VanVN.Net - Một tập sách có duyên – đó là cảm nhận sau khi đọc 11 truyện ngắn được chọn lựa, tập hợp trong cuốn sách 165 trang của Vũ Minh Nguyệt. Nét duyên thầm đằm thắm qua những thanh lọc của thời gian và sự lắng đọng từ trải nghiệm của tâm hồn phụ nữ. Chỉ những người phụ nữ biết yêu thương trọn vẹn và hy sinh vô điều kiện mới làm nên vẻ đẹp khiến người ta cảm phục và xúc động đến thế (Đọc Những người đàn bà ở bến sông – Tập truyện ngắn của Vũ Minh Nguyệt – NXB Hội Nhà văn 2011)…
Trong những sáng tác của mình, Vũ Minh Nguyệt dành phần lớn tâm huyết viết về những người phụ nữ bình dị mà cao quý, tấm lòng họ luôn tỏa ra hơi ấm bao dung, cao thượng và rất mực nhân từ. Họ đều là những người đàn bà nông thôn ít học (thậm chí không biết chữ), quen sống nhẫn nhịn, thiệt thòi để trọn vẹn “tam tòng tứ đức” nhưng trong con người họ lúc nào cũng ngời ngợi đức hy sinh. Cái quan niệm “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” ăn sâu vào tiềm thức bao đời đã khiến họ cảm thấy chưa trọn đạo làm dâu, làm vợ nếu không sinh được mụn con trai nối dõi cho nhà chồng. Người đàn bà ấy “sau cơn vượt cạn quá sức đã trút hơi thở cuối cùng để lại cho dòng họ Phạm một cậu bé trai bụ bẫm.” (Những người đàn bà ở bến sông). Cũng vì dòng họ nhà chồng mà người đàn bà sẵn sàng bước qua thói thường “nhường cơm nhường áo không ai nhường chồng” để sang sông hỏi vợ lẽ cho chồng. Kỳ diệu thay, chính những người đàn bà không bao giờ được biết những lời hay ý đẹp trong sách Thánh hiền lại luôn có được lối hành xử khiến người đời cảm phục. Phải chăng, bằng bản năng, bằng sự thấu đáo đạo Trời, họ đã vượt qua nỗi ích kỷ, thói ghen tuông thường tình để góp phần với tạo hóa làm nên sự sống sinh sôi và tiếp nối bất tận?
Xưa nay “con riêng, vợ lẽ, chồng người…” có mấy ai dễ dàng chấp nhận, cho dù được an ủi, bù đắp bằng những lời tụng ca ngọt ngào nhất. Thế nhưng lại có người đàn bà chắt chiu, tần tảo, lặng lẽ nuôi con riêng của chồng mà không một tiếng oán hờn. Người đàn bà cao cả ấy muốn giữ cho chồng hình ảnh tốt đẹp trong mắt những đứa con, muốn mang lại cho chồng sự thanh thản sau những điều tưởng như không phải lẽ, muốn cho đứa con thiệt thòi tình phụ tử kia có chút hơi ấm tình người. Bí mật của bà chỉ được hé lộ khi bà đã về với đất mẹ. Sự hy sinh lớn lao của bà mẹ khiến cô con gái đang hờn giận với chồng bỗng thấy “cả cha con tôi, cả Nguyên nữa, tất cả đều dại khờ và nhỏ bé, vô vị trước vong linh mẹ. Có thể đêm nay em sẽ tìm được cha, nhưng sẽ chẳng bao giờ em gặp được người đàn bà vĩ đại đã trùm bóng mát xuống quãng đời thơ dại, thiếu vắng của em” (Hoàng hôn của cha).
Cao hơn tình yêu, rộng hơn tình mẫu tử, những người đàn bà nhỏ bé đến vô danh trong dòng trôi chảy bất tận của vũ trụ bao la này đã làm được bao điều phi thường đó, bởi lẽ họ thấu hiểu không có gì trên đời này quý giá và đáng trân trọng bằng CON NGƯỜI.
Vũ Minh Nguyệt sinh ra ở Ninh Bình, vùng quê “như nửa vầng trăng rằm trong khúc vòng cung của con đê ngăn nước lũ. Ngước mặt lên là nhìn thấy núi. Núi cao vời vợi. Cúi thấp hơn là gặp được sông. Sông trôi lờ lững. Quay phải, quay trái là đồng ruộng trải dài” (Đồng quê). Xuất thân từ một nơi “sơn thủy hữu tình” dường ấy nên mặc dù đã gần ba thập kỷ sống cuộc sống phố phường, hồn văn của chị vẫn thấm đẫm hương đồng gió núi. Quê nhà là nơi cất giữ quãng đời trong trẻo nhất của mỗi người. Quê nhà cũng là nơi bất cứ khi nào trên đường đời ta va vấp, mỏi mệt đều có thể trở về để được vỗ về, ôm ấp, được hồi sinh. Cảnh sắc thiên nhiên trong văn Vũ Minh Nguyệt luôn mang tâm trạng, cảm xúc, hòa nhịp với tình cảm của con người mà mang đủ trạng thái buồn – vui – thương – giận…Là người yêu quê, hiểu quê, gắn bó máu thịt với mảnh đất, con người làng quê mới có thể nhận thấy: Ánh trăng: “Ánh trăng lên cao buồn cô liêu nửa dỗi hờn, nửa như chờ đợi…Ánh trăng vằng vặc rạng rỡ tỏa khắp cánh đồng, tôi lâng lâng lăn người ra cỏ…Cỏ dưới chân tôi ấm mềm như nhung. Đồng lúa rầm rì nghe như tiếng hát xa xôi…” (Đồng quê); hương lúa: “cái mùi ngai ngái, ngòn ngọt quấn quýt bước chân người về. Chiều thu suộm lại như một dải vàng óng ánh trên cánh đồng…Cả cánh đồng rì rào đuổi nhau theo gió xô bờ như những lớp sóng vàng…”; hương bưởi: “vào khoảng giêng hai là cây bưởi ra hoa trắng cành. Hoa bưởi rụng đầy lối đi, mùi thơm kín đáo, lặng lẽ mà xốn xang, rạo rực” (Những người đàn bà ở bến sông); mùi rung động: “mùi bồ kết, mùi lá chanh và cả mùi nắng tỏa ra ngầy ngậy” (Cha, mẹ và con); màu nỗi đau: “chiều buông đỏ sẫm như cắt vào lòng. Từ ngày mẹ mất, Mỵ đã rất sợ hãi những buổi chiều như thế này” (Trăng mọc trên đỉnh núi)…
Với một tâm hồn nhạy cảm nghệ sĩ và khả năng quan sát, miêu tả tinh tế, Vũ Minh Nguyệt đã thể hiện rất thành công sự rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên, sự trân trọng những giá trị mà chỉ thiên nhiên mới đem lại được cho con người. Tâm hồn, tính cách, tư chất của mỗi người đều được nuôi dưỡng, hoàn thiện chính là từ môi trường thiên nhiên nguyên sơ ấy. Rất nhỏ nhẹ, rất tự nhiên, nhà văn đã khiến người đọc tự quay đầu lại để cảm thấy phải biết yêu quý và tự hào hơn về mỗi tấc đất, nhành cây, dòng sông, ngọn núi quê hương mình.
Đề tài chiến tranh là một mảng không thể thiếu vắng trong trang viết của nhiều thế hệ cầm bút, bởi nó có những tác động (trực tiếp hoặc gián tiếp) đến từng số phận con người được sinh ra và lớn lên trên một đất nước liên miên trải qua những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
Khi cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ đang ở vào giai đoạn cuối với sự ác liệt, dữ dội nhất thì Vũ Minh Nguyệt mới bước vào tuổi bắt đầu nhận thức được những biến đổi từ cuộc sống xung quanh mình. Vì thế, chiến tranh trong cảm nhận của chị là những cuộc chia tay khi ngọn lửa tình yêu đôi lứa vừa được nhen nhóm. Các chàng trai mới kịp xốn xang với một dáng eo thon, một ánh mắt nhìn; các cô gái còn chưa hết ngỡ ngàng với hạnh phúc làm vợ…thì đã phải chịu cảnh cách xa. Cuộc đời người ở lại tùy thuộc vào số phận người ra đi. Có những cuộc ra đi không ngày trở lại, cũng có những cuộc trở về mang bao hệ lụy chiến tranh: mất đi một phần thân thể (Lân trong Cha, mẹ và con) hay mất hoàn toàn năng lực tư duy (ông Nhỡ trong Tiếng sáo). Nỗi đau trực tiếp nơi chiến trận dù sao cũng chỉ là khoảnh khắc rồi vĩnh viễn yên nằm, nỗi đau của người còn lại mới thấm thía, khắc khoải, day dứt, nhức nhối…Không gì đau đớn hơn khi mất đi người thân, người yêu của mình. Nhưng họ đã kiên cường nuốt ngược nước mắt vào trong để sống sao cho xứng đáng với người đã hy sinh vì tổ quốc. Cuộc sống sẽ xanh tươi từ những hạt mầm được chắt chiu, gìn giữ; hạnh phúc sẽ trở về sau mất mát, đau thương – đó là quan niệm nhân sinh ấm áp mà Vũ Minh Nguyệt thể hiện qua những truyện ngắn viết từ phía người ở lại hậu phương. Duyên – người phụ nữ xinh dẹp, dịu hiền tưởng chừng bị chiến tranh tước đoạt đến tận cùng khao khát: chồng hy sinh khi chị mới mười chín, hai năm làm dâu với vài ngày làm vợ; cậu bé hàng xóm ngày nào chị ấp ủ đã thành người lớn vội vã lên đường, để lại trong chị khoảng trống vắng mịt mù sau ánh chớp hy vọng vừa lóe lên. Ngay cả đến người đàn ông khuyết tật (anh Dụng câm) cũng không dành cho chị. Ngày trở về, người lính trận (cậu bé Lân ngày nào) phải dựa vào cây nạng đi tìm chị. Hạnh phúc trổ mầm khi con người biết hàn gắn những vết thương cho nhau bằng tình yêu thương, lòng nhân hậu. Cậu con trai (Lương) của họ trước khi lên dường đi du học đã được cha kể lại câu chuyện tình yêu cao cả đó, bỗng “cảm thấy mình sống vô vị quá, chưa xứng đáng với sự hy sinh của cha mẹ”. Tình yêu chân chính bao giờ cũng có sức “giáo hóa” tuyệt vời và mới mẻ, luôn thôi thúc con người ta muốn sống tốt đẹp hơn.
Không chỉ dừng lại ở số phận những người lính bước ra từ chiến trận, Vũ Minh Nguyệt còn đi sâu vào khám phá thế giới của “thế hệ thứ hai” sau chiến tranh. Lý – một em bé chịu cảnh côi cút bởi cha hy sinh vì bom Mỹ, mẹ đi bước nữa không bao lâu thì mất. Được bà nội nuôi nấng, chăm bẵm, tuổi thơ của Lý là những năm tháng được che mát bởi tình yêu của bà và mảnh vươn than thuộc. Cô gái trưởng thành cùng sự đổi thay của thời cuộc, “thế giới phẳng” mở ra trước mắt, không còn khoảng cách giữa hai dân tộc đã từng là kẻ thù mà chỉ có sự hợp tác và phát triển. Vậy mà tình yêu của cô với Giôn lại vấp phải sự mâu thuẫn thế hệ, bà nội “khóc mất mấy ngày, bà thấy như đánh mất một cái gì quý giá nhất” khi biết cháu “làm việc cho thằng Mỹ”. Nhưng rồi chính tình yêu đã hóa giải được hết những mâu thuẫn: “Bà đau nỗi đau của chiến tranh, nhưng chiến tranh đã qua lâu lắm rồi. Bà đau nỗi đau của bà. Cháu có niềm vui, con đường mới của cháu. Cháu không quên bà với cha mẹ, với cả mảnh vườn xuân ẩm ướt, ươm đầy ước mơ bé bỏng năm xưa đâu…” (Về lại mảnh vườn xưa)
Quá khứ là một phần quan trọng để xây dựng tương lai. Cần phải biết gạn lọc lấy hững điều tốt đẹp nhất để cùng đi tới ngày mai tươi sáng. Vượt lên nỗi đau cá nhân sẽ thấy được nỗi đau của đồng loại, hãy biết khoan dung với nhau hơn để hướng tới sự hòa hợp giữa con người với con người và sống thanh thản trong một thế giới hòa bình.
Hoàn toàn không cố ý dụng công để tạo sự khác lạ trong sáng tác, giọng điệu qua từng truyện ngắn Vũ Minh Nguyệt rất trong sáng, nhẹ nhàng, như những lời tự sự, tâm tình của một người viết giàu lòng nhân ái. Những nhân vật gần gũi, thân thương như bà, như mẹ, như họ hàng cô bác mà mỗi khi về quê ta luôn được chờ đón với tấm lòng thuần hậu được tác giả khắc họa thật ấn tượng và đẹp đẽ…Nhưng hình như vẫn thiêu thiếu một điều gì đó khi gấp cuốn sách lại. Đó phải chăng là sự nhẹ nhàng quá trong giọng kể và kết cấu truyện (Trăng mọc trên đỉnh núi, Về lại mảnh vườn xưa…) mà người đọc cảm thấy tiêng tiếc?
Gần đây trào lưu thể hiện “nữ quyền” trong văn chương đang ào ạt bung nở với những tuyên ngôn nghệ thuật, những hình tượng nhân vật, những phá cách của tác giả trên cả trang viết và đời sống…nhiều phen làm độc giả “giật mình” thì tập truyện ngắn của Vũ Minh Nguyệt tạo được một sắc thái riêng: duyên dáng và nữ tính. Thông điệp người đọc đón nhận được qua “Những người đàn bà ở bến sông” cũng thật nhẹ nhàng mà sâu sắc: Đam mê, dâng hiến và hy sinh – những đức tính đó mãi mãi dệt nên trang đời người phụ nữ.
Truyện ngắn Vũ Minh Nguyệt xuất hiện khá đều đặn trên các báo và tạp chí văn nghệ. Chị đã từng đoạt giải 3 cuộc thi truyện ngắn tạp chí Văn nghệ quân đội 2002-2003 với tác phẩm “Bầu trời qua ô cửa” – giải thưởng đánh dấu một chặng đường lao động văn chương miệt mài và nhiệt huyết. Sau cuốn sách này, độc giả sẽ tiếp tục chờ đón và hy vọng rất nhiều vào những tác phẩm của chị.
VanVN.Net - Một tập sách có duyên – đó là cảm nhận sau khi đọc 11 truyện ngắn được chọn lựa, tập hợp trong cuốn sách 165 trang của Vũ Minh Nguyệt. Nét duyên thầm đằm thắm qua những thanh lọc của thời gian và sự lắng đọng từ trải nghiệm của tâm hồn phụ nữ. Chỉ những người phụ nữ biết yêu thương trọn vẹn và hy sinh vô điều kiện mới làm nên vẻ đẹp khiến người ta cảm phục và xúc động đến thế (Đọc Những người đàn bà ở bến sông – Tập truyện ngắn của Vũ Minh Nguyệt – NXB Hội Nhà văn 2011)…
Trong những sáng tác của mình, Vũ Minh Nguyệt dành phần lớn tâm huyết viết về những người phụ nữ bình dị mà cao quý, tấm lòng họ luôn tỏa ra hơi ấm bao dung, cao thượng và rất mực nhân từ. Họ đều là những người đàn bà nông thôn ít học (thậm chí không biết chữ), quen sống nhẫn nhịn, thiệt thòi để trọn vẹn “tam tòng tứ đức” nhưng trong con người họ lúc nào cũng ngời ngợi đức hy sinh. Cái quan niệm “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” ăn sâu vào tiềm thức bao đời đã khiến họ cảm thấy chưa trọn đạo làm dâu, làm vợ nếu không sinh được mụn con trai nối dõi cho nhà chồng. Người đàn bà ấy “sau cơn vượt cạn quá sức đã trút hơi thở cuối cùng để lại cho dòng họ Phạm một cậu bé trai bụ bẫm.” (Những người đàn bà ở bến sông). Cũng vì dòng họ nhà chồng mà người đàn bà sẵn sàng bước qua thói thường “nhường cơm nhường áo không ai nhường chồng” để sang sông hỏi vợ lẽ cho chồng. Kỳ diệu thay, chính những người đàn bà không bao giờ được biết những lời hay ý đẹp trong sách Thánh hiền lại luôn có được lối hành xử khiến người đời cảm phục. Phải chăng, bằng bản năng, bằng sự thấu đáo đạo Trời, họ đã vượt qua nỗi ích kỷ, thói ghen tuông thường tình để góp phần với tạo hóa làm nên sự sống sinh sôi và tiếp nối bất tận?
Xưa nay “con riêng, vợ lẽ, chồng người…” có mấy ai dễ dàng chấp nhận, cho dù được an ủi, bù đắp bằng những lời tụng ca ngọt ngào nhất. Thế nhưng lại có người đàn bà chắt chiu, tần tảo, lặng lẽ nuôi con riêng của chồng mà không một tiếng oán hờn. Người đàn bà cao cả ấy muốn giữ cho chồng hình ảnh tốt đẹp trong mắt những đứa con, muốn mang lại cho chồng sự thanh thản sau những điều tưởng như không phải lẽ, muốn cho đứa con thiệt thòi tình phụ tử kia có chút hơi ấm tình người. Bí mật của bà chỉ được hé lộ khi bà đã về với đất mẹ. Sự hy sinh lớn lao của bà mẹ khiến cô con gái đang hờn giận với chồng bỗng thấy “cả cha con tôi, cả Nguyên nữa, tất cả đều dại khờ và nhỏ bé, vô vị trước vong linh mẹ. Có thể đêm nay em sẽ tìm được cha, nhưng sẽ chẳng bao giờ em gặp được người đàn bà vĩ đại đã trùm bóng mát xuống quãng đời thơ dại, thiếu vắng của em” (Hoàng hôn của cha).
Cao hơn tình yêu, rộng hơn tình mẫu tử, những người đàn bà nhỏ bé đến vô danh trong dòng trôi chảy bất tận của vũ trụ bao la này đã làm được bao điều phi thường đó, bởi lẽ họ thấu hiểu không có gì trên đời này quý giá và đáng trân trọng bằng CON NGƯỜI.
Vũ Minh Nguyệt sinh ra ở Ninh Bình, vùng quê “như nửa vầng trăng rằm trong khúc vòng cung của con đê ngăn nước lũ. Ngước mặt lên là nhìn thấy núi. Núi cao vời vợi. Cúi thấp hơn là gặp được sông. Sông trôi lờ lững. Quay phải, quay trái là đồng ruộng trải dài” (Đồng quê). Xuất thân từ một nơi “sơn thủy hữu tình” dường ấy nên mặc dù đã gần ba thập kỷ sống cuộc sống phố phường, hồn văn của chị vẫn thấm đẫm hương đồng gió núi. Quê nhà là nơi cất giữ quãng đời trong trẻo nhất của mỗi người. Quê nhà cũng là nơi bất cứ khi nào trên đường đời ta va vấp, mỏi mệt đều có thể trở về để được vỗ về, ôm ấp, được hồi sinh. Cảnh sắc thiên nhiên trong văn Vũ Minh Nguyệt luôn mang tâm trạng, cảm xúc, hòa nhịp với tình cảm của con người mà mang đủ trạng thái buồn – vui – thương – giận…Là người yêu quê, hiểu quê, gắn bó máu thịt với mảnh đất, con người làng quê mới có thể nhận thấy: Ánh trăng: “Ánh trăng lên cao buồn cô liêu nửa dỗi hờn, nửa như chờ đợi…Ánh trăng vằng vặc rạng rỡ tỏa khắp cánh đồng, tôi lâng lâng lăn người ra cỏ…Cỏ dưới chân tôi ấm mềm như nhung. Đồng lúa rầm rì nghe như tiếng hát xa xôi…” (Đồng quê); hương lúa: “cái mùi ngai ngái, ngòn ngọt quấn quýt bước chân người về. Chiều thu suộm lại như một dải vàng óng ánh trên cánh đồng…Cả cánh đồng rì rào đuổi nhau theo gió xô bờ như những lớp sóng vàng…”; hương bưởi: “vào khoảng giêng hai là cây bưởi ra hoa trắng cành. Hoa bưởi rụng đầy lối đi, mùi thơm kín đáo, lặng lẽ mà xốn xang, rạo rực” (Những người đàn bà ở bến sông); mùi rung động: “mùi bồ kết, mùi lá chanh và cả mùi nắng tỏa ra ngầy ngậy” (Cha, mẹ và con); màu nỗi đau: “chiều buông đỏ sẫm như cắt vào lòng. Từ ngày mẹ mất, Mỵ đã rất sợ hãi những buổi chiều như thế này” (Trăng mọc trên đỉnh núi)…
Với một tâm hồn nhạy cảm nghệ sĩ và khả năng quan sát, miêu tả tinh tế, Vũ Minh Nguyệt đã thể hiện rất thành công sự rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên, sự trân trọng những giá trị mà chỉ thiên nhiên mới đem lại được cho con người. Tâm hồn, tính cách, tư chất của mỗi người đều được nuôi dưỡng, hoàn thiện chính là từ môi trường thiên nhiên nguyên sơ ấy. Rất nhỏ nhẹ, rất tự nhiên, nhà văn đã khiến người đọc tự quay đầu lại để cảm thấy phải biết yêu quý và tự hào hơn về mỗi tấc đất, nhành cây, dòng sông, ngọn núi quê hương mình.
Đề tài chiến tranh là một mảng không thể thiếu vắng trong trang viết của nhiều thế hệ cầm bút, bởi nó có những tác động (trực tiếp hoặc gián tiếp) đến từng số phận con người được sinh ra và lớn lên trên một đất nước liên miên trải qua những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
Khi cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ đang ở vào giai đoạn cuối với sự ác liệt, dữ dội nhất thì Vũ Minh Nguyệt mới bước vào tuổi bắt đầu nhận thức được những biến đổi từ cuộc sống xung quanh mình. Vì thế, chiến tranh trong cảm nhận của chị là những cuộc chia tay khi ngọn lửa tình yêu đôi lứa vừa được nhen nhóm. Các chàng trai mới kịp xốn xang với một dáng eo thon, một ánh mắt nhìn; các cô gái còn chưa hết ngỡ ngàng với hạnh phúc làm vợ…thì đã phải chịu cảnh cách xa. Cuộc đời người ở lại tùy thuộc vào số phận người ra đi. Có những cuộc ra đi không ngày trở lại, cũng có những cuộc trở về mang bao hệ lụy chiến tranh: mất đi một phần thân thể (Lân trong Cha, mẹ và con) hay mất hoàn toàn năng lực tư duy (ông Nhỡ trong Tiếng sáo). Nỗi đau trực tiếp nơi chiến trận dù sao cũng chỉ là khoảnh khắc rồi vĩnh viễn yên nằm, nỗi đau của người còn lại mới thấm thía, khắc khoải, day dứt, nhức nhối…Không gì đau đớn hơn khi mất đi người thân, người yêu của mình. Nhưng họ đã kiên cường nuốt ngược nước mắt vào trong để sống sao cho xứng đáng với người đã hy sinh vì tổ quốc. Cuộc sống sẽ xanh tươi từ những hạt mầm được chắt chiu, gìn giữ; hạnh phúc sẽ trở về sau mất mát, đau thương – đó là quan niệm nhân sinh ấm áp mà Vũ Minh Nguyệt thể hiện qua những truyện ngắn viết từ phía người ở lại hậu phương. Duyên – người phụ nữ xinh dẹp, dịu hiền tưởng chừng bị chiến tranh tước đoạt đến tận cùng khao khát: chồng hy sinh khi chị mới mười chín, hai năm làm dâu với vài ngày làm vợ; cậu bé hàng xóm ngày nào chị ấp ủ đã thành người lớn vội vã lên đường, để lại trong chị khoảng trống vắng mịt mù sau ánh chớp hy vọng vừa lóe lên. Ngay cả đến người đàn ông khuyết tật (anh Dụng câm) cũng không dành cho chị. Ngày trở về, người lính trận (cậu bé Lân ngày nào) phải dựa vào cây nạng đi tìm chị. Hạnh phúc trổ mầm khi con người biết hàn gắn những vết thương cho nhau bằng tình yêu thương, lòng nhân hậu. Cậu con trai (Lương) của họ trước khi lên dường đi du học đã được cha kể lại câu chuyện tình yêu cao cả đó, bỗng “cảm thấy mình sống vô vị quá, chưa xứng đáng với sự hy sinh của cha mẹ”. Tình yêu chân chính bao giờ cũng có sức “giáo hóa” tuyệt vời và mới mẻ, luôn thôi thúc con người ta muốn sống tốt đẹp hơn.
Không chỉ dừng lại ở số phận những người lính bước ra từ chiến trận, Vũ Minh Nguyệt còn đi sâu vào khám phá thế giới của “thế hệ thứ hai” sau chiến tranh. Lý – một em bé chịu cảnh côi cút bởi cha hy sinh vì bom Mỹ, mẹ đi bước nữa không bao lâu thì mất. Được bà nội nuôi nấng, chăm bẵm, tuổi thơ của Lý là những năm tháng được che mát bởi tình yêu của bà và mảnh vươn than thuộc. Cô gái trưởng thành cùng sự đổi thay của thời cuộc, “thế giới phẳng” mở ra trước mắt, không còn khoảng cách giữa hai dân tộc đã từng là kẻ thù mà chỉ có sự hợp tác và phát triển. Vậy mà tình yêu của cô với Giôn lại vấp phải sự mâu thuẫn thế hệ, bà nội “khóc mất mấy ngày, bà thấy như đánh mất một cái gì quý giá nhất” khi biết cháu “làm việc cho thằng Mỹ”. Nhưng rồi chính tình yêu đã hóa giải được hết những mâu thuẫn: “Bà đau nỗi đau của chiến tranh, nhưng chiến tranh đã qua lâu lắm rồi. Bà đau nỗi đau của bà. Cháu có niềm vui, con đường mới của cháu. Cháu không quên bà với cha mẹ, với cả mảnh vườn xuân ẩm ướt, ươm đầy ước mơ bé bỏng năm xưa đâu…” (Về lại mảnh vườn xưa)
Quá khứ là một phần quan trọng để xây dựng tương lai. Cần phải biết gạn lọc lấy hững điều tốt đẹp nhất để cùng đi tới ngày mai tươi sáng. Vượt lên nỗi đau cá nhân sẽ thấy được nỗi đau của đồng loại, hãy biết khoan dung với nhau hơn để hướng tới sự hòa hợp giữa con người với con người và sống thanh thản trong một thế giới hòa bình.
Hoàn toàn không cố ý dụng công để tạo sự khác lạ trong sáng tác, giọng điệu qua từng truyện ngắn Vũ Minh Nguyệt rất trong sáng, nhẹ nhàng, như những lời tự sự, tâm tình của một người viết giàu lòng nhân ái. Những nhân vật gần gũi, thân thương như bà, như mẹ, như họ hàng cô bác mà mỗi khi về quê ta luôn được chờ đón với tấm lòng thuần hậu được tác giả khắc họa thật ấn tượng và đẹp đẽ…Nhưng hình như vẫn thiêu thiếu một điều gì đó khi gấp cuốn sách lại. Đó phải chăng là sự nhẹ nhàng quá trong giọng kể và kết cấu truyện (Trăng mọc trên đỉnh núi, Về lại mảnh vườn xưa…) mà người đọc cảm thấy tiêng tiếc?
Gần đây trào lưu thể hiện “nữ quyền” trong văn chương đang ào ạt bung nở với những tuyên ngôn nghệ thuật, những hình tượng nhân vật, những phá cách của tác giả trên cả trang viết và đời sống…nhiều phen làm độc giả “giật mình” thì tập truyện ngắn của Vũ Minh Nguyệt tạo được một sắc thái riêng: duyên dáng và nữ tính. Thông điệp người đọc đón nhận được qua “Những người đàn bà ở bến sông” cũng thật nhẹ nhàng mà sâu sắc: Đam mê, dâng hiến và hy sinh – những đức tính đó mãi mãi dệt nên trang đời người phụ nữ.
Truyện ngắn Vũ Minh Nguyệt xuất hiện khá đều đặn trên các báo và tạp chí văn nghệ. Chị đã từng đoạt giải 3 cuộc thi truyện ngắn tạp chí Văn nghệ quân đội 2002-2003 với tác phẩm “Bầu trời qua ô cửa” – giải thưởng đánh dấu một chặng đường lao động văn chương miệt mài và nhiệt huyết. Sau cuốn sách này, độc giả sẽ tiếp tục chờ đón và hy vọng rất nhiều vào những tác phẩm của chị.
VanVN.Net - Sáng nay, 10/8/2011 tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm nửa thế kỷ thảm họa da cam gieo rắc trên đất nước ta. Đúng ...
VanVN.Net - Nhà văn I. M. Poliakov, Tổng biên tập Văn báo, ủy viên ủy ban Văn hóa phủ Tổng thống, ủy viên Đoàn chủ tịch Hội nhà báo Matxcơva, tác giả nhiều tiểu thuyết chống quan liêu như Tình trạng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - Sau cuốn sách đầu tiên: “Không khóc ở Kualalumpur” ra đời cùng thời điểm này năm 2010, tác giả trẻ Linh Lê tiếp tục gửi tới bạn đọc cuốn tiểu thuyết thứ hai: “Mùa mưa ở Singapore” cũng trong ...
VanVN.Net - Nhằm góp phần tạo không khí sáng tác mới trong giới văn nghệ sĩ và những người yêu ca nhạc, văn học nghệ thuật, ngày 16/8, tại Hà Nội, Báo VietNamNet phối hợp cùng Hội Nhạc sĩ, Hội Nhà ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn