Đầu năm 2010, nhà văn- tiến sĩ (TS) Văn Giá, chủ nhiệm khoa cho tôi biết, ông và một số nhà văn đang đề nghị cấp trên cho lấy lại tên ngôi trường xưa vì thực chất cho đến nay, đây vẫn là ngôi trường đào tạo nghề viết văn.
"Vậy phải chăng Trường viết văn Nguyễn Du là trường đào tạo các tài năng văn chương đương đại?"- tôi hỏi vui Văn Giá trong một cuộc rượu. Cảnh giác trước câu hỏi "thăm dò" này, ông khiêm tốn: "Có lẽ không phải vậy, đây là ngôi trường đào tạo ra những người làm nghề viết văn và trong số đó một số người trở thành các nhà văn và trong số các nhà văn, có một số người trở thành các tài năng văn học. Năm 1979 thành lập trường, hầu hết các học viên đều là các nhà văn đã đi qua chiến tranh và trở về thực hiện ước mơ của mình dưới mái trường Đại học. Từ khóa I - V, có khá nhiều nhà văn đã thành danh mới vào trường để tu nghiệp. Vì thế, đây không phải là nơi đào tạo các tài năng văn chương mà chỉ là nơi đào tạo ra những người làm nghề viết văn. Trường này cung cấp tri thức nền và kỹ năng lao động viết văn cho người viết. Còn chuyện họ có trở thành các nhà văn hay không là tùy thuộc vào tài năng của họ. Theo tôi, trên thế giới không có một ngôi trường nào đào tạo ra các tài năng văn chương cả, kể cả Trường viết văn M.Gorki (Cộng hòa liên bang Nga) cũng chỉ đào tạo ra những người làm nghề viết văn". Một câu trả lời rõ ràng là khiêm tốn mà không kém phần tự hào về ngôi trường này.
Thời gian gần đây, bất ngờ về chuyện Văn Giá bán ô tô con và chuyển sang đi xe đạp, tôi hỏi vui ông "Chắc Trường viết văn Nguyễn Du lại có thêm một mô hình đào tạo mới, nên ông phải chuyển sang môn đua xe đạp đường trường theo kiểu việt dã cho săn gân, chắc gối?". Văn Giá tươi cười, giãi bày về chuyện "Em không may mua phải chiếc ô tô ma-tit cũ rất tậm tịt, "năm ngày bảy tật", lương tiến sĩ "còm" không nuôi nổi ô tô nên em đành phải bán đi, mua chiếc xe đạp "xịn" này, ngày mấy buổi đến trường và đi dạy thêm, đời vẫn phơi phới, bác nhé!". Nhìn Văn Giá vô tư với mái tóc xoăn tít, gò lưng-nhổm mông đạp xe, len lỏi thoăn thoắt giữa biển người đông nghẹt vào giờ tan tầm mới thấy đời văn hồn nhiên của ông nhiều lúc cũng vui đáo để!
Những năm qua, tôi đã từng tham dự nhiều đêm thơ lớn ở Hà Nội, nhưng vẫn ấn tượng với một số đêm thơ được tổ chức ngay tại lớp học của Trường viết văn Nguyễn Du. Trong không khí thi ca ấm áp và sang trọng, có nến thắp, có rượu thơm và đặc biệt là có một lớp độc giả văn chương tinh tế, cuộc giao lưu giữa các nhà thơ và sinh viên không chỉ là một buổi nghe - đọc- thơ đơn thuần mà đã trở thành một cuộc trò chuyện, trao đổi về kinh nghiệm viết văn đầy hứng thú nhằm tôn vinh giá trị đích thực của thi ca. TS Văn Giá cho biết, tất cả các học viên thành danh sau khi rời Trường viết văn Nguyên Du đều cho rằng, quãng thời gian tu nghiệp ở trường là hết sức quan trọng trong cuộc đời sáng tác của họ, vì vào đây họ được kích thích sáng tạo, nẩy nở ý tưởng, được trang bị tri thức, được cọ xát, được thai nghén tác phẩm...và trường viết văn làm một nhiệm vụ rất quan trọng là đánh thức cá tính nhà văn và để cuối cùng mỗi cá thể sáng tạo tự khẳng định "mình là ai và là thế nào". "Chúng tôi cố gắng duy trì cá tính của các tài năng, những cá tính sáng tạo riêng biệt chứ không hình thành phong cách chung và cung cấp, trang bị cho các học viên cái họ cần khi làm nghề viết văn chứ không chỉ đơn thuần cung cấp tri thức đại học và đặc thù đào tạo của Trường viết văn Nguyễn Du là hình thành trong tư cách nghệ sĩ một tư cách trí thức coi trọng học vấn, coi trọng tư thế phản biện đời sống, phản biện xã hội."- TS Văn Giá khẳng định.
Hiện nay đội ngũ những người đã cầm bút ngày càng hiếm những người thi vào Trường viết văn Nguyễn Du, vì thế phần lớn học viên của trường hiện nay là các em học sinh tốt nghiệp phổ thông có năng khiếu văn học chứ chưa phải là những người đã viết và có thành tựu. "Sắp tới, chúng tôi sẽ còn đa dạng hóa các loại hình đào tạo "sáng tác văn học" ngắn hạn và dài hạn cho những người có nhu cầu viết văn như các lớp: kỹ năng viết truyện ngắn, kỹ năng viết thơ, kỹ năng viết hồi ký, kỹ năng viết tiểu thuyết...khi ra trường học viên có chứng chỉ, có bằng tùy loại hình đào tạo", TS Văn Giá say mê trình bày các ý tưởng mới.
(Nguồn: Báo Thanh Niên)
Đầu năm 2010, nhà văn- tiến sĩ (TS) Văn Giá, chủ nhiệm khoa cho tôi biết, ông và một số nhà văn đang đề nghị cấp trên cho lấy lại tên ngôi trường xưa vì thực chất cho đến nay, đây vẫn là ngôi trường đào tạo nghề viết văn.
"Vậy phải chăng Trường viết văn Nguyễn Du là trường đào tạo các tài năng văn chương đương đại?"- tôi hỏi vui Văn Giá trong một cuộc rượu. Cảnh giác trước câu hỏi "thăm dò" này, ông khiêm tốn: "Có lẽ không phải vậy, đây là ngôi trường đào tạo ra những người làm nghề viết văn và trong số đó một số người trở thành các nhà văn và trong số các nhà văn, có một số người trở thành các tài năng văn học. Năm 1979 thành lập trường, hầu hết các học viên đều là các nhà văn đã đi qua chiến tranh và trở về thực hiện ước mơ của mình dưới mái trường Đại học. Từ khóa I - V, có khá nhiều nhà văn đã thành danh mới vào trường để tu nghiệp. Vì thế, đây không phải là nơi đào tạo các tài năng văn chương mà chỉ là nơi đào tạo ra những người làm nghề viết văn. Trường này cung cấp tri thức nền và kỹ năng lao động viết văn cho người viết. Còn chuyện họ có trở thành các nhà văn hay không là tùy thuộc vào tài năng của họ. Theo tôi, trên thế giới không có một ngôi trường nào đào tạo ra các tài năng văn chương cả, kể cả Trường viết văn M.Gorki (Cộng hòa liên bang Nga) cũng chỉ đào tạo ra những người làm nghề viết văn". Một câu trả lời rõ ràng là khiêm tốn mà không kém phần tự hào về ngôi trường này.
Thời gian gần đây, bất ngờ về chuyện Văn Giá bán ô tô con và chuyển sang đi xe đạp, tôi hỏi vui ông "Chắc Trường viết văn Nguyễn Du lại có thêm một mô hình đào tạo mới, nên ông phải chuyển sang môn đua xe đạp đường trường theo kiểu việt dã cho săn gân, chắc gối?". Văn Giá tươi cười, giãi bày về chuyện "Em không may mua phải chiếc ô tô ma-tit cũ rất tậm tịt, "năm ngày bảy tật", lương tiến sĩ "còm" không nuôi nổi ô tô nên em đành phải bán đi, mua chiếc xe đạp "xịn" này, ngày mấy buổi đến trường và đi dạy thêm, đời vẫn phơi phới, bác nhé!". Nhìn Văn Giá vô tư với mái tóc xoăn tít, gò lưng-nhổm mông đạp xe, len lỏi thoăn thoắt giữa biển người đông nghẹt vào giờ tan tầm mới thấy đời văn hồn nhiên của ông nhiều lúc cũng vui đáo để!
Những năm qua, tôi đã từng tham dự nhiều đêm thơ lớn ở Hà Nội, nhưng vẫn ấn tượng với một số đêm thơ được tổ chức ngay tại lớp học của Trường viết văn Nguyễn Du. Trong không khí thi ca ấm áp và sang trọng, có nến thắp, có rượu thơm và đặc biệt là có một lớp độc giả văn chương tinh tế, cuộc giao lưu giữa các nhà thơ và sinh viên không chỉ là một buổi nghe - đọc- thơ đơn thuần mà đã trở thành một cuộc trò chuyện, trao đổi về kinh nghiệm viết văn đầy hứng thú nhằm tôn vinh giá trị đích thực của thi ca. TS Văn Giá cho biết, tất cả các học viên thành danh sau khi rời Trường viết văn Nguyên Du đều cho rằng, quãng thời gian tu nghiệp ở trường là hết sức quan trọng trong cuộc đời sáng tác của họ, vì vào đây họ được kích thích sáng tạo, nẩy nở ý tưởng, được trang bị tri thức, được cọ xát, được thai nghén tác phẩm...và trường viết văn làm một nhiệm vụ rất quan trọng là đánh thức cá tính nhà văn và để cuối cùng mỗi cá thể sáng tạo tự khẳng định "mình là ai và là thế nào". "Chúng tôi cố gắng duy trì cá tính của các tài năng, những cá tính sáng tạo riêng biệt chứ không hình thành phong cách chung và cung cấp, trang bị cho các học viên cái họ cần khi làm nghề viết văn chứ không chỉ đơn thuần cung cấp tri thức đại học và đặc thù đào tạo của Trường viết văn Nguyễn Du là hình thành trong tư cách nghệ sĩ một tư cách trí thức coi trọng học vấn, coi trọng tư thế phản biện đời sống, phản biện xã hội."- TS Văn Giá khẳng định.
Hiện nay đội ngũ những người đã cầm bút ngày càng hiếm những người thi vào Trường viết văn Nguyễn Du, vì thế phần lớn học viên của trường hiện nay là các em học sinh tốt nghiệp phổ thông có năng khiếu văn học chứ chưa phải là những người đã viết và có thành tựu. "Sắp tới, chúng tôi sẽ còn đa dạng hóa các loại hình đào tạo "sáng tác văn học" ngắn hạn và dài hạn cho những người có nhu cầu viết văn như các lớp: kỹ năng viết truyện ngắn, kỹ năng viết thơ, kỹ năng viết hồi ký, kỹ năng viết tiểu thuyết...khi ra trường học viên có chứng chỉ, có bằng tùy loại hình đào tạo", TS Văn Giá say mê trình bày các ý tưởng mới.
(Nguồn: Báo Thanh Niên)
VanVN.Net - Hưởng ứng tinh thần “Trẻ em là hiền tài và nguyên khí của quốc gia” theo kế hoạch phát triển giáo dục đến năm 2020. Từ ngày 3-8/8/2011 tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ (148 Giảng Võ – ...
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - Duyên phận luôn được định đoạt và nhiều khi tình yêu tới không chỉ đơn thuần là vô cớ. Ẩn chứa sau một chiếc nhẫn cổ là vô số bí mật đến bất ngờ…
Tiếp tục chương trình hoạt động của kỳ họp thứ 4 (Khóa VIII), hôm nay, ngày 7/8/2011, BCH Hội Nhà văn VN đã có chuyến đi thực tế tại trại sản xuất giống tu hài của công ty TNHH Đỗ Tờ ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn