VanVN.Net - Từ nhiều góc độ khác nhau, các nhà nghiên cứu đã phân tích về thân thế và sự nghiệp văn chương của nhà văn, nhà soạn kịch trứ danh Nguyễn Huy Tưởng. Tôi chỉ muốn cung cấp thêm một đôi nét chấm phá về hình ảnh của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng trên sách báo Trung Quốc, nhằm góp phần nhỏ bé vào việc tìm hiểu tầm cỡ xuyên quốc gia của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng.
Bìa cuốn Lá cờ thêu sau chữ vàng song ngữ Việt - Trung
Với từ khoá “Việt Nam tác gia Nguyễn Huy Tưởng”, sau 0,28 giây, trang mạng www.google.com tiếng Trung đã cung cấp 831.000 kết quả liên quan đến cụm từ “Nhà văn Việt Nam Nguyễn Huy Tưởng”, mà sách báo giấy và sách báo điện tử Trung Quốc đã phản ánh về nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đáng kính và thân thiết của nhiều thế hệ người đọc Việt Nam và cả độc giả Trung Quốc.
Qua nguồn báo chí phong phú đa dạng và quý báu ấy, chúng ta được biết:
Bộ sách tra cứu đầy quyền uy “Trung Quốc đại bách khoa toàn thư” do Quốc vụ viện (Chính phủ Trung ương) của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa chỉ đạo biên soan và xuất bản, gồm 80 quyển, mỗi quyển khoảng 12-15 triệu chữ Hán, dày trung bình 700 trang khổ 19x26 cm (tương đương 2.100 trang dịch ra tiếng Việt). Trong bộ sách đồ sộ này, phần văn học chia làm 3 quyển (2 quyển văn học Trung Quốc, 1 quyển văn học nước ngoài). Riêng phần “Văn học Việt Nam” trong quyển “Văn học nước ngoài” do bà Triệu Ngọc Lan (Giáo sư giảng dậy Bộ môn tiếng Việt, Trường Đại học Bắc Kinh) biên soạn, được chia làm 3 phần lớn: Văn học trước cách mạng dân tộc dân chủ, Văn học thời kỳ cách mạng dân chủ nhân dân, Văn học sau cách mạng Tháng Tám.
Viết về văn học Việt Nam giai đoạn từ 1945 đến 1975, bộ sách này, có đoạn viết, phân tích về hoạt động và tác phẩm tiêu biểu của các nhà văn: Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Huy Tưởng, Đồ Phồn, Nam Cao, Nguyên Hồng, Huy Cận, Tô Hoài. Trong đó, Nguyễn Huy Tưởng được nhắc đến hai tác phẩm tiêu biểu “Ký sự Cao Lạng” và “Truyện anh Lục”.
Trang web www.cdmd.cnki.com, giới thiệu một Luận văn thạc sĩ năm 2005 của nghiên cứu sinh Hồ Như Khuê, trường Đại học Sư phạm Hoa Đông, với tiêu đề “ ‘Lôi vũ’ ở Việt Nam”, có đoạn viết: “… “Lôi Vũ” cũng ảnh hưởng đến sáng tác của một số kịch tác gia và nhà văn Việt Nam. Trong đó, kịch tác gia nổi tiếng Việt Nam Nguyễn Huy Tưởng (tên Nguyễn Huy Tưởng in bằng cả chữ Hán và chữ Việt) cũng được văn đàn Việt Nam cho rằng nội dung có những ảnh hưởng của “Lôi Vũ”.
Báo điện tử “Thiên hạ Luận văn” (www.lunwentienxia.com) có hẳn một tiết (tiết 2) phân tích ảnh hưởng của Lôi Vũ đến Nguyễn Huy Tưởng, nhà văn Việt Nam. Kèm theo Phụ lục 1: Thư của Tào Ngu gửi Đặng Thai Mai; Phụ lục 2: So sánh hai bản dịch “Lôi Vũ” và “Nhật xuất” của Đặng Thai Mai.
Trang web Sách Văn học chiến tranh (www.tujiwar.com) nói về văn học kháng chiến của Việt Nam, viết: “Trong cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp, tại Việt Nam, các nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, Nguyên Ngọc, Nguyên Hồng, … đều viết ra những trường thiên tiểu thuyết khá thành công…”
Báo điện tử www.wangchao.net.com, giới thiệu bộ sách (gồm 3 cuốn) là Giáo trình đại học ở Trung Quốc “Tuyển tập tiểu thuyết hiện đại Việt Nam” (Tập 2) có nội dung giới thiệu tóm tắt Nguyễn Huy Tưởng và trích tác phẩm “Bốn năm sau” của ông. Như vậy là thân thế sự nghiệp và tác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã được giảng dạy trong các trường đại học và cao đẳng ở Trung Quốc.
Cửa hàng sách trên mạng “Xuân thu thư điếm” (http://xs.langlang.cc), giới thiệu tiểu thuyết “Truyện anh Lục” và Truyện thiếu nhi “Tìm mẹ” của nhà văn Việt Nam Nguyễn Huy Tưởng. Trong đó, “Truyện anh Lục”, tác giả Nguyễn Huy Tưởng Việt Nam; Người dịch: Nhan Bảo, Tác gia xuất bản xã xuất bản, năm 1963, số lượng in 3.000 cuốn, giá bìa 20,000 đồng Nhân dân tệ. Còn truyện dịch “Tìm mẹ” của Nguyễn Huy Tưởng, Xương Thuỵ Di dịch lời, Triệu Bạch Sơn vẽ tranh, do Nhà xuất bản Thiếu niên nhi đồng Thượng Hải ấn hành, năm 2006.
Hiệu sách trên mạng này còn giới thiệu những sách dịch của Việt Nam khác, là: “Xung kích” của Nguyễn Đình Thi, Nhà xuất bản Thanh Niên Trung Quốc xuất bản, Bắc Kinh; “Vùng mỏ” của Võ Huy Tâm, Nhà xuất bản Nhà văn (Tác gia xuất bản xã) ấn hành, Bắc Kinh; “Việt Bắc” tập thơ của Tố Hữu, Nhà xuất bản Nhà văn ấn hành, Bắc Kinh.
Cửa hàng sách điện tử http://book.kong2.com giới thiệu hai cuốn sách “Ký sự Cao Lạng” Hoàng Mẫn Trung dịch, Nhà xuất bản Nhà văn ấn hành, năm 1957 và “Truyện anh Lục”, Nhà xuất bản Nhà văn ấn hành, năm 1963, Nhan Bảo dịch của nhà văn Việt Nam Nguyễn Huy Tưởng.
Đặc biệt, trang web http://yuenan.8.Forumer.com, đã giới thiệu tóm tắt 29 nhà văn, nhà thơ tầm cỡ cây đa cây đề của Việt Nam từ cố chí kim: Nguyễn Trãi, Lê Tư Thành (Lê Thánh Tông), Đặng Trần Côn, Lê Quý Đôn, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, Tú Xương, Hồ Biểu Chánh, Tản Đà, Ngô Tất Tố, Tú Mỡ, Đặng Thai Mai, Nguyễn Công Hoan, Thế Lữ, Nhất Linh, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Huy Tưởng, Lưu Trọng Lư, Đồ Phồn, Nam Cao, Xuân Diệu, Nguyên Hồng, Huy Cận, Tố Hữu, Tô Hoài.
Nhân đây, chúng dịch toàn văn phần viết về nhà văn, kịch tác gia Nguyễn Huy Tưởng, để mọi người cùng tham khảo.
Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960)
Nhà văn Việt Nam Nguyễn Huy Tưởng là người huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (thôn Dục Tú, xã Dục Tú, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội ngày nay – VPT).
Thưở nhỏ, nhà văn đã học sâu Hán văn và Pháp văn. Năm 17 tuổi, nhà văn bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1941, sau khi thành lập Mặt trận Việt Minh, nhà văn là một trong những người sáng lập Hội Văn hoá Cứu quốc.
Trong giai đoạn toàn quốc chuẩn bị Tổng phản công, nhà văn tham gia Đại hội đại biểu quốc dân toàn quốc. Sau khi chính quyền nhân dân Việt Nam thành lập, năm 1946, nhà văn được bầu làm Đại biểu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà khoá I, đồng thời đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo trong tổ chức Hội Văn hoá Việt Nam và Hội Văn nghệ Việt Nam, v.v…
Sau khi hoà bình lập lại ở Việt Nam, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng làm Uỷ viên Ban chấp hành của Hội Hữu nghị Việt - Xô và Hội Nhà văn Việt Nam.
Trong thời gian từ năm 1942 đến năm 1945, là thời kỳ Việt Nam sống dưới hai tầng thống trị đen tối của thực dân Pháp và phát xít Nhật, nhà văn đã sáng tác một số tiểu thuyết và kịch bản về đề tài lịch sử mượn tích cổ nói chuyện kim, như “Đêm hội Long Trì”, bóc trần cuộc sống thối nát của vua chúa phong kiến; Viết vở kịch “Vũ Như Tô” nói về một nghệ nhân đối địch với nhân dân, cuối cùng bị nhân dân trừng phạt; Viết vở kịch “An Tư công chúa” phản ánh triều Trần chống lại ngoại tộc xâm lược, v.v…
Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, năm 1946, nhà văn viết xong kịch bản “Bắc Sơn”, ca ngợi cuộc Khởi nghĩa của nhân dân Bắc Sơn. Năm 1948, ông lại hoàn thành kịch bản “Những người ở lại”, xây dựng hình tượng các chiến sĩ thời kỳ đầu kháng chiến đã cùng sống chết với Thủ đô. Tác phẩm “Ký sự Cao Lạng” viết xong năm 1950, là bộ ký sự nói về quá trình tác giả đã ra mặt trận, cùng bộ đội sống và chiến đấu.
Sau đó, nhà văn còn hoàn thành bộ tiểu thuyết “Truyện anh Lục” viết về đề tài cải cách ruộng đất. Tác phẩm nổi bật viết sau năm 1958 có truyện vừa “Bốn năm sau”.
Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng nhiệt tâm với văn học thiếu nhi, ông đã từng tham gia công tác sáng lập Nhà xuất bản Kim Đồng, đồng thời cũng viết không ít tác phẩm văn học thiếu nhi.
Nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh Trung Quốc lần thứ 60 (1949 – 2009), Tổng công ty Sách Trung Quốc đã tiến hành thống kê những sách văn học nước ngoài đã dược dịch sang Trung văn và xuất bản tại Trung Quốc trong 60 năm qua, tính đến ngày 20-5-2006. Tôi đã tìm thấy trên 150 đầu sách của Việt Nam đã được dịch và ấn hành tại đất nước đông dân nhất thế giới và có trên 300 nhà xuất bản lớn của Trung ương và địa phương này.
Theo đó, nhiều nhà văn Việt Nam có nhiều tác phẩm được dịch và xuất bản ở Trung Quốc, như nhà thơ Tố Hữu có 9 tác phẩm “Người con gái Việt Nam”, “Gió lộng”, “Quê hương tôi”, “Việt Bắc”, “Chào Trung Quốc”, “Ba mươi năm đời ta có Đảng”, “Tiếng hát đôi bờ”, “Miền Nam chiến đấu”, “Tố Hữu thi tập”.
Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng có 5 tác phẩm “Truyện anh Lục”, “Ký sự Cao Lạng”, “Bốn năm sau”, “Tìm mẹ”, “Thàng Quấy”.
Nhà văn Nguyễn Đình Thi có 4 đầu sách: Tập thơ “Chiến sĩ”, tiểu thuyết “Vỡ bờ”, “Xung kích”, “Mặt trận trên cao”.
***
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, Nhà xuất bản Kim Đồng vừa xuất bản bộ tiểu thuyết lịch sử “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” (bản song ngữ Việt –Trung).
Giáo sư-Dịch giả Trung Quốc Chúc Ngưỡng Tu, người đã từng giảng dạy tiếng Việt ở trường Đại học Bắc Kinh trên nửa thế kỷ, đã từng dịch tiểu thuyết “Ông cố vấn” của nhà văn Hữu Mai sang tiếng Trung, nay lại chuyển ngữ bộ tiểu thuyết lịch sử trứ danh này của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng.
Trả lời phỏng vấn của chúng tôi, Giáo sư - dịch giả Chúc Ngưỡng tu đã nói:
“Mối văn duyên giữa tôi với nhà văn Nguyễn Huy Tưởng bắt đầu từ hơn nửa thế kỷ về trước.
Khi đó, tôi chỉ là một cậu học sinh trung học bình thường, nhưng ông Nguyễn Huy Tưởng đã là một nhà văn, nhà viết kịch rất nổi tiếng và có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam.
Năm 1957, lần đầu tiên tôi được đọc tác phẩm văn học Việt Nam là Ký sự Cao Lạng của ông, qua bản dịch tiếng Trung của Dịch giả Hoàng Mẫn Trung, giáo viên dạy tiếng Việt trong Khoa Đông ngữ - Trường Đại học Bắc Kinh.
Từ đó, tôi mới có mối lương duyên với hai ông tác giả và dịch giả này mặn nồng làm sao!
Về sau, ông Nguyễn Huy Tưởng trở thành nhà văn - đối tượng nghiên cứu, dịch thuật và giới thiệu của tôi; Còn Giáo sư Hoàng Mẫn Trung thì trở thành người thầy dạy tiếng Việt cho tôi và dìu dắt tôi trên con đường nghiên cứu ngôn ngữ và văn học Việt Nam.
Năm 2001, công trình biên soạn Giáo trình giảng dạy văn học Việt Nam hiện đại cho học sinh Trung Quốc học tiếng Việt tại các trường đại học và cao đẳng được Bộ Giáo dục quốc gia phê chuẩn.
Giáo trình này gồm ba tâp, nhóm soạn giả gồm 4 giáo sư trong đó có tôi. Tôi được phân công biên soạn tập II, là phần tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1954-1975. Tôi đã chọn phần cô Ngàn gặp lại anh Cường tại nông trường Điện Biên trong tiểu thuyết Bốn năm sau của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đưa vào giáo trình.
Nhưng phải mười năm sau, cơ duyên dịch Lá cờ thêu sáu chữ vàng mới đến với tôi.
Đầu năm 2010, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Quốc tế giới thiệu văn học Việt Nam mà tôi may mắn là một trong số trên ba trăm đại biểu được mời từ khoảng 40 nước trên thế giới.
Hội nghị đã giành được thành công tốt đẹp, có tác dụng to lớn và rất tích cực trong việc quảng bá văn học Việt Nam trên toàn thế giới.
Được cổ vũ và khuyến khích bởi Hội nghị, tôi hăng hái muốn dịch giới thiệu thêm tác phẩm văn học Việt Nam cho bạn đọc Trung Quốc.
Đúng lúc này, học giả Việt Nam Nguyễn Kim Anh, nguyên là cán bộ Nhà xuất bản Kim Đồng và là bạn thân của tôi đã giúp tôi làm quen với nhà văn Nguyễn Huy Thắng, là con trai của Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng.
Khi được biết Lá cờ thêu sáu chữ vàng đã được Nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản song ngữ Việt-Anh, tôi lập tức nảy ra ý nghĩ muốn dịch cuốn sách này ra tiếng Trung để xuất bản song ngữ Việt-Trung, với sự cộng tác của ông Nguyễn Kim Anh.
Lý do cũng thật đơn giản: Một là vì đây là một tác phẩm rất hay và gắn bó với nhiều thế hệ thiếu niên Việt Nam, trong sách có tình tiết rất lý thú là viên tướng Triệu Trung của nhà Tống lánh nạn sang Việt Nam đã đứng trong hàng ngũ của quân đội nhà Trần, tham gia trận đánh quân Nguyên tại Hàm Tử, xứng đáng để giới thiệu cho bạn đọc Trung Quốc; Hai là vì hiện nay số học sinh Trung Quốc học tiếng Việt và số học sinh Việt Nam học tiếng Trung đã lên đến nhiều nghìn người, nhưng đến nay vẫn chưa có lấy một quyển sách song ngữ Việt-Trung nào để cho các em dùng làm tài liệu đọc thêm và tham khảo đối chiếu, mà khuôn khổ cuốn sách này thích hợp xuất bản song ngữ.
Thế là tôi và anh Thắng đã nhanh chóng đi đến thỏa thuận: Dịch Lá cờ thêu sáu chữ vàng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đế xuất bản song ngữ Việt-Trung tại Việt Nam và Trung Quốc.”
VanVN.Net - Từ nhiều góc độ khác nhau, các nhà nghiên cứu đã phân tích về thân thế và sự nghiệp văn chương của nhà văn, nhà soạn kịch trứ danh Nguyễn Huy Tưởng. Tôi chỉ muốn cung cấp thêm một đôi nét chấm phá về hình ảnh của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng trên sách báo Trung Quốc, nhằm góp phần nhỏ bé vào việc tìm hiểu tầm cỡ xuyên quốc gia của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng.
Bìa cuốn Lá cờ thêu sau chữ vàng song ngữ Việt - Trung
Với từ khoá “Việt Nam tác gia Nguyễn Huy Tưởng”, sau 0,28 giây, trang mạng www.google.com tiếng Trung đã cung cấp 831.000 kết quả liên quan đến cụm từ “Nhà văn Việt Nam Nguyễn Huy Tưởng”, mà sách báo giấy và sách báo điện tử Trung Quốc đã phản ánh về nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đáng kính và thân thiết của nhiều thế hệ người đọc Việt Nam và cả độc giả Trung Quốc.
Qua nguồn báo chí phong phú đa dạng và quý báu ấy, chúng ta được biết:
Bộ sách tra cứu đầy quyền uy “Trung Quốc đại bách khoa toàn thư” do Quốc vụ viện (Chính phủ Trung ương) của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa chỉ đạo biên soan và xuất bản, gồm 80 quyển, mỗi quyển khoảng 12-15 triệu chữ Hán, dày trung bình 700 trang khổ 19x26 cm (tương đương 2.100 trang dịch ra tiếng Việt). Trong bộ sách đồ sộ này, phần văn học chia làm 3 quyển (2 quyển văn học Trung Quốc, 1 quyển văn học nước ngoài). Riêng phần “Văn học Việt Nam” trong quyển “Văn học nước ngoài” do bà Triệu Ngọc Lan (Giáo sư giảng dậy Bộ môn tiếng Việt, Trường Đại học Bắc Kinh) biên soạn, được chia làm 3 phần lớn: Văn học trước cách mạng dân tộc dân chủ, Văn học thời kỳ cách mạng dân chủ nhân dân, Văn học sau cách mạng Tháng Tám.
Viết về văn học Việt Nam giai đoạn từ 1945 đến 1975, bộ sách này, có đoạn viết, phân tích về hoạt động và tác phẩm tiêu biểu của các nhà văn: Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Huy Tưởng, Đồ Phồn, Nam Cao, Nguyên Hồng, Huy Cận, Tô Hoài. Trong đó, Nguyễn Huy Tưởng được nhắc đến hai tác phẩm tiêu biểu “Ký sự Cao Lạng” và “Truyện anh Lục”.
Trang web www.cdmd.cnki.com, giới thiệu một Luận văn thạc sĩ năm 2005 của nghiên cứu sinh Hồ Như Khuê, trường Đại học Sư phạm Hoa Đông, với tiêu đề “ ‘Lôi vũ’ ở Việt Nam”, có đoạn viết: “… “Lôi Vũ” cũng ảnh hưởng đến sáng tác của một số kịch tác gia và nhà văn Việt Nam. Trong đó, kịch tác gia nổi tiếng Việt Nam Nguyễn Huy Tưởng (tên Nguyễn Huy Tưởng in bằng cả chữ Hán và chữ Việt) cũng được văn đàn Việt Nam cho rằng nội dung có những ảnh hưởng của “Lôi Vũ”.
Báo điện tử “Thiên hạ Luận văn” (www.lunwentienxia.com) có hẳn một tiết (tiết 2) phân tích ảnh hưởng của Lôi Vũ đến Nguyễn Huy Tưởng, nhà văn Việt Nam. Kèm theo Phụ lục 1: Thư của Tào Ngu gửi Đặng Thai Mai; Phụ lục 2: So sánh hai bản dịch “Lôi Vũ” và “Nhật xuất” của Đặng Thai Mai.
Trang web Sách Văn học chiến tranh (www.tujiwar.com) nói về văn học kháng chiến của Việt Nam, viết: “Trong cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp, tại Việt Nam, các nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, Nguyên Ngọc, Nguyên Hồng, … đều viết ra những trường thiên tiểu thuyết khá thành công…”
Báo điện tử www.wangchao.net.com, giới thiệu bộ sách (gồm 3 cuốn) là Giáo trình đại học ở Trung Quốc “Tuyển tập tiểu thuyết hiện đại Việt Nam” (Tập 2) có nội dung giới thiệu tóm tắt Nguyễn Huy Tưởng và trích tác phẩm “Bốn năm sau” của ông. Như vậy là thân thế sự nghiệp và tác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã được giảng dạy trong các trường đại học và cao đẳng ở Trung Quốc.
Cửa hàng sách trên mạng “Xuân thu thư điếm” (http://xs.langlang.cc), giới thiệu tiểu thuyết “Truyện anh Lục” và Truyện thiếu nhi “Tìm mẹ” của nhà văn Việt Nam Nguyễn Huy Tưởng. Trong đó, “Truyện anh Lục”, tác giả Nguyễn Huy Tưởng Việt Nam; Người dịch: Nhan Bảo, Tác gia xuất bản xã xuất bản, năm 1963, số lượng in 3.000 cuốn, giá bìa 20,000 đồng Nhân dân tệ. Còn truyện dịch “Tìm mẹ” của Nguyễn Huy Tưởng, Xương Thuỵ Di dịch lời, Triệu Bạch Sơn vẽ tranh, do Nhà xuất bản Thiếu niên nhi đồng Thượng Hải ấn hành, năm 2006.
Hiệu sách trên mạng này còn giới thiệu những sách dịch của Việt Nam khác, là: “Xung kích” của Nguyễn Đình Thi, Nhà xuất bản Thanh Niên Trung Quốc xuất bản, Bắc Kinh; “Vùng mỏ” của Võ Huy Tâm, Nhà xuất bản Nhà văn (Tác gia xuất bản xã) ấn hành, Bắc Kinh; “Việt Bắc” tập thơ của Tố Hữu, Nhà xuất bản Nhà văn ấn hành, Bắc Kinh.
Cửa hàng sách điện tử http://book.kong2.com giới thiệu hai cuốn sách “Ký sự Cao Lạng” Hoàng Mẫn Trung dịch, Nhà xuất bản Nhà văn ấn hành, năm 1957 và “Truyện anh Lục”, Nhà xuất bản Nhà văn ấn hành, năm 1963, Nhan Bảo dịch của nhà văn Việt Nam Nguyễn Huy Tưởng.
Đặc biệt, trang web http://yuenan.8.Forumer.com, đã giới thiệu tóm tắt 29 nhà văn, nhà thơ tầm cỡ cây đa cây đề của Việt Nam từ cố chí kim: Nguyễn Trãi, Lê Tư Thành (Lê Thánh Tông), Đặng Trần Côn, Lê Quý Đôn, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, Tú Xương, Hồ Biểu Chánh, Tản Đà, Ngô Tất Tố, Tú Mỡ, Đặng Thai Mai, Nguyễn Công Hoan, Thế Lữ, Nhất Linh, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Huy Tưởng, Lưu Trọng Lư, Đồ Phồn, Nam Cao, Xuân Diệu, Nguyên Hồng, Huy Cận, Tố Hữu, Tô Hoài.
Nhân đây, chúng dịch toàn văn phần viết về nhà văn, kịch tác gia Nguyễn Huy Tưởng, để mọi người cùng tham khảo.
Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960)
Nhà văn Việt Nam Nguyễn Huy Tưởng là người huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (thôn Dục Tú, xã Dục Tú, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội ngày nay – VPT).
Thưở nhỏ, nhà văn đã học sâu Hán văn và Pháp văn. Năm 17 tuổi, nhà văn bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1941, sau khi thành lập Mặt trận Việt Minh, nhà văn là một trong những người sáng lập Hội Văn hoá Cứu quốc.
Trong giai đoạn toàn quốc chuẩn bị Tổng phản công, nhà văn tham gia Đại hội đại biểu quốc dân toàn quốc. Sau khi chính quyền nhân dân Việt Nam thành lập, năm 1946, nhà văn được bầu làm Đại biểu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà khoá I, đồng thời đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo trong tổ chức Hội Văn hoá Việt Nam và Hội Văn nghệ Việt Nam, v.v…
Sau khi hoà bình lập lại ở Việt Nam, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng làm Uỷ viên Ban chấp hành của Hội Hữu nghị Việt - Xô và Hội Nhà văn Việt Nam.
Trong thời gian từ năm 1942 đến năm 1945, là thời kỳ Việt Nam sống dưới hai tầng thống trị đen tối của thực dân Pháp và phát xít Nhật, nhà văn đã sáng tác một số tiểu thuyết và kịch bản về đề tài lịch sử mượn tích cổ nói chuyện kim, như “Đêm hội Long Trì”, bóc trần cuộc sống thối nát của vua chúa phong kiến; Viết vở kịch “Vũ Như Tô” nói về một nghệ nhân đối địch với nhân dân, cuối cùng bị nhân dân trừng phạt; Viết vở kịch “An Tư công chúa” phản ánh triều Trần chống lại ngoại tộc xâm lược, v.v…
Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, năm 1946, nhà văn viết xong kịch bản “Bắc Sơn”, ca ngợi cuộc Khởi nghĩa của nhân dân Bắc Sơn. Năm 1948, ông lại hoàn thành kịch bản “Những người ở lại”, xây dựng hình tượng các chiến sĩ thời kỳ đầu kháng chiến đã cùng sống chết với Thủ đô. Tác phẩm “Ký sự Cao Lạng” viết xong năm 1950, là bộ ký sự nói về quá trình tác giả đã ra mặt trận, cùng bộ đội sống và chiến đấu.
Sau đó, nhà văn còn hoàn thành bộ tiểu thuyết “Truyện anh Lục” viết về đề tài cải cách ruộng đất. Tác phẩm nổi bật viết sau năm 1958 có truyện vừa “Bốn năm sau”.
Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng nhiệt tâm với văn học thiếu nhi, ông đã từng tham gia công tác sáng lập Nhà xuất bản Kim Đồng, đồng thời cũng viết không ít tác phẩm văn học thiếu nhi.
Nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh Trung Quốc lần thứ 60 (1949 – 2009), Tổng công ty Sách Trung Quốc đã tiến hành thống kê những sách văn học nước ngoài đã dược dịch sang Trung văn và xuất bản tại Trung Quốc trong 60 năm qua, tính đến ngày 20-5-2006. Tôi đã tìm thấy trên 150 đầu sách của Việt Nam đã được dịch và ấn hành tại đất nước đông dân nhất thế giới và có trên 300 nhà xuất bản lớn của Trung ương và địa phương này.
Theo đó, nhiều nhà văn Việt Nam có nhiều tác phẩm được dịch và xuất bản ở Trung Quốc, như nhà thơ Tố Hữu có 9 tác phẩm “Người con gái Việt Nam”, “Gió lộng”, “Quê hương tôi”, “Việt Bắc”, “Chào Trung Quốc”, “Ba mươi năm đời ta có Đảng”, “Tiếng hát đôi bờ”, “Miền Nam chiến đấu”, “Tố Hữu thi tập”.
Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng có 5 tác phẩm “Truyện anh Lục”, “Ký sự Cao Lạng”, “Bốn năm sau”, “Tìm mẹ”, “Thàng Quấy”.
Nhà văn Nguyễn Đình Thi có 4 đầu sách: Tập thơ “Chiến sĩ”, tiểu thuyết “Vỡ bờ”, “Xung kích”, “Mặt trận trên cao”.
***
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, Nhà xuất bản Kim Đồng vừa xuất bản bộ tiểu thuyết lịch sử “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” (bản song ngữ Việt –Trung).
Giáo sư-Dịch giả Trung Quốc Chúc Ngưỡng Tu, người đã từng giảng dạy tiếng Việt ở trường Đại học Bắc Kinh trên nửa thế kỷ, đã từng dịch tiểu thuyết “Ông cố vấn” của nhà văn Hữu Mai sang tiếng Trung, nay lại chuyển ngữ bộ tiểu thuyết lịch sử trứ danh này của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng.
Trả lời phỏng vấn của chúng tôi, Giáo sư - dịch giả Chúc Ngưỡng tu đã nói:
“Mối văn duyên giữa tôi với nhà văn Nguyễn Huy Tưởng bắt đầu từ hơn nửa thế kỷ về trước.
Khi đó, tôi chỉ là một cậu học sinh trung học bình thường, nhưng ông Nguyễn Huy Tưởng đã là một nhà văn, nhà viết kịch rất nổi tiếng và có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam.
Năm 1957, lần đầu tiên tôi được đọc tác phẩm văn học Việt Nam là Ký sự Cao Lạng của ông, qua bản dịch tiếng Trung của Dịch giả Hoàng Mẫn Trung, giáo viên dạy tiếng Việt trong Khoa Đông ngữ - Trường Đại học Bắc Kinh.
Từ đó, tôi mới có mối lương duyên với hai ông tác giả và dịch giả này mặn nồng làm sao!
Về sau, ông Nguyễn Huy Tưởng trở thành nhà văn - đối tượng nghiên cứu, dịch thuật và giới thiệu của tôi; Còn Giáo sư Hoàng Mẫn Trung thì trở thành người thầy dạy tiếng Việt cho tôi và dìu dắt tôi trên con đường nghiên cứu ngôn ngữ và văn học Việt Nam.
Năm 2001, công trình biên soạn Giáo trình giảng dạy văn học Việt Nam hiện đại cho học sinh Trung Quốc học tiếng Việt tại các trường đại học và cao đẳng được Bộ Giáo dục quốc gia phê chuẩn.
Giáo trình này gồm ba tâp, nhóm soạn giả gồm 4 giáo sư trong đó có tôi. Tôi được phân công biên soạn tập II, là phần tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1954-1975. Tôi đã chọn phần cô Ngàn gặp lại anh Cường tại nông trường Điện Biên trong tiểu thuyết Bốn năm sau của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đưa vào giáo trình.
Nhưng phải mười năm sau, cơ duyên dịch Lá cờ thêu sáu chữ vàng mới đến với tôi.
Đầu năm 2010, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Quốc tế giới thiệu văn học Việt Nam mà tôi may mắn là một trong số trên ba trăm đại biểu được mời từ khoảng 40 nước trên thế giới.
Hội nghị đã giành được thành công tốt đẹp, có tác dụng to lớn và rất tích cực trong việc quảng bá văn học Việt Nam trên toàn thế giới.
Được cổ vũ và khuyến khích bởi Hội nghị, tôi hăng hái muốn dịch giới thiệu thêm tác phẩm văn học Việt Nam cho bạn đọc Trung Quốc.
Đúng lúc này, học giả Việt Nam Nguyễn Kim Anh, nguyên là cán bộ Nhà xuất bản Kim Đồng và là bạn thân của tôi đã giúp tôi làm quen với nhà văn Nguyễn Huy Thắng, là con trai của Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng.
Khi được biết Lá cờ thêu sáu chữ vàng đã được Nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản song ngữ Việt-Anh, tôi lập tức nảy ra ý nghĩ muốn dịch cuốn sách này ra tiếng Trung để xuất bản song ngữ Việt-Trung, với sự cộng tác của ông Nguyễn Kim Anh.
Lý do cũng thật đơn giản: Một là vì đây là một tác phẩm rất hay và gắn bó với nhiều thế hệ thiếu niên Việt Nam, trong sách có tình tiết rất lý thú là viên tướng Triệu Trung của nhà Tống lánh nạn sang Việt Nam đã đứng trong hàng ngũ của quân đội nhà Trần, tham gia trận đánh quân Nguyên tại Hàm Tử, xứng đáng để giới thiệu cho bạn đọc Trung Quốc; Hai là vì hiện nay số học sinh Trung Quốc học tiếng Việt và số học sinh Việt Nam học tiếng Trung đã lên đến nhiều nghìn người, nhưng đến nay vẫn chưa có lấy một quyển sách song ngữ Việt-Trung nào để cho các em dùng làm tài liệu đọc thêm và tham khảo đối chiếu, mà khuôn khổ cuốn sách này thích hợp xuất bản song ngữ.
Thế là tôi và anh Thắng đã nhanh chóng đi đến thỏa thuận: Dịch Lá cờ thêu sáu chữ vàng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đế xuất bản song ngữ Việt-Trung tại Việt Nam và Trung Quốc.”
VanVN.Net – Sáng 27/5/2012, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Lễ trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật và Danh hiệu Nghệ sỹ ưu tú đã được tổ chức trọng thể. Đến dự buổi Lễ có đồng chí ...
VanVN.Net - Mỗi nhà văn đều có một thế giới nhân vật riêng, với thói quen khai thác nhân vật theo một cách riêng. Theo đó, nhân vật có thể là thật hoặc hư cấu, nhưng thường đều dựa trên những ...
VanVN.Net - Từ xưa đến nay, bài thơ viết ngắn nhất là bài thơ chỉ có một câu. Kỷ lục vẫn thuộc về R. Tagore (nhà thơ ấn Độ, người đã đoạt giải Nô-ben văn chương cách nay trên 30 năm). ...
VanVN.Net – Sáng 5/6/2012, trong buổi làm việc đầu tiên tại Hội Nhà văn Việt Nam, những vấn đề của thơ ca đương đại Hoa Kỳ được các nhà văn, nhà thơ hai nước trao đổi, tranh luận rất sôi nổi ...
VanVN.Net - Từ một thí nghiệm vô nghĩa là gần đây người ta mong muốn gán cho văn hóa một sự quan trọng thái quá, nên chắc chắn thời nào văn hóa cũng được coi trọng.
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn