Tác giả J.G. Zumwalt cùng mẹ Việt Nam anh hùng Bùi Thị Mè và Thượng tướng Phan Trung Kiên tại buổi giao lưu.
1. Đó là ký sự báo chí Chân trần, chí thép của tác giả James G.Zumwalt (Bare feet, iron will – Đỗ Hùng chuyển ngữ, First News và NXB Tổng hợp TP.HCM ấn hành) một ấn phẩm thuộc hàng 4,4/5 sao, theo đánh giá của bạn đọc trên thế giới thông qua mạng phân phối sách Amazon.com, ấn phẩm đã có tới 1.670.000 thông tin liên quan nếu tra cứu mục từ bare feet, iron will trên công cụ thông tin Google. Trên công cụ này, một bạn đọc nhận định “Đây là cuốn sách nên đọc đối với tất cả những nhà lãnh đạo nào có ý định gửi quân đội của mình vào một cuộc chiến…”. Quả đúng như vậy, kí sự báo chí này có thể coi là một tài liệu khoa học quân sự, đúc kết từ cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của quân đội nhân dân Việt Nam, từ chiến thắng của chúng ta. Đó là những bài học về việc quyết định phát động một cuộc chiến trường kì 1954-1975, một hệ thống tiếp vận vững vàng bất khả tiêu diệt – đường mòn Hồ Chí Minh, một trận đánh chắc thắng – tiểu đội tinh nhuệ cảm tử quân thiêu rụi tổng kho Long Bình mà không một ai hi sinh, một điệp vụ ám sát vị đô đốc chỉ huy hải quân Mỹ tại Việt Nam, thân sinh tác giả cuốn sách này. Xin trích: “Hóa trang cẩn thận, hai sát thủ đi trên một chiếc xe gắn máy. Một người cầm lái, người kia ngồi phía sau ôm theo một bọc trước bụng. Xế trưa một ngày rất nóng vào tháng 5, chiếc xe gắn máy hòa vào dòng người tấp nập trên đường phố áp với trụ sở COMNAVFORV, phía bức tường che sân bóng chuyền. Hai người biết rõ cần đi bao xa dọc con phố này đến được vị trí tương ứng với sân bóng chuyền phía bên trong bức tường. Nội gián bên trong khu trụ sở là một đầu bếp, người này đã lén đánh dấu trên bức tường bên ngoài chỗ sân bóng chuyền. Tới được nơi này, những kẻ tấn công chỉ còn cách mục tiêu một bức tường bê tông cao hơn hai mét. Người ngồi phía sau xe liếc nhanh qua đám lính gác. Một người lính đứng ở góc đường tỏ ra mất tập trung. Khi lái xe giảm tốc độ, ngay lập tức, người ngồi sau quẳng cái bọc ôm trước bụng – là một bọc thuốc nổ - qua bức tường, nhằm vào sân bóng chuyền bên trong…”. Đó là cái sân mà trưa nào vị đô đốc và lính của ông cũng chơi bóng chuyền!
2. Cuốn sách bắt đầu từ chuyện, tất cả các thành viên nam của gia đình James G.Zumwalt ngày ấy, đã tham chiến ở Việt Nam. Cha ông, chỉ huy lực lượng hải quân Mỹ ở đây từ 1968 đến 1970 và là người ra lệnh rải chất độc màu da cam làm trụi lá rừng. Anh ông, thuyền trưởng một tầu tuần tra trên các dòng sông miền Trung vào năm 1969. Chính ông, ban đầu chỉ tham gia đội tàu hải quân bắn yểm trợ thủy quân lục chiến trên bờ nhưng từ 1972-1973 đã thuộc đội thủy quân lục chiến Battalion Landing. Trong sách của mình ông kể về lần hai anh em gặp nhau tại chiến trường: “…chúng tôi gặp nhau tại căn cứ thuyền cao tốc của anh ở Đà Nẵng vào năm 1969. Anh mới hai mươi ba tuổi; tôi hai mươi. Với tất cả sự ngây thơ của tuổi trẻ, chúng tôi cứ nghĩ rằng chẳng có gì đánh bại được mình, dù dấu hiệu của chết chóc và nguy hiểm hiển hiện khắp nơi: các thủy thủ đang chuyển đạn và quân nhu lên tàu chuẩn bị cho một cuộc tuần tra, nhiều thân tàu thủng lỗ chỗ do đạn địch từ các lần tuần tra trước đang được sửa chữa; các thủy thủ mới đến trình diện, thay thế cho số vừa ngã xuống trong vài ngày trước”. Vậy mà ba chiến binh kia đã thất bại trong thất bại toàn cảnh của quân đội Mỹ tại VN, để rồi…Vào chiều muộn 21-4-2011, dũng cảm như một người lính, chỉ một mình cựu bại binh James G.Zumwalt với một quyển sách, xuất hiện trong một hoạt động mang tính mừng công “nhân kỉ niệm 36 năm ngày giải phóng miền Nam” của phe thắng trận, và ông đã được đón tiếp trọng thị. Đón ông có mẹ Việt Nam anh hùng Bùi Thị Mè, để rồi chính James G.Zumwalt đưa mẹ lên đài vinh danh, có trung tướng anh hùng Phạm Trung Kiên, Thứ trường bộ Quốc phòng VN, trung tướng bắt tay cựu binh James G.Zumwalt và khen: “Tôi khâm phục sự trung thực và dũng cảm của tác giả khi bộc lộ những cái nhìn khác biệt với quan điểm thù hận…”; có Trung tướng Lê Thành Tâm, Phó Chủ tịch Hội cựu chiến binh TP.HCM, các nhà văn quân đội VN Trần Công Tấn, Lê Thành Chơn, đội văn công cựu chiến binh TP.HCM… cùng hàng trăm cư dân thành phố này. Mọi người cùng làm lễ ra mắt cuốn sách Chân trần chí thép mà James G.Zumwalt đã viết để chính mình được thẳng thắn kết luận: “Thất bại lớn nhất của người Mỹ tại chiến tranh Việt Nam, đó chính là chúng tôi không nhận ra mình đang chiến đấu với thế hệ người Việt Nam xuất sắc nhất”. Dường như phát biểu như thế là chưa đủ, James G.Zumwalt còn hát nữa. Ông lên sân khấu cùng các cựu chiến binh Việt Nam đồng ca bài “Nối vòng tay lớn” nhạc Trịnh.
3. Ngay trong đêm đầu tiên có Chân trần, chí thép người viết bài này đã đọc một hơi gần 400 trang cuốn sách mà James G.Zumwalt đã viết sau hơn 50 lần trở lại VN để thực hiện hơn 200 cuộc phỏng vấn. Cảm nhận riêng là, dường như 4 chữ tiêu đề chưa thâu tóm được hết nội dung vốn có của cuốn sách, ngoài chân trần, chí thép, còn tấm lòng biển cả của người Việt, của chính tác giả nữa. Và đó chính là thứ giá trị làm cho một tác phẩm báo chí mang tính văn chương. Thứ văn chương đan dệt bằng cả buồn và vui, bằng cả hài hước và trữ tình. Cho dù đã có trong tay tới hơn 200 cuộc phỏng vấn, nhưng tác giả Chân trần, chí thép không để sách của mình dừng lại ở mức giá trị khoa học khách quan, mà còn đẩy nó tới tầm giá trị nhân bản, cái chỉ có khi người viết dám bộc lộ cảm xúc chủ quan và biết sàng lọc sự kiện thời cuộc để tìm tới nhân tính muôn đời. Những dòng bút phê tinh nghịch của đại tướng Võ Nguyên Giáp vào tài liệu “lưu hành nội bộ” của Bộ quốc phòng Mỹ (tr.175); thói quen đọc danh sách tử sĩ từ dưới lên trên của đô đốc hải quân Mỹ (tr. 25) và hình ảnh chính ông đô đốc bồng người thương binh Việt cụt hai chân đặt lên xe lăn (tr.32); đường bay dũng cảm của…con gà, từ địa đạo Củ Chi (tr.100); tư thế chết khi bảo vệ đôi chim yến của cậu bé phố Khâm Thiên năm 1972 (tr.149); món chè…xi-líp (tr.226) và nải chuối…ca pốt (tr.270); vụ kiện đòi thêm tiền…sờ vú của một sơn nữ, bên đường hành quân (tr.54 )…và nhiều chi tiết thú vị khác đã chứng minh nhận định trên. Chính những chi tiết vừa dẫn khiến độc giả có thể đọc một hơi, cuốn sách viết về cuộc chiến đã mất quá nhiều xương máu, sinh mệnh. Và khi đọc rồi, người viết bài thấy, có thể ghi lại đây, một câu mình đã nói với tác giả James G.Zumwalt trong lễ ra mắt sách - ông dũng cảm như một người lính, duyên dáng như một nhà thơ! Bây giờ chỉ thêm, và tinh quái như một người Việt Nam kể chuyện tiếu lâm.
(TGM 932)
Tác giả J.G. Zumwalt cùng mẹ Việt Nam anh hùng Bùi Thị Mè và Thượng tướng Phan Trung Kiên tại buổi giao lưu.
1. Đó là ký sự báo chí Chân trần, chí thép của tác giả James G.Zumwalt (Bare feet, iron will – Đỗ Hùng chuyển ngữ, First News và NXB Tổng hợp TP.HCM ấn hành) một ấn phẩm thuộc hàng 4,4/5 sao, theo đánh giá của bạn đọc trên thế giới thông qua mạng phân phối sách Amazon.com, ấn phẩm đã có tới 1.670.000 thông tin liên quan nếu tra cứu mục từ bare feet, iron will trên công cụ thông tin Google. Trên công cụ này, một bạn đọc nhận định “Đây là cuốn sách nên đọc đối với tất cả những nhà lãnh đạo nào có ý định gửi quân đội của mình vào một cuộc chiến…”. Quả đúng như vậy, kí sự báo chí này có thể coi là một tài liệu khoa học quân sự, đúc kết từ cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của quân đội nhân dân Việt Nam, từ chiến thắng của chúng ta. Đó là những bài học về việc quyết định phát động một cuộc chiến trường kì 1954-1975, một hệ thống tiếp vận vững vàng bất khả tiêu diệt – đường mòn Hồ Chí Minh, một trận đánh chắc thắng – tiểu đội tinh nhuệ cảm tử quân thiêu rụi tổng kho Long Bình mà không một ai hi sinh, một điệp vụ ám sát vị đô đốc chỉ huy hải quân Mỹ tại Việt Nam, thân sinh tác giả cuốn sách này. Xin trích: “Hóa trang cẩn thận, hai sát thủ đi trên một chiếc xe gắn máy. Một người cầm lái, người kia ngồi phía sau ôm theo một bọc trước bụng. Xế trưa một ngày rất nóng vào tháng 5, chiếc xe gắn máy hòa vào dòng người tấp nập trên đường phố áp với trụ sở COMNAVFORV, phía bức tường che sân bóng chuyền. Hai người biết rõ cần đi bao xa dọc con phố này đến được vị trí tương ứng với sân bóng chuyền phía bên trong bức tường. Nội gián bên trong khu trụ sở là một đầu bếp, người này đã lén đánh dấu trên bức tường bên ngoài chỗ sân bóng chuyền. Tới được nơi này, những kẻ tấn công chỉ còn cách mục tiêu một bức tường bê tông cao hơn hai mét. Người ngồi phía sau xe liếc nhanh qua đám lính gác. Một người lính đứng ở góc đường tỏ ra mất tập trung. Khi lái xe giảm tốc độ, ngay lập tức, người ngồi sau quẳng cái bọc ôm trước bụng – là một bọc thuốc nổ - qua bức tường, nhằm vào sân bóng chuyền bên trong…”. Đó là cái sân mà trưa nào vị đô đốc và lính của ông cũng chơi bóng chuyền!
2. Cuốn sách bắt đầu từ chuyện, tất cả các thành viên nam của gia đình James G.Zumwalt ngày ấy, đã tham chiến ở Việt Nam. Cha ông, chỉ huy lực lượng hải quân Mỹ ở đây từ 1968 đến 1970 và là người ra lệnh rải chất độc màu da cam làm trụi lá rừng. Anh ông, thuyền trưởng một tầu tuần tra trên các dòng sông miền Trung vào năm 1969. Chính ông, ban đầu chỉ tham gia đội tàu hải quân bắn yểm trợ thủy quân lục chiến trên bờ nhưng từ 1972-1973 đã thuộc đội thủy quân lục chiến Battalion Landing. Trong sách của mình ông kể về lần hai anh em gặp nhau tại chiến trường: “…chúng tôi gặp nhau tại căn cứ thuyền cao tốc của anh ở Đà Nẵng vào năm 1969. Anh mới hai mươi ba tuổi; tôi hai mươi. Với tất cả sự ngây thơ của tuổi trẻ, chúng tôi cứ nghĩ rằng chẳng có gì đánh bại được mình, dù dấu hiệu của chết chóc và nguy hiểm hiển hiện khắp nơi: các thủy thủ đang chuyển đạn và quân nhu lên tàu chuẩn bị cho một cuộc tuần tra, nhiều thân tàu thủng lỗ chỗ do đạn địch từ các lần tuần tra trước đang được sửa chữa; các thủy thủ mới đến trình diện, thay thế cho số vừa ngã xuống trong vài ngày trước”. Vậy mà ba chiến binh kia đã thất bại trong thất bại toàn cảnh của quân đội Mỹ tại VN, để rồi…Vào chiều muộn 21-4-2011, dũng cảm như một người lính, chỉ một mình cựu bại binh James G.Zumwalt với một quyển sách, xuất hiện trong một hoạt động mang tính mừng công “nhân kỉ niệm 36 năm ngày giải phóng miền Nam” của phe thắng trận, và ông đã được đón tiếp trọng thị. Đón ông có mẹ Việt Nam anh hùng Bùi Thị Mè, để rồi chính James G.Zumwalt đưa mẹ lên đài vinh danh, có trung tướng anh hùng Phạm Trung Kiên, Thứ trường bộ Quốc phòng VN, trung tướng bắt tay cựu binh James G.Zumwalt và khen: “Tôi khâm phục sự trung thực và dũng cảm của tác giả khi bộc lộ những cái nhìn khác biệt với quan điểm thù hận…”; có Trung tướng Lê Thành Tâm, Phó Chủ tịch Hội cựu chiến binh TP.HCM, các nhà văn quân đội VN Trần Công Tấn, Lê Thành Chơn, đội văn công cựu chiến binh TP.HCM… cùng hàng trăm cư dân thành phố này. Mọi người cùng làm lễ ra mắt cuốn sách Chân trần chí thép mà James G.Zumwalt đã viết để chính mình được thẳng thắn kết luận: “Thất bại lớn nhất của người Mỹ tại chiến tranh Việt Nam, đó chính là chúng tôi không nhận ra mình đang chiến đấu với thế hệ người Việt Nam xuất sắc nhất”. Dường như phát biểu như thế là chưa đủ, James G.Zumwalt còn hát nữa. Ông lên sân khấu cùng các cựu chiến binh Việt Nam đồng ca bài “Nối vòng tay lớn” nhạc Trịnh.
3. Ngay trong đêm đầu tiên có Chân trần, chí thép người viết bài này đã đọc một hơi gần 400 trang cuốn sách mà James G.Zumwalt đã viết sau hơn 50 lần trở lại VN để thực hiện hơn 200 cuộc phỏng vấn. Cảm nhận riêng là, dường như 4 chữ tiêu đề chưa thâu tóm được hết nội dung vốn có của cuốn sách, ngoài chân trần, chí thép, còn tấm lòng biển cả của người Việt, của chính tác giả nữa. Và đó chính là thứ giá trị làm cho một tác phẩm báo chí mang tính văn chương. Thứ văn chương đan dệt bằng cả buồn và vui, bằng cả hài hước và trữ tình. Cho dù đã có trong tay tới hơn 200 cuộc phỏng vấn, nhưng tác giả Chân trần, chí thép không để sách của mình dừng lại ở mức giá trị khoa học khách quan, mà còn đẩy nó tới tầm giá trị nhân bản, cái chỉ có khi người viết dám bộc lộ cảm xúc chủ quan và biết sàng lọc sự kiện thời cuộc để tìm tới nhân tính muôn đời. Những dòng bút phê tinh nghịch của đại tướng Võ Nguyên Giáp vào tài liệu “lưu hành nội bộ” của Bộ quốc phòng Mỹ (tr.175); thói quen đọc danh sách tử sĩ từ dưới lên trên của đô đốc hải quân Mỹ (tr. 25) và hình ảnh chính ông đô đốc bồng người thương binh Việt cụt hai chân đặt lên xe lăn (tr.32); đường bay dũng cảm của…con gà, từ địa đạo Củ Chi (tr.100); tư thế chết khi bảo vệ đôi chim yến của cậu bé phố Khâm Thiên năm 1972 (tr.149); món chè…xi-líp (tr.226) và nải chuối…ca pốt (tr.270); vụ kiện đòi thêm tiền…sờ vú của một sơn nữ, bên đường hành quân (tr.54 )…và nhiều chi tiết thú vị khác đã chứng minh nhận định trên. Chính những chi tiết vừa dẫn khiến độc giả có thể đọc một hơi, cuốn sách viết về cuộc chiến đã mất quá nhiều xương máu, sinh mệnh. Và khi đọc rồi, người viết bài thấy, có thể ghi lại đây, một câu mình đã nói với tác giả James G.Zumwalt trong lễ ra mắt sách - ông dũng cảm như một người lính, duyên dáng như một nhà thơ! Bây giờ chỉ thêm, và tinh quái như một người Việt Nam kể chuyện tiếu lâm.
(TGM 932)
VanVN.Net - Sau khi bộ phim "Hoàng Sa trong lòng Tổ quốc" được giải B, Giải báo chí Quốc gia năm nay, Đạo diễn, NSƯT Lưu Quỳ vẫn tiếc nuối: “Làm phim về Hoàng Sa mà không được ra Hoàng ...
VanVN.Net - Chúng tôi bắt đầu cuộc phỏng vấn với một thoả thuận nho nhỏ: sẽ chỉ nói chuyện về Linh - Đàn bà, còn nhà thơ Vi Thuỳ Linh - đừng "động" đến cô ấy! Nhưng khi vào chuyện, cuối ...
VanVN.Net - Bây giờ nhà thơ Cảnh Trà có lẽ không còn “xuôi ngược” được nữa, bởi tuổi cao (nhà thơ sinh năm 1937 tại làng Ngang, Khánh Sơn, Nam Đàn, Nghệ An) và căn bệnh thấp khớp làm tê liệt ...
VanVN.Net - Sáng 02/7/011 tại Hội VHNT tỉnh Gia Lai, lớp bồi dưỡng kỹ năng sáng tác văn học khoá V do Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Nhà ...
VanVN.Net - (Trích phát biểu của ông Nguyễn Văn Đức, Thứ trưởng thường trực Bộ Tài nguyên và Môi trường, tại Diễn đàn Kinh tế Biển Việt Nam 2011 - Nha Trang ngày 08 tháng 6 năm 2011)…
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn