Chế Lan Viên: Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước/ Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà/ Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc/ Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa (…) Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây/ Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?/ Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ/ Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?
Gửi thư    Bản in

Chùm thơ: "Biển và sóng" của Cao Duy Bằng

06-06-2011 02:11:49 PM

Tác giả Cao Duy Bằng

 

  Biển và sóng

 

Biển xa rồi

Sóng chẳng lặng yên

Chiều mỏi phố

Quen chân về lối cũ

Phượng vào hè 

Khuyết tròn khung nhớ

Bụi khói xe

Em trắng khăn che

 

Ta mải mê

Sài Gòn phố ngày về

Giấc mơ đẹp mây bay

Chiều “biển lạ”

Dương liễu chao

Nghiêng nghiêng sắc lá

Thoáng nao lòng chớm lạnh thu theo

 

Nhớ khơi xa

Mây ôm đảo lắng chiều

Cánh hải âu

Trắng buồm trắc ẩn

Đêm sương lạnh

Trăng vàng gieo lối

Bước chân nghiêng trên cát lạc nẻo về

 

Biển xa rồi

Sao sóng vỗ bờ khuya

Giấc mộng nắng mai

Neo buồm kỷ niệm

Một chút thôi

Hương thầm

Chợt đến

Để đêm đêm sóng vỗ biển lòng

 

 

  Em và mùa thu

 

Mùa đã sang

Cây vội khoác áo vàng

Cho lối về bịn rịn

Thương người mấy nẻo lang thang

 

Thu rồi em

Sen thoáng đượm buồn

Bàng bạc màu sương cốm

Lục bình trôi dập dềnh quên tím

Mây lơ ngơ theo gió vắt sang mùa

 

Thu rồi em

Nghiêng mắt lá bên hè

Đóa cúc dại hoa vàng rắc nhớ

Khóm trúc lả

Bướm tìm lạc chỗ

Chim ri buồn xao xác về đâu

 

Hoàng hôn chưa mà tim tím đêm sâu?

Trời mơ ảo… Ánh sao chi chít

Sông Ngân Hà trắng màu tiễn biệt

Ta mong ngày tháng bảy với mưa ngâu.

 

Đêm nay

Se lạnh sương mau

Lòng nhen nhúm hương  mùa thao thức

Vắng em rồi

Tiếng thu lạnh ngắt

Lòng lặng buồn

Trong chiếc lá mùa rơi

 

                                

  Nhan sắc đêm cao nguyên

 

Ta tựa vào mây

Tay chạm phải vòm trời xám bạc

Một ngôi nhà sàn

Vách tre mái lợp

Đêm cao nguyên ngọn lửa bập bùng

 

Rung chuyển núi rừng

Những cánh tay và đôi chân nhảy nhót

Em theo điệu K’Ho múa hát

Nhịp đi anh ngượng ngùng

 

Em mặc váy để lỏng đôi chân

   Anh đóng khố một lần bỡ ngỡ

 Đà Lạt đêm nay ta cùng mắc nợ

 Có phải không cao nguyên!

 

Bởi vụng về dẫm ngón chân em

Hai má cùng ửng đỏ

Anh si mê vít cong cần trúc

Môi khép rượu tình

Đầu chạm tóc xanh

Hai cặp mắt long lanh

Ché rượu vơi dần theo nốt nhạc

Say rượu nồng

Hai trái tim loạn nhịp

Đường về bẻ mộng chia hai

 

Đà Lạt đêm nay

Ta ngồi trên mây

Tựa lưng vào gió

Nhan sắc đêm cao nguyên bốc lửa

 

 

  Mảnh đời sau lưng lá

 

Hai chín tết cô bán hàng rau góc chợ                                                                                                              

Lại qua người chen đông

Rau bán được năm đồng

Người thêm ba cắc rưỡi

 

Xôn xao như gió thổi

Em nhặt từng đồng xu

Mong trả vốn còn dư

Trang trải ba ngày tết

 

Sau lưng lá

Mảnh đời em biết

Cọng rau gầy xanh mượt mồ hôi

Vẹt bàn chân lạnh giá sương phơi

Rau nhạt úa đếm người qua lại

 

Gánh nặng lo toan

Ngọt lời khách tới

Đôi môi khàn khản giọng khô

Nắng chiều lệch bóng em mơ

Chợ dăng dài hàng hoa hàng bánh

 

Rượu bia sóng sánh

Rau lại thêm héo vàng

Lúc chợ tan

Bóng em còn đọng lại

 

Năm qua mau

Tết không đợi

Ngày tháng mỏi theo về

Tiền học con đang gọi

Giăng nỗi buồn xanh cả cơn mê

 

Mỏng manh xác ve                        

Đồng tiền đỏ thổi cay mắt đắng

Giao thừa đêm nay lạnh

Em về kịp không

Lên đầu trang

Tiêu đề

Hiện tại không có bình luận nào.

Viết bình luận của bạn


Nhà văn đọc sách  

Lệ biển - một tập truyện ngắn hay

VanVN.Net - Trong những ngày lịch sử với nhiều sự kiện này, với trách nhiệm nhà văn, lòng say mê và am hiểu vể thể loại truyện ngắn với những thành tựu được ghi nhận, nhà văn Phan Cung Việt vừa ...

Hoạt động Hội Nhà Văn  

Những ấn tượng trẻ khó quên

VanVN.Net - Sau gần 5 năm mong đợi, vào lúc 14 giờ ngày 27.5 tại Bến Nhà Rồng (chi nhánh Bảo tàng Hồ Chí Minh ở Thành phố Hồ Chí Minh), đã chính thức khai mạc Hội nghị Những người viết văn trẻ lần thứ 3. Hơn 100 ...

Tư liệu  

Văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư: những ghi nhận và đánh giá trái ngược

VanVN.Net - Sự nghiệp văn nghệ của Lưu Trọng Lư (1911-1991) với tư cách nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam thế kỷ XX, thoạt nhìn, cho đến những năm đầu thế kỷ XXI, tưởng chừng như ...