VanVN.Net - ...đoạn đường từ miền Tây châu Hoan, châu Ái nước ta đến Trường An nào có gần gũi cho cam. Xa cả mấy ngàn dặm. Thời ấy, làm gì có xe cộ, máy bay. Thế là những người phu đất ta phải gánh vải chạy bộ. Người phu vải này chạy đứt hơi, người phu khác tiếp nối vào. Phu đứng đón vải dọc đường từ châu Hoan đến cửa ải Mục Nam Quan để giao cho quan quân Phương Bắc đông như kiến cỏ. Phu vải bị thúc ép, bị đòn vọt, bị đói khát, bị đứt hơi chết không biết bao nhiêu mà kể. Bởi vậy, một người phu vải đã đứng lên, tập hợp anh em chống lại chế độ cai trị hà khắc của nhà Đường và hô hoán dân chúng chặt hết vải đi để dân mình khỏi khổ, khỏi cực vì cây vải...
Cái đầu đề là "Huyện vải" nhưng quả thực tôi không có ý viết riêng về một huyện vải Thanh Hà, hay Lục Ngạn. Dẫu rằng cây vải Thiều xuất phát từ vùng đất xứ Đông tỉnh Hải Dương.
Tôi có một ông bạn đống tuế, cùng nhập ngũ một ngày, cùng ở một đơn vị và nhiều năm cùng ở một khẩu đội. Tôi là pháo thủ số 5 còn anh làm số 2, chuyên quay tầm lên cao hoặc xuống thấp của cái nòng pháo năm mươi bảy mi-li-mét. Ấy vậy, hai đứa lại ở hai quê khác nhau đến một trăm tám mươi độ. Anh ở Hải Dương, xứ Đông còn tôi ở Sơn Tây, xứ Đoài. Khi anh nhập ngũ cũng là lúc gia đình anh chuyển đi định cư mãi trên huyện miền núi, Lục Ngạn, Hà Bắc. Anh nhận được tin bố mẹ đem các em lên miền núi lập quê hương mới. Anh buồn bã, khóc ngấm, khóc ngầm, khóc đến chín đỏ, đến sưng mọng hai con mắt. Anh phải mượn thằng Hội còi, pháo thủ số 3 chiếc kính râm đen kịt, gọng đồng đã rỉ xanh bởi lâu ngày không dùng đến, đeo vào. Trông gương mặt vốn hoạt bát linh lợi điển trai của anh, giờ dài dại, ngây ngô, lính không ra lính, thầy bói chẳng ra thầy bói, buồn cười lắm. Dẫu vậy, chứ không ai cười được. Ai cũng héo lòng, héo dạ, thương anh, thương hoàn cảnh gia đình nghèo khó, vay nợ hợp tác xã nhiều năm, nợ cũ thêm mới chất chồng không trả được. Phải đi quê hương mới người ta mới xóa nợ cho, mới được thanh thản, nhẹ người. Còn đoạn đường sau thế nào không rõ. Được đến đâu, hay đến đấy đã.
Cái năm chúng tôi kéo pháo ở Lào về nước, bảo vệ cầu Hàm Rồng, Thanh Hóa, anh được đại đội cho về tranh thủ ít ngày thăm quê mới.
Lên đơn vị, anh lại buồn, lại khóc. Anh bảo, đang sống ở đồng bằng giờ kéo nhau lên rừng, cực lắm. Thật đúng là "bồng bế nhau lên, nó ở non", các cậu ạ. Các cậu có tưởng tượng được không? Tay chủ nhiệm Hợp tác xã, dẫn hơn chục gia đình đi đợt đầu lên Lục Ngạn, một vùng đồi trọc bạt ngàn, chỉ có cây sim, cây mua, cây chổi sể, nhiều mảng còn nhẵn lỳ màu đất sỏi đỏ dại, bảo: Đây, nhà ông Mít ở chỗ này, ông Khủng ở chỗ kìa, bà Minh ở chỗ kia. Mỗi ông bà một quả đồi. Khai thác được bao nhiêu, sử dụng bấy nhiêu. Tha hồ rộng. Tha hồ trồng trọt. Sướng nhé!
Sướng cái con khỉ! Sướng sao các ông không đem bố mẹ, vợ con cái ông lên đây? Ai cũng nghĩ vậy. Nhưng không ai dám nói ra. Chán quá. Chán ngao ngán cả người. Chán như cơm nếp nát. Nhưng qua cầu rút ván rồi. Nhà cửa, đất thổ cư ở quê bán hết rồi. Về thế nào được. Cực đến ứa máu mắt. Đành cắn răng, dựng tạm cho con túp lều lấy chỗ chui ra, chui vào. Rồi sẻ tính sau. Khi đi, mỗi nhà đem theo dăm bảy cành vải chiết của quê nhà. Hợp tác xã tặng. Anh em họ hàng nội ngoại cho. Bằng mọi giá, phải hạ ngay cái cây xuống đất. Hạ xuống chân đồi thôi. Sợ ở trên cao nó không chịu nổi gió, bão, nắng, hạn. Rồi vỡ đất, khai hoang. Chỗ thấp trồng lúa nước. Trên cao trồng sắn, đắp đồi qua ngày.
Không ai ngờ cái cây vải Thiều nó cùng lạ. Chẳng hiểu do tổ tiên phù hộ những đứa con dứt áo ra đi, xa làng, xa quê, xa nơi chôn nhau cắt rốn, hay nó hợp đất, hợp khí hậu và cũng có phần chiều lòng người nữa, nó lên như ngổ. Lá cứ xanh đen, xanh mỡ. Mới đầy năm đã bói được những chùm quả rõ to, rõ nặng trĩu cành xuống đến gần sát đất. Thoạt đầu định bẻ bỏ hoa sợ để nuôi quả nó hại cây. Sau ai cũng nghĩ cứ để xem cái quả nó thế nào cái đã, thì ra cái quả nó chẳng tròn, chẳng ngọt đậm được như ở quê nhưng to hơn, chín đỏ hơn. Ai cũng mừng. Đem ra chợ bán thử. Đắt hàng quá. Hở chùm nào ra là người ta vồ lấy, mua luôn. Có người, mình đòi bao nhiêu, họ trả luôn bấy nhiêu. Lơ mơ vậy mà, có cây bán quả mua được đến hai ba thúng lúa. Như vậy, tội gì trồng lúa, trồng sắn nữa. Hàng năm, mùa xuân đến là chiết cây, là nhân dần ra. Sao? Bảo về quê mua giống ư? Thời ấy, đi xe tàu khó khăn lắm chứ có dễ như bây giờ đâu. Mỗi lần về quê, vất vả tốn kém lắm!
Bởi gia cảnh anh khó khăn, gieo neo quá, bố đau bụng kinh niên, mẹ đã yếu lại đẻ mau, một lũ em, trứng gà, trứng vịt, lít nha lít nhít, con cóc tha con nhái, nên năm 1970, trên cho anh xuất ngũ. Tôi bặt tin anh từ đó. Bặt luôn cả mấy chục năm liền. Những cuộc gặp gỡ bạn đồng ngủ Hà Tây, Hải Dương, Hà Nội... thường niên, cũng chả ai thấy mặt anh. Bởi anh có một mình, lẻ loi ở mãi trên Lục Ngạn nên chẳng ai báo cho. Năm nào Hội đồng ngũ Hải Dương họp, ai cũng nhớ anh, nhắt đến tên anh. Nhưng anh ở xóm nào, thôn nào, xã nào, mới được chứ? Lục Ngạn có cả mấy chục làng, mấy chục xã, biết đâu mà lần. Có họa mò kim dưới đáy biển!
Rồi một chiều, anh bỗng tìm đến nhà tôi. Đúng vào cái lúc chỉ có mỗi một mình tôi ở nhà. Lại ngặt nỗi đang tắm dở. Nghe tiếng chuông hối hả, inh ỏi liên hồi kỳ trận cùng với tiếng gọi ơi ới kinh động cả hàng xóm, tôi vội lau người qua quít, mặc quần áo chạy ra. Anh mừng quá, nói toáng lên:
- May quá! Cứ tưởng ông đi vắng. Vừa bấm chuông vừa gọi mãi. Bác hàng xóm xui, cứ bấm chuông tiếp đi. Ông ấy vừa đi làm về chưa thấy đi đâu đâu. Ông có còn nhận ra tôi không?
Nghe tiếng nói ồn ào, sôi động thì quen quá nhưng người thì chưa thể nhận ra. Một vóc người cao, gầy, nước da mai mái, mái tóc bạc trắng. Tôi tìm kế hoãn binh bằng cách, đi tìm chìa khóa mở cổng ngõ, mời anh vào nhà rồi sẽ hạ hồi phân giải. Anh thò tay qua song sắt cánh cửa giữ tôi lại:
- Không nhận ra tôi, mở cổng làm gì. Kẻ gian đột nhập giết người cướp của thì làm thế nào?
Á à, tôi chợt nghĩ, cái lão này cùng sỗ mồm bạo nói nhỉ! Nhưng lão là ai nhỉ? Chẳng lẽ lại là cái thằng Thắng ba trợn ba trạo, pháo thủ số 2 ở khẩu đội mình ngày xưa nhỉ. Đã ba ba, ba tư năm rồi còn gì. Tôi nhìn kỹ vào cặp mắt một mí, hơi xênh xếch của lão. Đúng là thằng Thắng rồi. Tôi bảo:
- Tôi quên ông thế nào được?
- Vậy tôi là ai nào?
Tôi quyết định không trả lời câu hỏi của lão.
- Thì cứ vào nhà, ta nói chuyện đã.
- Không ông không nhận ra tôi, tôi không vào.
Đã đến nước này, tôi quyết định bật mí lão. Tôi hỏi:
- Ông có cưa đổ cái Vé không?
Lão sững người giây lát. Trán lão đột ngột vã mồ hôi, cặp mắt xênh xếch của lão như dựng hẳn. Lão chấp hai tay vái tôi lia lịa từ ngoài cổng:
- Thắng ba trợn, ba trạo này xin bái phục, bái phục. Xin được trả lời ngay. Cái Vé bây giờ già lụ khụ rồi. Già hơn cả tôi, với mười một đứa cháu nội, ngoại.
- Khiếp! Ông bà đẻ lắm thế ?
- Dân miền núi, lạc hậu mà lị. Mới lại cũng do mình đau dạ dày ông ạ. Đêm đêm đau bụng không ngủ được. Thế là...
Tôi cứ ngớ người nghe lão nói, quên cả mở khóa cổng mời lão vào. Lão lại giục toáng lên:
- Ơ cái ông này! Lúc chưa nhận ra tôi là ai thì lại lăm lăm mở khóa cổng. Còn bây giờ nhận ra rồi lại để anh em đứng mãi ngoài đường à?
Thắng đem biếu tôi vài cân vải khô. Một cân vải khô, có lẽ phải đến ba bốn cân vải tươi chứ chả ít. Chuyện tế nhị, nên tôi không dám hỏi Thắng. Thắng khoe, lão có sáu mươi mốt cây vải. Bỏ rẻ, mỗi năm cũng được một triệu, một cây. Trừ chi phí, công xá, thuốc trừ sâu, mỗi năm cũng bỏ ra được dăm chục triệu. Nhưng được đồng nào, nhằn đồng ấy ông ạ. Con trai xin, con gái xin, cháu nội, cháu ngoại xin... Toàn là lý do chính đáng, không thể không cho.
Thắng bảo, lão vẫn dõi theo từng bước đi của tôi. Nhưng tại sao về Thanh Lâm, về Hải Dương nhiều lần như vậy mà cấm có thấy viết lấy một bài về cây vải Thiều quê lão. Tôi mỉm cười, hỏi Thắng:
- Sao chỉ có sáu mươi mất cây? Nói ró xem nào? Sáu mươi mốt cây đã được thu hoạch hay cả trang trại nhà ông chỉ có sáu mươi mốt cây.
Thắng vỗ đùi, hô hố cười:
- Nhà báo có khác. Rất cụ thể! Rất cụ thể. Xin được trả lời luôn: Tất cả chỉ có sáu mốt cây. Và sáu mốt cây đã được thu hoạch.
- Sao ít thế ? Đất nhà ông được chia có thế thôi à?
Tôi được chia gấp năm lần như thế. Nhưng là đồi trọc. Ở trên cao không trồng được. Hạn quá. Mình không đủ lực tưới, lực chăm.
Tôi thừa dịp tấn công Thắng. Tôi muốn chứng tỏ cho Thắng biết, lão đừng tưởng tôi chỉ có ngồi bàn viết, đi thực tế qua quít nên không hiểu gì về cây vải Thiều quê lão. Tôi hỏi:
- Ông đã bao giờ đào trên đỉnh đồi, sờ vào thành hố nơi gần đáy thấy mát lạnh gan bàn tay chưa?
Thắng tròn mắt, ngạc nhiên:
- Chưa. Chưa bao giờ.
Tôi nhấn mạnh:
- Bí quyết là ở đó. Ông đặt cây vải xuống, lo gì nắng, lo gì hạn.
Thắng băn khoăn:
- Tôi sợ sâu quá, mưa lâu úng nước...
Tôi giơ tay, cắt ngang lời Thắng:
- Úng thế nào? Ông phải xẻ thêm những cái rãnh thoát nước nhỏ bằng bắp tay, bắp chân nữa chứ.
Thắng gật gù:
- Có lý. Rất có lý. Tôi không ngờ, ông lại có kỹ thuật trồng cây. Thảo nào bước chân vào mảnh sân nhỏ nhà ông, tôi thấy ông trồng được cả hồng Thạch Xá, cam Canh vào chậu.
Tôi bảo:
- Tôi trồng ở chậu nhưng là đất xịn đấy.
Thắng hỏi:
- Đất xịn nghĩa là thế nào?
- Là tôi mua cây giống ở đâu thì xin luôn vài bao tải dứa đất, vứt lên xe.
Thắng phấn chấn:
- Vậy là cam Canh trồng vào đất Canh?
- Đúng vậy. Hằng năm chỉ cần vài chục quả thôi. Lấy đẹp lấy ngon làm trọng mà.
Thắng gật gù:
- Ông nghĩ ra cái mẹo ấy thì tôi với tư cách trồng vườn xin tâm phục, khẩu phục. Kỳ này về, tôi sẽ theo lời ông phát triển cây vải đến hết đời.
Tôi lại giơ tay ngăn Thắng:
- Tôi nói vậy để ông biết thôi. Chứ trồng nhiều quá, cầu không hết, cung ứ thừa, ông lại trách tôi. Lâu nay ông có về quê gốc không? Cả huyện Thanh Hà nhà ông thấy trồng cây vải Thiều có lợi to nên khắp đồng đều vun cao thành mô, thành đống trồng vải. Thậm chí cả ao nữa. Người ta cũng đóng cọc tre, quây phên, đổ đất đổ bùn ao lên thành từng ụ để trồng vải. Một huyện vải thì thiếu chứ độ hai ba huyện vải lại thừa. Dân Hà Nội sành ăn, sành uống là vậy nhưng quả thực, họ ít được thưởng thức quả vải Thiều chính hiệu ở đất Thanh Lâm Hải Dương.
Thắng giật nảy người hỏi:
- Sao ông biết?
Tôi mỉm cười, nói:
- Dễ chỉ mình ông biết. Bởi cái quả vải Thiều bán ở Hà Nội là vải Lục Ngạn, Mai Xiu, Bắc Giang, Chương Mỹ, Hà Tây... đưa về. Quả nào quả nấy rõ to, chín đỏ, trông thật đẹp mã. Còn quả vải Thiều thứ thiệt nó không thế. Quả nó nhỏ hơn, tròn xoe, màu vàng vàng, ở cuống hơi hoe hoe đỏ.
Thắng vỗ đùi đánh đét một cái, gật gù:
- Chính thế! Chính thế. Cái quả vải Thanh Lâm đúng như ông nói ý mà. Cánh lái buôn họ đặt mua từ lúc cây vải mới đậu quả bằng hạt đỗ, hạt ngô. Khi chín họ hái chuyển hết xuống tàu xuất sang Sing-ga-po, Mã-đảo hết. Nên dân Hà Nội các ông lấy đâu ra.
Tôi hỏi:
- Vậy ông có trồng được cây vải xịn nào không?
- Có. Tôi có một cây, chiết đích danh ở cây vải tổ nhà cụ Cơm. Còn sáu mươi cây kia là mang ở xã tôi nên rồi nhân giống ra. Thật lạ, ông ạ. Đất làng tôi chỉ cách Thanh Lâm dăm bảy cây số đường chim bay, mà chất vải đã khác hẳn. Do vậy, tôi vẫn ấm ức mình chưa có một cây vải thật xịn để hàng năm dâng cúng tổ tiên. Năm chín mốt, tôi về quê cũ ăn tết, đón xuân. Tôi lần đến tận cây vải tổ nhà cụ Cơm. Mang tiếng cùng huyện, nhưng tôi mới lần đầu tiên đặt chân đến đất Thanh Lâm. Tôi cứ ngỡ ngàng trước những trại vải xanh tốt ngợp trời. Đi vào làng Thanh Lâm mà cứ ngỡ lạc vào rừng già. Nếu không có những khóm vải được chăm chút, vun cao gốc với những lối đi ngang dọc thẳng như ô cờ thì ai chả bảo là rừng. Tôi đặt lễ, thắp hương vái cụ Cơm, vái cây vải tổ rồi nói khó với hậu duệ của cụ để lại cho vài cành để mang lên nơi đất khách, quê người. Nhưng cũng chỉ được có một cây thôi. Vì cụ vải tổ già lắm rồi. Cụ đã thọ mấy trăm năm nên phát triển kém, chiết rất khó. Thường năm gia đình người ta chỉ dám chiết vài cành. Bây giờ, cụ vải tổ đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử nên không được chiết cành nữa. Nhưng mà... nhưng mà... tôi phải nói thật với ông rằng, chăm sóc cây giống của cụ vải tổ trực tiếp sinh ra khó quá. Tôi trồng cây vải ở ngay trước cửa nhà để dễ bề chăm sóc tưới tắm thường ngày. Ông có biết sự cố gì đã xảy ra với cây vải là cành nhánh trực tiếp của cây vải tổ ấy không? Điều ấy khiến tôi thật bất ngờ. Rất bất ngờ. Nói ra chưa hẳn ông đã tin. Chưa hẳn mấy ai tin. Nhưng đó là sự thật. Sự thật luôn luôn là sự thật. Lý sự. Ông bảo tôi nông dân mà lý sự khiếp thế à? Ông nhầm rồi. Tôi không lý sự đâu. Cả đời tôi chỉ biết đất với sỏi, cây với cối biết gì về lý sự mà nói lý sự. Tôi nói lên sự thật tận mắt chứng kiến của anh nông dân quanh năm chân lấm tay bùn thôi. Ấy là bao nhiêu sâu vải, bọ vải ở trại vải của tôi, của làng xóm dường như nó tập trung cả vào cây vải quý này. Cứ dăm bữa nửa tháng, tôi lại phải phun thuốc trừ sâu. Bằng không, chỉ vài ngày là đám sâu bọ này nó sẽ phá tan cây vải. Nó ăn cho đến lúc cái lá vải chỉ còn xơ ra như xơ mướp. Nó áp đến cháy vỏ, long ra. Cái lúc cây vải ra hoa kết trái còn tệ hạt hơn nữa. Bởi cây vải này, năm nào cũng ra hoa muộn, quả chín muộn hơn khi lứa vải đại trà đã kết trái xanh lấm tấm như hạt ngô, hạt đỗ, hậu duệ cụ vải tổ mới ra hoa. Cho nên, khi vải trang trại thu hoạch xong, cành lá xác xơ, cây vải tổ quả vẫn còn xanh. Do vậy, sâu bọ lại tập trung cả về đây. Cứ cách một ngày lại phải đánh thuốc. Đánh đến lúc quả chín. Vậy còn gì là đặc sản nữa. Nhiều lúc, tôi cứ băn khoăn tự hỏi, chẳng nhẽ con sâu con bọ cũng biết tìm đến cây quý quả ngon ư? Hay do cây ngon quả quý mà hoa lá quả cành nó có hương vị khác đời nên đã đánh thức, đã lôi kéo, lũ côn trùng lao đến phá hoại?
Dạo tôi còn bé, đi cắt lúa ở quê. Thường những thửa lúc nào trổ sau, chín muộn, cắt chót vụ thì bao nhiêu chuột bọ của cả đồng tập trung về ruộng ấy để có cái ăn sinh sống, để có chỗ trú ẩn, đã đi một nhẽ. Bởi lúc này đồng chỉ còn trơ gốc rạ với lác đác, mầm mạ xanh leo lét. Chứ ở cây vải tổ trước cửa nhà tôi thì ró rằng khác hẳn. Thôi, hoa nở sau, quả chín muộn, bọ xít kéo đến chả nói làm gì. Nhưng tại sao, tại sao, những cây vải khác ở xung quanh lá xanh mỡ, non mơn mởn bọn sâu chẳng màng. Nó cứ nhè lá cây vải tổ mà ăn. Ăn như tằm ăn rỗi. Chỉ sơ sểnh vài hôm là y như rằng... cái lá chỉ còn trơ xương với cuống. Lạ thế cơ chứ!
Tôi cứ nghĩ mãi về cây vải tổ đầu tiên của cụ Cơm quê tôi. Thời ấy làm gì có thuốc trừ sâu bọ, có kỹ thuật canh tác cao như bây giờ. Vậy mà ông cụ giữ được cây vải tổ đến giờ cho con dân trong làng trong huyện... ngày nay được hưởng lộc, được ăn quả ngon, bán trái quý mới tài chứ! Tài cụ ngang với tài Thánh!
Người ở đất Thanh Lâm vẫn kể, thời ấy cụ Cơm và ba người bạn xuống Phòng làm thuê. Buổi trưa hôm ấy, trời tháng năm nắng như đổ lửa. Các cụ ngồi trú nắng dưới một gốc cây ở một gốc cây gần đó, có ghế tựa đàng hoàng, hai người đàn ông Hoa kiều cũng ngồi nghỉ. Các cụ đoán thế. Bởi trông họ bề ngoài cùng giông giống người mình. Nhưng họ nói chẳng giống mình. Họ mang mấy quả trông như quả vải nhưng nhỏ hơn nhiều ra ăn. Họ vừa ăn, vừa gật đầu, tấm tắc. Chắc là ngon lắm. Khi họ đứng dậy, bỏ đi cụ Cơm nhanh trí, nhặt được năm cái hạt bé như đầu đũa bỏ vào túi áo. Cụ Cơm mang về trồng. Năm cái hạt mọc đủ cả năm cây. Ba cụ bạn bứng lấy ba cây. Còn phần cụ hai cây. Trồng đến năm sáu năm, chăm bón tưới tắm và cứ vài ngày lại bắt được hàng vốc bọ xít mà nó không có quả. Chỉ có lá. Lá xanh tối trời tối đất. Các cụ nghĩ đất mình lạ nên nó không ra quả. Ba cụ bạn vác dao chặt bỏ. Cụ Cơm cũng chặt mất một cây. Chặt xong cụ lại tiếc buốt ruột. Bao nhiêu năm chăm sóc vun xới, bắt sâu bắt bọ, giờ đây cái cây đang xanh tốt ngùn ngụt, sao nỡ đang tay chặt nó đi. Thế là cụ để lại một cây.
Ai ngờ cái cây còn lại sợ bị mang tiếng phụ công người trồng, sợ bị chặt nốt, năm sau bói hoa trắng cả cây. Quả sai ơi là sai. Cành lá trĩu xuống tận mặt đất. Đến cái đận nó chín mới lạ. Chờ mãi, chờ mãi vẫn thấy quả vải chỉ hơi hơi đỏ đít, còn da thì vàng như da bò, chứ không chín đỏ như quả vải cụ đã tận mắt nhìn thấy. Cụ vặt một quả ăn thử. Trời ơi, cùi dày quá, ngọt đến tỉnh người. Cái vị ngọt, mới đậm mới nhiều nước làm sao. Không quen ăn là chết sặc. Vậy là quả đã chín. Cụ bẻ mấy chùm thắp hương thổ công và tổ tiên rồi mời các cụ hàng xóm và bè bạn sang nếm thử. Ai cũng tấm tắc và nhao nhao đòi chiết cành. Ba cụ bạn thì ngồi thẫn thờ vì tiếc. Vì thiếu lòng kiên trì.
Thắng ngừng lời, chiêu một hớp nước, chép chép miệng, khen chè ngon quá, thơm quá. Anh ngẫm nghĩ, nhận xét:
- Tôi nghiệm ra, chưa hẳn đã đúng là những cây vải trồng càng xa cây vải tổ thì vị ngọt, vị đậm càng kém đi. Dường như phù sa sông Thái Bình quê gốc của tôi không chỉ có phù sa mà còn có cả muối, cả khoáng nữa.
Tôi bảo Thắng:
- Quê gốc của cây vải tổ đất Thanh Lâm, Thanh Hà, Hải Dương, chẳng phải từ Tàu sang đâu. Nó quê gốc ở đất ta đấy.
Thắng đặt vội đặt vàng chén nước đang uống dở xuống bàn, nhổm cả người lên hỏi:
- Quê gốc cây vải Thiều ở đất ta à? Ở đâu, ở đâu?
Ở miền Tây Nghệ An. Chỗ nông trường Tây Hiếu, Đông Hiếu bây giờ. Ông có biết cuộc khởi nghĩa của cụ Mai Thúc Loan không?
Thắng bê chén chiêu một ngụm nước, chép chép miệng, thật thà nói:
- Lạ nhỉ? Lạ nhỉ? Tôi học hành ít. Sử sách càng mù tịt. Vậy hành trình cây vải Thiều quê tôi như thế nào?
Tôi nói với Thắng rằng, cách đây hàng ngàn năm, cây vải Thiều đã có ở đất Đại Việt rồi. Vua Đường Huyền Tông và sau này là thiếp yêu Dương Quý Phi rất thích thưởng thức quả vải Thiều này. Nhưng quả vải mang sang kinh đô Trường An đất Trung Nguyên những cái đầu gai ngoài vỏ quả vải vẫn phải sáng, vẫn phải tươi, lá phải xanh, tuyệt không một cái nào bị khô héo, dập gẫy, nhà vua mới ngự lãm. Mà cái đoạn đường từ miền Tây châu Hoan, châu Ái nước ta đến Trường An nào có gần gũi cho cam. Xa cả mấy ngàn dặm. Thời ấy, làm gì có xe cộ, máy bay. Thế là những người phu đất ta phải gánh vải chạy bộ. Người phu vải này chạy đứt hơi, người phu khác tiếp nối vào. Phu đứng đón vải dọc đường từ châu Hoan đến cửa ải Mục Nam Quan để giao cho quan quân Phương Bắc đông như kiến cỏ. Phu vải bị thúc ép, bị đòn vọt, bị đói khát, bị đứt hơi chết không biết bao nhiêu mà kể. Bởi vậy, một người phu vải đã đứng lên, tập hợp anh em chống lại chế độ cai trị hà khắc của nhà Đường và hô hoán dân chúng chặt hết vải đi để dân mình khỏi khổ, khỏi cực vì cây vải. Người phu vải ấy là cụ Mai Thúc Loan. Và cuộc khởi nghĩa đã bị quân Đường dập tắt ngay. Chúng đàn áp đẫm máu cuộc khởi nghĩa của những người phu vải đất ta. Và chúng cũng kịp đem một ít cây vải non về trồng ở đất Triều Châu. Tuy giữ được giống nhưng không thể dày cùi ngon ngọt bằng quả vải trồng ở châu Hoan.
Mấy hạt vải mà cụ Cơm nhặt được ở Hải Phòng là vải Triều Châu đấy, và dân ta gọi chệch đi là vải Thiều.
Khỏi nói, nghe tôi kể đến cái đoạn này. Thắng sướng đến thế nào. Anh đứng vọt dậy, khua tay, múa chân, chỉ còn thiếu nước ôm lấy tôi nữa thôi.
Thắng bảo:
- Trời có mắt. Trời có mắt thật. Vậy là cây vải của ta lại trở về với đất ta sau bao năm phiêu dạt ở đất khách quê người. Chả trách vị nó đậm đà hơn, ngon ngọt hơn...
Chia tay tôi, hai tay Thắng nắm chặt tay tôi như người chết đuối túm được cọc. Anh vừa bóp mạnh, lắc mạnh đến nỗi, bàn tay tôi đau thót tận tim vừa sôi nổi hứa:
- Ký này về, tôi sẽ chiết cành, sẽ nhân ra thật nhiều giống vái hậu duệ, trực hệ của cây vải tổ. Dù khó khăn mệt nhọc đến mấy, dù phải năng đánh thuốc trừ sâu, diệt bọ xít tôi cùng sẽ làm. Mong sao cả nước ta được ăn vải ngon.
Có ai ngờ, đó là cái bắt tay cuối cùng của Thắng với tôi. Cơn bạo bệnh dạ dày xưa kịch phát, anh âm thầm ra đi, không một người bạn đồng ngũ nào của anh được biết...
(Nguồn Tạp chí Nhà văn)
VanVN.Net - ...đoạn đường từ miền Tây châu Hoan, châu Ái nước ta đến Trường An nào có gần gũi cho cam. Xa cả mấy ngàn dặm. Thời ấy, làm gì có xe cộ, máy bay. Thế là những người phu đất ta phải gánh vải chạy bộ. Người phu vải này chạy đứt hơi, người phu khác tiếp nối vào. Phu đứng đón vải dọc đường từ châu Hoan đến cửa ải Mục Nam Quan để giao cho quan quân Phương Bắc đông như kiến cỏ. Phu vải bị thúc ép, bị đòn vọt, bị đói khát, bị đứt hơi chết không biết bao nhiêu mà kể. Bởi vậy, một người phu vải đã đứng lên, tập hợp anh em chống lại chế độ cai trị hà khắc của nhà Đường và hô hoán dân chúng chặt hết vải đi để dân mình khỏi khổ, khỏi cực vì cây vải...
Cái đầu đề là "Huyện vải" nhưng quả thực tôi không có ý viết riêng về một huyện vải Thanh Hà, hay Lục Ngạn. Dẫu rằng cây vải Thiều xuất phát từ vùng đất xứ Đông tỉnh Hải Dương.
Tôi có một ông bạn đống tuế, cùng nhập ngũ một ngày, cùng ở một đơn vị và nhiều năm cùng ở một khẩu đội. Tôi là pháo thủ số 5 còn anh làm số 2, chuyên quay tầm lên cao hoặc xuống thấp của cái nòng pháo năm mươi bảy mi-li-mét. Ấy vậy, hai đứa lại ở hai quê khác nhau đến một trăm tám mươi độ. Anh ở Hải Dương, xứ Đông còn tôi ở Sơn Tây, xứ Đoài. Khi anh nhập ngũ cũng là lúc gia đình anh chuyển đi định cư mãi trên huyện miền núi, Lục Ngạn, Hà Bắc. Anh nhận được tin bố mẹ đem các em lên miền núi lập quê hương mới. Anh buồn bã, khóc ngấm, khóc ngầm, khóc đến chín đỏ, đến sưng mọng hai con mắt. Anh phải mượn thằng Hội còi, pháo thủ số 3 chiếc kính râm đen kịt, gọng đồng đã rỉ xanh bởi lâu ngày không dùng đến, đeo vào. Trông gương mặt vốn hoạt bát linh lợi điển trai của anh, giờ dài dại, ngây ngô, lính không ra lính, thầy bói chẳng ra thầy bói, buồn cười lắm. Dẫu vậy, chứ không ai cười được. Ai cũng héo lòng, héo dạ, thương anh, thương hoàn cảnh gia đình nghèo khó, vay nợ hợp tác xã nhiều năm, nợ cũ thêm mới chất chồng không trả được. Phải đi quê hương mới người ta mới xóa nợ cho, mới được thanh thản, nhẹ người. Còn đoạn đường sau thế nào không rõ. Được đến đâu, hay đến đấy đã.
Cái năm chúng tôi kéo pháo ở Lào về nước, bảo vệ cầu Hàm Rồng, Thanh Hóa, anh được đại đội cho về tranh thủ ít ngày thăm quê mới.
Lên đơn vị, anh lại buồn, lại khóc. Anh bảo, đang sống ở đồng bằng giờ kéo nhau lên rừng, cực lắm. Thật đúng là "bồng bế nhau lên, nó ở non", các cậu ạ. Các cậu có tưởng tượng được không? Tay chủ nhiệm Hợp tác xã, dẫn hơn chục gia đình đi đợt đầu lên Lục Ngạn, một vùng đồi trọc bạt ngàn, chỉ có cây sim, cây mua, cây chổi sể, nhiều mảng còn nhẵn lỳ màu đất sỏi đỏ dại, bảo: Đây, nhà ông Mít ở chỗ này, ông Khủng ở chỗ kìa, bà Minh ở chỗ kia. Mỗi ông bà một quả đồi. Khai thác được bao nhiêu, sử dụng bấy nhiêu. Tha hồ rộng. Tha hồ trồng trọt. Sướng nhé!
Sướng cái con khỉ! Sướng sao các ông không đem bố mẹ, vợ con cái ông lên đây? Ai cũng nghĩ vậy. Nhưng không ai dám nói ra. Chán quá. Chán ngao ngán cả người. Chán như cơm nếp nát. Nhưng qua cầu rút ván rồi. Nhà cửa, đất thổ cư ở quê bán hết rồi. Về thế nào được. Cực đến ứa máu mắt. Đành cắn răng, dựng tạm cho con túp lều lấy chỗ chui ra, chui vào. Rồi sẻ tính sau. Khi đi, mỗi nhà đem theo dăm bảy cành vải chiết của quê nhà. Hợp tác xã tặng. Anh em họ hàng nội ngoại cho. Bằng mọi giá, phải hạ ngay cái cây xuống đất. Hạ xuống chân đồi thôi. Sợ ở trên cao nó không chịu nổi gió, bão, nắng, hạn. Rồi vỡ đất, khai hoang. Chỗ thấp trồng lúa nước. Trên cao trồng sắn, đắp đồi qua ngày.
Không ai ngờ cái cây vải Thiều nó cùng lạ. Chẳng hiểu do tổ tiên phù hộ những đứa con dứt áo ra đi, xa làng, xa quê, xa nơi chôn nhau cắt rốn, hay nó hợp đất, hợp khí hậu và cũng có phần chiều lòng người nữa, nó lên như ngổ. Lá cứ xanh đen, xanh mỡ. Mới đầy năm đã bói được những chùm quả rõ to, rõ nặng trĩu cành xuống đến gần sát đất. Thoạt đầu định bẻ bỏ hoa sợ để nuôi quả nó hại cây. Sau ai cũng nghĩ cứ để xem cái quả nó thế nào cái đã, thì ra cái quả nó chẳng tròn, chẳng ngọt đậm được như ở quê nhưng to hơn, chín đỏ hơn. Ai cũng mừng. Đem ra chợ bán thử. Đắt hàng quá. Hở chùm nào ra là người ta vồ lấy, mua luôn. Có người, mình đòi bao nhiêu, họ trả luôn bấy nhiêu. Lơ mơ vậy mà, có cây bán quả mua được đến hai ba thúng lúa. Như vậy, tội gì trồng lúa, trồng sắn nữa. Hàng năm, mùa xuân đến là chiết cây, là nhân dần ra. Sao? Bảo về quê mua giống ư? Thời ấy, đi xe tàu khó khăn lắm chứ có dễ như bây giờ đâu. Mỗi lần về quê, vất vả tốn kém lắm!
Bởi gia cảnh anh khó khăn, gieo neo quá, bố đau bụng kinh niên, mẹ đã yếu lại đẻ mau, một lũ em, trứng gà, trứng vịt, lít nha lít nhít, con cóc tha con nhái, nên năm 1970, trên cho anh xuất ngũ. Tôi bặt tin anh từ đó. Bặt luôn cả mấy chục năm liền. Những cuộc gặp gỡ bạn đồng ngủ Hà Tây, Hải Dương, Hà Nội... thường niên, cũng chả ai thấy mặt anh. Bởi anh có một mình, lẻ loi ở mãi trên Lục Ngạn nên chẳng ai báo cho. Năm nào Hội đồng ngũ Hải Dương họp, ai cũng nhớ anh, nhắt đến tên anh. Nhưng anh ở xóm nào, thôn nào, xã nào, mới được chứ? Lục Ngạn có cả mấy chục làng, mấy chục xã, biết đâu mà lần. Có họa mò kim dưới đáy biển!
Rồi một chiều, anh bỗng tìm đến nhà tôi. Đúng vào cái lúc chỉ có mỗi một mình tôi ở nhà. Lại ngặt nỗi đang tắm dở. Nghe tiếng chuông hối hả, inh ỏi liên hồi kỳ trận cùng với tiếng gọi ơi ới kinh động cả hàng xóm, tôi vội lau người qua quít, mặc quần áo chạy ra. Anh mừng quá, nói toáng lên:
- May quá! Cứ tưởng ông đi vắng. Vừa bấm chuông vừa gọi mãi. Bác hàng xóm xui, cứ bấm chuông tiếp đi. Ông ấy vừa đi làm về chưa thấy đi đâu đâu. Ông có còn nhận ra tôi không?
Nghe tiếng nói ồn ào, sôi động thì quen quá nhưng người thì chưa thể nhận ra. Một vóc người cao, gầy, nước da mai mái, mái tóc bạc trắng. Tôi tìm kế hoãn binh bằng cách, đi tìm chìa khóa mở cổng ngõ, mời anh vào nhà rồi sẽ hạ hồi phân giải. Anh thò tay qua song sắt cánh cửa giữ tôi lại:
- Không nhận ra tôi, mở cổng làm gì. Kẻ gian đột nhập giết người cướp của thì làm thế nào?
Á à, tôi chợt nghĩ, cái lão này cùng sỗ mồm bạo nói nhỉ! Nhưng lão là ai nhỉ? Chẳng lẽ lại là cái thằng Thắng ba trợn ba trạo, pháo thủ số 2 ở khẩu đội mình ngày xưa nhỉ. Đã ba ba, ba tư năm rồi còn gì. Tôi nhìn kỹ vào cặp mắt một mí, hơi xênh xếch của lão. Đúng là thằng Thắng rồi. Tôi bảo:
- Tôi quên ông thế nào được?
- Vậy tôi là ai nào?
Tôi quyết định không trả lời câu hỏi của lão.
- Thì cứ vào nhà, ta nói chuyện đã.
- Không ông không nhận ra tôi, tôi không vào.
Đã đến nước này, tôi quyết định bật mí lão. Tôi hỏi:
- Ông có cưa đổ cái Vé không?
Lão sững người giây lát. Trán lão đột ngột vã mồ hôi, cặp mắt xênh xếch của lão như dựng hẳn. Lão chấp hai tay vái tôi lia lịa từ ngoài cổng:
- Thắng ba trợn, ba trạo này xin bái phục, bái phục. Xin được trả lời ngay. Cái Vé bây giờ già lụ khụ rồi. Già hơn cả tôi, với mười một đứa cháu nội, ngoại.
- Khiếp! Ông bà đẻ lắm thế ?
- Dân miền núi, lạc hậu mà lị. Mới lại cũng do mình đau dạ dày ông ạ. Đêm đêm đau bụng không ngủ được. Thế là...
Tôi cứ ngớ người nghe lão nói, quên cả mở khóa cổng mời lão vào. Lão lại giục toáng lên:
- Ơ cái ông này! Lúc chưa nhận ra tôi là ai thì lại lăm lăm mở khóa cổng. Còn bây giờ nhận ra rồi lại để anh em đứng mãi ngoài đường à?
Thắng đem biếu tôi vài cân vải khô. Một cân vải khô, có lẽ phải đến ba bốn cân vải tươi chứ chả ít. Chuyện tế nhị, nên tôi không dám hỏi Thắng. Thắng khoe, lão có sáu mươi mốt cây vải. Bỏ rẻ, mỗi năm cũng được một triệu, một cây. Trừ chi phí, công xá, thuốc trừ sâu, mỗi năm cũng bỏ ra được dăm chục triệu. Nhưng được đồng nào, nhằn đồng ấy ông ạ. Con trai xin, con gái xin, cháu nội, cháu ngoại xin... Toàn là lý do chính đáng, không thể không cho.
Thắng bảo, lão vẫn dõi theo từng bước đi của tôi. Nhưng tại sao về Thanh Lâm, về Hải Dương nhiều lần như vậy mà cấm có thấy viết lấy một bài về cây vải Thiều quê lão. Tôi mỉm cười, hỏi Thắng:
- Sao chỉ có sáu mươi mất cây? Nói ró xem nào? Sáu mươi mốt cây đã được thu hoạch hay cả trang trại nhà ông chỉ có sáu mươi mốt cây.
Thắng vỗ đùi, hô hố cười:
- Nhà báo có khác. Rất cụ thể! Rất cụ thể. Xin được trả lời luôn: Tất cả chỉ có sáu mốt cây. Và sáu mốt cây đã được thu hoạch.
- Sao ít thế ? Đất nhà ông được chia có thế thôi à?
Tôi được chia gấp năm lần như thế. Nhưng là đồi trọc. Ở trên cao không trồng được. Hạn quá. Mình không đủ lực tưới, lực chăm.
Tôi thừa dịp tấn công Thắng. Tôi muốn chứng tỏ cho Thắng biết, lão đừng tưởng tôi chỉ có ngồi bàn viết, đi thực tế qua quít nên không hiểu gì về cây vải Thiều quê lão. Tôi hỏi:
- Ông đã bao giờ đào trên đỉnh đồi, sờ vào thành hố nơi gần đáy thấy mát lạnh gan bàn tay chưa?
Thắng tròn mắt, ngạc nhiên:
- Chưa. Chưa bao giờ.
Tôi nhấn mạnh:
- Bí quyết là ở đó. Ông đặt cây vải xuống, lo gì nắng, lo gì hạn.
Thắng băn khoăn:
- Tôi sợ sâu quá, mưa lâu úng nước...
Tôi giơ tay, cắt ngang lời Thắng:
- Úng thế nào? Ông phải xẻ thêm những cái rãnh thoát nước nhỏ bằng bắp tay, bắp chân nữa chứ.
Thắng gật gù:
- Có lý. Rất có lý. Tôi không ngờ, ông lại có kỹ thuật trồng cây. Thảo nào bước chân vào mảnh sân nhỏ nhà ông, tôi thấy ông trồng được cả hồng Thạch Xá, cam Canh vào chậu.
Tôi bảo:
- Tôi trồng ở chậu nhưng là đất xịn đấy.
Thắng hỏi:
- Đất xịn nghĩa là thế nào?
- Là tôi mua cây giống ở đâu thì xin luôn vài bao tải dứa đất, vứt lên xe.
Thắng phấn chấn:
- Vậy là cam Canh trồng vào đất Canh?
- Đúng vậy. Hằng năm chỉ cần vài chục quả thôi. Lấy đẹp lấy ngon làm trọng mà.
Thắng gật gù:
- Ông nghĩ ra cái mẹo ấy thì tôi với tư cách trồng vườn xin tâm phục, khẩu phục. Kỳ này về, tôi sẽ theo lời ông phát triển cây vải đến hết đời.
Tôi lại giơ tay ngăn Thắng:
- Tôi nói vậy để ông biết thôi. Chứ trồng nhiều quá, cầu không hết, cung ứ thừa, ông lại trách tôi. Lâu nay ông có về quê gốc không? Cả huyện Thanh Hà nhà ông thấy trồng cây vải Thiều có lợi to nên khắp đồng đều vun cao thành mô, thành đống trồng vải. Thậm chí cả ao nữa. Người ta cũng đóng cọc tre, quây phên, đổ đất đổ bùn ao lên thành từng ụ để trồng vải. Một huyện vải thì thiếu chứ độ hai ba huyện vải lại thừa. Dân Hà Nội sành ăn, sành uống là vậy nhưng quả thực, họ ít được thưởng thức quả vải Thiều chính hiệu ở đất Thanh Lâm Hải Dương.
Thắng giật nảy người hỏi:
- Sao ông biết?
Tôi mỉm cười, nói:
- Dễ chỉ mình ông biết. Bởi cái quả vải Thiều bán ở Hà Nội là vải Lục Ngạn, Mai Xiu, Bắc Giang, Chương Mỹ, Hà Tây... đưa về. Quả nào quả nấy rõ to, chín đỏ, trông thật đẹp mã. Còn quả vải Thiều thứ thiệt nó không thế. Quả nó nhỏ hơn, tròn xoe, màu vàng vàng, ở cuống hơi hoe hoe đỏ.
Thắng vỗ đùi đánh đét một cái, gật gù:
- Chính thế! Chính thế. Cái quả vải Thanh Lâm đúng như ông nói ý mà. Cánh lái buôn họ đặt mua từ lúc cây vải mới đậu quả bằng hạt đỗ, hạt ngô. Khi chín họ hái chuyển hết xuống tàu xuất sang Sing-ga-po, Mã-đảo hết. Nên dân Hà Nội các ông lấy đâu ra.
Tôi hỏi:
- Vậy ông có trồng được cây vải xịn nào không?
- Có. Tôi có một cây, chiết đích danh ở cây vải tổ nhà cụ Cơm. Còn sáu mươi cây kia là mang ở xã tôi nên rồi nhân giống ra. Thật lạ, ông ạ. Đất làng tôi chỉ cách Thanh Lâm dăm bảy cây số đường chim bay, mà chất vải đã khác hẳn. Do vậy, tôi vẫn ấm ức mình chưa có một cây vải thật xịn để hàng năm dâng cúng tổ tiên. Năm chín mốt, tôi về quê cũ ăn tết, đón xuân. Tôi lần đến tận cây vải tổ nhà cụ Cơm. Mang tiếng cùng huyện, nhưng tôi mới lần đầu tiên đặt chân đến đất Thanh Lâm. Tôi cứ ngỡ ngàng trước những trại vải xanh tốt ngợp trời. Đi vào làng Thanh Lâm mà cứ ngỡ lạc vào rừng già. Nếu không có những khóm vải được chăm chút, vun cao gốc với những lối đi ngang dọc thẳng như ô cờ thì ai chả bảo là rừng. Tôi đặt lễ, thắp hương vái cụ Cơm, vái cây vải tổ rồi nói khó với hậu duệ của cụ để lại cho vài cành để mang lên nơi đất khách, quê người. Nhưng cũng chỉ được có một cây thôi. Vì cụ vải tổ già lắm rồi. Cụ đã thọ mấy trăm năm nên phát triển kém, chiết rất khó. Thường năm gia đình người ta chỉ dám chiết vài cành. Bây giờ, cụ vải tổ đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử nên không được chiết cành nữa. Nhưng mà... nhưng mà... tôi phải nói thật với ông rằng, chăm sóc cây giống của cụ vải tổ trực tiếp sinh ra khó quá. Tôi trồng cây vải ở ngay trước cửa nhà để dễ bề chăm sóc tưới tắm thường ngày. Ông có biết sự cố gì đã xảy ra với cây vải là cành nhánh trực tiếp của cây vải tổ ấy không? Điều ấy khiến tôi thật bất ngờ. Rất bất ngờ. Nói ra chưa hẳn ông đã tin. Chưa hẳn mấy ai tin. Nhưng đó là sự thật. Sự thật luôn luôn là sự thật. Lý sự. Ông bảo tôi nông dân mà lý sự khiếp thế à? Ông nhầm rồi. Tôi không lý sự đâu. Cả đời tôi chỉ biết đất với sỏi, cây với cối biết gì về lý sự mà nói lý sự. Tôi nói lên sự thật tận mắt chứng kiến của anh nông dân quanh năm chân lấm tay bùn thôi. Ấy là bao nhiêu sâu vải, bọ vải ở trại vải của tôi, của làng xóm dường như nó tập trung cả vào cây vải quý này. Cứ dăm bữa nửa tháng, tôi lại phải phun thuốc trừ sâu. Bằng không, chỉ vài ngày là đám sâu bọ này nó sẽ phá tan cây vải. Nó ăn cho đến lúc cái lá vải chỉ còn xơ ra như xơ mướp. Nó áp đến cháy vỏ, long ra. Cái lúc cây vải ra hoa kết trái còn tệ hạt hơn nữa. Bởi cây vải này, năm nào cũng ra hoa muộn, quả chín muộn hơn khi lứa vải đại trà đã kết trái xanh lấm tấm như hạt ngô, hạt đỗ, hậu duệ cụ vải tổ mới ra hoa. Cho nên, khi vải trang trại thu hoạch xong, cành lá xác xơ, cây vải tổ quả vẫn còn xanh. Do vậy, sâu bọ lại tập trung cả về đây. Cứ cách một ngày lại phải đánh thuốc. Đánh đến lúc quả chín. Vậy còn gì là đặc sản nữa. Nhiều lúc, tôi cứ băn khoăn tự hỏi, chẳng nhẽ con sâu con bọ cũng biết tìm đến cây quý quả ngon ư? Hay do cây ngon quả quý mà hoa lá quả cành nó có hương vị khác đời nên đã đánh thức, đã lôi kéo, lũ côn trùng lao đến phá hoại?
Dạo tôi còn bé, đi cắt lúa ở quê. Thường những thửa lúc nào trổ sau, chín muộn, cắt chót vụ thì bao nhiêu chuột bọ của cả đồng tập trung về ruộng ấy để có cái ăn sinh sống, để có chỗ trú ẩn, đã đi một nhẽ. Bởi lúc này đồng chỉ còn trơ gốc rạ với lác đác, mầm mạ xanh leo lét. Chứ ở cây vải tổ trước cửa nhà tôi thì ró rằng khác hẳn. Thôi, hoa nở sau, quả chín muộn, bọ xít kéo đến chả nói làm gì. Nhưng tại sao, tại sao, những cây vải khác ở xung quanh lá xanh mỡ, non mơn mởn bọn sâu chẳng màng. Nó cứ nhè lá cây vải tổ mà ăn. Ăn như tằm ăn rỗi. Chỉ sơ sểnh vài hôm là y như rằng... cái lá chỉ còn trơ xương với cuống. Lạ thế cơ chứ!
Tôi cứ nghĩ mãi về cây vải tổ đầu tiên của cụ Cơm quê tôi. Thời ấy làm gì có thuốc trừ sâu bọ, có kỹ thuật canh tác cao như bây giờ. Vậy mà ông cụ giữ được cây vải tổ đến giờ cho con dân trong làng trong huyện... ngày nay được hưởng lộc, được ăn quả ngon, bán trái quý mới tài chứ! Tài cụ ngang với tài Thánh!
Người ở đất Thanh Lâm vẫn kể, thời ấy cụ Cơm và ba người bạn xuống Phòng làm thuê. Buổi trưa hôm ấy, trời tháng năm nắng như đổ lửa. Các cụ ngồi trú nắng dưới một gốc cây ở một gốc cây gần đó, có ghế tựa đàng hoàng, hai người đàn ông Hoa kiều cũng ngồi nghỉ. Các cụ đoán thế. Bởi trông họ bề ngoài cùng giông giống người mình. Nhưng họ nói chẳng giống mình. Họ mang mấy quả trông như quả vải nhưng nhỏ hơn nhiều ra ăn. Họ vừa ăn, vừa gật đầu, tấm tắc. Chắc là ngon lắm. Khi họ đứng dậy, bỏ đi cụ Cơm nhanh trí, nhặt được năm cái hạt bé như đầu đũa bỏ vào túi áo. Cụ Cơm mang về trồng. Năm cái hạt mọc đủ cả năm cây. Ba cụ bạn bứng lấy ba cây. Còn phần cụ hai cây. Trồng đến năm sáu năm, chăm bón tưới tắm và cứ vài ngày lại bắt được hàng vốc bọ xít mà nó không có quả. Chỉ có lá. Lá xanh tối trời tối đất. Các cụ nghĩ đất mình lạ nên nó không ra quả. Ba cụ bạn vác dao chặt bỏ. Cụ Cơm cũng chặt mất một cây. Chặt xong cụ lại tiếc buốt ruột. Bao nhiêu năm chăm sóc vun xới, bắt sâu bắt bọ, giờ đây cái cây đang xanh tốt ngùn ngụt, sao nỡ đang tay chặt nó đi. Thế là cụ để lại một cây.
Ai ngờ cái cây còn lại sợ bị mang tiếng phụ công người trồng, sợ bị chặt nốt, năm sau bói hoa trắng cả cây. Quả sai ơi là sai. Cành lá trĩu xuống tận mặt đất. Đến cái đận nó chín mới lạ. Chờ mãi, chờ mãi vẫn thấy quả vải chỉ hơi hơi đỏ đít, còn da thì vàng như da bò, chứ không chín đỏ như quả vải cụ đã tận mắt nhìn thấy. Cụ vặt một quả ăn thử. Trời ơi, cùi dày quá, ngọt đến tỉnh người. Cái vị ngọt, mới đậm mới nhiều nước làm sao. Không quen ăn là chết sặc. Vậy là quả đã chín. Cụ bẻ mấy chùm thắp hương thổ công và tổ tiên rồi mời các cụ hàng xóm và bè bạn sang nếm thử. Ai cũng tấm tắc và nhao nhao đòi chiết cành. Ba cụ bạn thì ngồi thẫn thờ vì tiếc. Vì thiếu lòng kiên trì.
Thắng ngừng lời, chiêu một hớp nước, chép chép miệng, khen chè ngon quá, thơm quá. Anh ngẫm nghĩ, nhận xét:
- Tôi nghiệm ra, chưa hẳn đã đúng là những cây vải trồng càng xa cây vải tổ thì vị ngọt, vị đậm càng kém đi. Dường như phù sa sông Thái Bình quê gốc của tôi không chỉ có phù sa mà còn có cả muối, cả khoáng nữa.
Tôi bảo Thắng:
- Quê gốc của cây vải tổ đất Thanh Lâm, Thanh Hà, Hải Dương, chẳng phải từ Tàu sang đâu. Nó quê gốc ở đất ta đấy.
Thắng đặt vội đặt vàng chén nước đang uống dở xuống bàn, nhổm cả người lên hỏi:
- Quê gốc cây vải Thiều ở đất ta à? Ở đâu, ở đâu?
Ở miền Tây Nghệ An. Chỗ nông trường Tây Hiếu, Đông Hiếu bây giờ. Ông có biết cuộc khởi nghĩa của cụ Mai Thúc Loan không?
Thắng bê chén chiêu một ngụm nước, chép chép miệng, thật thà nói:
- Lạ nhỉ? Lạ nhỉ? Tôi học hành ít. Sử sách càng mù tịt. Vậy hành trình cây vải Thiều quê tôi như thế nào?
Tôi nói với Thắng rằng, cách đây hàng ngàn năm, cây vải Thiều đã có ở đất Đại Việt rồi. Vua Đường Huyền Tông và sau này là thiếp yêu Dương Quý Phi rất thích thưởng thức quả vải Thiều này. Nhưng quả vải mang sang kinh đô Trường An đất Trung Nguyên những cái đầu gai ngoài vỏ quả vải vẫn phải sáng, vẫn phải tươi, lá phải xanh, tuyệt không một cái nào bị khô héo, dập gẫy, nhà vua mới ngự lãm. Mà cái đoạn đường từ miền Tây châu Hoan, châu Ái nước ta đến Trường An nào có gần gũi cho cam. Xa cả mấy ngàn dặm. Thời ấy, làm gì có xe cộ, máy bay. Thế là những người phu đất ta phải gánh vải chạy bộ. Người phu vải này chạy đứt hơi, người phu khác tiếp nối vào. Phu đứng đón vải dọc đường từ châu Hoan đến cửa ải Mục Nam Quan để giao cho quan quân Phương Bắc đông như kiến cỏ. Phu vải bị thúc ép, bị đòn vọt, bị đói khát, bị đứt hơi chết không biết bao nhiêu mà kể. Bởi vậy, một người phu vải đã đứng lên, tập hợp anh em chống lại chế độ cai trị hà khắc của nhà Đường và hô hoán dân chúng chặt hết vải đi để dân mình khỏi khổ, khỏi cực vì cây vải. Người phu vải ấy là cụ Mai Thúc Loan. Và cuộc khởi nghĩa đã bị quân Đường dập tắt ngay. Chúng đàn áp đẫm máu cuộc khởi nghĩa của những người phu vải đất ta. Và chúng cũng kịp đem một ít cây vải non về trồng ở đất Triều Châu. Tuy giữ được giống nhưng không thể dày cùi ngon ngọt bằng quả vải trồng ở châu Hoan.
Mấy hạt vải mà cụ Cơm nhặt được ở Hải Phòng là vải Triều Châu đấy, và dân ta gọi chệch đi là vải Thiều.
Khỏi nói, nghe tôi kể đến cái đoạn này. Thắng sướng đến thế nào. Anh đứng vọt dậy, khua tay, múa chân, chỉ còn thiếu nước ôm lấy tôi nữa thôi.
Thắng bảo:
- Trời có mắt. Trời có mắt thật. Vậy là cây vải của ta lại trở về với đất ta sau bao năm phiêu dạt ở đất khách quê người. Chả trách vị nó đậm đà hơn, ngon ngọt hơn...
Chia tay tôi, hai tay Thắng nắm chặt tay tôi như người chết đuối túm được cọc. Anh vừa bóp mạnh, lắc mạnh đến nỗi, bàn tay tôi đau thót tận tim vừa sôi nổi hứa:
- Ký này về, tôi sẽ chiết cành, sẽ nhân ra thật nhiều giống vái hậu duệ, trực hệ của cây vải tổ. Dù khó khăn mệt nhọc đến mấy, dù phải năng đánh thuốc trừ sâu, diệt bọ xít tôi cùng sẽ làm. Mong sao cả nước ta được ăn vải ngon.
Có ai ngờ, đó là cái bắt tay cuối cùng của Thắng với tôi. Cơn bạo bệnh dạ dày xưa kịch phát, anh âm thầm ra đi, không một người bạn đồng ngũ nào của anh được biết...
(Nguồn Tạp chí Nhà văn)
VanVN.Net - Sau khi bộ phim "Hoàng Sa trong lòng Tổ quốc" được giải B, Giải báo chí Quốc gia năm nay, Đạo diễn, NSƯT Lưu Quỳ vẫn tiếc nuối: “Làm phim về Hoàng Sa mà không được ra Hoàng ...
VanVN.Net - Làm sao viết đủ về Sỹ Tiến (1916 - 1982), người mà số vở diễn bằng số năm của ngành nghệ thuật mà ông tận hiến suốt cuộc đời, trong vai trò ông tổ Cải lương miền Bắc. Sự ...
VanVN.Net - Nhà thơ, nhà báo, đạo diễn, nhà biên kịch Nguyễn Xuân Hồng sinh ra, lớn lên và gắn bó cả một đời lao động sáng tạo với quê hương Bắc Giang. Nhưng những tác phẩm thơ, sân khấu, điện ...
VanVN.Net - Nhận lời mời của Hội Nhà văn Trung Quốc, thực hiện chương trình hợp tác giữa Bộ Văn hóa hai nước Việt Nam và Trung Quốc; đoàn nhà văn Việt Nam do nhà văn Nguyễn Trí Huân - Phó chủ tịch ...
VanVN.Net - (Trích phát biểu của ông Nguyễn Văn Đức, Thứ trưởng thường trực Bộ Tài nguyên và Môi trường, tại Diễn đàn Kinh tế Biển Việt Nam 2011 - Nha Trang ngày 08 tháng 6 năm 2011)…
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn