Tác phẩm chính đã xuất bản: Dưới mặt trời (thơ, 1988); Vàng của mùa thu (thơ, 1989); Ngôi sao số phận tôi (thơ, 1991); Con Tổ quốc (thơ, 1992); Sấm lành (thơ, 1993); Sơn ca (thơ, 1994); Từ một đến tám (thơ, 1996); Trở về (thơ, 1997); Cây trong vườn ông nội (thơ, 1998); Mùa xuân không bị bỏ quên (thơ, 2000); Bên con (thơ, 2002); Nhận (thơ, 2003); ánh mắt tươi (thơ, 2005).
Suy nghĩ về nghề văn: Mỗi người sinh ra ở trời đất đã có một số phận riêng và mỗi người từ trong sâu thẳm cõi lòng đều có những nỗi niềm riêng: khát vọng vui buồn. Nói lên được điều ấy bằng ngôn từ chính là thơ - một thể loại linh thiêng của con người. Ước mong vậy và tôi viết từ trong hoàn cảnh thật của đời mình một cách trung thực, giản dị dễ hiểu, nhưng những điều đó cứ thấp thoáng xa gần. Đi hết cả cuộc đời nào có đến không?
Viết để bày tỏ, để trải lòng và để cho gió cuốn đi... là “phong cách” rất lạ của nhà thơ Nguyễn Hoa. Đi gần hết quãng đời khổ ải của một thi sĩ, anh vẫn mải miết viết mải miết cống hiến và chắt lọc tinh hoa cho đời. Đọc thơ anh nhiều lúc cứ tưởng như anh đang thì thầm độc thoại một mình, bật cười một mình rồi xa xót một mình. Thơ anh nhiều lớp nghĩa nhưng lại được bọc trong lớp vỏ giản dị, lành lành nên bao giờ cũng để lại một chút dư vị bâng khuâng len lỏi vào tâm hồn người ta.
Thơ không bao giờ chỉ để đọc một lần, nhất là thơ của những nhà thơ rất kiệm lời như Nguyễn Hoa. Hầu như các tác phẩm của anh đều là những vần thơ rất ngắn, hàm súc, ít chữ nhưng thật tình, thật đọng nên dễ khắc sâu vào tâm khảm người đọc. Thế giới trong thơ của Nguyễn Hoa là thế giới của cái đẹp, của những mảnh hồi ức, những kỷ niệm ngọt ngào, những cảnh sắc quê hương... luôn ăm ắp sự sống và tâm trạng. Cảm thức về cuộc sống và triết lý nhân sinh luôn xuất hiện trong thơ Nguyễn Hoa. Chúng đồng hành và đan xen nhau gây nên những hiệu quả bất ngờ về cảm xúc và gây ấn tượng với người đọc khiến họ đọc thơ anh không thể nhầm lẫn với bất kỳ một ai khác.
Trải qua một tuổi thơ vất vả Một lần trắng tay/ Mẹ gồng gánh anh em chạy loạn/ Trường kỳ kháng chiến cha đi... rồi Một lần nữa trắng tay/ Năm cải cách/ Nỗi oan sao sửa sạch và không ít lần bị oan vì cái tên Nguyễn Hoa Kỳ mà cha mẹ đặt cho, ông đã đúc kết ký ức của mình bằng những câu thơ xót xa: Để nhớ/ Cùng quyết định vào lính/Lần run xóa tên mình/ Lấy tên đệm làm tên/Để nhớ/Bài thơ in báo đầu tin/Lén mượn về/ So đọc trong đêm/ Chính thơ mình mang tên lạ... Có lẽ do những năm tháng gia nhập quân ngũ cùng với niềm đam mê triết học đã trang bị cho Nguyễn Hoa một kinh nghiệm sống khá dày dặn vì thế, trong những câu thơ của anh, ta có cảm giác như yừa gặp sự tri âm, những lời tự sự, được bật lên bởi những chiêm nghiệm, suy tư và khát vọng cần được chia xẻ trong mỗi cuộc đời. Có điều là, tuy vất vả từ nhỏ, nhưng cả khi đã trưởng thành, Nguyễn Hoa vẫn là một con người có tâm hồn trong trẻo. Năm 1968, vào tuổi 21, chàng trai xứ Hà Nam, học sinh trường cơ điện đã có bài thơ đầu đời đăng báo Nhân dân. Đến bây giờ, 40 năm sau, anh vẫn có thể thuộc làu từng chữ: Mưa rào, mưa bong bong/ Uớt áo mà vẫn cười/ Đường trơn ta kéo pháo/ Trời mưa vẫn cứ vui. Tính cách anh thế nào thì thơ ca anh như thế. Không cầu kỳ rối rắm chữ nghĩa, không uốn éo lượn lờ. Dẫu có những bài, những câu mộc mạc có vẻ ít chất thơ, nhưng trong đó vẫn toát lên con người, cuộc đời, tình cảm chân thật giản dị của anh. Điều khác duy nhất có lẽ là đến tuổi 60, mọi cảm xúc đều đã thâm bầm đất bùn cuộc sống, cho nên không còn nhìn thấy sự bột phát nóng nảy như ngày nào. Có thể nói, cảm hứng chủ đạo và bao trùm các bài thơ của Nguyễn Hoa chính là sự đằm thắm, sâu lắng của cảm xúc, hướng về tình yêu đối với con người và quê hương. Anh yêu Tổ quốc, yêu quê hương bản quán của mình với tình yêu của một người lính. Anh ca ngợi Tổ quốc mình bằng những vần thơ hay, cháy bỏng, bằng hình ảnh và giọng thơ to lớn mà không khoa trương: Tổ quốc/ Không chỉ có/ Cánh cò, cánh vạc lặn lội/ Khói trắng vờn bay mái rạ/ Tiếng sáo diều chơi vơi…/ Còn hồn bao đời, xương, thịt, máu, mồ hôi/Người về đất.../Đất/ Có mắt/Anh ánh nhìn/Không bán mua/Không chia cắt/Đất- Tổ quốc!
Với thiên nhiên, dường như tâm hồn thơ của anh không bao giờ yên tĩnh. Một chiếc lá bay, một tia nắng sớm, làn mây nhẹ bay cũng đủ làm anh rung động. Rồi cứ thế anh lặng lẽ tự họa bức tranh thiên nhiên của riêng mình bằng những nét vẽ mộc mạc, giản đi mà sâu sắc, vừa cụ thể vừa khái quát, vừa tinh khôi, ấm áp vừa sinh động, rạo rực mê say: Có ong óng vàng thu/Lúa xanh hàng song sóng/ Đòng đòng đang mẫm ra/ Gió se làn làn mỏng/Đất thơm thơm mơ mộng/Phết cao cao cánh diều/ (Cánh diều thu) Một mùa thu quyến rũ, như bày ra trước mắt với giọng thơ bình dị, đầy sức lôi cuốn, đặc biệt ở cách sử dụng ngôn từ ví von, so sánh đầy tính trực cảm và rất giàu biểu tượng. Cũng bức tranh về cảnh sắc thiên nhiên, mùa xuân đã lưu lại trong tâm khảm Nguyễn Hoa như thế này. Mòng mọng em/Hồng chin chín/Gió lành lành/Trái mở lòng/Hương lìm lịm/Măn mắn xuân/(Măn mắn xuân). Xuân chín hay tình đã chín? Có lẽ, với Nguyễn Hoa, cả hai cái mới tạo nên màu xuân độc đáo ấy? Tôi nghĩ rằng, để vẽ nên bức tranh mùa xuân trong trẻo, ngọt ngào và mộng mơ, nhà thơ đã phải làm một cuộc hóa thân và lãng mạn lắm. Và không chỉ có những câu thơ nặng lòng với thiên nhiên, đắm đuối và si mê cái đẹp của cuộc đời, cuộc sống và những triết lý nhân sinh còn da diết và trở trăn trong thơ anh như một nét nhấn: Khi anh ngửa mình/ trên phao bơi/ ngắm hải âu/ đám mây bồng bềnh phiêu lãng.../Anh có nghe/biển dưới lưng/đang sóng/rét gào nỗi đau chạm bờ!. Có thể nói cái lạ của thơ Nguyễn Hoa là không rạo rực say đắm, không đậm tính gợi hình, không mơ hồ dịu dàng... mà giản dị, chân thành trong cảm nhận riêng của anh được diễn tả bằng cách khác, độc đáo và đằm thắm. Đó là cái giản dị của cuộc sống ngày thường, rất cụ thể, tất hữu hình nhưng chứa đựng trong đó nhiều lớp nghĩa, thâm trầm, ngụ ý.
Hơn 40 năm làm thơ và đã xuất bản 14 tập thơ, anh tự coi mình như một lão nông đã cày bừa miệt mài trên cánh đồng của mình, không suy tính thiệt hơn và cũng không mong chờ những tác phẩm lớn. Niềm đam mê thơ ca của anh khiến tôi nể phục. Qua tuổi lục tuần sức khỏe giảm sút và đảm nhận biết bao công việc quản lý, thế mà Nguyễn Hoa vẫn sắp xếp công việc hăm hở in thơ trên báo và đọc thơ trên truyền hình hồn nhiên như đang thở, đang sống và đang yêu... Anh yêu thơ và đam mê công việc sáng tác thơ như chàng trai mới lớn lần đầu biết yêu. Anh vẫn tin vào hạnh phúc của một nhà thơ khi những con chữ được cất lên bởi giọng nói của một người khác, vẫn tin, những câu thơ của mình sẽ là điểm tựa cho ai đó neo vịn vào. Và tôi hiểu, đối với Nguyễn Hoa, thơ không chỉ để làm đẹp cuộc đời mà còn là cứu cánh đưa tâm hồn ông đến với thế giới của tình yêu và cái đẹp. Anh nhẩn nha như người bộ hành trên con đường thăm thẳm hướng đến chân trời thi ca không vội vã, không ồn ào, không quan tâm đến những thành công nhất thời và không hướng đến những giá trị văn học thời thượng. Thơ của anh như những mạch nước ngầm âm thầm chảy vào hồn người và chảy róc rách giữa dòng thời gian. Nó là một bức tranh nhỏ, một bức tượng nhỏ, mà - như đồ chơi Matrirốtca (lật đật) của Nga - bên trong còn có những bức tranh tượng nhỏ khác. Điều đó lý giải tại sao thơ anh vẫn làm say nhiều độc giả qua những vần thơ không hề lặng lẽ.
Tác phẩm chính đã xuất bản: Dưới mặt trời (thơ, 1988); Vàng của mùa thu (thơ, 1989); Ngôi sao số phận tôi (thơ, 1991); Con Tổ quốc (thơ, 1992); Sấm lành (thơ, 1993); Sơn ca (thơ, 1994); Từ một đến tám (thơ, 1996); Trở về (thơ, 1997); Cây trong vườn ông nội (thơ, 1998); Mùa xuân không bị bỏ quên (thơ, 2000); Bên con (thơ, 2002); Nhận (thơ, 2003); ánh mắt tươi (thơ, 2005).
Suy nghĩ về nghề văn: Mỗi người sinh ra ở trời đất đã có một số phận riêng và mỗi người từ trong sâu thẳm cõi lòng đều có những nỗi niềm riêng: khát vọng vui buồn. Nói lên được điều ấy bằng ngôn từ chính là thơ - một thể loại linh thiêng của con người. Ước mong vậy và tôi viết từ trong hoàn cảnh thật của đời mình một cách trung thực, giản dị dễ hiểu, nhưng những điều đó cứ thấp thoáng xa gần. Đi hết cả cuộc đời nào có đến không?
Viết để bày tỏ, để trải lòng và để cho gió cuốn đi... là “phong cách” rất lạ của nhà thơ Nguyễn Hoa. Đi gần hết quãng đời khổ ải của một thi sĩ, anh vẫn mải miết viết mải miết cống hiến và chắt lọc tinh hoa cho đời. Đọc thơ anh nhiều lúc cứ tưởng như anh đang thì thầm độc thoại một mình, bật cười một mình rồi xa xót một mình. Thơ anh nhiều lớp nghĩa nhưng lại được bọc trong lớp vỏ giản dị, lành lành nên bao giờ cũng để lại một chút dư vị bâng khuâng len lỏi vào tâm hồn người ta.
Thơ không bao giờ chỉ để đọc một lần, nhất là thơ của những nhà thơ rất kiệm lời như Nguyễn Hoa. Hầu như các tác phẩm của anh đều là những vần thơ rất ngắn, hàm súc, ít chữ nhưng thật tình, thật đọng nên dễ khắc sâu vào tâm khảm người đọc. Thế giới trong thơ của Nguyễn Hoa là thế giới của cái đẹp, của những mảnh hồi ức, những kỷ niệm ngọt ngào, những cảnh sắc quê hương... luôn ăm ắp sự sống và tâm trạng. Cảm thức về cuộc sống và triết lý nhân sinh luôn xuất hiện trong thơ Nguyễn Hoa. Chúng đồng hành và đan xen nhau gây nên những hiệu quả bất ngờ về cảm xúc và gây ấn tượng với người đọc khiến họ đọc thơ anh không thể nhầm lẫn với bất kỳ một ai khác.
Trải qua một tuổi thơ vất vả Một lần trắng tay/ Mẹ gồng gánh anh em chạy loạn/ Trường kỳ kháng chiến cha đi... rồi Một lần nữa trắng tay/ Năm cải cách/ Nỗi oan sao sửa sạch và không ít lần bị oan vì cái tên Nguyễn Hoa Kỳ mà cha mẹ đặt cho, ông đã đúc kết ký ức của mình bằng những câu thơ xót xa: Để nhớ/ Cùng quyết định vào lính/Lần run xóa tên mình/ Lấy tên đệm làm tên/Để nhớ/Bài thơ in báo đầu tin/Lén mượn về/ So đọc trong đêm/ Chính thơ mình mang tên lạ... Có lẽ do những năm tháng gia nhập quân ngũ cùng với niềm đam mê triết học đã trang bị cho Nguyễn Hoa một kinh nghiệm sống khá dày dặn vì thế, trong những câu thơ của anh, ta có cảm giác như yừa gặp sự tri âm, những lời tự sự, được bật lên bởi những chiêm nghiệm, suy tư và khát vọng cần được chia xẻ trong mỗi cuộc đời. Có điều là, tuy vất vả từ nhỏ, nhưng cả khi đã trưởng thành, Nguyễn Hoa vẫn là một con người có tâm hồn trong trẻo. Năm 1968, vào tuổi 21, chàng trai xứ Hà Nam, học sinh trường cơ điện đã có bài thơ đầu đời đăng báo Nhân dân. Đến bây giờ, 40 năm sau, anh vẫn có thể thuộc làu từng chữ: Mưa rào, mưa bong bong/ Uớt áo mà vẫn cười/ Đường trơn ta kéo pháo/ Trời mưa vẫn cứ vui. Tính cách anh thế nào thì thơ ca anh như thế. Không cầu kỳ rối rắm chữ nghĩa, không uốn éo lượn lờ. Dẫu có những bài, những câu mộc mạc có vẻ ít chất thơ, nhưng trong đó vẫn toát lên con người, cuộc đời, tình cảm chân thật giản dị của anh. Điều khác duy nhất có lẽ là đến tuổi 60, mọi cảm xúc đều đã thâm bầm đất bùn cuộc sống, cho nên không còn nhìn thấy sự bột phát nóng nảy như ngày nào. Có thể nói, cảm hứng chủ đạo và bao trùm các bài thơ của Nguyễn Hoa chính là sự đằm thắm, sâu lắng của cảm xúc, hướng về tình yêu đối với con người và quê hương. Anh yêu Tổ quốc, yêu quê hương bản quán của mình với tình yêu của một người lính. Anh ca ngợi Tổ quốc mình bằng những vần thơ hay, cháy bỏng, bằng hình ảnh và giọng thơ to lớn mà không khoa trương: Tổ quốc/ Không chỉ có/ Cánh cò, cánh vạc lặn lội/ Khói trắng vờn bay mái rạ/ Tiếng sáo diều chơi vơi…/ Còn hồn bao đời, xương, thịt, máu, mồ hôi/Người về đất.../Đất/ Có mắt/Anh ánh nhìn/Không bán mua/Không chia cắt/Đất- Tổ quốc!
Với thiên nhiên, dường như tâm hồn thơ của anh không bao giờ yên tĩnh. Một chiếc lá bay, một tia nắng sớm, làn mây nhẹ bay cũng đủ làm anh rung động. Rồi cứ thế anh lặng lẽ tự họa bức tranh thiên nhiên của riêng mình bằng những nét vẽ mộc mạc, giản đi mà sâu sắc, vừa cụ thể vừa khái quát, vừa tinh khôi, ấm áp vừa sinh động, rạo rực mê say: Có ong óng vàng thu/Lúa xanh hàng song sóng/ Đòng đòng đang mẫm ra/ Gió se làn làn mỏng/Đất thơm thơm mơ mộng/Phết cao cao cánh diều/ (Cánh diều thu) Một mùa thu quyến rũ, như bày ra trước mắt với giọng thơ bình dị, đầy sức lôi cuốn, đặc biệt ở cách sử dụng ngôn từ ví von, so sánh đầy tính trực cảm và rất giàu biểu tượng. Cũng bức tranh về cảnh sắc thiên nhiên, mùa xuân đã lưu lại trong tâm khảm Nguyễn Hoa như thế này. Mòng mọng em/Hồng chin chín/Gió lành lành/Trái mở lòng/Hương lìm lịm/Măn mắn xuân/(Măn mắn xuân). Xuân chín hay tình đã chín? Có lẽ, với Nguyễn Hoa, cả hai cái mới tạo nên màu xuân độc đáo ấy? Tôi nghĩ rằng, để vẽ nên bức tranh mùa xuân trong trẻo, ngọt ngào và mộng mơ, nhà thơ đã phải làm một cuộc hóa thân và lãng mạn lắm. Và không chỉ có những câu thơ nặng lòng với thiên nhiên, đắm đuối và si mê cái đẹp của cuộc đời, cuộc sống và những triết lý nhân sinh còn da diết và trở trăn trong thơ anh như một nét nhấn: Khi anh ngửa mình/ trên phao bơi/ ngắm hải âu/ đám mây bồng bềnh phiêu lãng.../Anh có nghe/biển dưới lưng/đang sóng/rét gào nỗi đau chạm bờ!. Có thể nói cái lạ của thơ Nguyễn Hoa là không rạo rực say đắm, không đậm tính gợi hình, không mơ hồ dịu dàng... mà giản dị, chân thành trong cảm nhận riêng của anh được diễn tả bằng cách khác, độc đáo và đằm thắm. Đó là cái giản dị của cuộc sống ngày thường, rất cụ thể, tất hữu hình nhưng chứa đựng trong đó nhiều lớp nghĩa, thâm trầm, ngụ ý.
Hơn 40 năm làm thơ và đã xuất bản 14 tập thơ, anh tự coi mình như một lão nông đã cày bừa miệt mài trên cánh đồng của mình, không suy tính thiệt hơn và cũng không mong chờ những tác phẩm lớn. Niềm đam mê thơ ca của anh khiến tôi nể phục. Qua tuổi lục tuần sức khỏe giảm sút và đảm nhận biết bao công việc quản lý, thế mà Nguyễn Hoa vẫn sắp xếp công việc hăm hở in thơ trên báo và đọc thơ trên truyền hình hồn nhiên như đang thở, đang sống và đang yêu... Anh yêu thơ và đam mê công việc sáng tác thơ như chàng trai mới lớn lần đầu biết yêu. Anh vẫn tin vào hạnh phúc của một nhà thơ khi những con chữ được cất lên bởi giọng nói của một người khác, vẫn tin, những câu thơ của mình sẽ là điểm tựa cho ai đó neo vịn vào. Và tôi hiểu, đối với Nguyễn Hoa, thơ không chỉ để làm đẹp cuộc đời mà còn là cứu cánh đưa tâm hồn ông đến với thế giới của tình yêu và cái đẹp. Anh nhẩn nha như người bộ hành trên con đường thăm thẳm hướng đến chân trời thi ca không vội vã, không ồn ào, không quan tâm đến những thành công nhất thời và không hướng đến những giá trị văn học thời thượng. Thơ của anh như những mạch nước ngầm âm thầm chảy vào hồn người và chảy róc rách giữa dòng thời gian. Nó là một bức tranh nhỏ, một bức tượng nhỏ, mà - như đồ chơi Matrirốtca (lật đật) của Nga - bên trong còn có những bức tranh tượng nhỏ khác. Điều đó lý giải tại sao thơ anh vẫn làm say nhiều độc giả qua những vần thơ không hề lặng lẽ.
VanVN.Net - Chiều nay, 22 – 7 – 2011, Hội Nhà văn Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động cho nhà văn Sơn Tùng do Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN.Net - Chỉ bấm tính, như trồng cây, để có được tập trường ca này, phải cần nửa đời người. Các tác giả trường ca trước Đỗ Quyên (ĐQ), đều vậy, hoặc hơn. Chưa kể, những trường ca của các bộ ...
VanVN.Net - Nhận lời mời của Hội Nhà văn Trung Quốc, thực hiện chương trình hợp tác giữa Bộ Văn hóa hai nước Việt Nam và Trung Quốc; đoàn nhà văn Việt Nam do nhà văn Nguyễn Trí Huân - Phó chủ tịch ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn