VanVN.Net - Trước đây, dòng thơ dân tộc và miền núi đi thẳng từ cổ sơ đến hiện đại, chúng ta đã có Y Phương và giờ đây, thật đáng ăn mừng là có thêm Đỗ Thị Tấc. Tấc người Hưng Yên, lên Lai Châu từ thuở lên ba, điệu thức những bài ca cổ sơ của Tày Thái, của Hà Nhì đã vận vào để, chẳng những làm nên điệu tâm hồn, nó còn góp phần làm nên thi pháp của nhà thơ tương lai. Hãy nghe Đỗ Thị Tấc nói về thói quen bước của người miền núi, chỉ một câu, thân phận lam lũ một đời người đã hiện ra: “Đầu gối mẹ đi không thẳng/ Đất bằng/ bước chân nào cũng hẫng”…
Thơ Đỗ Thị Tấc tả cái nghèo khổ, cái gan góc của người miền núi cứ nhẹ nhõm như không. Nhưng đóng góp lớn nhất của Đỗ Thị Tấc cho thơ miền núi là ở chỗ đã đưa quan tâm của thơ vượt khỏi số phận riêng rẽ, nhúc nhích đến cái quen thuộc của Con Người nói chung.
DÁNG TRE
Cha cho măng dáng đứng
Mẹ cho măng áo mặc
Lớn lên bung áo chật
Dáng thẳng vẫn vươn cao.
Vươn cao đến một ngày
Biết mình là con núi
Biết mình là cháu trời
Cho nên đầu tre cúi.
NHỮNG CÁNH ĐỒNG
Con sinh ra trên cánh đồng mùa đông
Đất nứt đôi gốc rạ
Đất nứt như gót chân ông, bà
Trâu thở ra khói
Người nói ra sương
Ơi con quý, con thương
Cha cho con lửa ấm
Mẹ cho con sữa thơm
Ông bà cho con dao để đầu giường.
Cha dắt con ra cánh đồng mùa hạ
Mẹ gieo thóc giống
Dâng niềm hy vọng lên trời.
Những hạt thóc như mỏ gà trống
Gõ vào núi,
Vào mây
Vào bóng mẹ, lung linh trong lòng ruộng
Con reo cười trong tiếng ếch uồm uôm.
Mẹ dắt con ra cánh đồng mùa thu
Dáng người mang hình bông lúa
Niềm vui theo lưng ngựa về nhà.
Niềm vui ngả vàng trước sân
Niềm vui nghiêng chật trong bồ
Niềm vui...
Con thành thiếu nữ.
Có chàng trai dắt con ra cánh đồng mùa xuân
Mùa xuân theo hoa đào lên núi
Hát gọi người ơi
Hát gọi tình ơi
Tình no lời theo gió
Tình khát tình không lạc.
Hát đi con
Hát cả phần mẹ cha chưa kịp hát.
Hát gọi trăng lên
Hát đợi mặt trời
Rồi dắt nhau đi trên những cánh đồng vui.
MƯỜI BA BẬC CẦU THANG
Cầu thang lên nhà sàn mười ba bậc
Sáu mươi năm nhẵn bóng gỗ sồi.
Ngày mẹ bé bỏng
Bà dắt tập lên
Ngày con lẫm chẫm
Bà dắt tập lên
Mỉm cười bà khen:
- Giỏi lắm!
Giờ tóc mẹ bạc
Con cũng lớn khôn
Lưng bà còng gập
Chân run, mắt loà.
Cầu thang lên nhà
Mười ba bậc dốc
Cháu nâng bước bà
Bà khóc!
VÔ ĐỀ
Lá khóc
Nắng và gió lau khô mắt lá
Đá khóc
Những bước chân trần đi qua lau khô mắt đá
Anh đi qua em
Em khóc không nước mắt
Ai nào lau được.
SỮA ĐÁ
Sữa người trắng
Sữa đá trong
Quê tôi nhìn xuống thấy mây cuốn gió
Nhìn ngang gặp sao trời
Những ngôi nhà trình tường ẩn trong lòng đá
Mài đá giữa nhà làm bàn
Mài đá trước sân phơi hạt
Cây ngô, cây kê mọc lên từ lách đá
Cây lúa, cây rau mọc lên từ kẽ chân của đá
Những tiếng cựa quậy làm lên sự sống
Những tiếng động của sự chết
Muôn loài
Đều ngấm vào đá
Sữa đá thành dòng
Sữa đá nhỏ giọt
Cũng chỉ có mùa hè
Chín tháng vượt dốc
Người ngựa từng đoàn đi cõng nước nguồn xa.
Nước dựng bờm ngựa lên trời
Nước ấn mặt người xuống gần mặt đá
Ngàn đời
Cực nhọc vẫn sinh sôi.
Rồi cả nhà tôi theo cha rời núi
Đầu gối mẹ đi không thẳng
Đất bằng
bước chân nào cũng hẫng.
Bà nội mang chày đá giã hạt nhát gừng
Chốn cũ sương mờ rưng rưng.
Dặn rằng khi nào bà theo tiên tổ
Hãy đưa bà về bản cũ với ông
Dạy rằng
Sữa người trắng
Sữa đá trong
Quê nghèo
Các con nhớ đem theo mà sống.
KHÈN TÌNH
Khèn tình mỗi người một giọng
Chỉ một người biết thổi
Chỉ một người biết nghe
Trai gái bản tôi yêu nhau ngàn đời như thế
Tìm nàng nghe kèn lá
Tìm chàng nghe khèn bè
Khèn tình
Chỉ một người biết thổi
Chỉ một người biết nghe
Ông không truyền
Cha không dạy
Biết yêu trời mách cho.
TRẦU SAY
Giữa hai cột hiên nhà
Dây võng nghiến vào gỗ.
Đong đưa con ngủ
Kẽo kẹt tiếng võng
In hằn móng ngựa
Miết trên đường làng
Cỗ xe khát vọng.
Con có ở trên đời
Như sợi khói chui ra từ cọng rạ
Cay mắt mẹ đun độ mưa dầm.
Ngày không
Con khóc lặng
Mẹ khóc thầm
À ơi...
Cái cò đi đón cơn mưa
Nước dâng ngập bến cò xưa không về.
Lời ru bay lên
Ngọn tre làng cong ngàn dấu hỏi.
Lời ru run lên
Nghê đá đình làng nhe răng không nói.
Lời ru ra cánh đồng
Lúa ngậm đòng hết thì con gái.
Lời ru trở về bên cánh võng
Liềm cùn
Mẹ không gặt con trên cánh đồng tình yêu
Mẹ không gặt con trên cánh đồng hoan lạc
Mẹ không gặt con trên cánh đồng người.
Cánh đồng thứ nhất lá trầu
Cánh đồng thứ hai trái cau
Cánh đồng thứ ba vôi trắng
Mẹ đã trao một người ra trận.
Để rồi hai mươi năm sau
Mẹ gặt con trên cánh đồng trớ trêu số phận.
Trầu say
Có ấm mẹ chăng tháng ngày tủi cực
Chẳng thể nuôi con bằng những miếng trầu
Cánh phượng bay trong tầm tã mưa mau.
Bỏ lại hàng cau
Bỏ lại giàn trầu
Bỏ lại bình vôi
Mẹ bồng con lên núi
Không dám đợi hòa bình.
Bây giờ
Những năm tháng cuối
Trông chiều đưa bóng núi
Mẹ têm trầu
Cánh phượng muốn bay.
NGƯỜI ƠI
Người ơi rượu chưa cạn
Người ơi tình còn vơi
Lẩu sơ trong như gió
Lẩu sơ sáng cánh trời
Tay ta tay nắng
Chân ta chân gió
Có duyên tìm nhau.
Nhà tôi ở lưng đồi
Bé nhỏ nốt ruồi núi
Chiếu hẹp đủ ngồi
Bát con đủ rượu
Tiếp khách đủ lòng
Gặp nhau trao câu hát.
Pí sẽ giục lời
Tình sẽ ướm lời
Buồn vui trông ánh mắt.
Người ơi rượu chưa cạn
Người ơi tình còn vơi
Tim tôi không ai nhìn thấy
Đang đập nơi bàn tay trong tay bạn đêm này
Đốt lửa cháy lên
Gọi lửa bùng lên
Ngả nghiêng vòng xòe
Vòng xòe
Như tay bản ôm trăm người
Như tay mường ôm vạn người
Ngàn đời
Không lẽ
tay ta chỉ ôm một người.
ANH BƠI TRÊN ĐỆM TÌM EM
Cha mẹ nghèo
Cho anh con dao
Anh tra vào bao tre
Về nhà em ở rể.
Nhà em
bạc hũ
Nhà em
Trâu đàn, lợn lũ
Ruộng gần, nương xa
Quanh năm
Đi dẵm gà
Về dẵm quạ
Anh vẫn vui lòng
Anh vẫn say tình
Ngủ đệm cùng em
Đêm qua, em quên lời tổ tiên
Ngủ đệm đừng nói chuyện tình xưa.
Anh bỗng sững sờ
Trong vòng tay anh, em lại mơ về người tình cũ
Thác lũ cuốn hồn anh
Cuốn cơn khát trong tình anh
Cuốn em đi rồi.
Anh bơi trên đệm tìm em
Ôm phải tình xưa của người đàn ông khác.
VanVN.Net - Trước đây, dòng thơ dân tộc và miền núi đi thẳng từ cổ sơ đến hiện đại, chúng ta đã có Y Phương và giờ đây, thật đáng ăn mừng là có thêm Đỗ Thị Tấc. Tấc người Hưng Yên, lên Lai Châu từ thuở lên ba, điệu thức những bài ca cổ sơ của Tày Thái, của Hà Nhì đã vận vào để, chẳng những làm nên điệu tâm hồn, nó còn góp phần làm nên thi pháp của nhà thơ tương lai. Hãy nghe Đỗ Thị Tấc nói về thói quen bước của người miền núi, chỉ một câu, thân phận lam lũ một đời người đã hiện ra: “Đầu gối mẹ đi không thẳng/ Đất bằng/ bước chân nào cũng hẫng”…
Thơ Đỗ Thị Tấc tả cái nghèo khổ, cái gan góc của người miền núi cứ nhẹ nhõm như không. Nhưng đóng góp lớn nhất của Đỗ Thị Tấc cho thơ miền núi là ở chỗ đã đưa quan tâm của thơ vượt khỏi số phận riêng rẽ, nhúc nhích đến cái quen thuộc của Con Người nói chung.
DÁNG TRE
Cha cho măng dáng đứng
Mẹ cho măng áo mặc
Lớn lên bung áo chật
Dáng thẳng vẫn vươn cao.
Vươn cao đến một ngày
Biết mình là con núi
Biết mình là cháu trời
Cho nên đầu tre cúi.
NHỮNG CÁNH ĐỒNG
Con sinh ra trên cánh đồng mùa đông
Đất nứt đôi gốc rạ
Đất nứt như gót chân ông, bà
Trâu thở ra khói
Người nói ra sương
Ơi con quý, con thương
Cha cho con lửa ấm
Mẹ cho con sữa thơm
Ông bà cho con dao để đầu giường.
Cha dắt con ra cánh đồng mùa hạ
Mẹ gieo thóc giống
Dâng niềm hy vọng lên trời.
Những hạt thóc như mỏ gà trống
Gõ vào núi,
Vào mây
Vào bóng mẹ, lung linh trong lòng ruộng
Con reo cười trong tiếng ếch uồm uôm.
Mẹ dắt con ra cánh đồng mùa thu
Dáng người mang hình bông lúa
Niềm vui theo lưng ngựa về nhà.
Niềm vui ngả vàng trước sân
Niềm vui nghiêng chật trong bồ
Niềm vui...
Con thành thiếu nữ.
Có chàng trai dắt con ra cánh đồng mùa xuân
Mùa xuân theo hoa đào lên núi
Hát gọi người ơi
Hát gọi tình ơi
Tình no lời theo gió
Tình khát tình không lạc.
Hát đi con
Hát cả phần mẹ cha chưa kịp hát.
Hát gọi trăng lên
Hát đợi mặt trời
Rồi dắt nhau đi trên những cánh đồng vui.
MƯỜI BA BẬC CẦU THANG
Cầu thang lên nhà sàn mười ba bậc
Sáu mươi năm nhẵn bóng gỗ sồi.
Ngày mẹ bé bỏng
Bà dắt tập lên
Ngày con lẫm chẫm
Bà dắt tập lên
Mỉm cười bà khen:
- Giỏi lắm!
Giờ tóc mẹ bạc
Con cũng lớn khôn
Lưng bà còng gập
Chân run, mắt loà.
Cầu thang lên nhà
Mười ba bậc dốc
Cháu nâng bước bà
Bà khóc!
VÔ ĐỀ
Lá khóc
Nắng và gió lau khô mắt lá
Đá khóc
Những bước chân trần đi qua lau khô mắt đá
Anh đi qua em
Em khóc không nước mắt
Ai nào lau được.
SỮA ĐÁ
Sữa người trắng
Sữa đá trong
Quê tôi nhìn xuống thấy mây cuốn gió
Nhìn ngang gặp sao trời
Những ngôi nhà trình tường ẩn trong lòng đá
Mài đá giữa nhà làm bàn
Mài đá trước sân phơi hạt
Cây ngô, cây kê mọc lên từ lách đá
Cây lúa, cây rau mọc lên từ kẽ chân của đá
Những tiếng cựa quậy làm lên sự sống
Những tiếng động của sự chết
Muôn loài
Đều ngấm vào đá
Sữa đá thành dòng
Sữa đá nhỏ giọt
Cũng chỉ có mùa hè
Chín tháng vượt dốc
Người ngựa từng đoàn đi cõng nước nguồn xa.
Nước dựng bờm ngựa lên trời
Nước ấn mặt người xuống gần mặt đá
Ngàn đời
Cực nhọc vẫn sinh sôi.
Rồi cả nhà tôi theo cha rời núi
Đầu gối mẹ đi không thẳng
Đất bằng
bước chân nào cũng hẫng.
Bà nội mang chày đá giã hạt nhát gừng
Chốn cũ sương mờ rưng rưng.
Dặn rằng khi nào bà theo tiên tổ
Hãy đưa bà về bản cũ với ông
Dạy rằng
Sữa người trắng
Sữa đá trong
Quê nghèo
Các con nhớ đem theo mà sống.
KHÈN TÌNH
Khèn tình mỗi người một giọng
Chỉ một người biết thổi
Chỉ một người biết nghe
Trai gái bản tôi yêu nhau ngàn đời như thế
Tìm nàng nghe kèn lá
Tìm chàng nghe khèn bè
Khèn tình
Chỉ một người biết thổi
Chỉ một người biết nghe
Ông không truyền
Cha không dạy
Biết yêu trời mách cho.
TRẦU SAY
Giữa hai cột hiên nhà
Dây võng nghiến vào gỗ.
Đong đưa con ngủ
Kẽo kẹt tiếng võng
In hằn móng ngựa
Miết trên đường làng
Cỗ xe khát vọng.
Con có ở trên đời
Như sợi khói chui ra từ cọng rạ
Cay mắt mẹ đun độ mưa dầm.
Ngày không
Con khóc lặng
Mẹ khóc thầm
À ơi...
Cái cò đi đón cơn mưa
Nước dâng ngập bến cò xưa không về.
Lời ru bay lên
Ngọn tre làng cong ngàn dấu hỏi.
Lời ru run lên
Nghê đá đình làng nhe răng không nói.
Lời ru ra cánh đồng
Lúa ngậm đòng hết thì con gái.
Lời ru trở về bên cánh võng
Liềm cùn
Mẹ không gặt con trên cánh đồng tình yêu
Mẹ không gặt con trên cánh đồng hoan lạc
Mẹ không gặt con trên cánh đồng người.
Cánh đồng thứ nhất lá trầu
Cánh đồng thứ hai trái cau
Cánh đồng thứ ba vôi trắng
Mẹ đã trao một người ra trận.
Để rồi hai mươi năm sau
Mẹ gặt con trên cánh đồng trớ trêu số phận.
Trầu say
Có ấm mẹ chăng tháng ngày tủi cực
Chẳng thể nuôi con bằng những miếng trầu
Cánh phượng bay trong tầm tã mưa mau.
Bỏ lại hàng cau
Bỏ lại giàn trầu
Bỏ lại bình vôi
Mẹ bồng con lên núi
Không dám đợi hòa bình.
Bây giờ
Những năm tháng cuối
Trông chiều đưa bóng núi
Mẹ têm trầu
Cánh phượng muốn bay.
NGƯỜI ƠI
Người ơi rượu chưa cạn
Người ơi tình còn vơi
Lẩu sơ trong như gió
Lẩu sơ sáng cánh trời
Tay ta tay nắng
Chân ta chân gió
Có duyên tìm nhau.
Nhà tôi ở lưng đồi
Bé nhỏ nốt ruồi núi
Chiếu hẹp đủ ngồi
Bát con đủ rượu
Tiếp khách đủ lòng
Gặp nhau trao câu hát.
Pí sẽ giục lời
Tình sẽ ướm lời
Buồn vui trông ánh mắt.
Người ơi rượu chưa cạn
Người ơi tình còn vơi
Tim tôi không ai nhìn thấy
Đang đập nơi bàn tay trong tay bạn đêm này
Đốt lửa cháy lên
Gọi lửa bùng lên
Ngả nghiêng vòng xòe
Vòng xòe
Như tay bản ôm trăm người
Như tay mường ôm vạn người
Ngàn đời
Không lẽ
tay ta chỉ ôm một người.
ANH BƠI TRÊN ĐỆM TÌM EM
Cha mẹ nghèo
Cho anh con dao
Anh tra vào bao tre
Về nhà em ở rể.
Nhà em
bạc hũ
Nhà em
Trâu đàn, lợn lũ
Ruộng gần, nương xa
Quanh năm
Đi dẵm gà
Về dẵm quạ
Anh vẫn vui lòng
Anh vẫn say tình
Ngủ đệm cùng em
Đêm qua, em quên lời tổ tiên
Ngủ đệm đừng nói chuyện tình xưa.
Anh bỗng sững sờ
Trong vòng tay anh, em lại mơ về người tình cũ
Thác lũ cuốn hồn anh
Cuốn cơn khát trong tình anh
Cuốn em đi rồi.
Anh bơi trên đệm tìm em
Ôm phải tình xưa của người đàn ông khác.
VanVN.Net - Chiều nay, 22 – 7 – 2011, Hội Nhà văn Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động cho nhà văn Sơn Tùng do Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN. Net - Trong tác phẩm “Nhà văn Việt Nam hiện đại” (NXB Hội nhà văn-2010), phần suy nghĩ về nghề văn, nhà văn Chu Thị Thơm đã viết: “Văn chương là sự gửi gắm, chia sẻ hữu hiệu nhất. Ở ...
VanVN.Net - Nhận lời mời của Hội Nhà văn Trung Quốc, thực hiện chương trình hợp tác giữa Bộ Văn hóa hai nước Việt Nam và Trung Quốc; đoàn nhà văn Việt Nam do nhà văn Nguyễn Trí Huân - Phó chủ tịch ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn