Già làng vui tính
Ở làng nọ có một cụ già rất nhân hậu và vui tính. Trẻ em trong làng thường đến để nghe cụ kể chuyện xưa, chuyện cổ tích. Nam nữ thanh niên thì đến xin ý kiến cụ về đường tình duyên.
Có lần, một chàng trai đến hỏi cụ:
- Cụ ơi, chúng con rất yêu nhau, nhưng hiềm một nỗi là nàng lại hơn con đến gần chục tuổi, cụ bảo có hợp không ạ?
Cụ già nói:
- Có phúc lấy được vợ già /Vừa sạch cửa nhà, vừa ngọt cơm canh. Tục ngữ nói vậy, được cháu ạ. Vợ già canh ngọt mà!
Một lần khác, một cô gái chừng đôi mươi, xinh xắn đến gặp cụ nói:
- Thưa cụ! Có một anh rất yêu cháu, yêu lắm ấy, và cháu cũng yêu anh ấy. Bố mẹ cháu không đồng ý vì anh chỉ kém bố cháu có vài tuổi. Cụ bảo cháu có thể lấy anh ấy được không?
Cụ già ngân nga:
- Chồng già vợ trẻ là tiên/Vợ già chồng trẻ là duyên nợ nần. Cháu cứ theo thế là làm.
Cô gái vui vẻ ra về, một thời gian sau cô làm lễ thành hôn với anh chồng nhiều tuổi kia.
Lại một lần nọ, đôi trai gái dắt tay nhau đến gặp cụ:
- Cụ ơi! Chúng con đang định đi đăng ký kết hôn, nhưng còn lắn tăn ở tuổi tác. Hai đứa chúng con bằng tuổi nhau, sau này có làm sao không ạ?
Cụ già cười:
- Vợ chồng cùng tuổi, ngồi duỗi mà ăn. Anh chị sau này giàu phải biết!
Cờ đến tay ai (1)
Mấy người đàn ông ngồi nói chuyện, một người có vẻ bức xúc:
- Đối với mình, nhiều lúc kiểm điểm lại, khiêm tốn mà nói, mình là người có năng lực ra phết, táo bạo, dám nghĩ dám làm, thế mà vẫn chỉ là anh trợ lý quèn, trên chẳng xem xét bổ nhiệm gì cả. Cờ đến tay xem...
- Tục ngữ có câu: "Cờ đến tay ai người đó phất", khi quyền hoặc địa vị đến tay ai, người đó có thể thực thi theo đúng phận sự mà mình được giao phó, cho dù năng lực thực tế của họ ra sao. Nói đơn giản, cờ đến tay thì ai cũng có thể phất được, dọc ngang, đông tây, nam bắc, xuôi ngược, nhanh chậm, mạnh yếu... phất hết!
- Phất lung tung có mà chết dân! Tôi biết có vị chức sắc trình độ năng lực có hạn lại ít nghe ý kiến của quần chúng, cậy quyền thế cứ phất "tứ tung ngũ hành"; gây ra nhiều hệ lụy trong và ngoài đơn vị. Mọi người trong cơ quan đều xì xào là cờ trong tay ông ấy phất dở quá, phất ngẫu hứng, phất bạt mạng thế này mà cứ kéo dài thì không hiểu tương lai của đơn vị sẽ đi đến đâu?
- Thế bảo ông ta đừng phất nữa!
-Đâu có dễ, việc này phải do trên quyết định đấy.
- Dĩ nhiên rồi, nhưng ý kiến của cơ sở là rất quan trọng. Đề nghị trên tổ chức họp lấy ý kiến tín nhiệm cán bộ...
- Đúng vậy! Lúc đó chắc chắn ông ta sẽ phải thõng tay, không thể khua khoắng cờ quạt gì được nữa!
Cờ đến tay ai (2)
Một thời gian sau, câu chuyện "Cờ đến tay ai" lại được tiếp tục với mấy người đàn ông bữa trước:
- Các ông biết không, vị chức sắc phất cờ "tứ tung ngũ hành" gây ra nhiều hệ lụy trong và ngoài đơn vị đã bị trên ra quyết định miễn nhiệm chức vụ và nghỉ rồi đấy. Đúng là trời cũng có mắt!
- Mình cũng nghe thấy rồi, ông ấy mà kéo dài thêm ít nữa thì tình hình đơn vị không biết sẽ "nát" như thế nào nữa!
- Thế là ông ta đã hết thời, cờ đã đến tay người khác. Tuy nhiên, lẽ ra ông ta được nghỉ ngơi, nhìn người kế nhiệm phất cờ theo cách của người đó, không nên hung hăng can thiệp vào. Bởi vì cái thời phất ngang, phất dọc... của ông ta đã qua, không thể hồi trở lại, nghĩa là những gì ông ta làm được thì đã làm, không làm được thì đã không làm được, hết cơ hội rồi. Do vậy, không nên dạy kẻ sau cách phất cờ. Thế nhưng ông ta lại tỏ ý chê cái tay cầm cờ sau mình là làm không bằng mình, thời của mình oách hơn, "hoành tráng" hơn, chất lượng hơn. Có lúc ông ta còn cao hứng đóng góp, xây dựng, phân tích và hô hào phải phất thế nọ, phất thế kia mới đúng.
- Ối giời! Lúc còn cầm cờ thì chẳng phất cho tử tế, cho hết mình, nay lại xui tay cầm cờ phất theo cách của mình thì có mà xui người ta uống thuốc sâu tự tử!
- Đúng vậy! Cái bệnh nan y mà người ta hay mắc phải chính là anh trước chê anh sau. Nếu cách chê ấy thực sự là thiện ý xây dựng thì quá tốt, nhưng phần lớn là không thiện chí. Phần lớn tay đã từng cầm cờ tay chê tay đang cầm cờ chỉ là để ngầm ý khẳng định thời của mình, của bản thân mình là "giá trị" hơn. Đúng là kiểu "mèo khen mèo dài đuôi"!
- Cờ đã chuyển sang tay người khác thì nên thõng tay cho nó thanh thản, chẳng nên khua khoắng là gì, "kính nhi viễn chi" là thượng sách. Nhiều khi im lặng chứng kiến cũng là thiện tâm. Các ông đồng ý với mình như thế chứ?
Nguy cơ ế vợ
Một người đàn ông nói với mấy người bạn thân:
- Các ông ạ, mỗi lần nghĩ tới tương lai của mấy thằng cháu nội, chắt nội mình sau 20, 30 năm nữa mà tôi lo quá, không khéo chúng sẽ ế vợ mất thôi, biết lấy ai nối dõi tông đường đây!...
Mấy ông bạn ngạc nhiên:
- Sao lại thế hả ông?
Người đàn ông vừa nói vừa lấy khăn tay chấm chấm nơi khóe mắt:
- Nếu không ế vợ thì chúng nó phải bôn tẩu sang tận châu Phi, châu Mỹ la tinh hoặc các nước khác trên thế giới mà tìm vợ; chút chít của mình chẳng rõ có màu da đen, da vàng hay da đỏ nữa?
- Chúng tôi vẫn chưa hiểu ý ông?
- Theo kết quả điều tra dân số ở nước ta cách đây ba, bốn năm, cứ 100 bé gái thì đến 110,5 bé trai. Đây là một sự chênh lệch giới tính rất lớn từ trước đến giờ. Nếu cứ đà này, hai mươi năm sau còn chênh lệch nữa, nhiều đàn ông nước ta sẽ ế vợ chỏng chơ. Đã thế, phong trào lấy chồng nước ngoài của chị em ngày càng gia tăng. Đến các tỉnh miền Tây Nam Bộ, đâu đâu cũng thấy chị em đăng ký lấy chồng Hàn, chồng Đài (Đài Loan)… Nạn "chảy máu gái Việt" đã trầm trọng lại càng trầm kha! Càng nghĩ tôi càng thấy trầm uất!
Mấy ông bạn gật đầu:
- Con cháu mình ế vợ hoặc phải ra nước ngoài lấy vợ là một nguy cơ có thật! Tất nhiên trong thời đại hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa, giao lưu văn hóa là đương nhiên, nhưng nếu chỉ do vì mất cân đối về giới tính mà phải "xuất ngoại tầm thê" thì gay quá!
- Đắng miệng quá các ông ạ!
- Vậy có cách nào để cứu vãn tình hình?
- Con nào cũng là con, "Con gái con trai chỉ hai là đủ". Mỗi gia đình cần phải bỏ thói quen "nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô", rồi cố sinh con trai cho bằng được.
- Vận động phong trào "phụ nữ Việt lấy chồng Việt" như kiểu "người Việt dùng hàng Việt ấy"!
- Nhưng nếu không hiệu quả thì sao?
- Làm tốt những điều trên khắc có hiệu quả tốt, nếu không đành phải chấp nhận "trai tân" đến lúc "nhắm mắt xuôi tay" hoặc… "hai ông, một bà như vợ chồng ông Táo!
Già làng vui tính
Ở làng nọ có một cụ già rất nhân hậu và vui tính. Trẻ em trong làng thường đến để nghe cụ kể chuyện xưa, chuyện cổ tích. Nam nữ thanh niên thì đến xin ý kiến cụ về đường tình duyên.
Có lần, một chàng trai đến hỏi cụ:
- Cụ ơi, chúng con rất yêu nhau, nhưng hiềm một nỗi là nàng lại hơn con đến gần chục tuổi, cụ bảo có hợp không ạ?
Cụ già nói:
- Có phúc lấy được vợ già /Vừa sạch cửa nhà, vừa ngọt cơm canh. Tục ngữ nói vậy, được cháu ạ. Vợ già canh ngọt mà!
Một lần khác, một cô gái chừng đôi mươi, xinh xắn đến gặp cụ nói:
- Thưa cụ! Có một anh rất yêu cháu, yêu lắm ấy, và cháu cũng yêu anh ấy. Bố mẹ cháu không đồng ý vì anh chỉ kém bố cháu có vài tuổi. Cụ bảo cháu có thể lấy anh ấy được không?
Cụ già ngân nga:
- Chồng già vợ trẻ là tiên/Vợ già chồng trẻ là duyên nợ nần. Cháu cứ theo thế là làm.
Cô gái vui vẻ ra về, một thời gian sau cô làm lễ thành hôn với anh chồng nhiều tuổi kia.
Lại một lần nọ, đôi trai gái dắt tay nhau đến gặp cụ:
- Cụ ơi! Chúng con đang định đi đăng ký kết hôn, nhưng còn lắn tăn ở tuổi tác. Hai đứa chúng con bằng tuổi nhau, sau này có làm sao không ạ?
Cụ già cười:
- Vợ chồng cùng tuổi, ngồi duỗi mà ăn. Anh chị sau này giàu phải biết!
Cờ đến tay ai (1)
Mấy người đàn ông ngồi nói chuyện, một người có vẻ bức xúc:
- Đối với mình, nhiều lúc kiểm điểm lại, khiêm tốn mà nói, mình là người có năng lực ra phết, táo bạo, dám nghĩ dám làm, thế mà vẫn chỉ là anh trợ lý quèn, trên chẳng xem xét bổ nhiệm gì cả. Cờ đến tay xem...
- Tục ngữ có câu: "Cờ đến tay ai người đó phất", khi quyền hoặc địa vị đến tay ai, người đó có thể thực thi theo đúng phận sự mà mình được giao phó, cho dù năng lực thực tế của họ ra sao. Nói đơn giản, cờ đến tay thì ai cũng có thể phất được, dọc ngang, đông tây, nam bắc, xuôi ngược, nhanh chậm, mạnh yếu... phất hết!
- Phất lung tung có mà chết dân! Tôi biết có vị chức sắc trình độ năng lực có hạn lại ít nghe ý kiến của quần chúng, cậy quyền thế cứ phất "tứ tung ngũ hành"; gây ra nhiều hệ lụy trong và ngoài đơn vị. Mọi người trong cơ quan đều xì xào là cờ trong tay ông ấy phất dở quá, phất ngẫu hứng, phất bạt mạng thế này mà cứ kéo dài thì không hiểu tương lai của đơn vị sẽ đi đến đâu?
- Thế bảo ông ta đừng phất nữa!
-Đâu có dễ, việc này phải do trên quyết định đấy.
- Dĩ nhiên rồi, nhưng ý kiến của cơ sở là rất quan trọng. Đề nghị trên tổ chức họp lấy ý kiến tín nhiệm cán bộ...
- Đúng vậy! Lúc đó chắc chắn ông ta sẽ phải thõng tay, không thể khua khoắng cờ quạt gì được nữa!
Cờ đến tay ai (2)
Một thời gian sau, câu chuyện "Cờ đến tay ai" lại được tiếp tục với mấy người đàn ông bữa trước:
- Các ông biết không, vị chức sắc phất cờ "tứ tung ngũ hành" gây ra nhiều hệ lụy trong và ngoài đơn vị đã bị trên ra quyết định miễn nhiệm chức vụ và nghỉ rồi đấy. Đúng là trời cũng có mắt!
- Mình cũng nghe thấy rồi, ông ấy mà kéo dài thêm ít nữa thì tình hình đơn vị không biết sẽ "nát" như thế nào nữa!
- Thế là ông ta đã hết thời, cờ đã đến tay người khác. Tuy nhiên, lẽ ra ông ta được nghỉ ngơi, nhìn người kế nhiệm phất cờ theo cách của người đó, không nên hung hăng can thiệp vào. Bởi vì cái thời phất ngang, phất dọc... của ông ta đã qua, không thể hồi trở lại, nghĩa là những gì ông ta làm được thì đã làm, không làm được thì đã không làm được, hết cơ hội rồi. Do vậy, không nên dạy kẻ sau cách phất cờ. Thế nhưng ông ta lại tỏ ý chê cái tay cầm cờ sau mình là làm không bằng mình, thời của mình oách hơn, "hoành tráng" hơn, chất lượng hơn. Có lúc ông ta còn cao hứng đóng góp, xây dựng, phân tích và hô hào phải phất thế nọ, phất thế kia mới đúng.
- Ối giời! Lúc còn cầm cờ thì chẳng phất cho tử tế, cho hết mình, nay lại xui tay cầm cờ phất theo cách của mình thì có mà xui người ta uống thuốc sâu tự tử!
- Đúng vậy! Cái bệnh nan y mà người ta hay mắc phải chính là anh trước chê anh sau. Nếu cách chê ấy thực sự là thiện ý xây dựng thì quá tốt, nhưng phần lớn là không thiện chí. Phần lớn tay đã từng cầm cờ tay chê tay đang cầm cờ chỉ là để ngầm ý khẳng định thời của mình, của bản thân mình là "giá trị" hơn. Đúng là kiểu "mèo khen mèo dài đuôi"!
- Cờ đã chuyển sang tay người khác thì nên thõng tay cho nó thanh thản, chẳng nên khua khoắng là gì, "kính nhi viễn chi" là thượng sách. Nhiều khi im lặng chứng kiến cũng là thiện tâm. Các ông đồng ý với mình như thế chứ?
Nguy cơ ế vợ
Một người đàn ông nói với mấy người bạn thân:
- Các ông ạ, mỗi lần nghĩ tới tương lai của mấy thằng cháu nội, chắt nội mình sau 20, 30 năm nữa mà tôi lo quá, không khéo chúng sẽ ế vợ mất thôi, biết lấy ai nối dõi tông đường đây!...
Mấy ông bạn ngạc nhiên:
- Sao lại thế hả ông?
Người đàn ông vừa nói vừa lấy khăn tay chấm chấm nơi khóe mắt:
- Nếu không ế vợ thì chúng nó phải bôn tẩu sang tận châu Phi, châu Mỹ la tinh hoặc các nước khác trên thế giới mà tìm vợ; chút chít của mình chẳng rõ có màu da đen, da vàng hay da đỏ nữa?
- Chúng tôi vẫn chưa hiểu ý ông?
- Theo kết quả điều tra dân số ở nước ta cách đây ba, bốn năm, cứ 100 bé gái thì đến 110,5 bé trai. Đây là một sự chênh lệch giới tính rất lớn từ trước đến giờ. Nếu cứ đà này, hai mươi năm sau còn chênh lệch nữa, nhiều đàn ông nước ta sẽ ế vợ chỏng chơ. Đã thế, phong trào lấy chồng nước ngoài của chị em ngày càng gia tăng. Đến các tỉnh miền Tây Nam Bộ, đâu đâu cũng thấy chị em đăng ký lấy chồng Hàn, chồng Đài (Đài Loan)… Nạn "chảy máu gái Việt" đã trầm trọng lại càng trầm kha! Càng nghĩ tôi càng thấy trầm uất!
Mấy ông bạn gật đầu:
- Con cháu mình ế vợ hoặc phải ra nước ngoài lấy vợ là một nguy cơ có thật! Tất nhiên trong thời đại hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa, giao lưu văn hóa là đương nhiên, nhưng nếu chỉ do vì mất cân đối về giới tính mà phải "xuất ngoại tầm thê" thì gay quá!
- Đắng miệng quá các ông ạ!
- Vậy có cách nào để cứu vãn tình hình?
- Con nào cũng là con, "Con gái con trai chỉ hai là đủ". Mỗi gia đình cần phải bỏ thói quen "nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô", rồi cố sinh con trai cho bằng được.
- Vận động phong trào "phụ nữ Việt lấy chồng Việt" như kiểu "người Việt dùng hàng Việt ấy"!
- Nhưng nếu không hiệu quả thì sao?
- Làm tốt những điều trên khắc có hiệu quả tốt, nếu không đành phải chấp nhận "trai tân" đến lúc "nhắm mắt xuôi tay" hoặc… "hai ông, một bà như vợ chồng ông Táo!
VanVN.Net – Sáng 27/5/2012, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Lễ trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật và Danh hiệu Nghệ sỹ ưu tú đã được tổ chức trọng thể. Đến dự buổi Lễ có đồng chí ...
VanVN.Net - Mỗi nhà văn đều có một thế giới nhân vật riêng, với thói quen khai thác nhân vật theo một cách riêng. Theo đó, nhân vật có thể là thật hoặc hư cấu, nhưng thường đều dựa trên những ...
VanVN.Net - Từ xưa đến nay, bài thơ viết ngắn nhất là bài thơ chỉ có một câu. Kỷ lục vẫn thuộc về R. Tagore (nhà thơ ấn Độ, người đã đoạt giải Nô-ben văn chương cách nay trên 30 năm). ...
VanVN.Net – Chiều 6/6/2012, tiếp tục chương trình giao lưu, hợp tác văn học giữa trường Đại học Iowa và Hội Nhà văn Việt Nam, các nhà văn Hoa Kỳ có buổi trao đổi với các nhà văn Việt Nam về ...
VanVN.Net - Từ một thí nghiệm vô nghĩa là gần đây người ta mong muốn gán cho văn hóa một sự quan trọng thái quá, nên chắc chắn thời nào văn hóa cũng được coi trọng.
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn