VanVN.Net - Hồi anh làm biên tập cho báo Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, một thời gian dài đều thấy anh ngủ bàn. Nhà thơ Trần Sĩ Tuấn từng viết tặng anh bài thơ khá cảm động về tình trạng này: "Đêm dài quá anh ạ/ Tuổi năm mươi nằm một mình không ấm chỗ/ Chiếc bàn gỗ hình chữ nhật/ ngắn và hẹp/ Anh nằm nghiêng riết thành quen. Muỗi vo ve cắt đêm thành những vòng tròn? Đêm cắt anh thành hình chữ nhật..."
Nhà thơ Hoài Anh
Mới hôm nào, được biết Hoài Anh ra Hà Nội, đang uống trà ở nhà anh Hoàng Quốc Hải, tôi vội phóng xe đến. Anh Hoàng Quốc Hải và tôi ngạc nhiên nghe dự định của Hoài Anh: “Chuyến này tôi sẽ về quê (xã Bồ Đề- Bình Lục- Hà Nam), và ở hẳn đó”. Tôi không rõ anh Hoàng Quốc Hải nghĩ sao, còn tôi, thấy dự kiến đó là điều không tưởng ở tuổi anh, sức khỏe anh (tai nghe không còn rõ nữa, rồi suy thận, tiểu đường…), chưa nói đến nhà cửa đất đai, đâu cũng có chủ cả rồi, anh rời quê ngần ấy năm, rời Hà Nội ngần ấy năm. Nay ở thành phố Hồ Chí Minh thì một em đánh giầy ở quán bia Trần Quốc Thảo, ở đường Trần Đình Xu cũng biết anh. Về quê thì lứa trẻ gọi anh bằng chú bác, bằng ông trẻ liệu còn ai thân đến độ sẵn sàng thay con cháu hầu anh với mấy thứ bệnh anh mang trong người? Một người coi công việc như hơi thở thì mối quan hệ giữa anh với môi trường bạn bè in ấn như cá với nước, rời nước, anh sống làm sao!
Nghĩ là nghĩ thế thôi, biết có bàn lại với anh cũng vô ích, thôi thì cứ để anh về quê một chuyến, thực tế ở quê hương khi anh ngỏ ý cần một không gian sống, sẽ điều chỉnh dự định cuối đời, nếu anh cần một sự thay đổi! Vậy mà ước nguyện chưa kịp thực hiện, anh đã vội ra đi…
Nhớ lại những năm chúng tôi còn trẻ, có một thế hệ nhà thơ xuất hiện ngay sau hòa bình lập lại ở miền Bắc(1954), tập trung ở thủ đô Hà nội, trong đó có Hoài Anh. Trong không khí hào hứng, nhớ lại chuỗi gian lao những ngày đầu kháng chiến là cảm hứng dĩ nhiên của chúng tôi. Hoài Anh là người có những bài thơ nổi trội về mảng đề tài này, được bạn bè, độc giả Hà Nội và cả nước biết đến. Mấy ai không thuộc: Một người bạn tôi gặp trong đêm ấy/ Ra phố mua một bao thuốc lá/ Chín năm sau anh mới trở về nhà/ Ta mang ba mươi sáu phố phường đi kháng chiến/ Chín năm rừng lòng vẫn thủ đô! (Nhớ ngày Thủ đô kháng chiến). Sự rời nhà đi kháng chiến được miêu tả độc đáo và lãng mạn đến thế! Đâu phải những phút giây bịn rịn “đìu hiu Dịch Thủy lạnh lùng ghê …” “tráng sĩ một đi không bao giờ về” đầy vẻ bi tráng. Nay, người Hà Nội hiện đại hoàn tất một sứ mệnh lịch sử mà vẫn hào hoa, tự tại, ung dung như ra phố mua bao thuốc lá! Cả cách nói giản lược “mang phố phường đi kháng chiến” và “Chín năm rừng lòng vẫn Thủ đô”, đặt danh từ vào vị trí tính từ lúc ấy là mới lắm!
Mỗi nhà thơ có một giai đoạn cốt lõi của cả sự nghiệp, phần lớn tinh anh sáng tạo của nhà thơ như phát tiết cả vào giai đoạn đó! Thí dụ với nhà thơ Bích Khê, sau khi bị Hàn Mặc Tử chê thơ, trả lại bản thảo, ông chỉ có 3 tháng lao động cật lực, mà viết xong tập thơ Tinh huyết để đời! Với Hoài Anh, giai đoạn đó tôi cho là ứng với thập niên đầu sau 1954 giải phóng thủ đô.
Hoài Anh để lại dấu ấn khá đậm với chùm thơ mang cảm hứng sử thi: Nhớ ngày thủ đô kháng chiến, Lời thề rạp Tố Như, Đêm tuyên ngôn…
Anh phát ngôn cho lòng tự hào người Hà Nội… Trước đau thương Hà Nội không buồn/ Hà nội rắn như thanh sắt nguội! Cách đánh giặc độc đáo của người Hà Nội hiện lên trong thơ anh: Mỗi phố đánh Tây bằng đặc sản/ Phố Hàng Bát mang bát/ phố Hàng Bông mang bông/ đắp ụ ngăn xe giặc tới… Ấn tượng nhất là câu: Lý Thiết Quài trong tủ chè/ cũng nóng lòng khua gậy đánh Tây. Không chỉ giỏi chọn lọc chi tiết, anh còn có những câu khái quát thoả đáng: Khi ngọn cỏ cũng vươn mình chống giặc?/ Lòng mỗi người đều hoá chiến khu.
Hoài Anh có thời gian dài viết kịch bản và chuyển thể kịch bản cải lương, anh sống cận kề với diễn viên ngay tại rạp Tố Như (phố Hàng Bạc), hiểu khá sâu cuộc đời những đào kép cũ ngủ khe phông, sống trên sàn gỗ.
Anh thông cảm sâu sắc với Nghề bán khóc bán cười cho chủ rạp/ Trọn đời đeo một tiếng vô loài nên mới viết được câu xót xa thế này về họ: …nhiều khi đánh lẫn mặt mình/ Bóng thương người khóc/ Người thương bóng gầy.
Chủ đề thứ hai, anh nhằm tôn vinh Cái Đẹp, người làm nghệ thuật. Bài thơ thành công nhất trong đề tài này là Bức tranh gà. Anh dựng cảnh nghệ nhân vẽ tranh với nhiều chi tiết thơ sống động: Bác thợ lật giấy/ Con gà đứng dậy/ Ô sao bỗng thấy/ Mắt gà chớp nhanh/ Mắt bác không chớp. Từ đó để nhà thơ khái quát: Hồn nước sống mãi/ Con gà đứng canh và Ơi người nghệ sĩ/ Tên là dân gian/ Góp cùng trời đất/ Con gà Việt Nam/ Gà từ trong tranh/ Gà ra cuộc đời/ Gáy lên gà ơi!
Nhớ những ngày anh sống trên căn gác chật chội phố Hàng Buồm. Có lần tôi đến, thấy anh nằm bò ra giường mồ hôi nhễ nhại, hỏi anh đang viết gì, anh đáp: “Mình viết xã luận cho báo Lao Động về ngày 1 tháng 5”. Thông minh, có trí nhớ hiếm có, anh nhận viết theo yêu cầu các báo kiếm đồng nhuận bút nuôi con và nuôi thơ…
Hồi tôi còn công tác ở Hải Phòng, những năm chiến tranh phá hoại, đường số 5 bị bom đánh sập mấy cây cầu, ô tô khách rất hiếm, nhiều khi phải đạp xe suốt trăm cây số đường 5 mới về được căn gác nhỏ phố Nguyễn Siêu, vợ con tôi đang sống ở đó. Thế mà chỉ vài giờ sau, buổi tối, tôi đã có nhu cầu dạo quanh hồ Gươm một hai vòng, và không quên ghé qua dẫy số chẵn Hàng Bồ rủ Hoài Anh đi dạo. Một công đôi ba việc. Tôi được nghe tin tức về các bạn thơ, Phạm Ngọc Cảnh đã biến khỏi Hà Nội, ai cũng biết nơi anh đang đến, về Ca Lê Hiến sắp đi B, về Nguyễn Mỹ vừa viết bài thơ Cuộc chia ly màu đỏ rất được (!), về ông Trinh Đường báo Văn Nghệ định tuyển một trang thơ hay của Hà Nội, tiếp đó là một trang của Hải Phòng để kích động giới trẻ hai vùng thơ đang sung sức vv… Cái thú nữa là khi đi dạo, đôi khi Hoài Anh nẩy ra những ý tưởng, những so sánh lạ mà mình không nghĩ tới. Có hôm anh chỉ Tháp Rùa trước mặt mà nói: “Mình có cảm tưởng Tháp Rùa là cái trụ của chiếc đèn kéo quân, mà tớ với cậu là những quân chạy quanh tán đèn.” Ừ nhỉ! Ít ra là điều đó đúng với tôi, đúng cả với chuỗi thời gian sau đó: mười năm ở thành phố biển, lại dăm năm núi Tản sông Đà, rồi về Hà Nội, vẫn chỉ chạy quanh cái Tháp Rùa!
Hoài Anh có một trí nhớ đặc biệt, nhất là nhớ thơ. Khi anh đã nhớ và thừa nhận đó là bài thơ hay, câu thơ hay thì anh rất dị ứng với sự “tam sao thất bản” làm tì vết những viên ngọc đó. Chúng tôi, lớp học sinh Hà Nội trong vùng tạm chiếm có sở thích sưu tầm những bài thơ hay vùng kháng chiến. Những Tây Tiến, Lính râu ria, Quán bên đường của Quang Dũng chúng tôi đều đã chuyền tay nhau chép. Hoài Anh thì được tiếp nhận những bài thơ này từ nhiều nguồn: Thí dụ anh đọc “Tây Tiến” từ một tạp chí Văn Nghệ in ở Việt Bắc, “Trắc ẩn” ở sổ tay một đồng đội. “Quán bên đường” lại đọc từ tập san Kinh đô Văn Nghệ của Đinh Hùng in trong vùng tạm chiếm, khi anh đang lặn lội vùng địch hậu Khu III, theo anh kể trong cuốn Chân dung văn học (NXB Hội nhà văn, 2001). Tôi đã chứng kiến ở quán trà Phúc Châu phố Tạ Hiện, anh phản ứng với nhà thơ Quang Dũng, người anh hằng cảm phục về những câu thơ hay anh thuộc, mà nay…chính tác giả lại tự làm “xây xước” thơ mình. Giở tập thơ Rừng biển quê hương vừa in xong lúc ấy (in chung với Trần Lê Văn, 1957), Hoài Anh nghẹn run lên: “Anh…anh sửa…sửa lại thế này hỏng hết thơ anh còn gì! Mới bị phê là “buổn rớt” anh đã “kinh cung chi điểu” ư?” Thì ra, Hoài Anh nói về câu cuối ở bài “Quán nước”, hai câu cuối anh thuộc là:
Hồn lính vương qua vài sợi tóc
Tôi thương mà em đâu có hay!
“Câu thơ tình cảm đúng với hoàn cảnh quá! Nay bản in là Có gì man mác tự vừa đây… “tự vừa đây” là cái gì? Lại còn Mắt em như nước giếng thôn làng, thế chỗ của Mắt em dìu dịu buồn Tây phương thế nào được. Cô gái vùng Sơn Tây, nơi có chùa Tây Phương với những tượng La Hán nổi tiếng, phía tây Hà Nội, sao lại phải đổi…”
Mấy hôm sau gặp tôi, anh tỏ ra ân hận: “Hôm ấy anh Dũng chỉ im lặng, cười hiền lành, tôi thấy mình hỗn quá, bất nhẫn quá…nhưng từ đó, khi làm tuyển thơ Hà Nội, tôi không muốn giở sách của anh ấy ra chọn bài, mà chọn theo trí nhớ …” Hoài Anh đôi lúc cực đoan như vậy!
Hồi anh làm biên tập cho báo Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, một thời gian dài đều thấy anh ngủ bàn. Nhà thơ Trần Sĩ Tuấn từng viết tặng anh bài thơ khá cảm động về tình trạng này: Đêm dài quá anh ạ/ Tuổi năm mươi nằm một mình không ấm chỗ/ Chiếc bàn gỗ hình chữ nhật/ ngắn và hẹp/ Anh nằm nghiêng riết thành quen. Muỗi vo ve cắt đêm thành những vòng tròn? Đêm cắt anh thành hình chữ nhật/ Ngắn và hẹp. Những giấc mơ anh bị đóng khung? những giấc mơ anh nằm nghiêng/ Những giấc mơ không lăn qua lăn lại/ Sợ hụt chân rớt xuống sàn nhà. Giật mình tỉnh giấc/ Là lúc anh vắt kiệt ra để sống/ Vắt kiệt ra để yêu/ Đêm chạy trên trang giấy...(Đêm).
Khi anh đã có căn buồng riêng, mấy lần gặp tôi khi anh ra Hà Nội, anh luôn mời: “Mình đã có nhà, lúc nào vào, ghé chỗ mình ngủ nhé!”…
Nhìn vào hành trình sáng tạo của Hoài Anh, ta thấy cái phần tươi xanh của tâm hồn, anh dành cho Thơ giai đoạn đầu đời viết, gắn bó chặt chẽ với những kỷ niệm, con người, cảnh vật khu phố cổ Hà Nội. Giai đoạn sau 1976, khi chuyển cư vào thành phố Hồ Chí Minh, anh chủ yếu dành cho văn xuôi (tiểu thuyết lịch sử, nghiên cứu phê bình, dịch thuật…) gần hết thời gian sống. Điều đó phù hợp với đặc điểm sáng tạo từng giai đoạn trong cuộc đời một nhà văn đa tài như Hoài Anh! Tôi muốn gọi anh là người thơ Hà Nội, bởi nỗi niềm thơ và kỷ niệm, hình ảnh khu phố cổ Hà Nội vẫn đau đáu, thường trực trong anh bất kể anh viết về thể loại nào, cư ngụ ở chân trời nào. Anh là người nghệ sĩ đã vẽ Bức tranh gà, vẽ đạt đến nỗi khi anh mất rồi, con gà của anh vẫn đang cất cao tiếng gáy…
VanVN.Net - Hồi anh làm biên tập cho báo Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, một thời gian dài đều thấy anh ngủ bàn. Nhà thơ Trần Sĩ Tuấn từng viết tặng anh bài thơ khá cảm động về tình trạng này: "Đêm dài quá anh ạ/ Tuổi năm mươi nằm một mình không ấm chỗ/ Chiếc bàn gỗ hình chữ nhật/ ngắn và hẹp/ Anh nằm nghiêng riết thành quen. Muỗi vo ve cắt đêm thành những vòng tròn? Đêm cắt anh thành hình chữ nhật..."
Nhà thơ Hoài Anh
Mới hôm nào, được biết Hoài Anh ra Hà Nội, đang uống trà ở nhà anh Hoàng Quốc Hải, tôi vội phóng xe đến. Anh Hoàng Quốc Hải và tôi ngạc nhiên nghe dự định của Hoài Anh: “Chuyến này tôi sẽ về quê (xã Bồ Đề- Bình Lục- Hà Nam), và ở hẳn đó”. Tôi không rõ anh Hoàng Quốc Hải nghĩ sao, còn tôi, thấy dự kiến đó là điều không tưởng ở tuổi anh, sức khỏe anh (tai nghe không còn rõ nữa, rồi suy thận, tiểu đường…), chưa nói đến nhà cửa đất đai, đâu cũng có chủ cả rồi, anh rời quê ngần ấy năm, rời Hà Nội ngần ấy năm. Nay ở thành phố Hồ Chí Minh thì một em đánh giầy ở quán bia Trần Quốc Thảo, ở đường Trần Đình Xu cũng biết anh. Về quê thì lứa trẻ gọi anh bằng chú bác, bằng ông trẻ liệu còn ai thân đến độ sẵn sàng thay con cháu hầu anh với mấy thứ bệnh anh mang trong người? Một người coi công việc như hơi thở thì mối quan hệ giữa anh với môi trường bạn bè in ấn như cá với nước, rời nước, anh sống làm sao!
Nghĩ là nghĩ thế thôi, biết có bàn lại với anh cũng vô ích, thôi thì cứ để anh về quê một chuyến, thực tế ở quê hương khi anh ngỏ ý cần một không gian sống, sẽ điều chỉnh dự định cuối đời, nếu anh cần một sự thay đổi! Vậy mà ước nguyện chưa kịp thực hiện, anh đã vội ra đi…
Nhớ lại những năm chúng tôi còn trẻ, có một thế hệ nhà thơ xuất hiện ngay sau hòa bình lập lại ở miền Bắc(1954), tập trung ở thủ đô Hà nội, trong đó có Hoài Anh. Trong không khí hào hứng, nhớ lại chuỗi gian lao những ngày đầu kháng chiến là cảm hứng dĩ nhiên của chúng tôi. Hoài Anh là người có những bài thơ nổi trội về mảng đề tài này, được bạn bè, độc giả Hà Nội và cả nước biết đến. Mấy ai không thuộc: Một người bạn tôi gặp trong đêm ấy/ Ra phố mua một bao thuốc lá/ Chín năm sau anh mới trở về nhà/ Ta mang ba mươi sáu phố phường đi kháng chiến/ Chín năm rừng lòng vẫn thủ đô! (Nhớ ngày Thủ đô kháng chiến). Sự rời nhà đi kháng chiến được miêu tả độc đáo và lãng mạn đến thế! Đâu phải những phút giây bịn rịn “đìu hiu Dịch Thủy lạnh lùng ghê …” “tráng sĩ một đi không bao giờ về” đầy vẻ bi tráng. Nay, người Hà Nội hiện đại hoàn tất một sứ mệnh lịch sử mà vẫn hào hoa, tự tại, ung dung như ra phố mua bao thuốc lá! Cả cách nói giản lược “mang phố phường đi kháng chiến” và “Chín năm rừng lòng vẫn Thủ đô”, đặt danh từ vào vị trí tính từ lúc ấy là mới lắm!
Mỗi nhà thơ có một giai đoạn cốt lõi của cả sự nghiệp, phần lớn tinh anh sáng tạo của nhà thơ như phát tiết cả vào giai đoạn đó! Thí dụ với nhà thơ Bích Khê, sau khi bị Hàn Mặc Tử chê thơ, trả lại bản thảo, ông chỉ có 3 tháng lao động cật lực, mà viết xong tập thơ Tinh huyết để đời! Với Hoài Anh, giai đoạn đó tôi cho là ứng với thập niên đầu sau 1954 giải phóng thủ đô.
Hoài Anh để lại dấu ấn khá đậm với chùm thơ mang cảm hứng sử thi: Nhớ ngày thủ đô kháng chiến, Lời thề rạp Tố Như, Đêm tuyên ngôn…
Anh phát ngôn cho lòng tự hào người Hà Nội… Trước đau thương Hà Nội không buồn/ Hà nội rắn như thanh sắt nguội! Cách đánh giặc độc đáo của người Hà Nội hiện lên trong thơ anh: Mỗi phố đánh Tây bằng đặc sản/ Phố Hàng Bát mang bát/ phố Hàng Bông mang bông/ đắp ụ ngăn xe giặc tới… Ấn tượng nhất là câu: Lý Thiết Quài trong tủ chè/ cũng nóng lòng khua gậy đánh Tây. Không chỉ giỏi chọn lọc chi tiết, anh còn có những câu khái quát thoả đáng: Khi ngọn cỏ cũng vươn mình chống giặc?/ Lòng mỗi người đều hoá chiến khu.
Hoài Anh có thời gian dài viết kịch bản và chuyển thể kịch bản cải lương, anh sống cận kề với diễn viên ngay tại rạp Tố Như (phố Hàng Bạc), hiểu khá sâu cuộc đời những đào kép cũ ngủ khe phông, sống trên sàn gỗ.
Anh thông cảm sâu sắc với Nghề bán khóc bán cười cho chủ rạp/ Trọn đời đeo một tiếng vô loài nên mới viết được câu xót xa thế này về họ: …nhiều khi đánh lẫn mặt mình/ Bóng thương người khóc/ Người thương bóng gầy.
Chủ đề thứ hai, anh nhằm tôn vinh Cái Đẹp, người làm nghệ thuật. Bài thơ thành công nhất trong đề tài này là Bức tranh gà. Anh dựng cảnh nghệ nhân vẽ tranh với nhiều chi tiết thơ sống động: Bác thợ lật giấy/ Con gà đứng dậy/ Ô sao bỗng thấy/ Mắt gà chớp nhanh/ Mắt bác không chớp. Từ đó để nhà thơ khái quát: Hồn nước sống mãi/ Con gà đứng canh và Ơi người nghệ sĩ/ Tên là dân gian/ Góp cùng trời đất/ Con gà Việt Nam/ Gà từ trong tranh/ Gà ra cuộc đời/ Gáy lên gà ơi!
Nhớ những ngày anh sống trên căn gác chật chội phố Hàng Buồm. Có lần tôi đến, thấy anh nằm bò ra giường mồ hôi nhễ nhại, hỏi anh đang viết gì, anh đáp: “Mình viết xã luận cho báo Lao Động về ngày 1 tháng 5”. Thông minh, có trí nhớ hiếm có, anh nhận viết theo yêu cầu các báo kiếm đồng nhuận bút nuôi con và nuôi thơ…
Hồi tôi còn công tác ở Hải Phòng, những năm chiến tranh phá hoại, đường số 5 bị bom đánh sập mấy cây cầu, ô tô khách rất hiếm, nhiều khi phải đạp xe suốt trăm cây số đường 5 mới về được căn gác nhỏ phố Nguyễn Siêu, vợ con tôi đang sống ở đó. Thế mà chỉ vài giờ sau, buổi tối, tôi đã có nhu cầu dạo quanh hồ Gươm một hai vòng, và không quên ghé qua dẫy số chẵn Hàng Bồ rủ Hoài Anh đi dạo. Một công đôi ba việc. Tôi được nghe tin tức về các bạn thơ, Phạm Ngọc Cảnh đã biến khỏi Hà Nội, ai cũng biết nơi anh đang đến, về Ca Lê Hiến sắp đi B, về Nguyễn Mỹ vừa viết bài thơ Cuộc chia ly màu đỏ rất được (!), về ông Trinh Đường báo Văn Nghệ định tuyển một trang thơ hay của Hà Nội, tiếp đó là một trang của Hải Phòng để kích động giới trẻ hai vùng thơ đang sung sức vv… Cái thú nữa là khi đi dạo, đôi khi Hoài Anh nẩy ra những ý tưởng, những so sánh lạ mà mình không nghĩ tới. Có hôm anh chỉ Tháp Rùa trước mặt mà nói: “Mình có cảm tưởng Tháp Rùa là cái trụ của chiếc đèn kéo quân, mà tớ với cậu là những quân chạy quanh tán đèn.” Ừ nhỉ! Ít ra là điều đó đúng với tôi, đúng cả với chuỗi thời gian sau đó: mười năm ở thành phố biển, lại dăm năm núi Tản sông Đà, rồi về Hà Nội, vẫn chỉ chạy quanh cái Tháp Rùa!
Hoài Anh có một trí nhớ đặc biệt, nhất là nhớ thơ. Khi anh đã nhớ và thừa nhận đó là bài thơ hay, câu thơ hay thì anh rất dị ứng với sự “tam sao thất bản” làm tì vết những viên ngọc đó. Chúng tôi, lớp học sinh Hà Nội trong vùng tạm chiếm có sở thích sưu tầm những bài thơ hay vùng kháng chiến. Những Tây Tiến, Lính râu ria, Quán bên đường của Quang Dũng chúng tôi đều đã chuyền tay nhau chép. Hoài Anh thì được tiếp nhận những bài thơ này từ nhiều nguồn: Thí dụ anh đọc “Tây Tiến” từ một tạp chí Văn Nghệ in ở Việt Bắc, “Trắc ẩn” ở sổ tay một đồng đội. “Quán bên đường” lại đọc từ tập san Kinh đô Văn Nghệ của Đinh Hùng in trong vùng tạm chiếm, khi anh đang lặn lội vùng địch hậu Khu III, theo anh kể trong cuốn Chân dung văn học (NXB Hội nhà văn, 2001). Tôi đã chứng kiến ở quán trà Phúc Châu phố Tạ Hiện, anh phản ứng với nhà thơ Quang Dũng, người anh hằng cảm phục về những câu thơ hay anh thuộc, mà nay…chính tác giả lại tự làm “xây xước” thơ mình. Giở tập thơ Rừng biển quê hương vừa in xong lúc ấy (in chung với Trần Lê Văn, 1957), Hoài Anh nghẹn run lên: “Anh…anh sửa…sửa lại thế này hỏng hết thơ anh còn gì! Mới bị phê là “buổn rớt” anh đã “kinh cung chi điểu” ư?” Thì ra, Hoài Anh nói về câu cuối ở bài “Quán nước”, hai câu cuối anh thuộc là:
Hồn lính vương qua vài sợi tóc
Tôi thương mà em đâu có hay!
“Câu thơ tình cảm đúng với hoàn cảnh quá! Nay bản in là Có gì man mác tự vừa đây… “tự vừa đây” là cái gì? Lại còn Mắt em như nước giếng thôn làng, thế chỗ của Mắt em dìu dịu buồn Tây phương thế nào được. Cô gái vùng Sơn Tây, nơi có chùa Tây Phương với những tượng La Hán nổi tiếng, phía tây Hà Nội, sao lại phải đổi…”
Mấy hôm sau gặp tôi, anh tỏ ra ân hận: “Hôm ấy anh Dũng chỉ im lặng, cười hiền lành, tôi thấy mình hỗn quá, bất nhẫn quá…nhưng từ đó, khi làm tuyển thơ Hà Nội, tôi không muốn giở sách của anh ấy ra chọn bài, mà chọn theo trí nhớ …” Hoài Anh đôi lúc cực đoan như vậy!
Hồi anh làm biên tập cho báo Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, một thời gian dài đều thấy anh ngủ bàn. Nhà thơ Trần Sĩ Tuấn từng viết tặng anh bài thơ khá cảm động về tình trạng này: Đêm dài quá anh ạ/ Tuổi năm mươi nằm một mình không ấm chỗ/ Chiếc bàn gỗ hình chữ nhật/ ngắn và hẹp/ Anh nằm nghiêng riết thành quen. Muỗi vo ve cắt đêm thành những vòng tròn? Đêm cắt anh thành hình chữ nhật/ Ngắn và hẹp. Những giấc mơ anh bị đóng khung? những giấc mơ anh nằm nghiêng/ Những giấc mơ không lăn qua lăn lại/ Sợ hụt chân rớt xuống sàn nhà. Giật mình tỉnh giấc/ Là lúc anh vắt kiệt ra để sống/ Vắt kiệt ra để yêu/ Đêm chạy trên trang giấy...(Đêm).
Khi anh đã có căn buồng riêng, mấy lần gặp tôi khi anh ra Hà Nội, anh luôn mời: “Mình đã có nhà, lúc nào vào, ghé chỗ mình ngủ nhé!”…
Nhìn vào hành trình sáng tạo của Hoài Anh, ta thấy cái phần tươi xanh của tâm hồn, anh dành cho Thơ giai đoạn đầu đời viết, gắn bó chặt chẽ với những kỷ niệm, con người, cảnh vật khu phố cổ Hà Nội. Giai đoạn sau 1976, khi chuyển cư vào thành phố Hồ Chí Minh, anh chủ yếu dành cho văn xuôi (tiểu thuyết lịch sử, nghiên cứu phê bình, dịch thuật…) gần hết thời gian sống. Điều đó phù hợp với đặc điểm sáng tạo từng giai đoạn trong cuộc đời một nhà văn đa tài như Hoài Anh! Tôi muốn gọi anh là người thơ Hà Nội, bởi nỗi niềm thơ và kỷ niệm, hình ảnh khu phố cổ Hà Nội vẫn đau đáu, thường trực trong anh bất kể anh viết về thể loại nào, cư ngụ ở chân trời nào. Anh là người nghệ sĩ đã vẽ Bức tranh gà, vẽ đạt đến nỗi khi anh mất rồi, con gà của anh vẫn đang cất cao tiếng gáy…
VanVN.Net – Như tin đã đưa, ngày 20/10/2011, Chánh văn phòng Hội Nhà văn Việt Nam – nhà thơ Đỗ Hàn, được sự ủy quyền của nhà văn Nguyễn Trí Huân – Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đã ...
VanVN.Net – Như tin VanVN.Net đã đưa, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa ký Quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sĩ Nguyễn Hoàng Ca (tức nhà văn Nguyễn Thi, Nguyễn ...
VanVN.Net - Nhà văn Xuân Thiều ăn mừng tân gia. Sau bao nhiêu năm ăn ở chật chội trong khu tập thể, bây giờ khi tuổi đã cao nhà văn mới có được một ngôi nhà riêng. Nhà ba tầng. Đẹp ...
VanVN.Net - "Đất bỏng" thực sự là một cuốn tiểu thuyết mang tính sử thi hấp dẫn người đọc. Cái bỏng rát của vùng đất đó không chỉ dừng lại ở sự bỏng rát của thời tiết vùng mỏ vỗn dĩ ...
VanVN.Net – Sáng nay, 06/12/2011, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu – Hai Bà Trưng – Hà Nội), cuộc tọa đàm văn học tiểu thuyết Quyên của nhà văn Nguyễn Văn Thọ được tổ ...
VanVN.Net - Trong lịch sử văn học nước nhà chưa từng thấy một ai ngoài Hoài Thanh cùng một lúc phát hiện hơn 40 gương mặt thi ca và liền đó định hình họ trên thi đàn. Hơn 40 gương mặt ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn