VanVN.Net – Nhà thơ Trần Quốc Toàn là người được Trời phú cho cái duyên chữ. Chính vì thế, gần một đời lao động chữ nghĩa, với ông cũng như một hành trình luôn gắn với mối lương duyên đầy biến ảo, hạnh phúc đi kèm ngay hệ lụy của nó…Đó cũng là cuộc kiếm tìm không mệt mỏi, chỉ một thứ không phải ai cũng may mắn gặp được trong đời: vẻ đẹp của ngôn từ. “Những vẻ đẹp thơ” – tập sách "được viết sau 20 năm theo thơ lên các bục giảng và 10 năm sống với thơ trên các trang báo với vai trò là người giữ chuyên mục thơ, người được đọc và bình hàng ngàn bài thơ gửi tới nhiều cuộc thi thơ… " (theo lời GS Lê Trí Viễn). Một vài trong số những bài viết của tập sách đầu tiên (thuộc thể loại này) gợi mở cho bạn đọc, bạn viết nhiều suy ngẫm về nghề viết. Có thể sau ít lâu nữa, những tập tiếp theo sẽ được ra đời…
Về một vài chữ được tha bổng
Có những khi thơ hay đến mức làm người ta quên rằng nó đã sai. Trong bài ca dao nổi tiếng dưới đây có một chữ không đúng, không khoa học nhưng chẳng ai nhớ ra để mà bắt bẻ:
Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen
Em được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu…
Cái chữ được tha bổng kia chính là chữ cành, bởi vì, hoa sen không có cành. Tìm trong từ điển thực vật chỉ thấy có củ sen, ngó sen, lá sen, bông sen … (Và cho dù ai đó cứ khăng khăng là có cành sen thì cũng làm sao vắt được cái áo nặng mồ hôi lao động kia lên một cái cành mỏng manh như thế !). Trong bài ca dao, chữ cành được đưa vào như một giải pháp biến thực thành ảo, hoá thô ra tinh. Có cái cành tưởng tượng kia tức là không có thực cái áo sứt chỉ đường tà nọ, chỉ có một hoàn cảnh muốn cảm thông, một khao khát muốn giãi bày. Nói cho kĩ hơn, trong trường hợp này, cái hay toàn bích, đại cục của tác phẩm đã lấn lướt, che giấu được cái sai cục bộ, sai cá biệt ngay trong bản thân nó! Thậm chí sai ở đây lại là một giải pháp đúng, một ngẫu hứng đắc địa! Đó cũng là cách cố tình sai trong việc đo bóng nắng của câu ca dao sau :
Sáng đi bóng hãy còn dài
Chiều về bóng đã nghe ai bóng tròn.
Bóng muốn tròn phải là chính ngọ, giữa trưa chứ không tròn lúc chiều về. Nhưng trong trường hợp này, chiều về mới hay, mới giúp người đọc thơ cũng được hoa mắt, được rối mắt như người hờn ghen kia, thấy thời gian ai xa ai sao mà đằng đẵng, mới trưa, mới nửa ngày đã tưởng như xa cả một ngày dài! Hay là chiều đã về thật rồi nhưng bất chấp thời khắc, dưới cái nhìn của người đang yêu, cái bóng đang dài cũng cuốn tròn lại, bóng với hình nhập làm một. Sức nhìn mới ghê gớm làm sao, biến được cái sai vật lí thành cái đúng tâm lí, có sức bẻ cong những tia mặt trời. Nhìn theo chiều nào thì cũng thấy, trong câu ca dao trên, cái sai lại thành cái hay. Phải chăng, kinh nghiệm này được vận dụng lại trong bài Bóng cây kơ-nia của Ngọc Anh :
Buổi sáng em lên rẫy
Thấy bóng cây kơ-nia
Bóng ngả che ngực em
Về nhớ anh không ngủ…
Buổi chiều mẹ lên rẫy
Thấy bóng cây kơ-nia
Bóng tròn che lưng mẹ
Về nhớ anh mẹ khóc …
Trong khớp nối của hai đoạn thơ trên, chữ buổi trưa lẽ ra phải xuất hiện để bóng tròn che lưng mẹ, nhưng buổi chiều đã dành chỗ, dù sai về thời khắc, để một chữ không dấu (trưa - đoản bình thanh) được thay bằng chữ có dấu huyền (chiều - trường bình thanh) khiến âm vực thơ được mở rộng, làm cho đoạn một và đoạn hai, mẹ và em, tấm lưng còng tuổi tác cùng bộ ngực căng nhựa thanh xuân vừa hoà âm, vừa đăng đối về ý. Vì những lẽ ấy, chữ buổi chiều ở đây cũng được tha bổng!
Làm chữ
Một lần thi sĩ Xuân Diệu vừa hổn hển đạp xe chở người đẹp, vừa thốt ra thành thơ : Gió thổi nhiều khi giọng nói bay/ Chẳng cần nghĩa chữ vẫn nghe hay … Thơ như lời mĩ nữ thốt ra vậy, bắt đầu là chữ, chữ làm nên nghĩa, chữ và nghĩa hoà thành giọng.
Ai bảo quá mù sẽ hoá mưa
Nửa đang thao thức nửa mong chờ
Thiên hà vắng lặng đêm khuya khoắt
Để một mình em hứng giọt xưa.
(Nguyễn Ngọc Minh – Mưa bụi ) .
Đọc tứ tuyệt Mưa bụi này với con mắt học nghề, dễ nhìn ra sự vận hành của một dây chuyền sản xuất chữ. Nguyên liệu đầu vào là một quý kim ngôn ngữ già tuổi, là câu tục ngữ “Quá mù ra mưa”. Nhưng dù quý thì đó vẫn chỉ là nguyên liệu, là thứ pha trộn giữa thao thức và mong chờ như mưa bụi còn lẫn trong mù chưa thành giọt, còn chờ một ông thợ phân kim ra tay nghề. Và người thợ kim hoàn xuất hiện, vít cái cần đêm, kéo thiên hà xuống, nén như vắt để hiện tại đang còn ngổn ngang kia nhểu xuống một giọt quá khứ, một giọt chữ vừa chưng cất xong – giọt xưa. Đó là giọt trong tinh khiết hay giọt mặn xót đau thì cũng chỉ một mình em hứng, một mình em biết!
Cái cách làm chữ của “Mưa bụi” là tạo một kết hợp mới cho hai âm tiết cũ, chiết ra từ giọt mưa và ngày xưa một từ mới giọt xưa. Một cách làm chữ khác có đến 2 tác giả dùng, là cách ghép nghĩa ảo vào một thực từ.
Cây khô nhiều năm nghe mỏi
Đợi gió bẻ cành để rơi
Xa em nhiều năm tôi đã
Đánh rơi gần hết nụ cười.
(Huỳnh Hữu Võ – Đánh rơi nụ cười).
Rơi là một động từ trăm phần trăm thực nghĩa, nhưng trong rơi rụng thơ ca lần này, nó phải ảo để góp phần thực hoá một nỗi buồn. Nhưng đã ảo thì cứ đi tới cùng sự mơ hồ cho phép, cứ đưa tay nhặt nụ cười ai đánh rơi để mà tưởng tượng được hôn lên cặp má hồng kia :
Trèo lên cây hái quả
Đạp rụng chùm nắng tươi
Thấy em hồng hai má
Leo xuống nhặt nụ cười.
(Nguyễn Thiền Nghi – Hái quả).
Phải dụng công như thế mới mong có thơ hay, mới mong đạt được tới trình độ không cần dụng công thơ vẫn hay! Đó là cái hay của chữ nằm tả chân rất thật thà của cụ Nguyễn Khuyến trong một lần Nhớ cảnh chùa Đọi:
Chùa xưa ở lẫn cùng cây đá
Sư cụ nằm chung với khói mây.
Khéo quá! Tả người nằm lại thấy sương khói bước vào. Đưa ra chữ nằm rất tĩnh mà tạo được cả một ngữ cảnh động bảng lảng sương khói. Chữ ấy bảo là hiền lành thì còn gì hiền lành hơn! Mà bảo là nghịch ngợm thì, xin thưa, chua ngoa đến như cô Thị Mầu, vậy mà mấy câu cô hát ghẹo Kính Tâm nơi sân chùa: Hôm nay mười bốn mai rằm / Ai muốn ăn oản lên nằm với sư – cũng chẳng nghịch ngợm bằng. Gặp được một chữ như thế, kẻ yêu thơ này vừa chắp tay xá vừa tủm tỉm cười!
Biến thế chữ
Trong vật lí người ta chế ra các máy biến thế, biến áp, chỉnh lưu… Tất tật những công việc ấy của ngành điện, khi chuyển sang ngành thơ thì được dồn vào một cái máy gọi là biến thể. Đó là cái máy nắn dòng, biến thơ một chiều thành thơ xoay chiều, từ lục bát chỉ có vần bằng, tuyệt đối êm tai, chuyển thành lục bát có vần trắc, khiến kiểu thơ này tưởng chỉ thuần một giọng thứ, đã có giọng trưởng, tưởng chỉ có thể hát ru, hoá ra cũng rock cũng rap ngon lành :
Chẳng thà lăn xuống giếng cái chũm
Chết ngủm rồi đời
Sống chi đây chịu chữ mồ côi
Loan xa phượng cách, biết đứng ngồi với ai.
Cái mặt giếng hiu hắt diện tích 14 chữ vuông sống chi chịu chữ mồ côi/ Loan xa phượng cách, đứng ngồi với ai bỗng chao đảo, nổi sóng vì tảng đá chũm – ngủm ném xuống! Trong ba đào bất thường kia, chữ biết nhảy vào, chêm một từ, biến bát thành cửu, khiến câu thơ không thể chia hết cho hai, không thể bằng bặn mà trở nên xô lệch, nhờ thế thân phận, tình cảm người mồ côi thật hơn, xao xuyến hơn! Qua chữ biết phá cách ấy, người đọc hình dung thấy một thiếu phụ đang phân vân giữa ở vậy trong loan xa phượng cách, hay phải tính tới chuyện đi bước nữa, đứng ngồi mới với ai? Câu lục bát dưới đây có thể cứ trên 6 dưới 8 không khó gì, nhưng nếu chỉ trên 6 dưới 8 thì nhịp 6/8 này thiếu một đảo phách thú vị, do vậy phải bật máy biến thế thêm vào một nốt hoa mĩ để tiết tấu lục bát tăng từ 2 phách lên 3 phách trong ô nhịp cuối cùng:
Phải chi cắt ruột đừng đau
Để em cắt ruột em trao Anh mang về !
Một cái máy biến thể tốt sẽ có độ nhạy rất cao trong chức năng tạo vần! Đã nạp vào máy rồi, một cơ thể chữ luôn được thay áo vần để thành một người thơ mới. Trong câu hò dưới đây, chắc – khắn (chắn) – gắn – bó – có xuất hiện rất nhanh, còn hơn tay cấy thoăn thoắt của mấy cô thợ cấy Quảng Bình, vừa cấy vừa hò:
Có yêu nhau thì yêu cho chắc,cho khắn, cho bó, cho có tình thương
Đừng như con thỏ nọ đầu truông
Khi vui giỡn bóng khi buồn giỡn trăng.
Ai đấu được cây bút thơ của mình vào cái máy biến thể chúng ta đang tìm hiểu, bút lực của người ấy sẽ tăng đến không ngờ, câu lục bát 14 chân chữ có thể thành 28 hoặc nhiều hơn. Nhờ thay đổi hình thức như thế, nội dung cũng thay đổi theo, ai đang thương, đang yêu, được yêu thương nhiều hơn, không chỉ: Thương sao thương lạ thương lùng/ Thương tím khúc ruột thương hồng lá gan mà còn :
Anh thương em thương lún thương lụn, thương tụm, thương túm, thương thiết thương tha, thương lột da óc thương tróc da đầu.
Ngủ thương mộng thương mị, thức thương sầu thương bi …
Nếu thương được cỡ đó thì cái máy biến thể chữ cũng dễ thương đấy chứ!
Đà chữ
Sinh thời nhà thơ Bế Kiến Quốc rất chú ý đến chuyện luyện bút. Ông viết loại bài này nhiều đến mức thiếu cả các tựa đề riêng cho từng bài, nhiều bài thơ nhỏ của ông đành phải mang chung một tựa đề lớn và phân biệt nhau bằng một chữ số ghi thứ tự xuất hiện. Trong tập thơ “Đất hứa” được Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành sau khi ông mất, ta thấy có đến 3 bài mang tên Nỗi nhớ, 8 bài mang tên Mô tả, và trước nữa, trong tập “Cuối rễ đầu cành” đã có bài Mô tả được đánh số 58. Làm sao có đủ tựa đề cho số lượng bài lớn như thế?
Đã có lần Bế Kiến Quốc chọn bài Hoa tầm xuân trong loạt bài luyện bút của mình đề bàn với người viết bài này về câu hỏi trên. Chúng tôi phân tích bài này, bàn với nhau về cách thức tạo đà để chữ thơ có thể từ bồ chữ mỗi nhà thơ kiên trì tích luỹ, nhảy vào các trang thơ mới viết, sống cuộc đời mới:
Tầm xuân hoa nở bên rào
Mưa phơn phớt ngõ, gió xao xuyến chiều
Ngày đang khuất, mắt trông theo
Cánh chim bé tẻo tèo teo cuối trời
Ngây ngây chút nhớ xa vời
Giơ bàn tay, vói ra ngoài không gian
Chạm vào một nhánh tầm xuân
Vẫn xanh biếc nụ, dẫu ngần ấy quên
Lích cha lích chích vành khuyên
Mổ từng hạt nắng đọng nguyên sắc vàng
Thấy thương con nhện lang thang
Chăng tơ cứ tưởng thời gian mắc vào...
Tháng chạp 1989.
Trước hết, tầm xuân thơ Bế Kiến Quốc cũng là tầm xuân ca dao vì cái màu xanh biếc kia, không phải là màu trắng tinh như mô tả của các nhà thực vật học. Cho nên phải nói ngay, đà chữ bắt đầu từ nguồn ý. Bài thơ này như viết tiếp câu chuyện của anh nông dân đã từng trèo lên cây buởi hái hoa/ Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân/ Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc... Chỉ có điều anh nông dân “tiếc lắm thay” một cuộc tình, còn nhà thơ trẻ Bế Kiến Quốc tiếc dòng thời gian đang trôi đi, tiếc đến đưa tay hữu hạn vói ra ngoài vô hạn khát khao.
Hoa tầm xuân đã nói thật hay, thật giỏi về sự quyến luyến. Câu chữ như bám chắc vào nhau nhờ các từ láy phơn phớt, xao xuyến, ngây ngây. Những láy 2 lấy đà để thơ có thể láy 3 tẻo tèo teo rồi láy 4 lích cha lích chích. Có đến 3 cặp vần tăng cường, đặt ngay chính giữa các dòng thơ thứ hai, thứ ba, thứ tư ngõ – gió, khuất – mắt, tẻo – tèo– teo. Trong thế chữ hút lấy nhau, hình như người thì vì tiếc thời gian mà thử vói tay tìm kiếm nơi không gian, con vành khuyên thì vô tư tích góp từng hạt vàng hoàng hôn, những tưởng chỉ cần thế là chạy được bóng đêm đang tới, còn anh nhện ca dao vẫn lặng lẽ giăng tơ mảnh làm chuyện động trời, mong cản bước dòng thời khắc đang dần cuốn đi một ngày quý giá.
Rồi có lúc nào, con người ta tìm được thời gian đã mất không? Nào ai biết, chỉ biết, có thứ hoa dại bên rào đang lặng lẽ theo đà chữ của một nhà thơ đi tìm mùa xuân của mình. Bây giờ thì Quốc tới được chỗ chiều hôm vói tay rồi, đó là chỗ tịch diệt giữa cõi trần bụi bặm/ Ánh hào quang lìa hẳn cảnh luân hồi để :
Rồi ở chốn xa kia, tôi tha hồ nhớ lại
Từng ngày qua, từng giây phút đã qua
Tất cả thời gian đã dành cho việc ấy
Để khỏi bị cô đơn trong những dải ngân hà.
( Không đề 1 ngày 5-6-1991) .
Thế chữ
Có một việc ai cũng đã từng biết, từng làm như viết chữ đầu tiên cho tứ tuyệt đời mình “buổi mở mắt chào đời”, và cũng bằng việc ấy, những người thân sẽ buông dấu chấm hết cho bài tứ tuyệt một đời người kia vào “phút nhắm mắt ra đi”. Trên mỗi trang Truyện Kiều, Nguyễn Du để nhân vật của mình giọt châu lã chã khôn cầm thành những câu lục bát hay nhất của thơ ca Việt Nam! Và rồi theo đó, những người cầm bút sau này nghĩ ra thứ mực mài nước mắt để viết những bài thơ mới:
Ta bỏ một thời để chờ nhau
Một thời chống chọi với binh đao
Một thời tìm kiếm trời mây nước
Cúi nhặt tuổi thơ nước mắt trào.
(Nguyễn Long – Không đề III ).
Nghiêng cả bài thơ như thế để nước mắt trào ra, thì nước mắt ấy chảy qua thương nhớ, chiến chinh, mây nước, chảy qua đời người, xã hội, thiên nhiên, và không hề nhạt phai dù nó đã xưa như trái đất! Thơ như thế dẫu có người cho là chưa thật hay thì vẫn có thể coi là thơ đẹp về thế chữ.
Thế đẹp của chữ nước mắt, của giọt lệ gợi nhớ thơ Xuân Diệu:
Trái đất ba phần tư nước mắt
Đi như giọt lệ giữa không trung
Về câu thơ trên, trong tập “Biên độ của trí tưởng tượng”, nhà thơ, nhà phê bình Đông La đã “mạo muội thử đưa ra một ý kiến”, rằng “…có lẽ chữ “đi” nên thay bằng chữ “trôi” sẽ tương hợp với thực tế hơn và hợp với ngữ cảnh hơn, và như thế sẽ hay hơn”.
Nên biết, chữ mà Đông La muốn thay đổi nằm trong dòng cuối của khổ thơ thứ nhất, trôi hay đi chính là chữ để tạo thế hết hay còn, thế đóng bài hay thế chuyển đoạn. Xuân Diệu muốn chuyển đoạn, và ông dùng đi là hợp lẽ. Giọt lệ trái đất phải chủ động đi thì mới đủ sức dẫn câu thơ bước sang khổ thứ hai! Nếu trôi, trái – đất – thơ sẽ dừng lại bằng kết cục đời là bể khổ, trái với thực tế là nó đã bước tới cách mạng tháng Mười rồi tháng Tám, hai cuộc cách mạng có mặt trong câu đề từ của bài trường ca này. Trong trường hợp này, nước mắt không trào ra rồi trôi theo dòng, mà trụ lại trong một thế chữ vững chãi.
Cũng trong tập sách trên, Đông La đánh giá rất cao thủ pháp lạ hoá trong thơ. Xét về phương diện này thì, giọt trái đất nặng căng nước mắt bước đi mới là chuyện lạ, trôi theo chỉ là chuyện thường, có đi thì trái đất mới được chập chững bước người, mới ấm hơi nhân loại, mới như Cái quay búng sẵn trên trời/ Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm. Nếu cứ trôi theo ai, trái đất sẽ không được hoá người mà mãi mãi vẫn chỉ là một hành tinh mà thôi!
Một lá thơ
Bài tứ tuyệt hay khác nào phiến lá đẹp của một đại thụ, một rặng liễu, một hàng phong, một rừng cây! Ta ép phiến lá ấy vào giữa các trang sách để rồi bất ngờ hôm nào mở ra, mặt lá nhỏ như con tem thư kia dẫn ta đến với cao vút cây, xanh mướt liễu, đỏ rực phong, thăm thẳm rừng… Mỗi chữ trong một bài tứ tuyệt lại như một viên ngói lợp thành mái cao nhất của một toà tháp, cao thắt lại! Dưới mái ngói xinh xinh ấy là không biết bao nhiêu gạch chữ xây tường còn nhìn thấy được, và không biết bao nhiêu đá chữ đúc móng, đổ nền đã vùi kín trong đất sâu!
Cái lá thơ này:
Liễu Tô Châu, liễu Hàng Châu
Bóng sông Đại Vận từ lâu nối liền
Lả mình trong mọi biến thiên
Mấy nghìn năm liệu đã yên phận mềm?
(Lý Biên Cương – Liễu).
được hái từ một rừng văn, được chép ra từ một chuyện tình dài gần 5000 chữ. Chuyện kể rằng Tết ấy, cô gái người Hoa Vương Tiểu Mỹ mời được chàng Kim, một nghiên cứu sinh người Việt, về thăm Tô Châu quê mình, nơi có chùa Hàn San trong bài Phong Kiều dạ bạc nổi tiếng, ngôi chùa vẫn giữ lệ cứ giao thừa mỗi năm lại thỉnh 108 tiếng chuông, sám hối bằng ấy thứ tội của chúng sinh. Về đêm giao thừa năm ấy, chàng Kim kể: “Lần đầu tôi được người con gái nói yêu mình. Lần đầu tôi biết bàn tay con gái mềm nóng, hừng hực hơi lửa thổi rát lòng tay tôi. [Đêm ấy] Cả Trung Quốc ngỡ đang rung chuyển bởi pháo cùng lúc cất tiếng. Xa xa từng cụm pháo bông phóng thẳng lên trời, buông lặng mấy chấm sáng giữa không trung, rồi bùng xoè hàng loạt tia lửa đủ sắc đủ màu. Chớp thời cơ giữa khoảng tắt lặng pháo sáng, tôi ôm chầm Vương Tiểu Mỹ, hôn nhanh lên đôi môi mọng nóng của em. […] Tôi đâu ngờ chuyến đi Tết kia là chuyến cuối cùng tôi sống bên cô. Tình yêu vừa loé bất chợt, nhanh chóng tắt ngấm. Cơn bão cách mạng văn hoá đã cuốn gia đình cô vào trận cuồng phong”.
Vào năm đầu của thế kỉ XXI, chàng Kim với một màu tóc khác về lại Tô Châu, tới bên phiến đá có khắc bài tứ tuyệt Phong Kiều dạ bạc đã nghìn tuổi để tìm Vương Tiểu Mỹ, như Phạm Lãi ngày xưa tìm lại Tây Thi. Tìm được không, đó là chuyện văn xuôi, nào biết, chỉ biết chữ cuồng phong kết thúc đoạn hồi tưởng kia dù vô hình lại đã nổi gió sắc tạc dáng cho hai dòng cuối bài tứ tuyệt :
Lả mình trong mọi biến thiên
Mấy nghìn năm liệu đã yên phận mềm?
Mới hay phải sàng 5000 chữ văn xuôi mới tìm được 28 chữ thơ, phải đi hết cả cánh rừng mới tìm được cho mình một chiếc lá nhớ về xưa cũ.
VanVN.Net – Nhà thơ Trần Quốc Toàn là người được Trời phú cho cái duyên chữ. Chính vì thế, gần một đời lao động chữ nghĩa, với ông cũng như một hành trình luôn gắn với mối lương duyên đầy biến ảo, hạnh phúc đi kèm ngay hệ lụy của nó…Đó cũng là cuộc kiếm tìm không mệt mỏi, chỉ một thứ không phải ai cũng may mắn gặp được trong đời: vẻ đẹp của ngôn từ. “Những vẻ đẹp thơ” – tập sách "được viết sau 20 năm theo thơ lên các bục giảng và 10 năm sống với thơ trên các trang báo với vai trò là người giữ chuyên mục thơ, người được đọc và bình hàng ngàn bài thơ gửi tới nhiều cuộc thi thơ… " (theo lời GS Lê Trí Viễn). Một vài trong số những bài viết của tập sách đầu tiên (thuộc thể loại này) gợi mở cho bạn đọc, bạn viết nhiều suy ngẫm về nghề viết. Có thể sau ít lâu nữa, những tập tiếp theo sẽ được ra đời…
Về một vài chữ được tha bổng
Có những khi thơ hay đến mức làm người ta quên rằng nó đã sai. Trong bài ca dao nổi tiếng dưới đây có một chữ không đúng, không khoa học nhưng chẳng ai nhớ ra để mà bắt bẻ:
Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen
Em được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu…
Cái chữ được tha bổng kia chính là chữ cành, bởi vì, hoa sen không có cành. Tìm trong từ điển thực vật chỉ thấy có củ sen, ngó sen, lá sen, bông sen … (Và cho dù ai đó cứ khăng khăng là có cành sen thì cũng làm sao vắt được cái áo nặng mồ hôi lao động kia lên một cái cành mỏng manh như thế !). Trong bài ca dao, chữ cành được đưa vào như một giải pháp biến thực thành ảo, hoá thô ra tinh. Có cái cành tưởng tượng kia tức là không có thực cái áo sứt chỉ đường tà nọ, chỉ có một hoàn cảnh muốn cảm thông, một khao khát muốn giãi bày. Nói cho kĩ hơn, trong trường hợp này, cái hay toàn bích, đại cục của tác phẩm đã lấn lướt, che giấu được cái sai cục bộ, sai cá biệt ngay trong bản thân nó! Thậm chí sai ở đây lại là một giải pháp đúng, một ngẫu hứng đắc địa! Đó cũng là cách cố tình sai trong việc đo bóng nắng của câu ca dao sau :
Sáng đi bóng hãy còn dài
Chiều về bóng đã nghe ai bóng tròn.
Bóng muốn tròn phải là chính ngọ, giữa trưa chứ không tròn lúc chiều về. Nhưng trong trường hợp này, chiều về mới hay, mới giúp người đọc thơ cũng được hoa mắt, được rối mắt như người hờn ghen kia, thấy thời gian ai xa ai sao mà đằng đẵng, mới trưa, mới nửa ngày đã tưởng như xa cả một ngày dài! Hay là chiều đã về thật rồi nhưng bất chấp thời khắc, dưới cái nhìn của người đang yêu, cái bóng đang dài cũng cuốn tròn lại, bóng với hình nhập làm một. Sức nhìn mới ghê gớm làm sao, biến được cái sai vật lí thành cái đúng tâm lí, có sức bẻ cong những tia mặt trời. Nhìn theo chiều nào thì cũng thấy, trong câu ca dao trên, cái sai lại thành cái hay. Phải chăng, kinh nghiệm này được vận dụng lại trong bài Bóng cây kơ-nia của Ngọc Anh :
Buổi sáng em lên rẫy
Thấy bóng cây kơ-nia
Bóng ngả che ngực em
Về nhớ anh không ngủ…
Buổi chiều mẹ lên rẫy
Thấy bóng cây kơ-nia
Bóng tròn che lưng mẹ
Về nhớ anh mẹ khóc …
Trong khớp nối của hai đoạn thơ trên, chữ buổi trưa lẽ ra phải xuất hiện để bóng tròn che lưng mẹ, nhưng buổi chiều đã dành chỗ, dù sai về thời khắc, để một chữ không dấu (trưa - đoản bình thanh) được thay bằng chữ có dấu huyền (chiều - trường bình thanh) khiến âm vực thơ được mở rộng, làm cho đoạn một và đoạn hai, mẹ và em, tấm lưng còng tuổi tác cùng bộ ngực căng nhựa thanh xuân vừa hoà âm, vừa đăng đối về ý. Vì những lẽ ấy, chữ buổi chiều ở đây cũng được tha bổng!
Làm chữ
Một lần thi sĩ Xuân Diệu vừa hổn hển đạp xe chở người đẹp, vừa thốt ra thành thơ : Gió thổi nhiều khi giọng nói bay/ Chẳng cần nghĩa chữ vẫn nghe hay … Thơ như lời mĩ nữ thốt ra vậy, bắt đầu là chữ, chữ làm nên nghĩa, chữ và nghĩa hoà thành giọng.
Ai bảo quá mù sẽ hoá mưa
Nửa đang thao thức nửa mong chờ
Thiên hà vắng lặng đêm khuya khoắt
Để một mình em hứng giọt xưa.
(Nguyễn Ngọc Minh – Mưa bụi ) .
Đọc tứ tuyệt Mưa bụi này với con mắt học nghề, dễ nhìn ra sự vận hành của một dây chuyền sản xuất chữ. Nguyên liệu đầu vào là một quý kim ngôn ngữ già tuổi, là câu tục ngữ “Quá mù ra mưa”. Nhưng dù quý thì đó vẫn chỉ là nguyên liệu, là thứ pha trộn giữa thao thức và mong chờ như mưa bụi còn lẫn trong mù chưa thành giọt, còn chờ một ông thợ phân kim ra tay nghề. Và người thợ kim hoàn xuất hiện, vít cái cần đêm, kéo thiên hà xuống, nén như vắt để hiện tại đang còn ngổn ngang kia nhểu xuống một giọt quá khứ, một giọt chữ vừa chưng cất xong – giọt xưa. Đó là giọt trong tinh khiết hay giọt mặn xót đau thì cũng chỉ một mình em hứng, một mình em biết!
Cái cách làm chữ của “Mưa bụi” là tạo một kết hợp mới cho hai âm tiết cũ, chiết ra từ giọt mưa và ngày xưa một từ mới giọt xưa. Một cách làm chữ khác có đến 2 tác giả dùng, là cách ghép nghĩa ảo vào một thực từ.
Cây khô nhiều năm nghe mỏi
Đợi gió bẻ cành để rơi
Xa em nhiều năm tôi đã
Đánh rơi gần hết nụ cười.
(Huỳnh Hữu Võ – Đánh rơi nụ cười).
Rơi là một động từ trăm phần trăm thực nghĩa, nhưng trong rơi rụng thơ ca lần này, nó phải ảo để góp phần thực hoá một nỗi buồn. Nhưng đã ảo thì cứ đi tới cùng sự mơ hồ cho phép, cứ đưa tay nhặt nụ cười ai đánh rơi để mà tưởng tượng được hôn lên cặp má hồng kia :
Trèo lên cây hái quả
Đạp rụng chùm nắng tươi
Thấy em hồng hai má
Leo xuống nhặt nụ cười.
(Nguyễn Thiền Nghi – Hái quả).
Phải dụng công như thế mới mong có thơ hay, mới mong đạt được tới trình độ không cần dụng công thơ vẫn hay! Đó là cái hay của chữ nằm tả chân rất thật thà của cụ Nguyễn Khuyến trong một lần Nhớ cảnh chùa Đọi:
Chùa xưa ở lẫn cùng cây đá
Sư cụ nằm chung với khói mây.
Khéo quá! Tả người nằm lại thấy sương khói bước vào. Đưa ra chữ nằm rất tĩnh mà tạo được cả một ngữ cảnh động bảng lảng sương khói. Chữ ấy bảo là hiền lành thì còn gì hiền lành hơn! Mà bảo là nghịch ngợm thì, xin thưa, chua ngoa đến như cô Thị Mầu, vậy mà mấy câu cô hát ghẹo Kính Tâm nơi sân chùa: Hôm nay mười bốn mai rằm / Ai muốn ăn oản lên nằm với sư – cũng chẳng nghịch ngợm bằng. Gặp được một chữ như thế, kẻ yêu thơ này vừa chắp tay xá vừa tủm tỉm cười!
Biến thế chữ
Trong vật lí người ta chế ra các máy biến thế, biến áp, chỉnh lưu… Tất tật những công việc ấy của ngành điện, khi chuyển sang ngành thơ thì được dồn vào một cái máy gọi là biến thể. Đó là cái máy nắn dòng, biến thơ một chiều thành thơ xoay chiều, từ lục bát chỉ có vần bằng, tuyệt đối êm tai, chuyển thành lục bát có vần trắc, khiến kiểu thơ này tưởng chỉ thuần một giọng thứ, đã có giọng trưởng, tưởng chỉ có thể hát ru, hoá ra cũng rock cũng rap ngon lành :
Chẳng thà lăn xuống giếng cái chũm
Chết ngủm rồi đời
Sống chi đây chịu chữ mồ côi
Loan xa phượng cách, biết đứng ngồi với ai.
Cái mặt giếng hiu hắt diện tích 14 chữ vuông sống chi chịu chữ mồ côi/ Loan xa phượng cách, đứng ngồi với ai bỗng chao đảo, nổi sóng vì tảng đá chũm – ngủm ném xuống! Trong ba đào bất thường kia, chữ biết nhảy vào, chêm một từ, biến bát thành cửu, khiến câu thơ không thể chia hết cho hai, không thể bằng bặn mà trở nên xô lệch, nhờ thế thân phận, tình cảm người mồ côi thật hơn, xao xuyến hơn! Qua chữ biết phá cách ấy, người đọc hình dung thấy một thiếu phụ đang phân vân giữa ở vậy trong loan xa phượng cách, hay phải tính tới chuyện đi bước nữa, đứng ngồi mới với ai? Câu lục bát dưới đây có thể cứ trên 6 dưới 8 không khó gì, nhưng nếu chỉ trên 6 dưới 8 thì nhịp 6/8 này thiếu một đảo phách thú vị, do vậy phải bật máy biến thế thêm vào một nốt hoa mĩ để tiết tấu lục bát tăng từ 2 phách lên 3 phách trong ô nhịp cuối cùng:
Phải chi cắt ruột đừng đau
Để em cắt ruột em trao Anh mang về !
Một cái máy biến thể tốt sẽ có độ nhạy rất cao trong chức năng tạo vần! Đã nạp vào máy rồi, một cơ thể chữ luôn được thay áo vần để thành một người thơ mới. Trong câu hò dưới đây, chắc – khắn (chắn) – gắn – bó – có xuất hiện rất nhanh, còn hơn tay cấy thoăn thoắt của mấy cô thợ cấy Quảng Bình, vừa cấy vừa hò:
Có yêu nhau thì yêu cho chắc,cho khắn, cho bó, cho có tình thương
Đừng như con thỏ nọ đầu truông
Khi vui giỡn bóng khi buồn giỡn trăng.
Ai đấu được cây bút thơ của mình vào cái máy biến thể chúng ta đang tìm hiểu, bút lực của người ấy sẽ tăng đến không ngờ, câu lục bát 14 chân chữ có thể thành 28 hoặc nhiều hơn. Nhờ thay đổi hình thức như thế, nội dung cũng thay đổi theo, ai đang thương, đang yêu, được yêu thương nhiều hơn, không chỉ: Thương sao thương lạ thương lùng/ Thương tím khúc ruột thương hồng lá gan mà còn :
Anh thương em thương lún thương lụn, thương tụm, thương túm, thương thiết thương tha, thương lột da óc thương tróc da đầu.
Ngủ thương mộng thương mị, thức thương sầu thương bi …
Nếu thương được cỡ đó thì cái máy biến thể chữ cũng dễ thương đấy chứ!
Đà chữ
Sinh thời nhà thơ Bế Kiến Quốc rất chú ý đến chuyện luyện bút. Ông viết loại bài này nhiều đến mức thiếu cả các tựa đề riêng cho từng bài, nhiều bài thơ nhỏ của ông đành phải mang chung một tựa đề lớn và phân biệt nhau bằng một chữ số ghi thứ tự xuất hiện. Trong tập thơ “Đất hứa” được Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành sau khi ông mất, ta thấy có đến 3 bài mang tên Nỗi nhớ, 8 bài mang tên Mô tả, và trước nữa, trong tập “Cuối rễ đầu cành” đã có bài Mô tả được đánh số 58. Làm sao có đủ tựa đề cho số lượng bài lớn như thế?
Đã có lần Bế Kiến Quốc chọn bài Hoa tầm xuân trong loạt bài luyện bút của mình đề bàn với người viết bài này về câu hỏi trên. Chúng tôi phân tích bài này, bàn với nhau về cách thức tạo đà để chữ thơ có thể từ bồ chữ mỗi nhà thơ kiên trì tích luỹ, nhảy vào các trang thơ mới viết, sống cuộc đời mới:
Tầm xuân hoa nở bên rào
Mưa phơn phớt ngõ, gió xao xuyến chiều
Ngày đang khuất, mắt trông theo
Cánh chim bé tẻo tèo teo cuối trời
Ngây ngây chút nhớ xa vời
Giơ bàn tay, vói ra ngoài không gian
Chạm vào một nhánh tầm xuân
Vẫn xanh biếc nụ, dẫu ngần ấy quên
Lích cha lích chích vành khuyên
Mổ từng hạt nắng đọng nguyên sắc vàng
Thấy thương con nhện lang thang
Chăng tơ cứ tưởng thời gian mắc vào...
Tháng chạp 1989.
Trước hết, tầm xuân thơ Bế Kiến Quốc cũng là tầm xuân ca dao vì cái màu xanh biếc kia, không phải là màu trắng tinh như mô tả của các nhà thực vật học. Cho nên phải nói ngay, đà chữ bắt đầu từ nguồn ý. Bài thơ này như viết tiếp câu chuyện của anh nông dân đã từng trèo lên cây buởi hái hoa/ Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân/ Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc... Chỉ có điều anh nông dân “tiếc lắm thay” một cuộc tình, còn nhà thơ trẻ Bế Kiến Quốc tiếc dòng thời gian đang trôi đi, tiếc đến đưa tay hữu hạn vói ra ngoài vô hạn khát khao.
Hoa tầm xuân đã nói thật hay, thật giỏi về sự quyến luyến. Câu chữ như bám chắc vào nhau nhờ các từ láy phơn phớt, xao xuyến, ngây ngây. Những láy 2 lấy đà để thơ có thể láy 3 tẻo tèo teo rồi láy 4 lích cha lích chích. Có đến 3 cặp vần tăng cường, đặt ngay chính giữa các dòng thơ thứ hai, thứ ba, thứ tư ngõ – gió, khuất – mắt, tẻo – tèo– teo. Trong thế chữ hút lấy nhau, hình như người thì vì tiếc thời gian mà thử vói tay tìm kiếm nơi không gian, con vành khuyên thì vô tư tích góp từng hạt vàng hoàng hôn, những tưởng chỉ cần thế là chạy được bóng đêm đang tới, còn anh nhện ca dao vẫn lặng lẽ giăng tơ mảnh làm chuyện động trời, mong cản bước dòng thời khắc đang dần cuốn đi một ngày quý giá.
Rồi có lúc nào, con người ta tìm được thời gian đã mất không? Nào ai biết, chỉ biết, có thứ hoa dại bên rào đang lặng lẽ theo đà chữ của một nhà thơ đi tìm mùa xuân của mình. Bây giờ thì Quốc tới được chỗ chiều hôm vói tay rồi, đó là chỗ tịch diệt giữa cõi trần bụi bặm/ Ánh hào quang lìa hẳn cảnh luân hồi để :
Rồi ở chốn xa kia, tôi tha hồ nhớ lại
Từng ngày qua, từng giây phút đã qua
Tất cả thời gian đã dành cho việc ấy
Để khỏi bị cô đơn trong những dải ngân hà.
( Không đề 1 ngày 5-6-1991) .
Thế chữ
Có một việc ai cũng đã từng biết, từng làm như viết chữ đầu tiên cho tứ tuyệt đời mình “buổi mở mắt chào đời”, và cũng bằng việc ấy, những người thân sẽ buông dấu chấm hết cho bài tứ tuyệt một đời người kia vào “phút nhắm mắt ra đi”. Trên mỗi trang Truyện Kiều, Nguyễn Du để nhân vật của mình giọt châu lã chã khôn cầm thành những câu lục bát hay nhất của thơ ca Việt Nam! Và rồi theo đó, những người cầm bút sau này nghĩ ra thứ mực mài nước mắt để viết những bài thơ mới:
Ta bỏ một thời để chờ nhau
Một thời chống chọi với binh đao
Một thời tìm kiếm trời mây nước
Cúi nhặt tuổi thơ nước mắt trào.
(Nguyễn Long – Không đề III ).
Nghiêng cả bài thơ như thế để nước mắt trào ra, thì nước mắt ấy chảy qua thương nhớ, chiến chinh, mây nước, chảy qua đời người, xã hội, thiên nhiên, và không hề nhạt phai dù nó đã xưa như trái đất! Thơ như thế dẫu có người cho là chưa thật hay thì vẫn có thể coi là thơ đẹp về thế chữ.
Thế đẹp của chữ nước mắt, của giọt lệ gợi nhớ thơ Xuân Diệu:
Trái đất ba phần tư nước mắt
Đi như giọt lệ giữa không trung
Về câu thơ trên, trong tập “Biên độ của trí tưởng tượng”, nhà thơ, nhà phê bình Đông La đã “mạo muội thử đưa ra một ý kiến”, rằng “…có lẽ chữ “đi” nên thay bằng chữ “trôi” sẽ tương hợp với thực tế hơn và hợp với ngữ cảnh hơn, và như thế sẽ hay hơn”.
Nên biết, chữ mà Đông La muốn thay đổi nằm trong dòng cuối của khổ thơ thứ nhất, trôi hay đi chính là chữ để tạo thế hết hay còn, thế đóng bài hay thế chuyển đoạn. Xuân Diệu muốn chuyển đoạn, và ông dùng đi là hợp lẽ. Giọt lệ trái đất phải chủ động đi thì mới đủ sức dẫn câu thơ bước sang khổ thứ hai! Nếu trôi, trái – đất – thơ sẽ dừng lại bằng kết cục đời là bể khổ, trái với thực tế là nó đã bước tới cách mạng tháng Mười rồi tháng Tám, hai cuộc cách mạng có mặt trong câu đề từ của bài trường ca này. Trong trường hợp này, nước mắt không trào ra rồi trôi theo dòng, mà trụ lại trong một thế chữ vững chãi.
Cũng trong tập sách trên, Đông La đánh giá rất cao thủ pháp lạ hoá trong thơ. Xét về phương diện này thì, giọt trái đất nặng căng nước mắt bước đi mới là chuyện lạ, trôi theo chỉ là chuyện thường, có đi thì trái đất mới được chập chững bước người, mới ấm hơi nhân loại, mới như Cái quay búng sẵn trên trời/ Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm. Nếu cứ trôi theo ai, trái đất sẽ không được hoá người mà mãi mãi vẫn chỉ là một hành tinh mà thôi!
Một lá thơ
Bài tứ tuyệt hay khác nào phiến lá đẹp của một đại thụ, một rặng liễu, một hàng phong, một rừng cây! Ta ép phiến lá ấy vào giữa các trang sách để rồi bất ngờ hôm nào mở ra, mặt lá nhỏ như con tem thư kia dẫn ta đến với cao vút cây, xanh mướt liễu, đỏ rực phong, thăm thẳm rừng… Mỗi chữ trong một bài tứ tuyệt lại như một viên ngói lợp thành mái cao nhất của một toà tháp, cao thắt lại! Dưới mái ngói xinh xinh ấy là không biết bao nhiêu gạch chữ xây tường còn nhìn thấy được, và không biết bao nhiêu đá chữ đúc móng, đổ nền đã vùi kín trong đất sâu!
Cái lá thơ này:
Liễu Tô Châu, liễu Hàng Châu
Bóng sông Đại Vận từ lâu nối liền
Lả mình trong mọi biến thiên
Mấy nghìn năm liệu đã yên phận mềm?
(Lý Biên Cương – Liễu).
được hái từ một rừng văn, được chép ra từ một chuyện tình dài gần 5000 chữ. Chuyện kể rằng Tết ấy, cô gái người Hoa Vương Tiểu Mỹ mời được chàng Kim, một nghiên cứu sinh người Việt, về thăm Tô Châu quê mình, nơi có chùa Hàn San trong bài Phong Kiều dạ bạc nổi tiếng, ngôi chùa vẫn giữ lệ cứ giao thừa mỗi năm lại thỉnh 108 tiếng chuông, sám hối bằng ấy thứ tội của chúng sinh. Về đêm giao thừa năm ấy, chàng Kim kể: “Lần đầu tôi được người con gái nói yêu mình. Lần đầu tôi biết bàn tay con gái mềm nóng, hừng hực hơi lửa thổi rát lòng tay tôi. [Đêm ấy] Cả Trung Quốc ngỡ đang rung chuyển bởi pháo cùng lúc cất tiếng. Xa xa từng cụm pháo bông phóng thẳng lên trời, buông lặng mấy chấm sáng giữa không trung, rồi bùng xoè hàng loạt tia lửa đủ sắc đủ màu. Chớp thời cơ giữa khoảng tắt lặng pháo sáng, tôi ôm chầm Vương Tiểu Mỹ, hôn nhanh lên đôi môi mọng nóng của em. […] Tôi đâu ngờ chuyến đi Tết kia là chuyến cuối cùng tôi sống bên cô. Tình yêu vừa loé bất chợt, nhanh chóng tắt ngấm. Cơn bão cách mạng văn hoá đã cuốn gia đình cô vào trận cuồng phong”.
Vào năm đầu của thế kỉ XXI, chàng Kim với một màu tóc khác về lại Tô Châu, tới bên phiến đá có khắc bài tứ tuyệt Phong Kiều dạ bạc đã nghìn tuổi để tìm Vương Tiểu Mỹ, như Phạm Lãi ngày xưa tìm lại Tây Thi. Tìm được không, đó là chuyện văn xuôi, nào biết, chỉ biết chữ cuồng phong kết thúc đoạn hồi tưởng kia dù vô hình lại đã nổi gió sắc tạc dáng cho hai dòng cuối bài tứ tuyệt :
Lả mình trong mọi biến thiên
Mấy nghìn năm liệu đã yên phận mềm?
Mới hay phải sàng 5000 chữ văn xuôi mới tìm được 28 chữ thơ, phải đi hết cả cánh rừng mới tìm được cho mình một chiếc lá nhớ về xưa cũ.
VanVN.Net - Sau khi bộ phim "Hoàng Sa trong lòng Tổ quốc" được giải B, Giải báo chí Quốc gia năm nay, Đạo diễn, NSƯT Lưu Quỳ vẫn tiếc nuối: “Làm phim về Hoàng Sa mà không được ra Hoàng ...
VanVN.Net - Chúng tôi bắt đầu cuộc phỏng vấn với một thoả thuận nho nhỏ: sẽ chỉ nói chuyện về Linh - Đàn bà, còn nhà thơ Vi Thuỳ Linh - đừng "động" đến cô ấy! Nhưng khi vào chuyện, cuối ...
VanVN.Net - Bây giờ nhà thơ Cảnh Trà có lẽ không còn “xuôi ngược” được nữa, bởi tuổi cao (nhà thơ sinh năm 1937 tại làng Ngang, Khánh Sơn, Nam Đàn, Nghệ An) và căn bệnh thấp khớp làm tê liệt ...
VanVN.Net - Sáng 02/7/011 tại Hội VHNT tỉnh Gia Lai, lớp bồi dưỡng kỹ năng sáng tác văn học khoá V do Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Nhà ...
VanVN.Net - (Trích phát biểu của ông Nguyễn Văn Đức, Thứ trưởng thường trực Bộ Tài nguyên và Môi trường, tại Diễn đàn Kinh tế Biển Việt Nam 2011 - Nha Trang ngày 08 tháng 6 năm 2011)…
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn