Chế Lan Viên: Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước/ Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà/ Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc/ Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa (…) Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây/ Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?/ Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ/ Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?
Gửi thư    Bản in

Gương mặt của một thời

Nhà văn Anh hùng lực lượng vũ trang Chu Cẩm Phong

Đỗ Ngọc Yên - 10-05-2011 08:17:42 AM

VanVN.Net - Cuộc chiến đã đi qua hơn 1/3 thế kỷ, nhưng những dòng nhật ký của Nhà văn, liệt sĩ Anh hùng Lực lượng vũ trang Chu Cẩm Phong để lại như vẫn còn nguyên giá trị. Nó đã giúp chúng ta nhận ra gương mặt các anh một thời đạn bom và máu lửa của cả dân tộc ta…

Nhà văn Anh hùng Chu Cẩm Phong tên thật là Trần Tiến sinh năm 1941 tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (1954), anh theo cha tập kết ra Bắc, học phổ thông tại trường học sinh miền Nam và tốt nghiệp đại học Văn khoa, Tổng hợp Hà Nội, được kết nạp vào Đảng từ khi đang học năm thứ ba (1963).

Năm 1964, sau khi tốt nghiệp đại học loại xuất sắc, Chu Cẩm Phong được chọn cử đi làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài, nhưng anh đã xin về Nam chiến đấu. Về với quê hương, anh làm phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại khu V, sau đó anh chuyển sang công tác tại Tạp chí Văn nghệ Giải phóng Trung Trung Bộ, làm Bí thư Chi bộ Tiểu ban Văn nghệ Ban Tuyên huấn khu V. Trong thời gian này,  nhiều lần anh xung phong đi làm phóng viên mặt trận tại các điểm nóng của chiến trường Quảng Nam để được sống và viết ngay giữa nơi bom đạn của quân thù đang ngày đêm giày xéo lên cuộc sống của những người dân lành vô tội. Đúng vào ngày  Quốc tế lao động, 1-5-1971, tại thôn Vinh Cường, xã Xuyên Phú (nay là xã Duy Tân, Duy Xuyên), hầm trú ẩn bị lộ, Chu Cẩm Phong và 3 chiến sĩ khác đã anh dũng hy sinh trong trận đối mặt với một tiểu đoàn liên quân Mỹ- ngụy.

Cuốn nhật ký cuối cùng Chu Cẩm Phong đem theo bên mình đã được một sĩ quan quân đội Sài Gòn gìn giữ cẩn thận và sau ngày giải phóng Đà Nẵng nó được  trao lại cho các bạn Văn của anh. Năm 2000 “Nhật ký chiến tranh” của Chu Cẩm Phong được Hội Nhà Văn Việt Nam trao tặng thưởng.

Ngay từ bút ký đầu tay "Chuyện làng trụi" viết năm 1967 đến “Rét tháng Giêng”, “Gió lộng từ Cửa Đại”, “Mặt biển - mặt trận”,... tác phẩm nào cũng đều đáng để cho các thế hệ người Việt Nam hôm nay đọc và suy ngẫm về cái giá của  nền độc lập, tự do của tổ quốc mà thế hệ các anh nói riêng và cả dân tộc ta nói chung đã từng phải trả. Ở đó, mỗi tác phẩm của anh đều cho thấy rất rõ sự chân thành, sự khát khao cháy bỏng được sống, chiến đấu cho độc lập tự do của Tổ quốc.

Đằng sau gần 780 trang nhật ký ấy là một Chu Cẩm Phong kiên định, vững vàng về lập tường tư tưởng. Anh rất tự hào về con đường mình đã chọn: Mình đã tự đặt ra phương châm sống của mình là dũng cảm, say sưa, và quên mình như những chiến sỹ cộng sản chân chính đi trước...Sắp đến mình sẽ đi công tác, mình nhận đi lại Quảng Đà, một nơi ác liệt nhất. Mình có thể hy sinh trong mùa xuân lịch sử này lắm. Mình nghĩ đến điều này một cách nghiêm túc. Nếu mình ngã xuống như Phương Thảo, Văn Cận, Xuân Quí, thì ba mình nhất là mẹ mình đau khổ đến chừng nào,... Dẫu ngã xuống một giờ, nửa giờ trước khi ta giành thắng lợi hoàn toàn, cũng hạnh phúc lắm thay...(Nhật ký ghi ngày 8-1/1970).

                                           

                                  Chu Cẩm Phong (thứ 2 từ phải sang) cùng bạn bè trường ĐH Tổng hợp

Những trang nhật ký cuối cùng Chu Cẩm Phong ghi ngày 26 và 27-4/1971 cho chúng ta thấy rất rõ cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, giành độc lập, tự do cho tổ quốc thật sự cam go, có lúc tưởng chừng như không thể vượt qua được: Ngày hôm nay có một lúc căng, địch ra Phú Thọ đốt phá, xâm chiếm dữ. Khói mù mịt cả bầu trời. Mình ra công sự nhưng vẫn ngồi trên viết được... Mới sáng ra chúng đã bắn ngót trăm trái pháo sang Đại Lộc, sau đó đổ 10 tàu HU1A. Khổ cho mấy chị chạy sang bên đó... 10 giờ, hai chiếc phản lực đến ném bom và bắn đạn 20 ly. Sau đó quân bộ kéo sang.

Dường như Chu Cẩm Phong là con người của công việc. Anh luôn quan tâm lo lắng đến mọi người, năng nổ và xốc vác, không nề hà bất cứ việc gì dù là khó khăn gian khổ nhất, anh luôn sẵn sàng nhận về mình và nhường thuận lợi cho người khác. Chính vì thế anh luôn được đồng đội quí mến, tin cậy: Vẫn mưa. Công việc sản xuất phải dừng. Sắn hết. Đám sắn sản xuất của tụi mình bị nhổ trộm hết. Đám sắn 7000 gốc cách đây một ngày đường (A6) phần bị nhổ trộm, phần bị heo rừng, giờ chạy sắn chưa ra. Gạo còn 400 lon và 50 ang lúa. Từng ấy lương thực phải tự túc 4 tháng gạo thức ghế cả năm. Từ hôm nay phải ăn mỗi ngày hai bữa với mức gạo là 0, 6 lon. (Nhật ký ghi ngày 6-1/1970).

Những trang nhật ký của anh thật sự giúp cho những người đang sống hôm nay hiểu thêm phần nào sự khó khăn, ác liệt của chiến trường khu V, nơi mà nhân dân và đồng đội của anh đã từng sống và chiến đấu cách đây hơn 1/3 thế kỷ trước. Sự trớ trêu là chiến tranh không phải là sự chia đều may mắn và rủi ro cho tất thảy mọi người. Trong chiến tranh, dường như những người tốt như Chu Cẩm Phong thường hứng chịu nhiều rủi ro hơn là may mắn. Nhưng với những người lính nơi chiến trường, chiến đấu và chiến thắng kẻ thù mới là điều họ quan tâm trên hết.

Và anh đã ngã xuống sau đó 4 ngày trong một trận chiến đấu chống càn ở xã Vinh Cường, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Có thể thế hệ trẻ hôm nay và những người đã may mắn được trở về sau chiến tranh nhìn nhận và đánh giá về cuộc chiến đó không giống nhau, nhưng chắc chắn không một ai có thể phủ nhận được rằng chiến tranh là tàn khốc và hy sinh. Và sự hy sinh lớn nhất thuộc về những người đã ngã xuống bên chiến hào đánh giặc như Chu Cẩm Phong. Không trang nào, dòng nào trong nhật ký của anh không mang theo hơi thở của cuộc chiến: công việc bề bộn, hội họp triền miên, đói khát luôn rình rập mà vẫn phải chống càn, bám trụ để giằng co với địch từng tấc đất, rồi ghi chép, sáng tác...

Hơn thế nó còn thấm đẫm mồ hôi, nước mắt và máu của chính anh, của bao đồng đội và nhân dân ta, trong đó phải kể đến những người như Nguyễn Thi, Nguyễn Mỹ, Lê Anh Xuân, Dương Thị Xuân Quý,... Họ đã làm rạng rỡ gương mặt của thế hệ các nhà văn vừa cầm bút, vừa cầm súng trên trận tuyến chống quân thù giải phóng dân tộc, mà thế hệ các nhà văn lớp sau này không thể nào có cơ hội được như vậy, nhưng họ cần phai biết học tập và noi theo thế hệ cha anh.

Chiến tranh là vậy đó, nhưng đối với các anh dường như chỉ có cách mạng và viết văn. Hai cái đích ấy không biết tự bao giờ đã ăn sâu vào máu những người cùng thế hệ của Chu Cẩm Phong. Khi ấy không mấy ai tính toán thiệt hơn, được mất hay suy bì, tị nạnh về cấp chức, bỗng lộc, mà tất cả đều xả thân nhằm một hướng đích chung vì thắng lợi của Cách mạng. Nhưng phải chăng đấy cũng là một cái giá đắt mà cả những người đã ngã xuống, những người sống sót và cả những kẻ hậu sinh đều phải trả cho chiến tranh?

Đọc lại những trang nhật ký, một tài sản quý giá mà Liệt sĩ, Nhà văn, Anh hùng Chu Cẩm Phong đã để lại, hôm nay chúng ta càng có thêm cơ sở cho việc lý giải về một trong những nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta là sự đóng góp hy sinh công sức và tính mạng của những con người bằng xương bằng thịt, mà Chu Cẩm Phong là một minh chứng rất sinh động. Chính các anh đã góp một phần không nhỏ làm nên một chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ Quốc./.

Lên đầu trang

Tiêu đề

Hiện tại không có bình luận nào.

Viết bình luận của bạn


Nhân vật  

Nhà văn Sơn Tùng: một huyền thoại đời thường

VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...

Thư giãn  

Truyện vui: "Độ nóng"

VanVN.Net - Một nhà ba người. Chồng 72,25kg, vợ 65,45kg đều thuộc loại thể hình hơi béo. Thế là vợ nêu ra, nhà mình mua một máy chạy bộ nhé. Ai cũng giơ hai tay tán thành.

Nhà văn đọc sách  

Giao hưởng – gió Đỗ Quyên

VanVN.Net - Chỉ bấm tính, như trồng cây, để có được tập trường ca này, phải cần nửa đời người. Các tác giả trường ca trước Đỗ Quyên (ĐQ), đều vậy, hoặc hơn. Chưa kể, những trường ca của các bộ ...