1. Thế Mạc – người thơ phong vận như thơ ấy
Nhắc đến ông, người gọi nhà thơ Thế Mạc, người quen gọi tên khai sinh Kiều Thể, hay giản dị hơn là “thầy Thể”, (bút danh Thế Mạc xuất phát từ câu thơ cổ: “Thế sự thăng trầm quân mạc vấn”). 30 năm đứng trên bục giảng, hàng vạn học sinh qua bàn tay dìu dắt của thầy, có người đã thành danh, người còn lận đận…đều nhớ về thầy bằng tình cảm trân trọng đặc biệt. Khi chúng tôi vào học lớp 10 (chuyên văn) cũng là năm thầy ra tập thơ riêng đầu tiên sau mấy chục năm ròng lặng lẽ viết và in rải rác trên các báo, tập “Hồ” (1994) được giải thưởng của Liên hiệp hội VHNT Việt Nam. Hồi đó những cô cậu học trò nhỏ chưa đủ trải nghiệm để hiểu hết bao điều nhà thơ chiêm nghiệm, chỉ mơ hồ cảm nhận được hình ảnh: “Chỗ rẽ ngoặt một ông già ngồi đấy/ Rót rượu hồ nâng chén bâng quơ/ Hỏi chẳng nói chỉ tay về phía ấy/ Sương lâng lâng trôi dọc trời xa…” rất gần với ông. Nhiệt huyết một đời làm thầy để trọn vẹn một đời cho thơ. Dạy văn, lại có “máu” sáng tác nên thầy Kiều Thể không chỉ truyền thụ kiến thức mà còn phát hiện các khả năng sáng tác hay nghiên cứu văn học, thổi vào học sinh tình yêu và niềm say mê văn chương. Thầy truyền lửa qua thế hệ giáo viên đã từng là học trò của mình, bằng cách đó, chúng tôi dù không được trực tiếp nghe giảng, vẫn cảm nhận được tâm hồn đắm đuối hồn hậu hiếm có ở cái thời kinh tế thị trường ầm ào chen lấn từng ngõ ngách đời sống. Năm 1992, câu lạc bộ văn học nghệ thuật Sơn Tây thành lập do thầy làm chủ tịch, học sinh chuyên văn của trường Sơn Tây được “chăm sóc” khá kỹ ở cái nôi sáng tác đầu đời này. Nhà thơ Bế Kim Loan, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện sau này thành danh đều rưng rưng mỗi lần nhớ về thuở “nằm nôi” ấy.
…Ngôi nhà cuối con phố Đốc Ngữ, nơi một thầy giáo đã nghỉ hưu, một nhà thơ sống cuộc đời âm thầm dường như chỉ rộn ràng lên đôi chút những khi có bạn bè văn chương ghé lại (trong số đó đa phần là bạn vong niên), nhấp chén trà mạn, đàm luận về văn chương, học thuật hay chuyện thế sự. Thế Mạc không ưa sự ồn ào trong đời và cả trong thơ, ông chọn cho mình khoảng lặng cần thiết để lắng nghe, chắt lọc và viết. Trở thành hội viên HNV VN ở tuổi 70 (năm 2004), có người cho như thế là muộn đối với một người sáng tác có ít nhiều thành tựu (Giải thưởng báo Văn nghệ, báo Độc lập…các giải thưởng cho văn học thiếu nhi. Huy chương vì sự nghiệp VHNT). Nhưng với thi nhân, sức sống bền vững của tác phẩm trong lòng người yêu thơ mới là điều quan trọng. Và hơn thế, sự lan tỏa của tình yêu văn chương, yêu cái Đẹp được truyền nối như mạch nguồn sâu kín mà mãnh liệt chính là giá trị cao quý nhất. Thế Mạc có được tất cả những điều đó, đọc thơ ông thì thấy, đúng là “người thơ phong vận như thơ ấy” (Hàn Mặc Tử).
Mỗi năm chỉ có một ngày 31/12 để đánh dấu sự kết thúc năm cũ và mở ra một năm mới. Ngày này năm nay, đã tròn một năm ngày thầy giáo – nhà thơ Thế Mạc rời xa cõi thế…
2. Phan Quế - nhà thơ, nhà văn công an
Nguyên là học sinh khóa 2, quê Hữu Bằng, Thạch Thất. Tốt nghiệp cấp 3 xin đi học ngành sư phạm. Làm thầy mà nợ văn chương đeo đẳng nên đã chuyển sang làm biên tập tại NXB Công an và Văn hoá Văn nghệ Công an. Tính cách hiền lành, khiêm tốn, tưởng dễ chìm lẫn vào đám đông nhưng Phan Quế có khối lượng tác phẩm cũng như “thành tích văn học” rất đáng nể: Trái tim lang thang (tập thơ), Tên đất tên làng (trường ca), Cổ kính và phóng túng (trường ca), Bùa mê (tiểu thuyết), Đời hoang dã (tiểu thuyết)…Kết nạp vào HNV VN năm 1996.
3. Dương Duy Ngữ - văn chương là nghiệp
Học khóa 3 (1961 - 1964), tốt nghiệp lớp 10, Dương Duy Ngữ chọn cho mình con đường binh nghiệp, trọn đời gắn với quân đội, công tác ở Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân cho đến khi về hưu. Vốn xuất thân từ trấn Quốc Oai, vùng đất đã sản sinh ra cái "văn hóa dạy làm người", đại tá nhà văn Dương Duy Ngữ là một trong những người cầm bút trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ còn sung sức đến ngày hôm nay. Ông là tác giả giành giải thưởng cuộc thi "Cây bút vàng" cùng với những nhà văn như Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng…Cũng cần phải kể đến Giải thưởng văn chương Bộ quốc phòng, Giải thưởng văn chương hội nhà văn Việt Nam cho những cuốn tập truyện “Người hùng”, “Rước chữ”, “Lộc người”…Ngày về thăm lại trường cũ, ít người biết những dòng tri ân đầy xúc động gửi tới thầy cô và lời chúc cho thế hệ học trò tương lai của một nhà văn Việt Nam lại khiêm nhường đến thế: “Em xin trân trọng gửi tới thầy cô lời chúc sức khỏe. Tôi xin chân thành gửi tới các em học sinh lời chúc học giỏi và thành công…”
4. Trần Quốc Toàn – mãi mãi một tình yêu
Nếu người xưa tổng kết những cuộc gặp gỡ của đời người bằng câu “hữu duyên thiên lí năng tương ngộ” thì với nhà thơ Trần Quốc Toàn ý nghĩa của nó còn sâu xa hơn cả về không gian và thời gian. Khi đã có sự thân tình nhất định, tôi vẫn thầm cảm ơn văn chương đã mang đến cho mình một ông thầy. Gọi ông là thầy, bởi cô giáo chủ nhiệm dạy văn của tôi là một trong những học trò của thầy Toàn từ cái thời trường Sơn Tây mới thành lập chưa đầy dăm năm. Thuở ban đầu ấy, Trần Quốc Toàn là một giáo viên mới ra trường, còn khá đẹp trai và phong độ (qua hồi ức của những cô học trò nay đã ngoại ngũ tuần), dạy học, làm thơ tình và yêu đương ở xứ sở mây nắng phóng khoáng này đều lừng lẫy tiếng tăm. Năm 1973 đã có giải thưởng báo Văn nghệ, khởi đầu cho hàng loạt thành công trong nghề cầm bút khi không còn dạy học nữa. Từ trường Sơn Tây, thầy giáo trẻ đi một mạch về cuối đất nước, vùng đồng bằng sông Cửu Long. Rồi trở lên Sài Gòn làm báo. Viết về giáo dục, viết cho thiếu nhi, viết về đời làm thầy của mình…để không có cảm giác rời xa bục giảng.
Một học trò cũ nhớ lại, ngày đó thầy Toàn lên lớp “phiêu” lắm, lúc nào cũng đầy chất trí tuệ mà vẫn lai láng tình đời. Có những giờ thầy bận việc riêng (mà cái thị xã bé nhỏ lại tập trung bao nhiêu người đẹp có lúc nào để người ta hết bận bịu), thầy Kiều Thể lên lớp thay. Hai ông thầy có hai cách dạy khác nhau nhưng đều có lửa trong từng bài giảng. Nhớ một tình tiết khác để thấy ông thầy này có máu tài tử: những lần rạp Sơn Tây chiếu phim, người thuyết minh bận, thầy Toàn thế vào chỗ ô tường nhỏ phía trên gần nóc rạp, chỉ cần nhìn màn ảnh mà đọc lời thoại khớp đến từng cử động mắt môi của nhân vật. Những ngày mùa hè năm 1971, thị xã chứa trong lòng mình dòng nước lũ đổ về từ thượng nguồn sông Đà để tránh cho Hà Nội ngập lụt, toàn bộ giáo viên (đã nghỉ hè nhưng chưa kịp về quê) phải sơ tán lên tầng 2 của trường cấp 2 Phùng Hưng, thầy Toàn chống bè chuối ra chợ Nghệ mua đồ ăn về “cấp cứu” cho mấy gia đình quanh đó và bỗng thành chỗ dựa (tinh thần cũng như thể lực) cho mấy cô giáo trẻ…
Ngày trường Sơn Tây sinh nhật tuổi 50, nhà thơ Trần Quốc Toàn muốn trở về nơi cất giữ những kỉ niệm bằng cách riêng, ông gửi gắm vào tôi ý tưởng tìm lại năm tháng của mình qua quan sát và ghi nhận của một cô (cựu) học trò thế hệ sau, như một cách sống thêm một lần tuổi trẻ của mình. Ông còn nhắn tôi hãy cố tìm cách ghi lại hình ảnh người đồng nghiệp cũ, thầy Kiều Thể, có lẽ bởi một linh cảm nào đó. Nhưng dịp đó thầy Thể đã quá yếu, không thể đến dự lễ kỉ niệm mà tôi không tiện đến nhà riêng. Hơn một tháng sau, nghe giọng thầy Toàn thảng thốt trong điện thoại: “Thầy Thể mất rồi, em ạ. Em về Sơn Tây thì nhớ thắp giùm tôi một nén hương…”
Lớp hậu thế chúng tôi chỉ còn trông vào sự may mắn được hiểu phần nào những ngày tháng các thầy đã từng sống qua lời tri ân của các học trò cũ giờ đây là thầy cô, là bậc đàn anh đàn chị trong nghề. Nhưng nói về lòng biết ơn thì lời nào cũng ngắn. Cô Nga, cô Nguyệt (hiện vẫn đang dạy ở trường) sau nhiều phút im lặng, chỉ biết nói với tôi rằng: “Nói về thầy mình thì bao nhiêu cũng không đủ. Chỉ khi làm thầy mới hiểu được lòng thầy.”
Nghĩa tình gửi lại với “nắng Sơn Tây, mây Ba Vì” sâu đậm đến thế, hết một đời này có lẽ nhà thơ cũng chưa thể đi hết một tình yêu.
5. Đỗ Doãn Quát – quyết tử với văn chương
Tân hội viên HNV VN (2009) tuổi lục tuần vẫn giữ nguyên nét hào sảng mỗi khi gặp bạn văn chương cùng chia sẻ những điều tâm đắc. Đỗ Doãn Quát tự thân gắn với văn chương như kẻ tử vì đạo, nhưng không hề mù quáng hay hoang tưởng. Học khóa IV (1962 - 2965), lớp thầy Bùi Văn Nghĩa dạy văn, ngay từ những ngày đó cậu học trò trường huyện đã nghĩ đến…giải Nobel cho tác phẩm của mình. Học xong lớp 10, máu lãng tử sôi lên, cậu lên núi đi chăn bò với những chàng thanh niên người Dao, người Mường trên núi Ba Vì. Những ngày lang thang đó, văn hóa vùng đất Thánh thấm vào tâm hồn kẻ nuôi mộng văn chương từ lúc nào không biết, nhiều bài thơ ra đời được cất kĩ dưới đáy túi rết (loại túi người Dao vẫn đeo theo khi lên rừng, về nhà là cởi ra đặt lên bàn thờ). Gặp được nàng sơn nữ đang thả tóc gội đầu bên suối, lãng tử dừng chân, rồi rút về làng Đường Lâm kế nghiệp làm thuốc gia truyền, kiếm kế sinh nhai. Trong các nghề, nghề làm thuốc là nơi chứng kiến nỗi đau của con người trực tiếp và tận cùng nhất. Ông thầy lang đất cổ ngày kê đơn bốc thuốc, đêm chong đèn viết lách, những vần thơ trải lòng với nỗi đau nhân thế chẳng mấy khi lấp lánh “hào quang”. Tuổi 37, một bậc đàn anh thẳng thừng “bắt mạch”: Tạng của mày phải viết văn xuôi mới phát được! Thơ phú xem ra lẹt đẹt lắm! Đau, nhưng là cái đau giã tật. Vậy là viết. Tháng 2/ 1985, “Cỏ cây thường gặp” – truyện ngắn đầu tay in trên tạp chí Văn nghệ quân đội gây một ấn tượng mạnh với văn đàn. Nguồn đã được khơi, dòng văn chương ào ra như nước suối mùa mưa. Nhưng phải 20 năm sau mới ra được tập sách đầu đời “Sang vàn ba” (2005), 2 năm sau nữa mới có tập thứ hai (2007), lại 2 năm tiếp theo mới làm đơn và trở thành hội viên HNV VN.
Trong buổi chiều chớm đông, nhà văn của những con số lẻ - tôi vẫn gọi ông như thế - bộc bạch một điều ít người biết: ba người con đã thành danh trong báo giới (Đỗ Doãn Hoàng, Đỗ Doãn Phương và Đỗ Diễm Huyền) theo nghiệp chữ nghĩa là do ông “dụ dỗ” (chứ không phải là dạy dỗ). Vốn dĩ học rất khá các môn tự nhiên, luôn đứng đầu danh sách đi thi học sinh giỏi toán, nhưng khi thi vào cấp 3 Sơn Tây đều được ông bố thuyết phục, phân tích điểm mạnh của nghiệp văn, điểm yếu của chính các con nếu theo nghiệp toán. Cuối cùng thì các cô cậu lần lượt theo nhau vào lớp chuyên văn. Và cũng thật may mắn, người đỡ đầu cho những trang viết còn non dại của họ chính là thầy giáo – nhà thơ Thế Mạc.
Văn chương cũng là một thứ gia truyền, phải có người kế nghiệp mình, làm tiếp những điều đời mình còn dang dở. Mình chưa thành công thì đến đời con, đời cháu chắt hẳn phải có. Quan trọng là biết truyền cho chúng nó niềm say mê. Tôi hướng các con theo nghiệp chữ cũng vì muốn “quyết tử” với văn chương, dù biết theo văn có thể sẽ lâm vào cảnh “một bầy đói rách con như bố…”. Nhà văn Đỗ Doãn Quát nói, rồi lại ha hả cười, giọng cười của người đã biết bình thản trước những thăng trầm, được mất ở đời người, đời văn.
6. Hà Nguyên Huyến – người lạ ở xứ Đoài
Gặp nhà văn Hà Nguyên Huyến không khó, cái khó là nắm bắt được lịch di chuyển giữa trung tâm với ngoại thành Hà Nội cách nhau tới 50km. Nơi nào cũng cần ông, cần với cái nghĩa vật chất nhất chứ không chỉ thuần tuý tinh thần. Ở trụ sở báo Văn nghệ luôn bề bộn bản thảo (qua đường bưu điện) cần phải đọc mỗi ngày. Ở ngôi nhà cổ làng giữa làng Đường Lâm (Sơn Tây) cần có bàn tay ông chăm chút những chum tương theo đúng công thức gia truyền.
Đường đến văn chương của Hà Nguyên Huyến khá vòng vèo, có những khúc quanh, cũng có cả sự trồi sụt, điều tiếng không tránh khỏi do nhiều yếu tố khách quan. Năm 1980, tốt nghiệp khoa Triết Đại học Tổng hợp, xin về làm nhân viên phòng Văn hoá – thông tin huyện Ba Vì (khi đó xã Đường Lâm thuộc Ba Vì) được một tháng thì bỏ đi làm…thợ mộc. Cứ tưởng “nhát đục chục bạc” đem lại cuộc sống sung túc cho gia đình, hoá ra cái nghề này ráo mồ hôi là hết tiền. Rời tay chàng, tay đục lại ngồi viết văn. Năm 1987 có truyện ngắn (“Con rộc kiêng”) in trên báo Người Hà Nội, không ít người cho rằng ông này “có vấn đề”, ăn không đủ còn đua đòi làm nhà văn. Những năm 1990 kiếm tiền quá khó khăn, Hà Nguyên Huyến quyết định về nhà mở xưởng làm tương (bí quyết được bà cụ thân sinh truyền tai trước phút lâm chung, mong muốn cho con một nghề đỡ vất vả hơn làm thợ mộc). Tương “Nguyên Hà” nổi tiếng cả một vùng, cuộc sống dễ chịu dần, tiền bán tương đủ mua thêm một căn nhà ở thị xã Hà Đông. Làm tương và viết văn, có lẽ đó là thời kì “thịnh” nhất của tác giả “Lá thuốc dấu”. Tương đắt hàng làm không kịp bán, văn chương gặt hái được nhiều thành công…
45 tuổi mới đi làm công chức, về “gác gôn” truyện ngắn báo Văn nghệ, vào HNV sau bao nhiêu thử thách, tưởng như người đàn ông xứ Đoài ấy đã hết sự lạ. Nhưng ít lâu sau bạn bè văn chương mới biết, ngôi nhà cổ (được dựng từ năm 1864) của ông được xếp hạng di tích, bỗng thành tụ điểm nhiều khách du lịch ghé thăm. Loại hình kinh doanh mới lại mở ra: làm dịch vụ cho khách có nhu cầu (nhưng phải đặt trước vì rất hạn chế số lượng), người phục vụ là bà con hàng xóm, những người đàn bà vừa buông quang gánh khỏi vai, vắt chéo khăn đội đầu chui vào bếp nấu bữa cơm quê thường nhật ăn với tương cà…
Viết chưa nhiều, nhưng dấu ấn riêng rất đậm nét. Bạo liệt mà đằm thắm. Chân thực mà phiêu linh. Ông khai thác những vỉa tầng văn hoá xứ Đoài từ cảm nhận tâm linh, không thể nhìn ngay được chiều sâu ẩn chứa trong đó ngay trên bề mặt vỏ chữ. Đọc văn Hà Nguyên Huyến không ai đọc một lần, người thiếu kiên nhẫn đến mấy cũng phải tập cho mình cái đức ấy. Thật lạ!
Sáu nhà văn Việt Nam, sáu gương mặt văn chương không thể lẫn giữa văn đàn nhộn nhịp. Nhưng họ gặp nhau ở một điểm chung không dễ có trong một đời người: đều đã từng gắn bó với mái trường cấp 3 Sơn Tây. Ở đó tình yêu, lòng say mê, niềm tin vào sự lựa chọn của chính mình được thắp lửa, dù đã đi xa nhưng họ luôn hướng về bằng tất cả tình cảm chân thành sâu nặng, như một niềm tri ân.
1. Thế Mạc – người thơ phong vận như thơ ấy
Nhắc đến ông, người gọi nhà thơ Thế Mạc, người quen gọi tên khai sinh Kiều Thể, hay giản dị hơn là “thầy Thể”, (bút danh Thế Mạc xuất phát từ câu thơ cổ: “Thế sự thăng trầm quân mạc vấn”). 30 năm đứng trên bục giảng, hàng vạn học sinh qua bàn tay dìu dắt của thầy, có người đã thành danh, người còn lận đận…đều nhớ về thầy bằng tình cảm trân trọng đặc biệt. Khi chúng tôi vào học lớp 10 (chuyên văn) cũng là năm thầy ra tập thơ riêng đầu tiên sau mấy chục năm ròng lặng lẽ viết và in rải rác trên các báo, tập “Hồ” (1994) được giải thưởng của Liên hiệp hội VHNT Việt Nam. Hồi đó những cô cậu học trò nhỏ chưa đủ trải nghiệm để hiểu hết bao điều nhà thơ chiêm nghiệm, chỉ mơ hồ cảm nhận được hình ảnh: “Chỗ rẽ ngoặt một ông già ngồi đấy/ Rót rượu hồ nâng chén bâng quơ/ Hỏi chẳng nói chỉ tay về phía ấy/ Sương lâng lâng trôi dọc trời xa…” rất gần với ông. Nhiệt huyết một đời làm thầy để trọn vẹn một đời cho thơ. Dạy văn, lại có “máu” sáng tác nên thầy Kiều Thể không chỉ truyền thụ kiến thức mà còn phát hiện các khả năng sáng tác hay nghiên cứu văn học, thổi vào học sinh tình yêu và niềm say mê văn chương. Thầy truyền lửa qua thế hệ giáo viên đã từng là học trò của mình, bằng cách đó, chúng tôi dù không được trực tiếp nghe giảng, vẫn cảm nhận được tâm hồn đắm đuối hồn hậu hiếm có ở cái thời kinh tế thị trường ầm ào chen lấn từng ngõ ngách đời sống. Năm 1992, câu lạc bộ văn học nghệ thuật Sơn Tây thành lập do thầy làm chủ tịch, học sinh chuyên văn của trường Sơn Tây được “chăm sóc” khá kỹ ở cái nôi sáng tác đầu đời này. Nhà thơ Bế Kim Loan, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện sau này thành danh đều rưng rưng mỗi lần nhớ về thuở “nằm nôi” ấy.
…Ngôi nhà cuối con phố Đốc Ngữ, nơi một thầy giáo đã nghỉ hưu, một nhà thơ sống cuộc đời âm thầm dường như chỉ rộn ràng lên đôi chút những khi có bạn bè văn chương ghé lại (trong số đó đa phần là bạn vong niên), nhấp chén trà mạn, đàm luận về văn chương, học thuật hay chuyện thế sự. Thế Mạc không ưa sự ồn ào trong đời và cả trong thơ, ông chọn cho mình khoảng lặng cần thiết để lắng nghe, chắt lọc và viết. Trở thành hội viên HNV VN ở tuổi 70 (năm 2004), có người cho như thế là muộn đối với một người sáng tác có ít nhiều thành tựu (Giải thưởng báo Văn nghệ, báo Độc lập…các giải thưởng cho văn học thiếu nhi. Huy chương vì sự nghiệp VHNT). Nhưng với thi nhân, sức sống bền vững của tác phẩm trong lòng người yêu thơ mới là điều quan trọng. Và hơn thế, sự lan tỏa của tình yêu văn chương, yêu cái Đẹp được truyền nối như mạch nguồn sâu kín mà mãnh liệt chính là giá trị cao quý nhất. Thế Mạc có được tất cả những điều đó, đọc thơ ông thì thấy, đúng là “người thơ phong vận như thơ ấy” (Hàn Mặc Tử).
Mỗi năm chỉ có một ngày 31/12 để đánh dấu sự kết thúc năm cũ và mở ra một năm mới. Ngày này năm nay, đã tròn một năm ngày thầy giáo – nhà thơ Thế Mạc rời xa cõi thế…
2. Phan Quế - nhà thơ, nhà văn công an
Nguyên là học sinh khóa 2, quê Hữu Bằng, Thạch Thất. Tốt nghiệp cấp 3 xin đi học ngành sư phạm. Làm thầy mà nợ văn chương đeo đẳng nên đã chuyển sang làm biên tập tại NXB Công an và Văn hoá Văn nghệ Công an. Tính cách hiền lành, khiêm tốn, tưởng dễ chìm lẫn vào đám đông nhưng Phan Quế có khối lượng tác phẩm cũng như “thành tích văn học” rất đáng nể: Trái tim lang thang (tập thơ), Tên đất tên làng (trường ca), Cổ kính và phóng túng (trường ca), Bùa mê (tiểu thuyết), Đời hoang dã (tiểu thuyết)…Kết nạp vào HNV VN năm 1996.
3. Dương Duy Ngữ - văn chương là nghiệp
Học khóa 3 (1961 - 1964), tốt nghiệp lớp 10, Dương Duy Ngữ chọn cho mình con đường binh nghiệp, trọn đời gắn với quân đội, công tác ở Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân cho đến khi về hưu. Vốn xuất thân từ trấn Quốc Oai, vùng đất đã sản sinh ra cái "văn hóa dạy làm người", đại tá nhà văn Dương Duy Ngữ là một trong những người cầm bút trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ còn sung sức đến ngày hôm nay. Ông là tác giả giành giải thưởng cuộc thi "Cây bút vàng" cùng với những nhà văn như Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng…Cũng cần phải kể đến Giải thưởng văn chương Bộ quốc phòng, Giải thưởng văn chương hội nhà văn Việt Nam cho những cuốn tập truyện “Người hùng”, “Rước chữ”, “Lộc người”…Ngày về thăm lại trường cũ, ít người biết những dòng tri ân đầy xúc động gửi tới thầy cô và lời chúc cho thế hệ học trò tương lai của một nhà văn Việt Nam lại khiêm nhường đến thế: “Em xin trân trọng gửi tới thầy cô lời chúc sức khỏe. Tôi xin chân thành gửi tới các em học sinh lời chúc học giỏi và thành công…”
4. Trần Quốc Toàn – mãi mãi một tình yêu
Nếu người xưa tổng kết những cuộc gặp gỡ của đời người bằng câu “hữu duyên thiên lí năng tương ngộ” thì với nhà thơ Trần Quốc Toàn ý nghĩa của nó còn sâu xa hơn cả về không gian và thời gian. Khi đã có sự thân tình nhất định, tôi vẫn thầm cảm ơn văn chương đã mang đến cho mình một ông thầy. Gọi ông là thầy, bởi cô giáo chủ nhiệm dạy văn của tôi là một trong những học trò của thầy Toàn từ cái thời trường Sơn Tây mới thành lập chưa đầy dăm năm. Thuở ban đầu ấy, Trần Quốc Toàn là một giáo viên mới ra trường, còn khá đẹp trai và phong độ (qua hồi ức của những cô học trò nay đã ngoại ngũ tuần), dạy học, làm thơ tình và yêu đương ở xứ sở mây nắng phóng khoáng này đều lừng lẫy tiếng tăm. Năm 1973 đã có giải thưởng báo Văn nghệ, khởi đầu cho hàng loạt thành công trong nghề cầm bút khi không còn dạy học nữa. Từ trường Sơn Tây, thầy giáo trẻ đi một mạch về cuối đất nước, vùng đồng bằng sông Cửu Long. Rồi trở lên Sài Gòn làm báo. Viết về giáo dục, viết cho thiếu nhi, viết về đời làm thầy của mình…để không có cảm giác rời xa bục giảng.
Một học trò cũ nhớ lại, ngày đó thầy Toàn lên lớp “phiêu” lắm, lúc nào cũng đầy chất trí tuệ mà vẫn lai láng tình đời. Có những giờ thầy bận việc riêng (mà cái thị xã bé nhỏ lại tập trung bao nhiêu người đẹp có lúc nào để người ta hết bận bịu), thầy Kiều Thể lên lớp thay. Hai ông thầy có hai cách dạy khác nhau nhưng đều có lửa trong từng bài giảng. Nhớ một tình tiết khác để thấy ông thầy này có máu tài tử: những lần rạp Sơn Tây chiếu phim, người thuyết minh bận, thầy Toàn thế vào chỗ ô tường nhỏ phía trên gần nóc rạp, chỉ cần nhìn màn ảnh mà đọc lời thoại khớp đến từng cử động mắt môi của nhân vật. Những ngày mùa hè năm 1971, thị xã chứa trong lòng mình dòng nước lũ đổ về từ thượng nguồn sông Đà để tránh cho Hà Nội ngập lụt, toàn bộ giáo viên (đã nghỉ hè nhưng chưa kịp về quê) phải sơ tán lên tầng 2 của trường cấp 2 Phùng Hưng, thầy Toàn chống bè chuối ra chợ Nghệ mua đồ ăn về “cấp cứu” cho mấy gia đình quanh đó và bỗng thành chỗ dựa (tinh thần cũng như thể lực) cho mấy cô giáo trẻ…
Ngày trường Sơn Tây sinh nhật tuổi 50, nhà thơ Trần Quốc Toàn muốn trở về nơi cất giữ những kỉ niệm bằng cách riêng, ông gửi gắm vào tôi ý tưởng tìm lại năm tháng của mình qua quan sát và ghi nhận của một cô (cựu) học trò thế hệ sau, như một cách sống thêm một lần tuổi trẻ của mình. Ông còn nhắn tôi hãy cố tìm cách ghi lại hình ảnh người đồng nghiệp cũ, thầy Kiều Thể, có lẽ bởi một linh cảm nào đó. Nhưng dịp đó thầy Thể đã quá yếu, không thể đến dự lễ kỉ niệm mà tôi không tiện đến nhà riêng. Hơn một tháng sau, nghe giọng thầy Toàn thảng thốt trong điện thoại: “Thầy Thể mất rồi, em ạ. Em về Sơn Tây thì nhớ thắp giùm tôi một nén hương…”
Lớp hậu thế chúng tôi chỉ còn trông vào sự may mắn được hiểu phần nào những ngày tháng các thầy đã từng sống qua lời tri ân của các học trò cũ giờ đây là thầy cô, là bậc đàn anh đàn chị trong nghề. Nhưng nói về lòng biết ơn thì lời nào cũng ngắn. Cô Nga, cô Nguyệt (hiện vẫn đang dạy ở trường) sau nhiều phút im lặng, chỉ biết nói với tôi rằng: “Nói về thầy mình thì bao nhiêu cũng không đủ. Chỉ khi làm thầy mới hiểu được lòng thầy.”
Nghĩa tình gửi lại với “nắng Sơn Tây, mây Ba Vì” sâu đậm đến thế, hết một đời này có lẽ nhà thơ cũng chưa thể đi hết một tình yêu.
5. Đỗ Doãn Quát – quyết tử với văn chương
Tân hội viên HNV VN (2009) tuổi lục tuần vẫn giữ nguyên nét hào sảng mỗi khi gặp bạn văn chương cùng chia sẻ những điều tâm đắc. Đỗ Doãn Quát tự thân gắn với văn chương như kẻ tử vì đạo, nhưng không hề mù quáng hay hoang tưởng. Học khóa IV (1962 - 2965), lớp thầy Bùi Văn Nghĩa dạy văn, ngay từ những ngày đó cậu học trò trường huyện đã nghĩ đến…giải Nobel cho tác phẩm của mình. Học xong lớp 10, máu lãng tử sôi lên, cậu lên núi đi chăn bò với những chàng thanh niên người Dao, người Mường trên núi Ba Vì. Những ngày lang thang đó, văn hóa vùng đất Thánh thấm vào tâm hồn kẻ nuôi mộng văn chương từ lúc nào không biết, nhiều bài thơ ra đời được cất kĩ dưới đáy túi rết (loại túi người Dao vẫn đeo theo khi lên rừng, về nhà là cởi ra đặt lên bàn thờ). Gặp được nàng sơn nữ đang thả tóc gội đầu bên suối, lãng tử dừng chân, rồi rút về làng Đường Lâm kế nghiệp làm thuốc gia truyền, kiếm kế sinh nhai. Trong các nghề, nghề làm thuốc là nơi chứng kiến nỗi đau của con người trực tiếp và tận cùng nhất. Ông thầy lang đất cổ ngày kê đơn bốc thuốc, đêm chong đèn viết lách, những vần thơ trải lòng với nỗi đau nhân thế chẳng mấy khi lấp lánh “hào quang”. Tuổi 37, một bậc đàn anh thẳng thừng “bắt mạch”: Tạng của mày phải viết văn xuôi mới phát được! Thơ phú xem ra lẹt đẹt lắm! Đau, nhưng là cái đau giã tật. Vậy là viết. Tháng 2/ 1985, “Cỏ cây thường gặp” – truyện ngắn đầu tay in trên tạp chí Văn nghệ quân đội gây một ấn tượng mạnh với văn đàn. Nguồn đã được khơi, dòng văn chương ào ra như nước suối mùa mưa. Nhưng phải 20 năm sau mới ra được tập sách đầu đời “Sang vàn ba” (2005), 2 năm sau nữa mới có tập thứ hai (2007), lại 2 năm tiếp theo mới làm đơn và trở thành hội viên HNV VN.
Trong buổi chiều chớm đông, nhà văn của những con số lẻ - tôi vẫn gọi ông như thế - bộc bạch một điều ít người biết: ba người con đã thành danh trong báo giới (Đỗ Doãn Hoàng, Đỗ Doãn Phương và Đỗ Diễm Huyền) theo nghiệp chữ nghĩa là do ông “dụ dỗ” (chứ không phải là dạy dỗ). Vốn dĩ học rất khá các môn tự nhiên, luôn đứng đầu danh sách đi thi học sinh giỏi toán, nhưng khi thi vào cấp 3 Sơn Tây đều được ông bố thuyết phục, phân tích điểm mạnh của nghiệp văn, điểm yếu của chính các con nếu theo nghiệp toán. Cuối cùng thì các cô cậu lần lượt theo nhau vào lớp chuyên văn. Và cũng thật may mắn, người đỡ đầu cho những trang viết còn non dại của họ chính là thầy giáo – nhà thơ Thế Mạc.
Văn chương cũng là một thứ gia truyền, phải có người kế nghiệp mình, làm tiếp những điều đời mình còn dang dở. Mình chưa thành công thì đến đời con, đời cháu chắt hẳn phải có. Quan trọng là biết truyền cho chúng nó niềm say mê. Tôi hướng các con theo nghiệp chữ cũng vì muốn “quyết tử” với văn chương, dù biết theo văn có thể sẽ lâm vào cảnh “một bầy đói rách con như bố…”. Nhà văn Đỗ Doãn Quát nói, rồi lại ha hả cười, giọng cười của người đã biết bình thản trước những thăng trầm, được mất ở đời người, đời văn.
6. Hà Nguyên Huyến – người lạ ở xứ Đoài
Gặp nhà văn Hà Nguyên Huyến không khó, cái khó là nắm bắt được lịch di chuyển giữa trung tâm với ngoại thành Hà Nội cách nhau tới 50km. Nơi nào cũng cần ông, cần với cái nghĩa vật chất nhất chứ không chỉ thuần tuý tinh thần. Ở trụ sở báo Văn nghệ luôn bề bộn bản thảo (qua đường bưu điện) cần phải đọc mỗi ngày. Ở ngôi nhà cổ làng giữa làng Đường Lâm (Sơn Tây) cần có bàn tay ông chăm chút những chum tương theo đúng công thức gia truyền.
Đường đến văn chương của Hà Nguyên Huyến khá vòng vèo, có những khúc quanh, cũng có cả sự trồi sụt, điều tiếng không tránh khỏi do nhiều yếu tố khách quan. Năm 1980, tốt nghiệp khoa Triết Đại học Tổng hợp, xin về làm nhân viên phòng Văn hoá – thông tin huyện Ba Vì (khi đó xã Đường Lâm thuộc Ba Vì) được một tháng thì bỏ đi làm…thợ mộc. Cứ tưởng “nhát đục chục bạc” đem lại cuộc sống sung túc cho gia đình, hoá ra cái nghề này ráo mồ hôi là hết tiền. Rời tay chàng, tay đục lại ngồi viết văn. Năm 1987 có truyện ngắn (“Con rộc kiêng”) in trên báo Người Hà Nội, không ít người cho rằng ông này “có vấn đề”, ăn không đủ còn đua đòi làm nhà văn. Những năm 1990 kiếm tiền quá khó khăn, Hà Nguyên Huyến quyết định về nhà mở xưởng làm tương (bí quyết được bà cụ thân sinh truyền tai trước phút lâm chung, mong muốn cho con một nghề đỡ vất vả hơn làm thợ mộc). Tương “Nguyên Hà” nổi tiếng cả một vùng, cuộc sống dễ chịu dần, tiền bán tương đủ mua thêm một căn nhà ở thị xã Hà Đông. Làm tương và viết văn, có lẽ đó là thời kì “thịnh” nhất của tác giả “Lá thuốc dấu”. Tương đắt hàng làm không kịp bán, văn chương gặt hái được nhiều thành công…
45 tuổi mới đi làm công chức, về “gác gôn” truyện ngắn báo Văn nghệ, vào HNV sau bao nhiêu thử thách, tưởng như người đàn ông xứ Đoài ấy đã hết sự lạ. Nhưng ít lâu sau bạn bè văn chương mới biết, ngôi nhà cổ (được dựng từ năm 1864) của ông được xếp hạng di tích, bỗng thành tụ điểm nhiều khách du lịch ghé thăm. Loại hình kinh doanh mới lại mở ra: làm dịch vụ cho khách có nhu cầu (nhưng phải đặt trước vì rất hạn chế số lượng), người phục vụ là bà con hàng xóm, những người đàn bà vừa buông quang gánh khỏi vai, vắt chéo khăn đội đầu chui vào bếp nấu bữa cơm quê thường nhật ăn với tương cà…
Viết chưa nhiều, nhưng dấu ấn riêng rất đậm nét. Bạo liệt mà đằm thắm. Chân thực mà phiêu linh. Ông khai thác những vỉa tầng văn hoá xứ Đoài từ cảm nhận tâm linh, không thể nhìn ngay được chiều sâu ẩn chứa trong đó ngay trên bề mặt vỏ chữ. Đọc văn Hà Nguyên Huyến không ai đọc một lần, người thiếu kiên nhẫn đến mấy cũng phải tập cho mình cái đức ấy. Thật lạ!
Sáu nhà văn Việt Nam, sáu gương mặt văn chương không thể lẫn giữa văn đàn nhộn nhịp. Nhưng họ gặp nhau ở một điểm chung không dễ có trong một đời người: đều đã từng gắn bó với mái trường cấp 3 Sơn Tây. Ở đó tình yêu, lòng say mê, niềm tin vào sự lựa chọn của chính mình được thắp lửa, dù đã đi xa nhưng họ luôn hướng về bằng tất cả tình cảm chân thành sâu nặng, như một niềm tri ân.
VanVN.Net - Hưởng ứng tinh thần “Trẻ em là hiền tài và nguyên khí của quốc gia” theo kế hoạch phát triển giáo dục đến năm 2020. Từ ngày 3-8/8/2011 tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ (148 Giảng Võ – ...
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - NXB Dân Trí vừa cho ra mắt tập truyện ngắn Hoa mẫu đơn của tác giả Lê Toán. Đây là tập truyện giả tưởng - cũng là món quà thứ tư, tác giả dành tặng cho thiếu nhi, sau ...
Tiếp tục chương trình hoạt động của kỳ họp thứ 4 (Khóa VIII), hôm nay, ngày 7/8/2011, BCH Hội Nhà văn VN đã có chuyến đi thực tế tại trại sản xuất giống tu hài của công ty TNHH Đỗ Tờ ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn