vừa là nhà văn hóa am tường, say mê văn hóa phương Đông, phương Tây… Nhiều nhà văn nước ngoài, như nhà thơ Nga nổi tiếng E. Evtushenko gọi ông là “nhà văn cổ điển Việt Nam”. Đúng như vậy, văn chương của ông đã thành một di sản cổ điển ngay từ lúc ông còn sống.
Nhân vật chính trong các tác phẩm Nguyễn Tuân từ đầu đến cuối là Nguyễn. Là con một ông Tú tài Hán học cuối cùng, Nguyễn Tuân sống và hiểu rõ những tập tục “quí phái” của những nhà Nho phong kiến như uống trà, viết chữ, thả thơ, ả đào… Tiếng vọng của một quá khứ văn hóa đến từ những câu chuyện đó. Nó đem lại một niềm luyến tiếc khôn nguôi cho những tâm hồn còn nặng nợ với văn hóa ta, đối lập với cái nhố nhăng, bát nháo của văn hóa thực dân đang du nhập ồ ạt. Đó là sự níu kéo mỏng manh, một “tiếng thở dài chống chế độ thuộc địa” như một nhận định của một nhà văn hóa Cách mạng về văn chương lãng mạn 30 - 45. Vang bóng một thời còn là một tình điệu, một phong cách văn chương, một chiều sâu nội tâm ít có, uẩn áo… của một chàng trai mới ngoài 30 tuổi.
Day dứt vì “thiếu quê hương”, Nguyễn muốn làm một lãng tử lãng du, nhưng những chuyến đi sẽ đem lại gì ngoài sự chán nản sâu sắc hơn, sự bất mãn và bất lực trước cuộc đời và trước chính mình. Nguyễn chưa kịp trở thành một “con người phản kháng”, “con người vô luân”…, nhưng cái mầm của các thứ chủ nghĩa cá nhân hiện đại ấy của phương Tây đã thấp thoáng trên trang sách. Rồi Nguyễn đi vào “tàn đèn dầu lạc”, vào “hát ả đào”, một chút “Liêu Trai” ma quái mê sảng như trong “Chùa Đàn”. Cách mạng Tháng Tám đã đến cuốn bay tất cả những bế tắc đó, và Nguyễn đi kháng chiến.
Cuộc đổi đời say mê tận tụy dâng hiến ấy, nhờ vào làn sóng của thời đại, nhờ vào lòng yêu nước yêu dân tộc đã ăn sâu bén rễ từ trước ở một con người thanh niên trí thức thuộc địa, đã đem đến cho Nguyễn một chân trời mênh mông, phong phú của sáng tạo văn học, từ chân trời Việt Bắc – Cà Mau đến chân trời Lêningrat, Bắc Âu, Trung Hoa…
Người ta nói Nguyễn Tuân có phần “lập dị”, khinh bạc. Không, có lẽ Nguyễn Tuân là người muốn yêu, muốn tận hưởng tình yêu cuộc sống, tình yêu cái Đẹp, tình yêu tiếng Việt trong cái tận cùng của nó, và ông không thỏa mãn, coi thường những kẻ nửa vời… Cái Đẹp đối với ông là tất cả, cái Đẹp ngàn năm, cái Đẹp mới mẻ, cái Đẹp của ngày mới Cách mạng, cái Đẹp của cuộc chiến đấu kiên trì anh hùng vô song, cái Đẹp của những đời thường ở cả hai miền Nam Bắc. Trong văn của ông đã đạt tới đích của Tư tưởng, của Sự thật, của Nghệ thuật.
Có điều là Nguyễn Tuân vẫn là Nguyễn Tuân.
Ông không thấy cần thiết mình phải biến thành người khác, hòa giọng đồng ca “thổi sáo ở lẫn giữa ba trăm người” như người xưa nói. Ông bao giờ cũng trăn trở, tìm tòi, tỉ mỉ, nghĩ lớn đồng thời nghĩ tinh tế… trên từng dòng, từng chữ để diễn đạt mình cho hết. Ông đã vắt cạn tài này, tâm huyết cho từng trang văn, không bao giờ dám không gắng sức. Ông là một trong những người lao động văn chương cần mẫn nhất thế kỉ, một “chuyên viên tiếng Việt”, một bậc thầy, và có thể nói một vị “pháp sư” về tiếng Việt. Cái thứ tiếng in hồn dân tộc, hồn người, hồn thời đại mà ông là một kẻ tình chung - sáng tạo: “… Tôi lặng cúi xuống mặt trang giấy trắng tinh đang om sòm những tiếng mời chào kia mà nói bật lên lời biết ơn đối với đất nước, ông bà tổ tiên. Thấy chịu ơn rất nhiều đối với quê hương ông bà đã truyền cho tôi thứ tiếng nói đậm đà tôi hằng nói từ những ngày mới chào đời. Trong hương hỏa âm thanh từ điệu ấy, thấy như hiển hiện lên không biết bao nhiêu mồ hôi và máu huyết của đời ông bà khai rừng, mở cõi, giữ nước chống giặc, tiến lên đến đâu là xây dựng ngôn ngữ tới đó. Nay mỗi lần đụng đến cái di sản nhiệm mầu ấy, thấy bổi hổi bồi hồi như vấn vương một cái gì thiệt là thiêng liêng vô giá mà tất cả thứ kim, thứ ngân của tất cả ngân hàng thế gian cũng không sao đánh đổi được”
Nguyễn Tuân và tiếng Việt, Nguyễn Tuân và phong cách văn chương tiếng Việt của ông là một điểm nổi bật nhất khi ta đọc ông. Câu văn Nguyễn Tuân, trang văn Nguyễn Tuân trùng điệp, phức điệu và phức cú, diễn tả những quan hệ phức tạp của cuộc đời và tâm trạng cá nhân, điểm nhìn và cách nhìn của chính tác giả. Một nhà ngữ học, theo phương pháp thao tác, cho rằng văn chương Việt Nam có ba loại câu văn độc đáo: câu thơ Kiều, câu đối Nguyễn Khuyến và câu văn Nguyễn Tuân.
Tuy thế, về bản chất văn Nguyễn Tuân vẫn là cách nói năng của người Việt, người Việt Hà Nội với tất cả cái đậm đà duyên dáng của nó trong giọng điệu, trong từ ngữ. Các lớp từ bình dân, thông tục chen lẫn giữa các từ “bác học”, “Hán học”, các từ hằng ngày báo chí nhặt lên từ cuộc sống lao động, chiến đấu của nhân dân hòa vào những từ sách vở, trí thức, chọn lọc…Trang văn là một hòa điệu của âm thanh, trước hết là của tiếng nói, giọng nói. Nó không trôi đi bình lặng, êm ả mà như đối thoại với nhau, tranh luận nhau, đa thanh, phức điệu.
Nguyễn Tuân rất thích tiểu thuyết của Dostoievski, nhất là “Tội ác và trừng phạt”, “Anh em Karamazov” mà Dostoievski nổi bật ở phương điệu đa thanh, đối thoại… với thi pháp học hiện đại, với ngữ học và thi học cấu trúc của Jakobson ta biết đến không những cái đẹp, trong cái ý nghĩa nhỏ nhất của đơn vị ngôn ngữ (“hình vị”), với Jean Cocteau, ta còn biết đến “cái đẹp của ngữ pháp, cú pháp” câu văn.
Câu văn Nguyễn Tuân đẹp là do cấu trúc tầng tầng lớp lớp mà bao giờ cũng sáng sủa, trong trẻo, cũng đúng và cũng đẹp, ở đó ông rất chú ý đến giọng, đến thẩm âm, đến cách sắp xếp các từ, cách thay đổi chức năng từ…, để làm nổi bật các mối quan hệ trong sự vật và trong cảm giác của chính ông: “Mùa đông năm 1967, da trời Hà Nội thấp thỏm xanh ngắt một niềm cảnh giác”, hay: “Vàng Nga vẫn còn như níu lại giữa khu vườn Bách Thảo có một cặp voi Việt Nam đang mài ngà vào nhau mà nhớ một bụi chuối bên quê cũ”.
Những câu văn như thế, nhiều câu văn như thế được viết ra lần đầu tiên trong tiếng Việt văn chương, nó có cái đẹp phi tuyến tính của những câu thơ siêu thực hiện đại như những câu thơ hiện đại. Cái cách gặm nhấm, phân tích tinh tế cảm giác, cảm xúc, tâm lí, cái cách liên tưởng nhiều tầng, nhiều lớp… cái đó là của văn chương hiện đại thế giới, được phối hợp với cái nhìn mơ màng của một lãng tử phương Đông, nó bao quát thế giới trong một cái nhìn vừa “chủ toàn” - trực giác vừa “chủ biệt” - phân tích. Nguyễn Tuân đã có đóng góp cho văn chương tiếng Việt, được bắt đầu từ các bậc thầy văn hóa, văn chương thời Trần, Lê, Nguyễn và văn chương Quốc ngữ.
Đi qua cả thế kỉ XX đầy biến động, giông bão và chiến thắng, đi trên “con đường qua thống khổ” của dân tộc để đến vinh quang, Nguyễn Tuân đã chia sẻ với tất cả thời đại, dân tộc, văn chương. Chân dung ông lừng lững ở chân trời thế kỉ. Ông đã đến, đã yêu, đã trăn trở, đã viết và để lại một di sản văn chương đồ sộ, hàng năm ngàn trang in khổ lớn. Nhìn vào di sản văn chương đó, nhớ đến ông, một cụ già hiền hậu, khi được bạn đọc Sài Gòn nhào đến xin chữ ký vào “Sông Đà”, vào “Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi”… ở Nhà Văn hóa Thanh Niên sau 1975 đã ứa nước mắt xúc động – những giọt lệ lăn trên đôi má một thời gian khó… Cụ đã ăn những bát cơm đạm bạc cùng chúng tôi ở Sài Gòn 1978, nhâm nhi chút khô mực với vài chén rượu Gò Đen, nói chuyện văn, chuyện đời… Thung dung như một đạo sĩ, Cụ là một bậc thiên sứ đã xuống vui chơi với những kẻ phàm trần chúng tôi, làm chúng tôi bao cảm kích. Nguyễn Tuân nổi tiếng là một ẩm thực gia, nhưng trong cuộc đời thực, ông có ăn uống được bao nhiều đâu, mà cũng đâu có tiền mà ăn! Cuộc đời thế hệ ông là hi sinh là gian khổ, nhường vinh quang cho người, nhường hưởng thụ cho người, làm cái rễ cây hút nhụy từ lòng đời để nuôi sống văn chương. Để đến hôm nay, hồn ông bát ngát bay lên trời Hà Nội – Thăng Long 1000 năm lịch sử.
*
Xin cho phép tôi nói vài câu về chuyện Nguyễn Tuân và giới phê bình.
Khoảng năm 1959, Cụ Nguyễn Tuân in Sông Đà, đến tháng 1/1960, Tạp chí Văn Học in bài của ông Nam Mộc trên trang đầu về cuốn sách đó. Bài viết thật khắc bạc, có thể nói là quá quắt: một tập ký hay như thế, đẹp như thế mà chê tàn tệ, đến nỗi Cụ Nguyễn viết rằng, lên Tây Bắc có người nhầm Cụ với ông chủ tư sản gì đó về cái dáng của Cụ, mà bài phê bình cũng trích ra đay nghiến Cụ. Nay thì ông Nam Mộc cũng về “sinh hoạt chung” với Cụ Nguyễn rồi, nhưng qua bài ấy mà “hận” giới phê bình thì cũng đúng. Sau này, Cụ còn bị phê mấy đợt: Tình rừng, Tờ hoa, Chả giò… Nhớ có câu thơ “vịnh” báo Văn Nghệ nhân vụ Tình rừng: “Hết nạn nọ đến nạn kia. Chưa xong Cái gốc, đã lia Tình rừng”. Một con người son đỏ với Cách mạng và kháng chiến trên từng chữ từng ý nghĩ như Cụ Nguyễn mà bị nghi oan, hỏi sao không đau, không giận? Có lẽ Cụ trút cái giận đó lên giới phê bình quan phương, các người mà Cụ gọi “phụng bút cấp trên” mà viết! Cho nên có câu: “Khi chết hãy chôn theo tôi một nhà phê bình để còn tiếp tục cãi nhau”, câu nói hóm hỉnh và cũng phản ánh đúng tâm trạng Cụ.
Có điều ta không nên quên là chính Nguyễn Tuân cũng là nhà phê bình. Như người ta định nghĩa, phê bình (critique) là tất cả những gì viết về văn chương. Mà Nguyễn Tuân thì viết về văn chương rất nhiều; Cụ viết theo cách của Nguyễn, nhưng dù là “tùy bút”, nó vẫn là phê bình. Trong văn khí Nguyễn Tuân, cái giọng luận bình, luận đàm luôn vang lên như một giọng chủ đạo. Cụ đích thực là một tiểu luận gia (essayiste). Không hẳn như chị Như Trang nói: “Phê bình là thứ công việc mà Cụ không ưa”, tôi nghĩ có phần trái lại. Về cuối đời, theo chỗ tôi biết, Cụ còn định viết về Liêu trai. Có điều là Cụ, cũng như Hoài Thanh, Xuân Diệu, Đặng Thai Mai… chỉ chọn viết về những đỉnh cao, và chỉ khen… Cụ chỉ không ưa những nhà phê bình nào “phê” Cụ, và “phê” không đúng, ác ý. Cụ viết “khi các nhà phê bình đã ngủ” (Câu này hình như Cụ lấy lại của một nhà văn cổ điển), nhưng nhà phê bình trong Cụ thì vẫn phải thức, và vì thế mới có được Nguyễn Tuân. Vả lại, trong đời, phải đâu Cụ chỉ “ghét mặt” mấy “thằng cha” phê bình. Cụ cũng không yêu tất cả giới sáng tác, bởi vậy không nên lấy sự yêu ghét nhiều khi cũng thất thường của một ai đó, dù người đó là nghệ sĩ, làm một thước đo tổng quát. Mỗi người có “kẻ thù” và bạn bè của riêng mình. Cho nên, ta chả nên khai thác các khía cạnh này nhiều, nên vừa đủ thôi. Rút lại, thì Cụ Nguyễn Tuân có vấn đề với phê bình qua một số vụ việc cụ thể, qua một vài khuynh hướng phê bình hồi đó, (không phải ai cũng viết như vậy và đừng “truy chụp” cho tất cả, và nên nhớ là phê bình hồi đó không chỉ có ông Nam Mộc mà còn có cả Xuân Diệu, Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên, Lê Đình Kỵ… và nhiều người khác).
Ở Pháp có luận điểm: “Sáng tác cao hơn cuộc sống, còn phê bình thì cao hơn sáng tác”. Chắc rằng luận điểm này không đúng lắm. Nhưng ta hãy nói như Biêlinxki: “Phê bình không phải tùy thuộc vào sáng tác, cả phê bình và sáng tác đều xuất phát từ thời đại, chỉ có điều phê bình là ý thức triết học của sáng tác”. Phê bình là nhu cầu khách quan của xã hội. Từ thời cổ đại, Lưu Hiệp đã từng luận rất hay về việc “theo sóng tìm nguồn” của phê bình trong thiên Tri âm, sách Văn tâm điêu long. Còn Cụ Khổng thì hàng ngàn năm trước đó đã phê bình Kinh thi rồi. Những vấn đề giữa phê bình và sáng tác luôn luôn có, nhưng chớ nên vì thế mà miệt thị giới phê bình. Phê bình không phải chỉ là chuyện khen chê, phê bình phải công tâm, thẳng thắn, vẫn biết rằng con người ai cũng thích được khen. Tôi biết rất nhiều nhà văn nổi tiếng có những người bạn chí thiết, “tri âm” trong giới phê bình. Chẳng việc gì mà đào hố chia rẽ giới này giới nọ cho mệt. Trước hết là con người, rồi sau đó mới đến giới, đến nghề, và người làm sang cho nghề, chứ nghề không làm sang cho người.
*
Cuối cùng, điều tôi muốn nói ở đây hôm nay, trên diễn đàn trang trọng này của lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Cụ Nguyễn tại Nhà Hát Lớn Hà Nội, là:
Tôi trộm nghĩ, Nguyễn Tuân, một trí thức thuộc địa nửa phong kiến, kế thừa dòng máu yêu nước thơm ngát các sĩ phu, đã yêu nước, yêu văn hóa dân tộc, nhưng đã biết bao hoang mang buồn đau trước cuộc đời. Thời đại Hồ Chí Minh đã đến, và cơn bão táp Cách mạng và Kháng chiến đã cuốn trôi tất cả những sống mòn nhục lụy, những hen rỉ của cuộc đời “một đêm đưa ma (Vũ Trọng) Phụng” tê tái buồn, để đưa Nguyễn đến với nhân dân, Tổ Quốc. Nguyễn Tuân đã lớn dậy, càng phát huy tài năng, tâm huyết, trở thành nhà văn – đại sư, nhà văn hóa lớn của dân tộc. Lừng lững bóng dáng ông cuối chân trời thế kỷ XX và bóng dáng ông sẽ còn che mát cho chặng đường đi tới của chúng ta hôm nay. Chúng ta nguyện đi theo con đường ấy của Cụ, con đường văn chương nghệ thuật xả thân cho độc lập, tự do của Tổ Quốc, của chủ nghĩa xã hội, tin yêu ở tương lai Tổ Quốc và hạnh phúc con người, ở chủ nghĩa nhân văn xã hội chủ nghĩa. Nhất định chúng ta sẽ phải kiên trì con đường ấy hàng trăm năm, không dời chuyển, không đổi chí, không đổi tiết, không để các thế lực bên ngoài gây áp lực, không thoái hóa biến chất thực dụng vì lợi ích cá nhân – lợi ích cục bộ: “Chỉ vụ ích kỷ phì gia, thiên hạ lớn lao chẳng hề đoái tiếc” (Nguyễn Trãi); hi sinh cao cả như thế hệ đàn anh Cách mạng Kháng chiến, như Nguyễn Tuân và bao tiên liệt khác, thì sự nghiệp của chúng ta, dù phải trải qua thử thách đến mấy, cũng sẽ đến được bờ thắng lợi. Ba mươi năm chúng ta đã giành lại nước, hơn ba mươi năm chúng ta đã xây dựng cơ ngơi vật chất đầu tiên cho chủ nghĩa xã hội, nếu chúng ta tiếp tục vững vàng đi tiếp trên con đường lớn Hồ Chí Minh, “dĩ bất biến ứng vạn biến” tình hình. Xây dựng hạ tầng con người – văn hóa – giáo dục – khoa học – trí tuệ… một cách thích đáng, hợp lý trong điều kiện phát triển của Việt Nam… thì giấc mộng về đất nước đẹp vô cùng trên từng trang văn thao thức của Cụ Nguyễn và của bao sĩ phu Bắc Hà Nam Hà nhất định sẽ trở thành hiện thực.
Xin đa tạ!
(*) Bài phát biểu trong Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Nguyễn Tuân (1910-2010) do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức, tại Nhà Hát Lớn Hà Nội, ngày 5/7/2010.
VanVN.Net - Hưởng ứng tinh thần “Trẻ em là hiền tài và nguyên khí của quốc gia” theo kế hoạch phát triển giáo dục đến năm 2020. Từ ngày 3-8/8/2011 tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ (148 Giảng Võ – ...
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - NXB Dân Trí vừa cho ra mắt tập truyện ngắn Hoa mẫu đơn của tác giả Lê Toán. Đây là tập truyện giả tưởng - cũng là món quà thứ tư, tác giả dành tặng cho thiếu nhi, sau ...
Tiếp tục chương trình hoạt động của kỳ họp thứ 4 (Khóa VIII), hôm nay, ngày 7/8/2011, BCH Hội Nhà văn VN đã có chuyến đi thực tế tại trại sản xuất giống tu hài của công ty TNHH Đỗ Tờ ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn