Chế Lan Viên: Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước/ Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà/ Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc/ Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa (…) Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây/ Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?/ Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ/ Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?
Gửi thư    Bản in

Trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ V

22-06-2011 11:17:18 AM

VanVN.Net - Tối 21-6, tại Cung Văn hóa lao động Hữu nghị Việt-Xô, Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 86 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và trao Giải báo chí quốc gia lần thứ V, năm 2010.

Ðến dự buổi lễ, có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Trương Tấn Sang, Thường trực Ban Bí thư T.Ư Ðảng; Ðinh Thế Huynh, Bí thư T.Ư Ðảng, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giải báo chí quốc gia; các đồng chí Ủy viên T.Ư Ðảng: Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch nước; Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng Chính phủ; Vũ Trọng Kim, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam; Ðặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng LÐLÐ Việt Nam; Cao Ðức Phát, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đồng chí Lê Doãn Hợp, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông; các đồng chí lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể, Tổng biên tập các cơ quan thông tấn, báo chí trong cả nước; các nhà báo lão thành, các đồng chí trong Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam, cùng đông đảo phóng viên báo chí và các tầng lớp nhân dân.

Phát biểu ý kiến khai mạc buổi lễ, đồng chí Ðinh Thế Huynh gửi đến các đại biểu, các đồng nghiệp và công chúng báo chí cả nước lời chúc mừng nồng nhiệt nhất; đồng thời nêu rõ: Lịch sử vẻ vang 86 năm qua càng thể hiện sự anh minh và tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người sáng lập Báo Thanh Niên để góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào nước ta và chuẩn bị về mọi mặt để Ðảng ta ra đời, lãnh đạo cách mạng, đồng thời khai sinh nền báo chí cách mạng Việt Nam. Giải báo chí quốc gia lần thứ V-2010 đã thành công tốt đẹp với số lượng tác phẩm của các tác giả, nhóm tác giả và số lượng đơn vị báo chí tham dự nhiều nhất từ trước đến nay. Có 1.321 tác phẩm của các tác giả, nhóm tác giả được tuyển chọn từ 51 hội nhà báo tỉnh, thành phố, 73 liên chi hội, chi hội trực thuộc và các cơ quan báo chí ở T.Ư tham dự giải. Ðây cũng là giải có số tác phẩm của cộng tác viên nhiều nhất từ trước đến nay (244 tác phẩm).

Hội đồng Sơ khảo đã lựa chọn 161 tác phẩm báo chí thuộc tám loại giải vào vòng chung khảo.

Hội đồng Chung khảo đã làm việc với tinh thần nghiêm túc, khách quan, tuyển chọn để Hội đồng Giải báo chí quốc gia xem xét, quyết định trao giải cho 128 tác phẩm, bao gồm 2 giải A, 24 giải B, 43 giải C và 59 giải khuyến khích. 33 tác phẩm còn lại được Hội đồng Giải báo chí quốc gia quyết định trao Giấy chứng nhận tác phẩm được vào vòng chung khảo.

Ðồng chí Ðinh Thế Huynh nêu rõ: Các tác phẩm dự giải năm nay đã bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước, của các ngành, các địa phương, đơn vị; phản ánh sinh động những nỗ lực thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước. Nhiều tác phẩm đã phát hiện và cổ vũ những nhân tố mới, những tấm gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua yêu nước của nhân dân ta. Ðồng thời tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí và các tệ nạn xã hội; đấu tranh phản bác các thông tin và luận điệu sai trái của các thế lực thù địch chống phá đất nước ta.

Tuy giải năm nay chưa có những tác phẩm thật sự nổi trội, tạo được tiếng vang lớn trong xã hội, làm lay động lòng người, chưa phản ánh đầy đủ diện mạo của nền báo chí nước nhà trong năm 2010, nhưng các tác phẩm đoạt giải, nhất là giải A thật là những tác phẩm xuất sắc, có tính phát hiện trong nội dung và sự tìm tòi về phương cách thể hiện.

Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư T.Ư Ðảng, đồng chí Trương Tấn Sang biểu dương và chúc mừng những thành tích chung của báo giới cả nước, chúc mừng các nhà báo vinh dự được trao Giải báo chí quốc gia lần thứ V; đồng thời nêu rõ một số nhiệm vụ trọng tâm mà đội ngũ những người làm báo cần tập trung thực hiện tốt trong thời gian tới.

Thay mặt lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, đồng chí Trương Tấn Sang trao hai Giải A tặng tác giả Nguyễn Ðăng Lâm (Phân xã TTXVN tại Quảng Ngãi) với loạt bài: 'Lý Sơn-Bảo tàng sống động về lịch sử chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa'; và nhóm tác giả Ngô Mai Phong, Trần Ngọc Duy, Lê Quỳnh Trang, Tống Văn Thanh (Báo Lao Ðộng) với loạt bài 'Về vụ tổ chức cướp than động trời tại Quảng Ninh'.

Các đồng chí: Ðinh Thế Huynh, Nguyễn Thị Doan, Nguyễn Thiện Nhân cùng các đồng chí lãnh đạo Ban Tuyên giáo T.Ư, lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, lãnh đạo các bộ, ngành đã trao 24 giải B, 43 giải C tặng các tác giả, nhóm tác giả đoạt giải.

Ban Tổ chức trao 59 giải khuyến khích tặng các tác giả và nhóm tác giả đoạt giải.

Tại buổi lễ, các tác giả, nhóm tác giả đoạt giải cao đã tâm sự, chia sẻ về những kỷ niệm không thể quên trong cuộc đời làm báo của mình, nhất là những ngày tháng vượt qua khó khăn, bám sát thực tế cuộc sống để từ đó có được những tác phẩm báo chí đạt chất lượng cao.

 (Nguồn Nhandan.com.vn)

Lên đầu trang

Tiêu đề

Hiện tại không có bình luận nào.

Viết bình luận của bạn


Sự kiện  

Lễ kỷ niệm 50 năm thảm họa da cam ở Việt Nam

VanVN.Net - Sáng nay, 10/8/2011 tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm nửa thế kỷ thảm họa da cam gieo rắc trên đất nước ta. Đúng ...

Nhân vật  

Công chức Nga thời nào tốt hơn

VanVN.Net - Nhà văn I. M. Poliakov, Tổng biên tập Văn báo, ủy viên ủy ban Văn hóa phủ Tổng thống, ủy viên Đoàn chủ tịch Hội nhà báo Matxcơva, tác giả nhiều tiểu thuyết chống quan liêu như Tình trạng ...

Thư giãn  

Thấy, nghĩ và viết: “Từ đâu đến đâu”

VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...

Nhà văn đọc sách  

Mấy ai đã đến tận cùng chiều sâu của biển

VanVN.Net - Đỗ Kim Cuông vừa cho xuất bản “Sau rừng là biển” - cuốn tiểu thuyết thứ 12. Đọc những trang đầu, tưởng chỉ là một câu chuyện đơn giản và quen thuộc: ba người lính quê một tỉnh đồng ...