Chế Lan Viên: Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước/ Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà/ Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc/ Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa (…) Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây/ Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?/ Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ/ Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?
Gửi thư    Bản in

Vĩnh biệt nhà văn, dịch giả Lê Xuân Quỳnh

Trần Đức Tiến - 29-07-2011 09:46:14 AM

VanVN.Net - Nhà văn, dịch giả Lê Xuân Quỳnh, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, bệnh nặng, vừa qua đời ngày 23-7-2011 tại bệnh viện Chợ Rẫy (Sài Gòn). Linh cữu quàn tại nhà riêng, số 18A Trương Công Định, T.P. Vũng Tàu. Lễ viếng từ 14h ngày 23-7, lễ di quan 6h ngày 25-7.

Lê Xuân Quỳnh sinh năm 1943. Ông từng là sinh viên trường đại học La Habana (Cuba), chuyên ngành Văn học Mỹ La-tinh và Tây Ban Nha. Sau nhiều năm công tác ở Bộ Quốc phòng, ông chuyển vào Vũng Tàu, làm việc ở UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho đến khi nghỉ hưu. Nghỉ việc nhà nước, nhưng đây mới thực sự là giai đoạn ông dành toàn tâm toàn ý cho công việc yêu thích: dịch sách văn học, chủ yếu là văn học Mỹ La-tinh.

Chưa đầy 10 năm trời, Lê Xuân Quỳnh đã dịch và cho xuất bản hàng chục đầu sách gồm tiểu thuyết, tập truyện ngắn - những tác phẩm của những tác giả tiêu biểu của nền văn học mà ông ưa chuộng và thông thạo: Sống để kể lại (G.Marquez), Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi (G.Marquez), Hang động (J.Saramago), Ozahir (P.Coelho), Cuộc sống vợ chồng (S.Pitol), Xứ sở của người tiền sử (I.Allende), Vương quốc rồng vàng (I.Allende), Khu rừng của những người lùn (I.Allende), Tấm lòng bạc nhược (J.Marias), Bờ thứ ba của dòng sông (tuyển truyện ngắn Brasil)… Có thể nói ngoài dịch giả Nguyễn Trung Đức (đã mất), Lê Xuân Quỳnh là người dịch văn học viết bằng tiếng Tây Ban Nha đáng kể nhất ở Việt Nam.

Lên đầu trang

Tiêu đề

Hiện tại không có bình luận nào.

Viết bình luận của bạn


Các tin mới hơn

Nhân vật  

Nhà văn Sơn Tùng: một huyền thoại đời thường

VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...

Thư giãn  

Thấy, nghĩ và viết: “Từ đâu đến đâu”

VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...