VanVN.Net - Phố xưa – phố tôi ở những ngày thơ bé, mỗi lần đi ngang qua tôi lại trở về, tìm về với tuổi thơ ngây cắp sách đến trường, sống trong vòng tay yêu thương của bà, của mẹ, tìm về phố nhỏ lặng lẽ, bình yên...
Phố Thanh Hà (Tranh Bùi Xuân Phái)
Phố Trần Quốc Toản bắt đầu từ phố Huế và lúc xưa dừng lại ở phố Trần Bình Trọng cắt ngang. Bình thường thôi một con phố bé, hai bên lát gạch hè đường, những ngôi nhà biệt thự nhỏ nhắn hai tầng, với cổng sắt, tường rào thấp, lui vào là một khoảnh vườn nhỏ. Bình thường thôi vì lúc xưa trẻ con đi bộ đến trường, bạn bè rủ nhau í ới. Trường cấp 1 Quang Trung nằm ở góc phố Trần Quốc Toản với Quang Trung. Sân trường quang đãng, rợp bóng mát những cây bàng. Đến sớm một tý để nhặt trái bàng chín rụng vàng thơm. Đi muộn một tý chui qua hàng rào thưa thoáng. Bọn trẻ đứa nọ nhìn đứa kia đều biết có một khe rào rộng hơn chui lọt. Phố nhỏ nên hè cũng nhỏ thôi. Các bà đi chợ từ chợ Hôm thư thả xách làn đi bộ về. Trẻ con chơi trên hè ríu rít. Mấy cô bé vẽ ô để chơi ô ăn quan, chơi chuyền. Mấy cô bé nhảy dây. Mấy chú nhỏ đá trái bóng nhỏ. Chẳng ai lấn vào ai cả. Mọi người nhìn nhau để chào hỏi khi gặp nhau ở cổng. Con cháu mấy thế hệ cùng nhau học chung trường lớp. Phố xưa thân thiện yên bình.
Chiều thứ 7 các nhà cùng nhau ra tổng vệ sinh đường phố. Quét sạch hè, rãnh và cả lòng đường. Quét xong rác là đến quét vôi hàng gạch mép hè, quét vôi một đoạn gốc cây bên đường. Người lớn bảo như thế càng vệ sinh hơn. Trẻ con nhìn phố thấy sáng sủa hơn. Hè thẳng và quang đãng. Lúc nào cũng vậy, khi có thể tôi hay ra cổng đứng nhìn. Không bụi bặm. Không ồn ào. Nhà ở gần cuối phố mà có thể nhìn tít lên gần đầu phố. Không ai lôi một cái gì bày ra hè cả, nên phố nhỏ, hè nhỏ mà nhìn vẫn hun hút xa .
Rẽ từ Trần Quốc Toản là xóm Hạ Hồi, ngõ Liên Trì. Xóm Hạ Hồi lượn quanh ra Quang Trung, ra Trần Hưng Đạo. Đi vào đó là đi dạo, trốn vào nơi yên tĩnh hơn để ngắt trộm một cành hoa tầm xuân, để nghe tiếng đàn piano vẳng ra từ một biệt thự lặng lẽ. Đúng là xóm nhỏ, là khoảng không gian lặng yên giữa lòng Hà Nội. Song song với Trần Quốc Toản là Nguyễn Gia Thiều. Phố ngắn hơn chỉ có hai đoạn, rộng hơn, đẹp và vắng lặng hơn vì những ngôi biệt thự rộng, khuất sau cổng và lùm cây. Thên một đoạn nữa là tới hồ Thuyền Quang. Ngày hè các cô bé nhặt những cánh phượng rơi sâu vào cọng cỏ. Các cậu bé nhặt cỏ gà để chọi nhau. Dưới ánh đèn dọi sáng có khi còn bắt được cà cuống đem về cho mẹ. Bãi cỏ sạch, mượt vì chẳng ai bày rác, chẳng ai dẫm lên cỏ.
Phố xưa, có bao nhiêu phố xưa trong lòng người Hà Nội. Những phố yên tĩnh nơi ta lớn lên với tuổi thơ trong sáng hồn nhiên, bây giờ đã khác xưa, không còn dáng vẻ của Hà Nội xưa nữa. Ai ngày xưa nghĩ những phố như Mai Hắc Đế, Triệu Việt Vương, Hồ Xuân Hương... và Trần Quốc Toản của tôi bây giờ là như vậy. Chỗ nào cũng hàng quán. Chỗ nào cũng ăn uống. Xưa muốn ăn phải lên Tạ Hiền, lên chợ. Mấy đoạn phố nào có xa gì. Ăn về đạp xe qua Bờ Hồ mát mẻ. Xưa muốn mua gì lên Bách hóa Tổng hợp cũng Bờ Hồ. Vui và chẳng thấy xa. Bao giờ hay chẳng bao giờ nữa phố lại được quy hoạch như xưa, được quy hoạch như ở nước người. Một lần đi ra nước ngoài thấy ở đó có phố buôn bán, có phố cho khách du lịch và cách xa là nơi dân cư ở - con phố rộng vắng, những căn nhà giữ nguyên kiểu kiến trúc của đất nước, bản sắc của dân tộc. Cũng thật ngại và ngượng khi lại mượn chuyện người để nói chuyện mình. Tôi yêu phố xưa, giữ vẹn nguyên trong ký ức hình ảnh phố xưa. Tôi buồn mỗi khi nhớ rẽ về phố xưa thấy phố bé lại, thấy phố ngổn ngang, thấy phố và những căn nhà biến dạng. Nhà cạp thêm ra sân, nới thêm ra ngõ. Biệt thự kiểu Pháp bây giờ gọi đơn thuần là để ở. Giá đất cao cần tận dụng từng khoảng trống. Hè chỗ cao chỗ thấp. Hè chỗ gạch lát sang trọng, chỗ vỡ tung. Đành rằng mua bán tiện hơn. Muốn mua gì ở ngay phố cũng có thể có. Nhưng phố khác xưa. Hà Nội khác xưa. Tìm về phố xưa mà ngơ ngác như đi lạc. Nhà mình đâu? Tất cả đã là thay đổi. Có phép màu nào cho phố trở lại như xưa, để Hà Nội có khu phố cổ, khu phố phố xưa và riêng cho khu của những đô thị mới, nhà cao tầng hiện đại. Chắc là khó lắm đây, bởi sẽ đụng vào bao nhiêu quyền lợi cá nhân, mà có những quyền lợi hình như bất khả xâm phạm. Nhưng cứ phải tin và tin nhất định sẽ là như vậy. Lại về Hà Nội nhé anh/ phố xưa em vẫn để dành lối đi…
VanVN.Net - Phố xưa – phố tôi ở những ngày thơ bé, mỗi lần đi ngang qua tôi lại trở về, tìm về với tuổi thơ ngây cắp sách đến trường, sống trong vòng tay yêu thương của bà, của mẹ, tìm về phố nhỏ lặng lẽ, bình yên...
Phố Thanh Hà (Tranh Bùi Xuân Phái)
Phố Trần Quốc Toản bắt đầu từ phố Huế và lúc xưa dừng lại ở phố Trần Bình Trọng cắt ngang. Bình thường thôi một con phố bé, hai bên lát gạch hè đường, những ngôi nhà biệt thự nhỏ nhắn hai tầng, với cổng sắt, tường rào thấp, lui vào là một khoảnh vườn nhỏ. Bình thường thôi vì lúc xưa trẻ con đi bộ đến trường, bạn bè rủ nhau í ới. Trường cấp 1 Quang Trung nằm ở góc phố Trần Quốc Toản với Quang Trung. Sân trường quang đãng, rợp bóng mát những cây bàng. Đến sớm một tý để nhặt trái bàng chín rụng vàng thơm. Đi muộn một tý chui qua hàng rào thưa thoáng. Bọn trẻ đứa nọ nhìn đứa kia đều biết có một khe rào rộng hơn chui lọt. Phố nhỏ nên hè cũng nhỏ thôi. Các bà đi chợ từ chợ Hôm thư thả xách làn đi bộ về. Trẻ con chơi trên hè ríu rít. Mấy cô bé vẽ ô để chơi ô ăn quan, chơi chuyền. Mấy cô bé nhảy dây. Mấy chú nhỏ đá trái bóng nhỏ. Chẳng ai lấn vào ai cả. Mọi người nhìn nhau để chào hỏi khi gặp nhau ở cổng. Con cháu mấy thế hệ cùng nhau học chung trường lớp. Phố xưa thân thiện yên bình.
Chiều thứ 7 các nhà cùng nhau ra tổng vệ sinh đường phố. Quét sạch hè, rãnh và cả lòng đường. Quét xong rác là đến quét vôi hàng gạch mép hè, quét vôi một đoạn gốc cây bên đường. Người lớn bảo như thế càng vệ sinh hơn. Trẻ con nhìn phố thấy sáng sủa hơn. Hè thẳng và quang đãng. Lúc nào cũng vậy, khi có thể tôi hay ra cổng đứng nhìn. Không bụi bặm. Không ồn ào. Nhà ở gần cuối phố mà có thể nhìn tít lên gần đầu phố. Không ai lôi một cái gì bày ra hè cả, nên phố nhỏ, hè nhỏ mà nhìn vẫn hun hút xa .
Rẽ từ Trần Quốc Toản là xóm Hạ Hồi, ngõ Liên Trì. Xóm Hạ Hồi lượn quanh ra Quang Trung, ra Trần Hưng Đạo. Đi vào đó là đi dạo, trốn vào nơi yên tĩnh hơn để ngắt trộm một cành hoa tầm xuân, để nghe tiếng đàn piano vẳng ra từ một biệt thự lặng lẽ. Đúng là xóm nhỏ, là khoảng không gian lặng yên giữa lòng Hà Nội. Song song với Trần Quốc Toản là Nguyễn Gia Thiều. Phố ngắn hơn chỉ có hai đoạn, rộng hơn, đẹp và vắng lặng hơn vì những ngôi biệt thự rộng, khuất sau cổng và lùm cây. Thên một đoạn nữa là tới hồ Thuyền Quang. Ngày hè các cô bé nhặt những cánh phượng rơi sâu vào cọng cỏ. Các cậu bé nhặt cỏ gà để chọi nhau. Dưới ánh đèn dọi sáng có khi còn bắt được cà cuống đem về cho mẹ. Bãi cỏ sạch, mượt vì chẳng ai bày rác, chẳng ai dẫm lên cỏ.
Phố xưa, có bao nhiêu phố xưa trong lòng người Hà Nội. Những phố yên tĩnh nơi ta lớn lên với tuổi thơ trong sáng hồn nhiên, bây giờ đã khác xưa, không còn dáng vẻ của Hà Nội xưa nữa. Ai ngày xưa nghĩ những phố như Mai Hắc Đế, Triệu Việt Vương, Hồ Xuân Hương... và Trần Quốc Toản của tôi bây giờ là như vậy. Chỗ nào cũng hàng quán. Chỗ nào cũng ăn uống. Xưa muốn ăn phải lên Tạ Hiền, lên chợ. Mấy đoạn phố nào có xa gì. Ăn về đạp xe qua Bờ Hồ mát mẻ. Xưa muốn mua gì lên Bách hóa Tổng hợp cũng Bờ Hồ. Vui và chẳng thấy xa. Bao giờ hay chẳng bao giờ nữa phố lại được quy hoạch như xưa, được quy hoạch như ở nước người. Một lần đi ra nước ngoài thấy ở đó có phố buôn bán, có phố cho khách du lịch và cách xa là nơi dân cư ở - con phố rộng vắng, những căn nhà giữ nguyên kiểu kiến trúc của đất nước, bản sắc của dân tộc. Cũng thật ngại và ngượng khi lại mượn chuyện người để nói chuyện mình. Tôi yêu phố xưa, giữ vẹn nguyên trong ký ức hình ảnh phố xưa. Tôi buồn mỗi khi nhớ rẽ về phố xưa thấy phố bé lại, thấy phố ngổn ngang, thấy phố và những căn nhà biến dạng. Nhà cạp thêm ra sân, nới thêm ra ngõ. Biệt thự kiểu Pháp bây giờ gọi đơn thuần là để ở. Giá đất cao cần tận dụng từng khoảng trống. Hè chỗ cao chỗ thấp. Hè chỗ gạch lát sang trọng, chỗ vỡ tung. Đành rằng mua bán tiện hơn. Muốn mua gì ở ngay phố cũng có thể có. Nhưng phố khác xưa. Hà Nội khác xưa. Tìm về phố xưa mà ngơ ngác như đi lạc. Nhà mình đâu? Tất cả đã là thay đổi. Có phép màu nào cho phố trở lại như xưa, để Hà Nội có khu phố cổ, khu phố phố xưa và riêng cho khu của những đô thị mới, nhà cao tầng hiện đại. Chắc là khó lắm đây, bởi sẽ đụng vào bao nhiêu quyền lợi cá nhân, mà có những quyền lợi hình như bất khả xâm phạm. Nhưng cứ phải tin và tin nhất định sẽ là như vậy. Lại về Hà Nội nhé anh/ phố xưa em vẫn để dành lối đi…
VanVN.Net - Hưởng ứng tinh thần “Trẻ em là hiền tài và nguyên khí của quốc gia” theo kế hoạch phát triển giáo dục đến năm 2020. Từ ngày 3-8/8/2011 tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ (148 Giảng Võ – ...
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN.Net - Một nhà ba người. Chồng 72,25kg, vợ 65,45kg đều thuộc loại thể hình hơi béo. Thế là vợ nêu ra, nhà mình mua một máy chạy bộ nhé. Ai cũng giơ hai tay tán thành.
VanVN.Net - Chỉ bấm tính, như trồng cây, để có được tập trường ca này, phải cần nửa đời người. Các tác giả trường ca trước Đỗ Quyên (ĐQ), đều vậy, hoặc hơn. Chưa kể, những trường ca của các bộ ...
VanVN.Net - Nhận lời mời của Hội Nhà văn Trung Quốc, thực hiện chương trình hợp tác giữa Bộ Văn hóa hai nước Việt Nam và Trung Quốc; đoàn nhà văn Việt Nam do nhà văn Nguyễn Trí Huân - Phó chủ tịch ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn