Ông Hồ Xuân Hùng - Thứ trưởng Bộ NN - PTNT
Văn hóa nhà ở đang có vấn đề
Ông Hồ Xuân Hùng cho biết:
Phát triển nhà ở năm 2010 đã đạt được nhiều thành công. Cái được lớn nhất, tôi cho đó là Nghị định 167 của Chính phủ về giải quyết nhà ở, xóa nhà tạm cho người nghèo. Nghị định rất thành công và được lòng dân. Tính đến 31/1/2011, cả nước đã hoàn thành hỗ trợ nhà ở cho 316.975/512.425 hộ, đạt tỉ lệ 62% mà Chương trình đề ra. Quyết sách huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, hệ thống xã hội và các doanh nghiệp vào cuộc. Các chính sách khác như: nhà ở cho sinh viên nghèo, nhà cho những hộ gia đình thu nhập thấp… cũng đã có những thành công đáng kể.
Có những thành công nhất định như vậy, sao ông cảm thấy buồn?
Tôi buồn vì cái tồn tại lớn nhất mà rất ít người để ý đến, ngay cả Ban chỉ đạo Trung ương cũng không thấy nhắc đến trong báo cáo. Đó là văn hóa nhà ở. Có lẽ nhiều năm qua chúng ta chỉ lo đến cái nhà ở cho dân chứ chưa đề cập đến văn hóa nhà ở. Một quốc gia nào cũng vậy. Văn hóa nhà ở là vấn đề then chốt.
Tại sao ở vùng ĐBSH, mẫu nhà ngói ngày xưa phải có khung gỗ bên trong và được làm theo kiểu "Tam vai cổ nghé", còn vùng Nghệ - Tĩnh phải là nhà tứ trụ, kèo chuyền, chụp hoặc thẳng. Vùng đồng bào Thái thì phải nhà sàn, đồng bào Mông, Tày, Nùng phải là nhà đất chình tường. Đó chính là văn hóa nhà ở.
Năm 1996, khi tôi lên thăm cây đa Tân Trào (Tuyên Quang). Ở đó có một nhà bảo tàng. Tôi hỏi người hướng dẫn viên là nhà này do ai thiết kế? Họ trả lời không biết. Tôi dám chắc là người thiết kế ngôi nhà ấy quê ở vùng Nam Định hoặc Thái Bình. Lần sau tôi lên thì người ta cho biết, đúng như thế thật. Người thiết kế quê ở Thái Bình gốc Nam Định và lớn lên ở Tuyên Quang. Tại sao thế? Vì chỉ cần nhìn vào mẫu nhà sàn thì dễ dàng biết không phải của người Thái mà là của người Kinh thiết kế. Điều đó ghi nhận dấu ấn rất đậm của văn hóa nhà ở.
Ông bà xưa đã có câu “Con không cha như nhà không nóc”. Bây giờ thử nhìn đất nước mình xem, từ nông thôn đến thành thị, nhà mất nóc hết rồi. Cái đấy vui hay buồn? Là văn hóa hay không văn hóa? |
Thời bác Đỗ Mười làm Tổng Bí thư. Bác Mười đi từ Lào về Vinh (lúc đó ông Hồ Xuân Hùng là chủ tịch tỉnh Nghệ An - NV) mới bảo tôi rằng: “Hùng ơi! Mình bay một vòng trên bầu trời Vinh mà không thấy ngôi nhà nào mang màu sắc của Vinh cả. Còn bay ở Viên - Chăn, nhìn xuống ngôi nhà nào cũng mang bản sắc của Lào”. Tôi bí quá nên mới hỏi bác Mười: “Bác ơi! Vậy ở đất nước mình ở chỗ nào có nhà mang bản sắc người Việt, bác chỉ cho cháu xem với?”. Bác Mười chỉ cười. Sau đó anh em đi trong đoàn nói với tôi: Ông làm khó Tổng Bí thư quá!
Điều đó cho thấy rằng văn hóa nhà ở đang có vấn đề. Khi bác Võ Văn Kiệt làm Thủ tướng Chính phủ lại bảo tôi: “Mình cứ tưởng chỉ có “Em ơi Hà Nội chóp” nhưng vào Vinh cũng thấy: “Em ơi thành Vinh chóp”. Điều đó nói lên vấn đề gì? Năm 1996, tôi từng nói với Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh rằng: “Anh Khánh ơi. Không khéo làng Kim Liên quê Bác Hồ trở thành phố Kim Liên mất”. Đến bây giờ tôi vẫn nghĩ điều đó.
Vậy nguyên nhân dẫn tới điều đó là gì thưa ông?
Có người nói rằng do thiếu quy hoạch nhưng cũng có người ngụy biện rằng do còn nghèo, thiếu tiền thì nói chi đến văn hóa nhà ở…
Tôi khẳng định là không phải do thiếu tiền. Chúng ta đừng đổ cho tiền. Đất nước Lào, Campuchia cũng nghèo lắm chứ nhưng họ có nét riêng của họ. Cái đó là văn hóa. Ngay đạo Phật, đạo Thiên chúa… bất cứ ở quốc gia nào kiến trúc cũng giống nhau như đúc. Tôi sợ nhất là nhiều tiền mà đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
Phổ biến về đánh mất bản sắc văn hóa nhà ở là những nơi nông thôn khá giả. Họ làm nhà mái bằng hết. Đến ngay như tôi và bố tôi còn tranh cãi về việc làm nhà cấp 4 hay nhà tầng cơ mà. Về sau bố tôi vẫn nghe tôi làm nhà cấp 4 có mái.
Chừng nào trong chiến lược hoạch định chúng ta không quan tâm đến văn hóa nhà ở sẽ mất đi một cái rất lớn lao. Mất đi tích tụ văn hóa của chính người Việt. |
Giữ gìn bản sắc văn hóa không phải cứ có tiền là làm. Quan trọng là ý thức con người. Cho đến bây giờ, nước mình chưa có một quy chế nào về xây dựng nhà ở. Chưa có cái gì cả. Khu đô thị mới thì chỗ mang bản sắc Pháp, chỗ mang bản sắc Anh, chỗ nhang nhác Singapore… Có chỗ nào mang bản sắc Việt Nam? Tôi khẳng định là không có.
Dân tộc mất đi bản sắc thì thật nguy hại
Như ông nói thì thực trạng ấy rất đáng động và hệ quả của nó để lại là gì thư ông? Tại sao chúng ta chưa giải quyết được vấn đề này?
Tôi cho rằng, nếu chúng ta thờ ơ với vấn đề này thì cái giá phải trả là rất lớn. Ai trả lời những câu hỏi này? Không phải là người dân đâu. Chúng ta biết người dân bây giờ có xu hướng thích ở nhà cao tầng, thích nhà cửa bê tông. Mong muốn của họ không có sai. Tôi cho rằng, người lãnh đạo phải biết định hướng cho dân làm sao phù hợp với mong muốn phát triển của họ nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa. Tiêu chí nhà ở không chỉ cho nông thôn mà cả cho thành thị. Cả cho khu đô thị, khu liền kề, khu phố cổ, phố mới…
Còn hậu quả lớn nhất mà nó để lại là mất đi bản sắc của người Việt. Đó là cái đau đớn nhất mà thế hệ sau phải gánh chịu. Một khi dân tộc mất đi bản sắc thì không còn là dân tộc nữa. Đồng ý là chúng ta phải hội nhập nhưng phải giữ được bản sắc. Ở các nước phát triển như Mỹ, Anh…họ vẫn đấu tranh rất quyết liệt về văn hóa nhà ở. Thậm chí có đất nước khi tôi đến tham quan, họ cho biết: Chúng tôi xây dựng cả một đạo luật để khôi phục văn hóa nông thôn, văn hóa nhà ở.
Văn hóa nông thôn là văn hóa của cả quốc gia. Mọi quốc gia đều bắt đầu từ nông thôn cả. Từ đó, quá trình phát triển của dân tộc mới sinh ra đô thị. Không có quốc gia nào bắt đầu từ thành phố cả. |
Người Việt mình quen ở bẩn hay sao ấy!
Còn một hậu quả của phát triển nhà ở thiếu quy hoạch nữa mà chưa thấy ông đề cập đến, đó là ô nhiễm môi trường ở nông thôn cũng đang rất báo động…
Đúng vậy. Đây là vấn đề lớn. Người Việt mình quen ở bẩn rồi hay sao ấy. Xem nhẹ môi trường. Đặt chuồng lợn chuồng gà trong nhà bếp. Đặt chuồng bò dưới sàn nhà. Vấn đề môi trường nông thôn gắn với nhà ở là một cuộc cách mạng lớn trong quá trình phát triển. Chúng tôi đã làm về vấn đề này hàng chục năm nay rồi mà vẫn chưa xong. Vì sao như vậy? Nó đòi hỏi độ sâu rộng và quá trình nhận thức của người dân. Trong khi chúng ta không kiên trì và chú tâm đến vấn đề này lắm.
Không chỉ nông thôn mà ngay cả ở thành phố cũng vướng phải điều này. Đối với người Việt, phong thủy rất quan trọng. Những thứ cơ bản nhất như chuyện hai nhà không được mở cửa đối diện nhau; nhà vệ sinh không được đối diện nhà bếp… Nhưng đáng tiếc điều đó vẫn xảy ra. Ngay chính nhà tôi ở được Nhà nước cấp cho cũng phải chịu đựng điều này. Người thiết kế đã không tính đến giá trị văn hóa nhà ở.
Có thể là chậm nhưng chúng ta khắc phục điều này bằng cách nào?
Từ tư duy như thế nên tôi đề nghị phải đưa ra được các tiêu chí về nhà ở. Chẳng có gì khó khăn hay tốn kém gì cả. Ví dụ như Nhật Bản, họ đưa ra tiêu chí là nhà ở nông thôn phải có khuôn viên, vườn tược, không được xây quá hai tầng và phải có mái. Đi các làng quê ở Nhật chỗ nào cũng thế. Rất đẹp. Từ xưa đến nay, 54 dân tộc Việt Nam về văn hóa nhà ở, nhà nào cũng có nóc hết. Chỉ có sau này khi Tây hóa mới làm nhà mái bằng thôi. Ngay ở Hà Nội, ngày trước cũng toàn nhà có mái ấy chứ. Còn bây giờ? Buồn quá.
Chúng ta phải đưa ra được một bộ tiêu chí. Chúng ta đang bỏ lỡ thời cơ, nếu sau này muốn làm lại thì khó lắm.
Xin cám ơn ông!
Ông Hồ Xuân Hùng - Thứ trưởng Bộ NN - PTNT
Văn hóa nhà ở đang có vấn đề
Ông Hồ Xuân Hùng cho biết:
Phát triển nhà ở năm 2010 đã đạt được nhiều thành công. Cái được lớn nhất, tôi cho đó là Nghị định 167 của Chính phủ về giải quyết nhà ở, xóa nhà tạm cho người nghèo. Nghị định rất thành công và được lòng dân. Tính đến 31/1/2011, cả nước đã hoàn thành hỗ trợ nhà ở cho 316.975/512.425 hộ, đạt tỉ lệ 62% mà Chương trình đề ra. Quyết sách huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, hệ thống xã hội và các doanh nghiệp vào cuộc. Các chính sách khác như: nhà ở cho sinh viên nghèo, nhà cho những hộ gia đình thu nhập thấp… cũng đã có những thành công đáng kể.
Có những thành công nhất định như vậy, sao ông cảm thấy buồn?
Tôi buồn vì cái tồn tại lớn nhất mà rất ít người để ý đến, ngay cả Ban chỉ đạo Trung ương cũng không thấy nhắc đến trong báo cáo. Đó là văn hóa nhà ở. Có lẽ nhiều năm qua chúng ta chỉ lo đến cái nhà ở cho dân chứ chưa đề cập đến văn hóa nhà ở. Một quốc gia nào cũng vậy. Văn hóa nhà ở là vấn đề then chốt.
Tại sao ở vùng ĐBSH, mẫu nhà ngói ngày xưa phải có khung gỗ bên trong và được làm theo kiểu "Tam vai cổ nghé", còn vùng Nghệ - Tĩnh phải là nhà tứ trụ, kèo chuyền, chụp hoặc thẳng. Vùng đồng bào Thái thì phải nhà sàn, đồng bào Mông, Tày, Nùng phải là nhà đất chình tường. Đó chính là văn hóa nhà ở.
Năm 1996, khi tôi lên thăm cây đa Tân Trào (Tuyên Quang). Ở đó có một nhà bảo tàng. Tôi hỏi người hướng dẫn viên là nhà này do ai thiết kế? Họ trả lời không biết. Tôi dám chắc là người thiết kế ngôi nhà ấy quê ở vùng Nam Định hoặc Thái Bình. Lần sau tôi lên thì người ta cho biết, đúng như thế thật. Người thiết kế quê ở Thái Bình gốc Nam Định và lớn lên ở Tuyên Quang. Tại sao thế? Vì chỉ cần nhìn vào mẫu nhà sàn thì dễ dàng biết không phải của người Thái mà là của người Kinh thiết kế. Điều đó ghi nhận dấu ấn rất đậm của văn hóa nhà ở.
Ông bà xưa đã có câu “Con không cha như nhà không nóc”. Bây giờ thử nhìn đất nước mình xem, từ nông thôn đến thành thị, nhà mất nóc hết rồi. Cái đấy vui hay buồn? Là văn hóa hay không văn hóa? |
Thời bác Đỗ Mười làm Tổng Bí thư. Bác Mười đi từ Lào về Vinh (lúc đó ông Hồ Xuân Hùng là chủ tịch tỉnh Nghệ An - NV) mới bảo tôi rằng: “Hùng ơi! Mình bay một vòng trên bầu trời Vinh mà không thấy ngôi nhà nào mang màu sắc của Vinh cả. Còn bay ở Viên - Chăn, nhìn xuống ngôi nhà nào cũng mang bản sắc của Lào”. Tôi bí quá nên mới hỏi bác Mười: “Bác ơi! Vậy ở đất nước mình ở chỗ nào có nhà mang bản sắc người Việt, bác chỉ cho cháu xem với?”. Bác Mười chỉ cười. Sau đó anh em đi trong đoàn nói với tôi: Ông làm khó Tổng Bí thư quá!
Điều đó cho thấy rằng văn hóa nhà ở đang có vấn đề. Khi bác Võ Văn Kiệt làm Thủ tướng Chính phủ lại bảo tôi: “Mình cứ tưởng chỉ có “Em ơi Hà Nội chóp” nhưng vào Vinh cũng thấy: “Em ơi thành Vinh chóp”. Điều đó nói lên vấn đề gì? Năm 1996, tôi từng nói với Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh rằng: “Anh Khánh ơi. Không khéo làng Kim Liên quê Bác Hồ trở thành phố Kim Liên mất”. Đến bây giờ tôi vẫn nghĩ điều đó.
Vậy nguyên nhân dẫn tới điều đó là gì thưa ông?
Có người nói rằng do thiếu quy hoạch nhưng cũng có người ngụy biện rằng do còn nghèo, thiếu tiền thì nói chi đến văn hóa nhà ở…
Tôi khẳng định là không phải do thiếu tiền. Chúng ta đừng đổ cho tiền. Đất nước Lào, Campuchia cũng nghèo lắm chứ nhưng họ có nét riêng của họ. Cái đó là văn hóa. Ngay đạo Phật, đạo Thiên chúa… bất cứ ở quốc gia nào kiến trúc cũng giống nhau như đúc. Tôi sợ nhất là nhiều tiền mà đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
Phổ biến về đánh mất bản sắc văn hóa nhà ở là những nơi nông thôn khá giả. Họ làm nhà mái bằng hết. Đến ngay như tôi và bố tôi còn tranh cãi về việc làm nhà cấp 4 hay nhà tầng cơ mà. Về sau bố tôi vẫn nghe tôi làm nhà cấp 4 có mái.
Chừng nào trong chiến lược hoạch định chúng ta không quan tâm đến văn hóa nhà ở sẽ mất đi một cái rất lớn lao. Mất đi tích tụ văn hóa của chính người Việt. |
Giữ gìn bản sắc văn hóa không phải cứ có tiền là làm. Quan trọng là ý thức con người. Cho đến bây giờ, nước mình chưa có một quy chế nào về xây dựng nhà ở. Chưa có cái gì cả. Khu đô thị mới thì chỗ mang bản sắc Pháp, chỗ mang bản sắc Anh, chỗ nhang nhác Singapore… Có chỗ nào mang bản sắc Việt Nam? Tôi khẳng định là không có.
Dân tộc mất đi bản sắc thì thật nguy hại
Như ông nói thì thực trạng ấy rất đáng động và hệ quả của nó để lại là gì thư ông? Tại sao chúng ta chưa giải quyết được vấn đề này?
Tôi cho rằng, nếu chúng ta thờ ơ với vấn đề này thì cái giá phải trả là rất lớn. Ai trả lời những câu hỏi này? Không phải là người dân đâu. Chúng ta biết người dân bây giờ có xu hướng thích ở nhà cao tầng, thích nhà cửa bê tông. Mong muốn của họ không có sai. Tôi cho rằng, người lãnh đạo phải biết định hướng cho dân làm sao phù hợp với mong muốn phát triển của họ nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa. Tiêu chí nhà ở không chỉ cho nông thôn mà cả cho thành thị. Cả cho khu đô thị, khu liền kề, khu phố cổ, phố mới…
Còn hậu quả lớn nhất mà nó để lại là mất đi bản sắc của người Việt. Đó là cái đau đớn nhất mà thế hệ sau phải gánh chịu. Một khi dân tộc mất đi bản sắc thì không còn là dân tộc nữa. Đồng ý là chúng ta phải hội nhập nhưng phải giữ được bản sắc. Ở các nước phát triển như Mỹ, Anh…họ vẫn đấu tranh rất quyết liệt về văn hóa nhà ở. Thậm chí có đất nước khi tôi đến tham quan, họ cho biết: Chúng tôi xây dựng cả một đạo luật để khôi phục văn hóa nông thôn, văn hóa nhà ở.
Văn hóa nông thôn là văn hóa của cả quốc gia. Mọi quốc gia đều bắt đầu từ nông thôn cả. Từ đó, quá trình phát triển của dân tộc mới sinh ra đô thị. Không có quốc gia nào bắt đầu từ thành phố cả. |
Người Việt mình quen ở bẩn hay sao ấy!
Còn một hậu quả của phát triển nhà ở thiếu quy hoạch nữa mà chưa thấy ông đề cập đến, đó là ô nhiễm môi trường ở nông thôn cũng đang rất báo động…
Đúng vậy. Đây là vấn đề lớn. Người Việt mình quen ở bẩn rồi hay sao ấy. Xem nhẹ môi trường. Đặt chuồng lợn chuồng gà trong nhà bếp. Đặt chuồng bò dưới sàn nhà. Vấn đề môi trường nông thôn gắn với nhà ở là một cuộc cách mạng lớn trong quá trình phát triển. Chúng tôi đã làm về vấn đề này hàng chục năm nay rồi mà vẫn chưa xong. Vì sao như vậy? Nó đòi hỏi độ sâu rộng và quá trình nhận thức của người dân. Trong khi chúng ta không kiên trì và chú tâm đến vấn đề này lắm.
Không chỉ nông thôn mà ngay cả ở thành phố cũng vướng phải điều này. Đối với người Việt, phong thủy rất quan trọng. Những thứ cơ bản nhất như chuyện hai nhà không được mở cửa đối diện nhau; nhà vệ sinh không được đối diện nhà bếp… Nhưng đáng tiếc điều đó vẫn xảy ra. Ngay chính nhà tôi ở được Nhà nước cấp cho cũng phải chịu đựng điều này. Người thiết kế đã không tính đến giá trị văn hóa nhà ở.
Có thể là chậm nhưng chúng ta khắc phục điều này bằng cách nào?
Từ tư duy như thế nên tôi đề nghị phải đưa ra được các tiêu chí về nhà ở. Chẳng có gì khó khăn hay tốn kém gì cả. Ví dụ như Nhật Bản, họ đưa ra tiêu chí là nhà ở nông thôn phải có khuôn viên, vườn tược, không được xây quá hai tầng và phải có mái. Đi các làng quê ở Nhật chỗ nào cũng thế. Rất đẹp. Từ xưa đến nay, 54 dân tộc Việt Nam về văn hóa nhà ở, nhà nào cũng có nóc hết. Chỉ có sau này khi Tây hóa mới làm nhà mái bằng thôi. Ngay ở Hà Nội, ngày trước cũng toàn nhà có mái ấy chứ. Còn bây giờ? Buồn quá.
Chúng ta phải đưa ra được một bộ tiêu chí. Chúng ta đang bỏ lỡ thời cơ, nếu sau này muốn làm lại thì khó lắm.
Xin cám ơn ông!
VanVN.Net - Sáng nay, 10/8/2011 tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm nửa thế kỷ thảm họa da cam gieo rắc trên đất nước ta. Đúng ...
VanVN.Net - Nhà văn I. M. Poliakov, Tổng biên tập Văn báo, ủy viên ủy ban Văn hóa phủ Tổng thống, ủy viên Đoàn chủ tịch Hội nhà báo Matxcơva, tác giả nhiều tiểu thuyết chống quan liêu như Tình trạng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - Đỗ Kim Cuông vừa cho xuất bản “Sau rừng là biển” - cuốn tiểu thuyết thứ 12. Đọc những trang đầu, tưởng chỉ là một câu chuyện đơn giản và quen thuộc: ba người lính quê một tỉnh đồng ...
Tiếp tục chương trình hoạt động của kỳ họp thứ 4 (Khóa VIII), hôm nay, ngày 7/8/2011, BCH Hội Nhà văn VN đã có chuyến đi thực tế tại trại sản xuất giống tu hài của công ty TNHH Đỗ Tờ ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn