Chế Lan Viên: Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước/ Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà/ Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc/ Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa (…) Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây/ Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?/ Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ/ Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?
Gửi thư    Bản in

Biển Thước hành y thuật

Trần Sáng - 28-04-2011 04:30:38 PM

VanVN.Net - Khi nói đến nền y học cổ truyển Trung Hoa, người ta không thể không kể tới cái tên Biển Thước. Không những bởi tài hành y như thần của ông, mà còn bởi sự nghiệp “trứ thư, lập thuyết” với những trước tác có vai trò khai sáng nền y học cổ truyền Trung Hoa như “Biển thước nội kinh” “Biển Thước ngoại kinh” “Nạn kinh”…

Tuy nhiên không nhiều người biết rằng, trước khi là danh y, ông nguyên là một tiểu thương (chủ hàng cơm và quán trọ). Sẵn tình yêu với nghề trị bệnh cứu người, lại tình cờ có duyên gặp được một danh sư sẵn lòng truyên hết y đạo, cộng thêm sự căm nghét của ông với bọn thầy bói, thầy cúng, thầy pháp…lợi dụng sự mê tin, đang lan tràn khắp nơi lúc bấy giờ, bọn chúng đã dùng, bùa phép, đồng bóng …để lừa mỵ nhân dân. Ông quyết chí, sẽ dùng y thuật cao cường của mình, để đấu tranh chống lại mấy thứ vu thuật xằng bậy đó. Chính vì đã lập chí cao cả như vậy, cho nên, tuy là một thầy lang còn trẻ tuổi, nhưng Tần Việt Nhân (tên thật của ông) hành trì y sự rất khoan hòa, cẩn mực.

Tương truyền, có những ca đã bị “chết lâm sàng” khi ông đến thì người nhà đã chuẩn bị xong hậu sự, vậy mà ông vẫn còn cứu sống được. Thận trọng là vậy, song cũng có khi ông vẫn bị mắc phải những nhầm lẫn đau đớn, đến mức, ông đã phải nghiến răng thề độc bỏ nghề y, để không còn làm hại đến tính mệnh ai được nữa. Tương truyền, một hôm có một phụ nữ khá đẹp đến gặp Biển Thước, xin một toa thuốc độc, có thể giết người mà không để lại dấu vết. Đối tượng mà người phụ nữ định đầu độc chính là chồng của chị ta, vì chị này vốn đã có tình ý với một người đàn ông khác. Biển Thước sợ nếu mình từ chối, sẽ có người khác giúp chị đàn bà hoàn thành tâm nguyện, nên giả vờ nhận lời. Ông dặn: về mua khoai mài (hoài sơn) gọt vỏ nấu với lươn cho chồng ăn, mỗi ngày một lần, ít lâu sẽ chết. Người đàn bà hớn hở về làm đúng như lời hướng dẫn.

Khoảng tháng sau, chị này mang lễ vật đến tạ ơn Biển Thước, báo tin chồng đã chết. Ông rất đỗi ngạc nhiên, chẳng hiểu sao khoai mài nấu cháo lươn là một món rất bổ dưỡng mà ăn vào lại chết. Biển Thước cảm thấy lương tâm cắn rứt, lại hoài nghi về kiến thức y học của chính mình, nên thề độc giải nghệ, không chữa cho bất kỳ ai.

Sau đó ít lâu, một hôm vừa thức dậy, Biển Thước thấy một chàng trai trẻ làm nghề đánh cá đến van xin ông làm phước cứu vợ anh ta đang bị sanh khó. Biển Thước nhớ lại lời thề dạo trước nên không thèm trả lời chàng trai, chỉ lớn tiếng bảo người nhà: "lấy nước rửa mặt" (cho ông)! Chàng ngư phủ lại ngỡ đó là lời vị danh y mách bảo cho mình, bèn ba chân bốn cẳng chạy về nhà làm đúng như thế. Quả nhiên vừa rửa mặt xong thì vợ anh ta đẻ được ngay.

Vài hôm sau, chàng trai đánh bắt được một con lớn, nhớ ơn thầy thuốc cứu vợ con mình, bèn kính cẩn đem con cá đến biếu. Một lần nữa, Biển Thước rất ngạc nhiên, mới hỏi: "Tôi có ơn huệ gì với anh đâu, mà anh đem cá tạ ơn?". Chàng trai đáp: "Nhờ ơn thầy dạy, tôi lấy nước rửa mặt cho vợ tôi thì vợ tôi sinh được ngay một thằng con trai rất cứng cáp, dễ thương, nên có chút quà này, mong thầy nhận cho". Biển Thước không sao lý giải được hai trường hợp hy hữu trên, cho là tại thời vận hên xui, nên cảm thán thốt lên hai câu thơ:

Vận khứ, hoài sơn năng trí tử

Thời lai, thanh thủy khả thôi sinh

(nghĩa là: Vận mệnh hết, khoai mài có thể làm chết người; Gặp thời, nước lã cũng hóa thuốc hoàn sinh).

Một hôm có người đem Lươn lại bán. Một ý nghĩ chợt nảy ra trong đầu. Biển Thước bảo người bán lươn đổ cả giỏ lươn xuống đất, thấy trong đám lươn chỉ có một con ngóc đầu lên cao, còn lại đầu rạp sát đất. Biển Thước mua con lươn ngóc đầu ấy đem làm thịt nấu cho Chó ăn thì chó chết. Bấy giờ Biển Thước mới hiểu cái chết oan uổng của chàng trai có vợ lăng loàn là do ăn phải thứ lươn ngóc đầu lên chứ không phải tại khoai mài. Còn nước lã giúp vợ chàng đánh cá đẻ mau, vì chị ấy quá mệt, không còn sức rặn. Khi đem nước lạnh rửa mặt, sản phụ cảm thấy sảng khoái, sức mạnh tăng thêm nên sinh được dễ dàng chứ không có gì bí hiểm cả.

Xem cách hành xử của danh y Biển Thước tiên sinh mà không khỏi giật mình kính phục. Khởi nghiệp vào thời y mạt, khi con bệnh tin ở vu thuật xằng bậy, hơn y thuật chân chính. Đặc biệt thán phục là thái độ của ông trước cái sự gọi là “nhất thời hồ đồ” của ông. Làm nghề y, hơn nữa lại là một danh y, từng “trứ thư lập thuyết” hẳn nhiên ông phải thấu cái lẽ “bất thập toàn” của vạn vật. Chính vì thế, lẽ ra nếu ông phải vin vào cái lý đa-thiểu để tự biện, tưởng đời sau, có biết, cũng chẳng ai lỡ trách. Bởi có thể muôn một, vạn, triệu con Lươn mới có một con ngóc đầu. Những tưởng, cảm thán thốt lên hai câu thơ như thế, là ông đã buông xuôi trước mệnh lý huyền bí, mông lung. Nhưng không, sự dằn vặt, tự vấn đó là những biểu hiện của một thầy thuốc chân chính trước tính mệnh bệnh nhân. Và cùng với sự giày vò của trái tim nhân ái là những quan sát tinh tế không ngừng của một thầy thuốc, một nhà khoa học đầy trách nhiệm. Không chịu, thúc thủ, dù biết đang đứng trước một nan đề.

Ôn cố tri tân , mà không khỏi buồn thay cho một số không ít những “Lang băm” “ Lang rận” thời nay. Đó là những kẻ, mặt dày, tâm đen, biển hiệu đề chữ “lương y” nhưng họ lại có tâm hồn của một kẻ hạ tiện, y thuật, y đức, đều kém cỏi, dốt nát, song luôn miệng huyênh hoang, tự đại, khoác loác thành thần, khiến người bệnh ngỡ Biển Thước, Hoa Đà tái thế, lục phủ, ngũ tạng, dẫu có bệnh gì họ cũng nhận chữa tuốt. Với đích cuối cùng là buộc con bệnh phải mở hầu bao. Lúc lâm sự, thì ra sức tranh công, đổ lỗi. Từ câu chuyện của tiền nhân mới thấy. Những huyền thoại, giai thoại, không phải bao giờ cũng đồng nhất với sự kiện lịch sử. Đặc biệt, đối với những nhân vật lịch sử đã trở thành biểu tượng của nhân dân. Sự thật lịch sử đôi khi được khúc xạ qua lòng yêu mến của quần chúng mà thành thành câu chuyện ly kỳ. Tuy nhiên, có một điều hiển nhiên là tình yêu của nhân dân với họ đâu phải bỗng dưng mà có. Bởi cũng giống như bao vị danh y khác (như y tổ Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông của nước ta chẳng hạn). Ngoài cái sự lịch lãm, uyên thâm về y văn,cao cường, thiện xảo về y thuật ra. Họ còn là những nhân cách lớn, là những người tâm huyết với cái nghiệp cao cả “trị bệnh cứu người”. Chính vì thế, tuy nhất mực khiêm tốn,, nhưng hành trạng của họ luôn lấp lánh ánh sáng tỏa ra từ một tài trí lỗi lạc, từ trái tim nhân hậu, ấm áp tình người. Nhận định của sử gia Tư Mã Thiên về ông:

“Biển Thước hành nghề Y khiến cho kẻ đứng đắn phải tôn trọng, ông luôn giữ mực thước tinh tế, trong sáng và lòng nhân khiến đời sau học theo không phải là dễ”.

Đó cũng là nhận xét chung cho tất cả các bậc lương y trong đời này vậy.

Lên đầu trang

Tiêu đề

Hiện tại không có bình luận nào.

Viết bình luận của bạn


Nhân vật  

Nhà văn Sơn Tùng: một huyền thoại đời thường

VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...

Thư giãn  

Thấy, nghĩ và viết: “Từ đâu đến đâu”

VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...