VanVN.Net - Trong quá trình tìm hiểu và viết bài này, do tài liệu thiếu và ít ỏi nên có thể vẫn còn những thiếu sót, rất mong các nhà thơ, những người yêu thơ ở khắp nơi và trong tỉnh góp ý kiến để tác giả bổ sung, hoàn chỉnh bài viết được đầy đủ hơn. Xin chân thành cám ơn!...
1. Lịch sử đất Tây Ninh:
Vào giữa thế kỷ 17, Tây Ninh khi ấy còn là đất hoang vu, nhiều rừng rậm, đầm lầy và thú dữ. Dân bản địa gồm một số người Khmer, gọi Tây Ninh là Romdum Ray ( Tức là Chuồng Voi).Chiến tranh Trịnh – Nguyễn kéo dài gần nửa thế kỷ ( 1627- 1672), nhân dân lầm than, cực khổ. Các tỉnh Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Thuận liên tục bị đói kém mất mùa, dân chúng bỏ làng di cư vào Nam, đến cửa Cần Giờ khai hoang lập ấp thành Phiên Trấn Dinh, tức gia Định, và từ đó lần lên hướng Bắc khai thác mở đất từ Trảng Bàng lên Gò Dầu Hạ, đến chân núi Bà Đen, thành đạo Quang Phong của Phủ Gia Định từ năm 1698, năm 1838 trở thành Phủ Tây Ninh của tỉnh Gia Định.
Theo sách Đại Nam nhất thống chí thì “ Phủ Tây Ninh cách tỉnh thành 147 dặm. Đông Tây cách nhau 103 dặm. Nam, Bắc cách nhau 95 dặm. Phía đông đến địa giới huyện Bình Long, Phủ Tân Bình 66 dặm, phía Nam giáp 2 huyện Bình Dương và Cửu An 77 dặm; phía Bắc vượt núi Chiêng ( Bà Đen) giáp đất Miên 18 dặm…”
Năm 1858, thực dân Pháp nổ tiếng súng xâm lược đất nước ta. Tây Ninh bị chiếm (1861) và được sát nhập về Sài gòn, mãi cho đến Cách Mạng tháng 8/ 1945 Tây Ninh cùng miền Nam mới trở về tay nhân dân. Nhưng sau đó lại thuộc chính quyền Sài Gòn cho đến ngày 30/4/1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Tây Ninh luôn là một mảnh đất lửa, nóng bỏng. Người dân kiên trinh, trung dũng kiên cường. Tây Ninh là “Đất Thánh” của một vùng đạo Cao Đài, hiền hòa thơ mộng với con sông Vàm Cỏ êm đềm và ngọn núi Bà Đen cao nhất miền Đông Nam bộ đầy huyền thoại. Tây Ninh còn là “Thánh địa” của Cách mạng với nhiều vùng căn cứ nổi tiếng, đặc biệt là khu căn cứ TW. Cục, là chiến khu “đầu não” của Cách mạng miền Nam.
2. Thơ ca Tây Ninh trong từng giai đoạn phát triển:
Vì là một vùng đất mới khai khẩn trong tiến trình mở cõi của người dân Việt, lại là đất “biên cương”, phên dậu của Tổ quốc, có lẽ con người Tây Ninh phần nhiều dành tâm huyết cho việc thuần hóa đất đai, chăm sóc ruộng lúa, nương rẫy, phần lo chống chọi với thời tiết khắc nghiệt của cái nắng “nung người”, và trên hết là nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, cương thổ. Người Tây Ninh ít có dịp tổ chức các hoạt động mang tính chất “văn học”, nên suốt một thời kỳ dài, chưa thấy sự “phát tích” của những cây bút, nhà văn, nhà thơ có tên tuổi như những mảnh đất khác của đất nước.
Tra cứu thư tịch, tìm trong các tài liệu ít ỏi mà chúng tôi có được, người Tây Ninh thành đạt trên mặt “văn học” dưới thời phong kiến, thực dân Pháp dường như không có. Trong phạm vi của bài nghiên cứu nhỏ này, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến mảng Thơ ca của vùng đất Tây Ninh, xin tạm chia nhỏ các giai đoạn:
a) Thời kỳ khai khẩn, thành lập đất Tây Ninh (1650- 1860):
Đầu và cuối giai đoạn này, là cuộc phân tranh Trịnh- Nguyễn, sau đó là cuộc chiến giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh, dân tình ly tán. Tập trung vào việc mở đất, củng cố làng xã, gìn giữ biên giới, chưa tìm thấy những tác phẩm thơ ca phản ánh cuộc sống của con người Tây Ninh và của con người Tây Ninh sáng tác, nổi tiếng trên thi đàn (?).
b) Thời kỳ Pháp thuộc (1861- 1945):
Giai đoạn này, thơ ca Tây Ninh vẫn chưa thấy xuất hiện (?), chủ yếu chỉ những bài cảm tác hoặc tiếc thương của các bậc nhân sĩ, nhân dân đối với những bậc tiền bối chống lại thực dân Pháp đã hy sinh như ông Hoàng Pu Cầm Pô, Lãnh binh Tòng, Lãnh binh Két, anh em Huỳnh Công Giản, Huỳnh Công Nghệ v.v…
Mùa xuân năm 1901, theo sách “Tây Ninh xưa và nay” của Huỳnh Minh thì làng thơ Tây Ninh tổ chức cuộc hành hương lên núi Điện Bà, có mời nữ sĩ Sương Nguyệt Anh (Con gái cụ Đồ Chiểu) tham dự, và tại đây nữ sĩ đã hứng bút đề thơ vịnh hoa Bạch mai trên núi : “ Non linh đất phước trổ hoa thần/ Riêng chiếm vườn hồng một cảnh xuân/ Tuyết đượm nhành tiên in sắc trắng/ Sương pha bóng nguyệt ánh màu ngân/ Mây lành gió tạnh nương hơi chánh/ Vóc ngọc mình băng bặt khói trần/ sắc nước hương trời nên cảm mến/ Non linh đất phước trổ hoa thần” cùng với hai bài thơ chữ Hán là “ Linh sơn nhất thụ mai” và bài “ Hựu”. Theo nhiều người thì đây có lẽ là những bài thơ đầu tiên viết về hoa bạch mai trên núi Bà.
Từ năm 1915 trở đi, cũng theo tác giả Huỳnh Minh, nhóm nhà thơ tiền bối ở Tây Ninh thường hội họp để ngâm thơ xướng vịnh có các cụ: Tô Ngọc Đường, Huỳnh Văn Tâm, hương lễ Tịnh, Võ Sâm còn gọi là ông giáo Xôm, nổi tiếng trên văn đàn với tác phẩm “ Thi phú văn từ” được giới văn học nhiệt liệt tán thưởng.
Nối gót các danh sĩ trên có cụ Quốc Biểu Nguyễn Văn Hiến thành lập văn đàn Quốc Biểu trong năm 1923, gồm các ông Thanh Vân, Nguyễn Toại Chí, Thanh Phong, Nguyễn Văn Trí, lâm tuyền Võ Trung Nghĩa, tân sắc Võ Văn Tấn, Sầm Sơn, Sầm Văn Đá, Nguyễn Văn Vàng, Du Tử, Mai Huê, cổ lệ Lê văn Thành, Nhà Quê, Dương Văn Kim, Nhất Thiện, Huỳnh Long Huỳnh Văn Cầu.
Dòng chảy của thơ ca trong giai đoạn này, thường là thơ cảm tác, xướng họa, gắn liền với thú du sơn ngoạn cảnh, người làm thơ hướng về nét đẹp đạo đức của đạo và đời, có những bài thơ ca ngợi công đức, ý chí chống giặc ngoại xâm của tiền nhân. Thơ gắn liền với thực tế dầu sôi lửa bỏng và cuộc sống cơ cực lầm than của người dân dường như còn ít? Việc quảng bá rộng rãi ra các vùng miền phụ cận và cả nước không có đa phần mang tính chất nội bộ.
c) Thời kỳ 1945 – 1975:
Thời kỳ này tạm chia thơ ca Tây Ninh trong kháng chiến và trong vùng tạm chiếm ( Chính quyền Sài Gòn).
+ Thơ ca trong kháng chiến: Như hầu hết các văn nghệ sĩ Cách mạng, hầu hết đều rút vào bí mật, hoặc tập trung vào căn cứ với nhiệm vụ hàng đầu là xây dựng căn cứ cách mạng, chống Mỹ cứu nước.
Tiểu ban Văn nghệ thuộc căn cứ TW Cục, tập trung các Văn nghệ sĩ cách mạng ở miền Nam và của miền Bắc chi viện, những cây bút của Tây Ninh thành danh trên lĩnh vực thơ ca không nhiều, nhưng các văn nghệ sĩ Tây Ninh làm thơ có các ông như Bảy Dũng, Ba Phát, Tư Văn, Xuân Quang, Xuân Thới…Nhà thơ Hoài Vũ ( quê Long An) có những bài thơ về sông Vàm Cỏ Đông được phổ nhạc và được mọi người ưa thích. Nhiều bài thơ trong lúc này là tuyên truyền cho chủ trương đường lối giải phóng dân tộc của Mặt trận giải phóng miền Nam, số còn lại nằm ở dạng bản thảo trong sổ tay của các văn nghệ sĩ kháng chiến.
+ Thơ ca vùng tạm chiếm:
Ở Tây Ninh, dưới chế độ Sài Gòn có Đạo Đức Văn Đàn do ngài Cao Tiếp Đạo, bút tự Huyền Quang, Chánh Đức thành lập vào năm 1950, hoạt động hai năm thì ngưng. Năm 1957, ngài bảo pháp Nguyễn Trung Hậu, phục hồi sinh hoạt của Văn Đàn Đạo Đức.
Những người Tây Ninh làm thơ lớp sau như : Hi Đạm Nguyễn Hữu Trí, Lâm Tuyền Võ Trung Nghĩa, Hàn Y Nguyễn Ngọc Diệp, Ngữ pháp Nguyễn Văn Tâm…
Các nhà thơ Phan Yến Linh, Từ Trẩm Lệ, Yên Giang Nguyễn Khắc Chánh đều có những tác phẩm riêng, thơ xuất hiện nhiều trên báo chí ở Sài Gòn. Nhà thơ Thái Phong với thi phẩm thơ “Linh Sơn thắng cảnh” xuất bản năm 1968, Yên Giang Nguyễn Khắc Chánh với tập “Mưa phổi” xuất bản năm 1969, Trường Anh với thi phẩm “ Mưa đêm nay” xuất bản năm 1964 được giới văn chương Sài Gòn đánh giá cao về chất lượng nghệ thuật, bên cạnh là bút nhóm “Đất Lành” với những tên tuổi: Hưng Huyền, Thảo Anh, Bảo Tồn, Phi Yến, Thái Thường, Thuần Khiết…cùng các cây viết độc lập khác như Phan Phụng Văn, Võ Phụng Kiều, Linh Hữu, Thái Châu, Hoài Trinh, Thanh Việt Thanh, Thẩm Thệ Hà, Vân Đằng, Tinh Sắc, Lan Chi v.v… Những nhà thơ này, hầu hết đã mất, số còn lại tuổi đời đã vượt “Cổ lai hy”!
Bên cạnh là những cây viết ở độ tuổi thanh xuân với các Thi văn đoàn, bút nhóm “Động đất”, “Đất đứng”, “ Thi văn đoàn Trăng núi Điện”, với các cây viết Sa Chi lệ, Phương Đình, Mai Duyên Căn, Hoàng Hương Trang, Sa Mạc Linh, Vũ Anh Sương, Dạ Sầu Vĩnh Thụy, Trần Thế Hòa Bình, Vũ Miên Thảo, Nguyễn Quốc Nam…
Phần lớn người làm thơ trong thời kỳ này ở Tây Ninh, thành phần nhân sĩ, quan chức đã ít đi, phần đông là giáo viên, học sinh, sinh viên, có người là quân nhân, công chức của chế độ Sài Gòn. Ngoại trừ những tập thơ đã đứng được trong lòng người yêu thơ như “ Mưa phổi”, “Mưa đêm nay” ( Có bài Mưa Cẩm Giang, được nhạc sĩ Anh Việt Thu phổ nhạc, được nhiều người ưa thích). Số còn lại cũng chỉ là những tiếng vang trong một tỉnh lẻ đang tự tìm hướng cho thơ ca.
Thơ ở giai đoạn này, vẫn chưa thoát khỏi “tháp ngà” của thi ca, phần lớn hướng về tình yêu lứa đôi, tình yêu quê hương đất nước thông qua những dằn vặt trăn trở nội tâm của thân phận “nhược tiểu da vàng”, không cổ súy tuyên truyền cho chiến tranh. Một số bài dành cho sự ca ngợi cảnh đẹp quê hương, nói chung vẫn còn trong vòng suy nghĩ “Văn học vị nghệ thuật”. Có tác giả tỉnh ngoài nhưng có bài thơ về Tây Ninh rất hay đó là trường hợp Vũ Anh Khanh với thi phẩm “Tha La xóm đạo”. Dòng chảy của thơ ca Tây Ninh vẫn chưa hội nhập với dòng chảy chung của thơ ca trong vùng tạm chiếm. Những bút nhóm thi văn đoàn trong xu thế chung của miền Nam xuất hiện và mọc lên như nấm sau mưa, song cũng chỉ qui tụ bạn bè, thân hữu, những người yêu thích thơ ca, chủ yếu sinh hoạt nội bộ, không có tầm lan xa, đó cũng là một nét mới mẽ của đời sống văn học lúc bấy giờ.
d) Thời kỳ sau 1975 đến nay…:
Từ sau ngày 30/4 năm 1975, Tây Ninh cũng như nhiều đô thị miền Nam khác bước vào cuộc cách mạng tư tưởng và văn hóa, rất nhiều sách báo, sách văn học, thơ ca cùng nhiều ấn phẩm văn hóa khác trong vùng tạm chiếm đều được mang ra tiêu hủy, các văn nghệ sĩ trong vùng ngưng hẳn sáng tác, có người thay đổi bút hiệu, hoặc trở về quê hương bản quán “từ giã” cuộc chơi văn chương. Cuộc sống khó khăn, vất vả nên những thú vui ngâm thơ vịnh cảnh cũng dần mai một. Tiếp theo là cuộc chiến tranh biên giới nổ ra, không khí văn học chùng xuống nhường chỗ cho những nhiệm vụ quan trọng trước mắt.
Giai đoạn này, các văn nghệ sĩ từ trong chiến khu về như các anh Tư Văn, Bảy Dũng, Bảy Phát, Xuân Thới, Xuân Quang, Thanh Hiền… Từ báo Thống Nhất chuyển về có nhà văn Vân An, bên Đài truyền thanh có nhà thơ Cảnh Trà, cùng những cây viết tại chỗ như Phan Phụng Văn, Phan Kỹ Sửu, Xuân Sắc…mở một quán thơ trên núi Bà Đen, mục đích tuyên truyền cho nền văn học mới cách mạng, động viên tập hợp các văn nghệ sĩ trong tỉnh tiến tới thành lập Hội VHNT tỉnh, đưa văn học đến với đời sống của nhân dân qua các đợt lao động xây dựng thủy lợi Lòng Hồ Dầu Tiếng, khai hoang phục hóa ruộng đồng Tây Ninh, xây dựng truyền thống đấu tranh anh dũng của nhân dân Tây Ninh…cụ thể qua thơ ca, điển hình là tập thơ “Dũng sĩ núi” của nhiều tác giả.
Lúc này những cây bút thơ của Tây Ninh đã bắt đầu được tập hợp lại như Vũ Mậu Tý, Phan Kỹ Sửu, Hồ Chí Bửu, Phương Đình, Xuân Đường, Trần Viễn Thông, Nguyễn Quốc Nam, Thu Hương, Nguyên Hạ. Một số khác từ tỉnh khác chuyển về có Trần Hoàng Vy ( Thuận Hải chuyển về), Nguyễn Đức Thiện (Thái Nguyên), Nguyễn Quốc Việt ( Nam Định), Nguyễn Văn Tài ( Tiền Giang), Nguyệt Quế ( Bảo Lộc), Hà Trung ( Sở Giáo dục), Huỳnh Văn Dung ( CĐSP)…Các cây viết văn xuôi như La Ngạc Thụy, Dương Mộc Hóa, Thiên Huy, Thu Trâm, Bạch Tuyết, Phạm Đình Trúc Thu…cũng góp sức để xây dựng nền Văn học cho tỉnh nhà. Những cây bút mới bắt đầu xuất hiện như Mộng Trung Nhân, Hường Liên, Minh Phương. Lớp trẻ trưởng thành sau những năm 1980, 1990 có Ngô Hồng Phước, Phan Thị Liên Giang, Đặng Mỹ Duyên, Đào Phạm Thùy Trang, Lê Thị Phù Sa, Tuyết Anh, Thiên Kim, Sông Hương, Trương Thứ Bảy…”Bản đồ” thơ ca của Tây Ninh thời kỳ này chủ yếu cũng chỉ tập trung tại Thị xã, Hòa Thành và Gò Dầu. Bên cạnh là dòng thơ của người cao tuổi, những người yêu mến thơ Đường vẫn âm thầm chảy, hòa chung vào tiếng thơ của tỉnh. Tiêu biểu phải kể đến các tác giả Vân Đằng, Linh Hữu, Văn Bảnh, Tinh Sắc, Minh Đức, Lan Chi v.v… cùng những câu lạc bộ thơ sáng tác và lưu hành nội bộ. Thơ ca Tây Ninh ban đầu chỉ xuất hiện khiêm tốn trên các trang báo tỉnh, sau đó xuất hiện trên các trang báo của Tp. HCM, rồi của cả nước, song nội lực vẫn chưa mạnh. Các tác phẩm in mới chỉ có của Nguyễn Đức Thiện, Trần Hoàng Vy, Hồ Chí Bửu…
Bước vào thập niên sau năm 2000, bước đi của thơ ca Tây Ninh đã dần vững chắc, sau các giải thưởng thơ có tầm vóc cả nước của Nguyễn Quốc Việt, Trần Hoàng Vy. Thơ đã lan tỏa khắp các huyện thị trong tỉnh, có thêm những cây viết của Trảng Bàng, Dương Minh Châu, Châu Thành, Tân Châu, Tân Biên…Thêm những người trẻ tuổi như Hạ Vi Phong, Thanh Nhã, Thanh Thi, Lương Hoài Sơn… Thơ ca lúc này đã được Hội VHNT tỉnh tập hợp in thành sách. Rất nhiều tác giả xuất bản sách thơ như Cảnh Trà, Phan Phụng Văn, Nguyễn Đức Thiện, Trần Hoàng Vy, Vũ Miên Thảo, Vũ Anh Sương, Khaly Chàm, Hồ Chí Bửu, Nguyễn Văn Tài, Phan Kỷ Sửu, Sông Hương, Nguyệt Quế, Minh Phương, Xuân Đường, Lê Thị Phù Sa, Trương Thứ Bảy…đã gây được tiếng vang và để lại những ấn tượng đẹp trong lòng người yêu thơ. Sinh khí thơ đã được khởi sắc, dòng chảy thi ca đã vượt qua khỏi ranh giới “Suối Sâu” của tỉnh để hòa chung vào nền thơ ca phương Nam đầy nắng, đầy gió và hào phóng góp phần vào giọng điệu, không khí chung của thơ ca cả nước.
Suốt quá trình khai phá và tìm kiếm của thơ ca Tây Ninh, công đầu phải kể về nội lực, tự thân vận động của bản thân mỗi người làm thơ, bên cạnh là sự gợi mở, hổ trợ của Hội VHNT tỉnh, của trang văn học báo Tây Ninh. Còn phải kể đến sự góp sức của các câu lạc bộ thơ ca như Câu lạc bộ thơ Vàm Cỏ Đông (Gò Dầu) và gần đây là Câu lạc bộ thơ Tân Châu, Tân Biên…đã giúp người làm thơ nuôi dưỡng cảm hứng, đam mê mà sáng tác.
Chưa có phát hiện rõ ràng về những cây bút thơ học trò trong đội ngũ đông đảo sinh viên học sinh của tỉnh. Song đã có những bạn viết trẻ từ các trường PTTH Lý Thường Kiệt (Hòa Thành), Tân Châu, Tân Biên, trường Trung học Thực nghiệm…như Bùi Bảo Kỳ và những em khác là tín hiệu vui, đáng mừng.
* Những mặt mạnh yếu của Thơ ca Tây Ninh từ sau 1975:
+ Thơ ca Tây Ninh từ sau 1975 đến nay, cơ bản đã ghi danh mình trên Thi đàn trong cả nước. Một số tác giả đã hòa nhập chung vào dòng chảy thi ca của cả nước, được bạn đọc yêu mến.
+ Nhiều tác giả thơ của Tây Ninh đã có riêng cho mình những đầu sách, khẳng định năng lực của chính bản thân.
+ Thơ ca đã có nhiều giọng điệu, đề tài cảm hứng phong phú. Đã có sự cọ sát, tìm tòi và thể hiện cao năng lực, sánh với mặt bằng chung.
Cái yếu hiện nay của thơ ca Tây Ninh là vẫn chưa khai thác được hết bề dày lịch sử đầu tranh của Tây Ninh qua hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
+ Một số ít tác giả còn thiên về lối viết truyền thống, chưa chú ý đến câu chữ ngày càng mới lạ của cuộc sống, hạn hẹp về đề tài.
+ Lực lượng viết trẻ còn mỏng, thiếu sự chăm sóc kế thừa.
+ Chưa có kế hoạch, phương pháp quảng bá tác phẩm, chủ yếu chỉ trao đổi nội bộ…
* Thay lời kết:
Như trên đã trình bày, Tây Ninh là mảnh đất sơn thủy hữu tình, nhưng khí hậu khô khan khắc nghiệt. Con người Tây Ninh hiền hậu chất phác, song kiên cường trong đánh giặc giữ nước, kiên trinh bất khuất. Tây Ninh lại là tỉnh giáp biên giới với Campuchia, là cửa ngõ vào TP.HCM ( Giáp với Củ Chi). Một tỉnh lỵ đang từng bước hội nhập và phát triển, có bề dày truyền thống đấu tranh anh hùng bất khuất, là lớp “trầm tích” để văn học khai thác. Tây Ninh cũng đã có một…Nghĩa trang với những bài thơ được khắc trên bia mộ. Một Đồi Thơ với những câu thơ hay của các thế hệ được khắc sâu vào đá. Nhưng vì sao độ dày và độ sâu của các tác phẩm văn học chưa được phát lộ, còn tiềm ẩn đâu đó dưới ngòi bút của anh em Văn nghệ sĩ. Về thơ ca, từng có bài thơ “Tha La Xóm đạo” đi vào hàng triệu trái tim người yêu thơ một thời, rồi bài thơ “Vàm Cỏ Đông”. Thơ Tây Ninh hiện nay còn thiên về cái cũ? Chưa tự bức phá với chính mình? Người làm thơ ở một tỉnh lẻ, ít có điều kiện giao lưu, cọ sát với các cây bút tên tuổi trong cả nước chăng? Hay vì đang phân vân giữa “vô vàn” nhà thơ với các chủ trương Tân hình thức, Hậu hiện đại và cách tân thơ? Làm thơ theo hướng nào: Truyền thống thì e bị chê quá cũ, lạc hậu? Còn cách tân hiện đại thì khó chấp nhận bởi những ý tưởng xa lạ, câu chữ ngắt ngứ, ý tình bí hiểm đến… tắc tị. Thơ thù tạc, thơ ca ngợi dường như cũng “Lỗi mốt”, vậy khai phá những gì? Viết những gì? Tự thân mỗi người làm thơ phải tự mình xác tín với chính mình, chọn cách viết phù hợp với năng lực và nội lực của chính mình chứ không ai khác. Đề tài mới lạ nhưng phải chạm vào trái tim của con người, bùng nổ nhưng phải lay động được tâm thức của người yêu thơ. Đòi hỏi gì ở công chúng yêu thơ, trước hết phải có thơ hay.
Thơ Tây Ninh trong những năm qua vẫn có thơ hay, nhưng chưa thật xuất sắc, và cũng không nhiều. Còn những bài sáo rỗng, khuôn cứng. Dường như tác giả chưa chịu tìm kiếm đề tài, hoặc quá “ngợp” trước ngồn ngộn sự kiện của lịch sử, của đời sống mà cuộc đời và thiên nhiên đã ban tặng cho mảnh đất Tây Ninh. Những bóng hình nhàn nhạt trong thơ, đích thực không phải bằng những xúc cảm tự đáy lòng. Lộ liễu sự gượng ép trong thơ là cái nghề của ta chưa tới.
Mảnh đất thơ ca phía trước vẫn còn đó sự màu mỡ, phì nhiêu. Người làm thơ tự cày bừa, gieo trồng và gặt hái. Hãy kỳ vọng cho một mùa bội thu tới…
Rằm tháng Giêng năm Tân Mão 2011
VanVN.Net - Trong quá trình tìm hiểu và viết bài này, do tài liệu thiếu và ít ỏi nên có thể vẫn còn những thiếu sót, rất mong các nhà thơ, những người yêu thơ ở khắp nơi và trong tỉnh góp ý kiến để tác giả bổ sung, hoàn chỉnh bài viết được đầy đủ hơn. Xin chân thành cám ơn!...
1. Lịch sử đất Tây Ninh:
Vào giữa thế kỷ 17, Tây Ninh khi ấy còn là đất hoang vu, nhiều rừng rậm, đầm lầy và thú dữ. Dân bản địa gồm một số người Khmer, gọi Tây Ninh là Romdum Ray ( Tức là Chuồng Voi).Chiến tranh Trịnh – Nguyễn kéo dài gần nửa thế kỷ ( 1627- 1672), nhân dân lầm than, cực khổ. Các tỉnh Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Thuận liên tục bị đói kém mất mùa, dân chúng bỏ làng di cư vào Nam, đến cửa Cần Giờ khai hoang lập ấp thành Phiên Trấn Dinh, tức gia Định, và từ đó lần lên hướng Bắc khai thác mở đất từ Trảng Bàng lên Gò Dầu Hạ, đến chân núi Bà Đen, thành đạo Quang Phong của Phủ Gia Định từ năm 1698, năm 1838 trở thành Phủ Tây Ninh của tỉnh Gia Định.
Theo sách Đại Nam nhất thống chí thì “ Phủ Tây Ninh cách tỉnh thành 147 dặm. Đông Tây cách nhau 103 dặm. Nam, Bắc cách nhau 95 dặm. Phía đông đến địa giới huyện Bình Long, Phủ Tân Bình 66 dặm, phía Nam giáp 2 huyện Bình Dương và Cửu An 77 dặm; phía Bắc vượt núi Chiêng ( Bà Đen) giáp đất Miên 18 dặm…”
Năm 1858, thực dân Pháp nổ tiếng súng xâm lược đất nước ta. Tây Ninh bị chiếm (1861) và được sát nhập về Sài gòn, mãi cho đến Cách Mạng tháng 8/ 1945 Tây Ninh cùng miền Nam mới trở về tay nhân dân. Nhưng sau đó lại thuộc chính quyền Sài Gòn cho đến ngày 30/4/1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Tây Ninh luôn là một mảnh đất lửa, nóng bỏng. Người dân kiên trinh, trung dũng kiên cường. Tây Ninh là “Đất Thánh” của một vùng đạo Cao Đài, hiền hòa thơ mộng với con sông Vàm Cỏ êm đềm và ngọn núi Bà Đen cao nhất miền Đông Nam bộ đầy huyền thoại. Tây Ninh còn là “Thánh địa” của Cách mạng với nhiều vùng căn cứ nổi tiếng, đặc biệt là khu căn cứ TW. Cục, là chiến khu “đầu não” của Cách mạng miền Nam.
2. Thơ ca Tây Ninh trong từng giai đoạn phát triển:
Vì là một vùng đất mới khai khẩn trong tiến trình mở cõi của người dân Việt, lại là đất “biên cương”, phên dậu của Tổ quốc, có lẽ con người Tây Ninh phần nhiều dành tâm huyết cho việc thuần hóa đất đai, chăm sóc ruộng lúa, nương rẫy, phần lo chống chọi với thời tiết khắc nghiệt của cái nắng “nung người”, và trên hết là nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, cương thổ. Người Tây Ninh ít có dịp tổ chức các hoạt động mang tính chất “văn học”, nên suốt một thời kỳ dài, chưa thấy sự “phát tích” của những cây bút, nhà văn, nhà thơ có tên tuổi như những mảnh đất khác của đất nước.
Tra cứu thư tịch, tìm trong các tài liệu ít ỏi mà chúng tôi có được, người Tây Ninh thành đạt trên mặt “văn học” dưới thời phong kiến, thực dân Pháp dường như không có. Trong phạm vi của bài nghiên cứu nhỏ này, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến mảng Thơ ca của vùng đất Tây Ninh, xin tạm chia nhỏ các giai đoạn:
a) Thời kỳ khai khẩn, thành lập đất Tây Ninh (1650- 1860):
Đầu và cuối giai đoạn này, là cuộc phân tranh Trịnh- Nguyễn, sau đó là cuộc chiến giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh, dân tình ly tán. Tập trung vào việc mở đất, củng cố làng xã, gìn giữ biên giới, chưa tìm thấy những tác phẩm thơ ca phản ánh cuộc sống của con người Tây Ninh và của con người Tây Ninh sáng tác, nổi tiếng trên thi đàn (?).
b) Thời kỳ Pháp thuộc (1861- 1945):
Giai đoạn này, thơ ca Tây Ninh vẫn chưa thấy xuất hiện (?), chủ yếu chỉ những bài cảm tác hoặc tiếc thương của các bậc nhân sĩ, nhân dân đối với những bậc tiền bối chống lại thực dân Pháp đã hy sinh như ông Hoàng Pu Cầm Pô, Lãnh binh Tòng, Lãnh binh Két, anh em Huỳnh Công Giản, Huỳnh Công Nghệ v.v…
Mùa xuân năm 1901, theo sách “Tây Ninh xưa và nay” của Huỳnh Minh thì làng thơ Tây Ninh tổ chức cuộc hành hương lên núi Điện Bà, có mời nữ sĩ Sương Nguyệt Anh (Con gái cụ Đồ Chiểu) tham dự, và tại đây nữ sĩ đã hứng bút đề thơ vịnh hoa Bạch mai trên núi : “ Non linh đất phước trổ hoa thần/ Riêng chiếm vườn hồng một cảnh xuân/ Tuyết đượm nhành tiên in sắc trắng/ Sương pha bóng nguyệt ánh màu ngân/ Mây lành gió tạnh nương hơi chánh/ Vóc ngọc mình băng bặt khói trần/ sắc nước hương trời nên cảm mến/ Non linh đất phước trổ hoa thần” cùng với hai bài thơ chữ Hán là “ Linh sơn nhất thụ mai” và bài “ Hựu”. Theo nhiều người thì đây có lẽ là những bài thơ đầu tiên viết về hoa bạch mai trên núi Bà.
Từ năm 1915 trở đi, cũng theo tác giả Huỳnh Minh, nhóm nhà thơ tiền bối ở Tây Ninh thường hội họp để ngâm thơ xướng vịnh có các cụ: Tô Ngọc Đường, Huỳnh Văn Tâm, hương lễ Tịnh, Võ Sâm còn gọi là ông giáo Xôm, nổi tiếng trên văn đàn với tác phẩm “ Thi phú văn từ” được giới văn học nhiệt liệt tán thưởng.
Nối gót các danh sĩ trên có cụ Quốc Biểu Nguyễn Văn Hiến thành lập văn đàn Quốc Biểu trong năm 1923, gồm các ông Thanh Vân, Nguyễn Toại Chí, Thanh Phong, Nguyễn Văn Trí, lâm tuyền Võ Trung Nghĩa, tân sắc Võ Văn Tấn, Sầm Sơn, Sầm Văn Đá, Nguyễn Văn Vàng, Du Tử, Mai Huê, cổ lệ Lê văn Thành, Nhà Quê, Dương Văn Kim, Nhất Thiện, Huỳnh Long Huỳnh Văn Cầu.
Dòng chảy của thơ ca trong giai đoạn này, thường là thơ cảm tác, xướng họa, gắn liền với thú du sơn ngoạn cảnh, người làm thơ hướng về nét đẹp đạo đức của đạo và đời, có những bài thơ ca ngợi công đức, ý chí chống giặc ngoại xâm của tiền nhân. Thơ gắn liền với thực tế dầu sôi lửa bỏng và cuộc sống cơ cực lầm than của người dân dường như còn ít? Việc quảng bá rộng rãi ra các vùng miền phụ cận và cả nước không có đa phần mang tính chất nội bộ.
c) Thời kỳ 1945 – 1975:
Thời kỳ này tạm chia thơ ca Tây Ninh trong kháng chiến và trong vùng tạm chiếm ( Chính quyền Sài Gòn).
+ Thơ ca trong kháng chiến: Như hầu hết các văn nghệ sĩ Cách mạng, hầu hết đều rút vào bí mật, hoặc tập trung vào căn cứ với nhiệm vụ hàng đầu là xây dựng căn cứ cách mạng, chống Mỹ cứu nước.
Tiểu ban Văn nghệ thuộc căn cứ TW Cục, tập trung các Văn nghệ sĩ cách mạng ở miền Nam và của miền Bắc chi viện, những cây bút của Tây Ninh thành danh trên lĩnh vực thơ ca không nhiều, nhưng các văn nghệ sĩ Tây Ninh làm thơ có các ông như Bảy Dũng, Ba Phát, Tư Văn, Xuân Quang, Xuân Thới…Nhà thơ Hoài Vũ ( quê Long An) có những bài thơ về sông Vàm Cỏ Đông được phổ nhạc và được mọi người ưa thích. Nhiều bài thơ trong lúc này là tuyên truyền cho chủ trương đường lối giải phóng dân tộc của Mặt trận giải phóng miền Nam, số còn lại nằm ở dạng bản thảo trong sổ tay của các văn nghệ sĩ kháng chiến.
+ Thơ ca vùng tạm chiếm:
Ở Tây Ninh, dưới chế độ Sài Gòn có Đạo Đức Văn Đàn do ngài Cao Tiếp Đạo, bút tự Huyền Quang, Chánh Đức thành lập vào năm 1950, hoạt động hai năm thì ngưng. Năm 1957, ngài bảo pháp Nguyễn Trung Hậu, phục hồi sinh hoạt của Văn Đàn Đạo Đức.
Những người Tây Ninh làm thơ lớp sau như : Hi Đạm Nguyễn Hữu Trí, Lâm Tuyền Võ Trung Nghĩa, Hàn Y Nguyễn Ngọc Diệp, Ngữ pháp Nguyễn Văn Tâm…
Các nhà thơ Phan Yến Linh, Từ Trẩm Lệ, Yên Giang Nguyễn Khắc Chánh đều có những tác phẩm riêng, thơ xuất hiện nhiều trên báo chí ở Sài Gòn. Nhà thơ Thái Phong với thi phẩm thơ “Linh Sơn thắng cảnh” xuất bản năm 1968, Yên Giang Nguyễn Khắc Chánh với tập “Mưa phổi” xuất bản năm 1969, Trường Anh với thi phẩm “ Mưa đêm nay” xuất bản năm 1964 được giới văn chương Sài Gòn đánh giá cao về chất lượng nghệ thuật, bên cạnh là bút nhóm “Đất Lành” với những tên tuổi: Hưng Huyền, Thảo Anh, Bảo Tồn, Phi Yến, Thái Thường, Thuần Khiết…cùng các cây viết độc lập khác như Phan Phụng Văn, Võ Phụng Kiều, Linh Hữu, Thái Châu, Hoài Trinh, Thanh Việt Thanh, Thẩm Thệ Hà, Vân Đằng, Tinh Sắc, Lan Chi v.v… Những nhà thơ này, hầu hết đã mất, số còn lại tuổi đời đã vượt “Cổ lai hy”!
Bên cạnh là những cây viết ở độ tuổi thanh xuân với các Thi văn đoàn, bút nhóm “Động đất”, “Đất đứng”, “ Thi văn đoàn Trăng núi Điện”, với các cây viết Sa Chi lệ, Phương Đình, Mai Duyên Căn, Hoàng Hương Trang, Sa Mạc Linh, Vũ Anh Sương, Dạ Sầu Vĩnh Thụy, Trần Thế Hòa Bình, Vũ Miên Thảo, Nguyễn Quốc Nam…
Phần lớn người làm thơ trong thời kỳ này ở Tây Ninh, thành phần nhân sĩ, quan chức đã ít đi, phần đông là giáo viên, học sinh, sinh viên, có người là quân nhân, công chức của chế độ Sài Gòn. Ngoại trừ những tập thơ đã đứng được trong lòng người yêu thơ như “ Mưa phổi”, “Mưa đêm nay” ( Có bài Mưa Cẩm Giang, được nhạc sĩ Anh Việt Thu phổ nhạc, được nhiều người ưa thích). Số còn lại cũng chỉ là những tiếng vang trong một tỉnh lẻ đang tự tìm hướng cho thơ ca.
Thơ ở giai đoạn này, vẫn chưa thoát khỏi “tháp ngà” của thi ca, phần lớn hướng về tình yêu lứa đôi, tình yêu quê hương đất nước thông qua những dằn vặt trăn trở nội tâm của thân phận “nhược tiểu da vàng”, không cổ súy tuyên truyền cho chiến tranh. Một số bài dành cho sự ca ngợi cảnh đẹp quê hương, nói chung vẫn còn trong vòng suy nghĩ “Văn học vị nghệ thuật”. Có tác giả tỉnh ngoài nhưng có bài thơ về Tây Ninh rất hay đó là trường hợp Vũ Anh Khanh với thi phẩm “Tha La xóm đạo”. Dòng chảy của thơ ca Tây Ninh vẫn chưa hội nhập với dòng chảy chung của thơ ca trong vùng tạm chiếm. Những bút nhóm thi văn đoàn trong xu thế chung của miền Nam xuất hiện và mọc lên như nấm sau mưa, song cũng chỉ qui tụ bạn bè, thân hữu, những người yêu thích thơ ca, chủ yếu sinh hoạt nội bộ, không có tầm lan xa, đó cũng là một nét mới mẽ của đời sống văn học lúc bấy giờ.
d) Thời kỳ sau 1975 đến nay…:
Từ sau ngày 30/4 năm 1975, Tây Ninh cũng như nhiều đô thị miền Nam khác bước vào cuộc cách mạng tư tưởng và văn hóa, rất nhiều sách báo, sách văn học, thơ ca cùng nhiều ấn phẩm văn hóa khác trong vùng tạm chiếm đều được mang ra tiêu hủy, các văn nghệ sĩ trong vùng ngưng hẳn sáng tác, có người thay đổi bút hiệu, hoặc trở về quê hương bản quán “từ giã” cuộc chơi văn chương. Cuộc sống khó khăn, vất vả nên những thú vui ngâm thơ vịnh cảnh cũng dần mai một. Tiếp theo là cuộc chiến tranh biên giới nổ ra, không khí văn học chùng xuống nhường chỗ cho những nhiệm vụ quan trọng trước mắt.
Giai đoạn này, các văn nghệ sĩ từ trong chiến khu về như các anh Tư Văn, Bảy Dũng, Bảy Phát, Xuân Thới, Xuân Quang, Thanh Hiền… Từ báo Thống Nhất chuyển về có nhà văn Vân An, bên Đài truyền thanh có nhà thơ Cảnh Trà, cùng những cây viết tại chỗ như Phan Phụng Văn, Phan Kỹ Sửu, Xuân Sắc…mở một quán thơ trên núi Bà Đen, mục đích tuyên truyền cho nền văn học mới cách mạng, động viên tập hợp các văn nghệ sĩ trong tỉnh tiến tới thành lập Hội VHNT tỉnh, đưa văn học đến với đời sống của nhân dân qua các đợt lao động xây dựng thủy lợi Lòng Hồ Dầu Tiếng, khai hoang phục hóa ruộng đồng Tây Ninh, xây dựng truyền thống đấu tranh anh dũng của nhân dân Tây Ninh…cụ thể qua thơ ca, điển hình là tập thơ “Dũng sĩ núi” của nhiều tác giả.
Lúc này những cây bút thơ của Tây Ninh đã bắt đầu được tập hợp lại như Vũ Mậu Tý, Phan Kỹ Sửu, Hồ Chí Bửu, Phương Đình, Xuân Đường, Trần Viễn Thông, Nguyễn Quốc Nam, Thu Hương, Nguyên Hạ. Một số khác từ tỉnh khác chuyển về có Trần Hoàng Vy ( Thuận Hải chuyển về), Nguyễn Đức Thiện (Thái Nguyên), Nguyễn Quốc Việt ( Nam Định), Nguyễn Văn Tài ( Tiền Giang), Nguyệt Quế ( Bảo Lộc), Hà Trung ( Sở Giáo dục), Huỳnh Văn Dung ( CĐSP)…Các cây viết văn xuôi như La Ngạc Thụy, Dương Mộc Hóa, Thiên Huy, Thu Trâm, Bạch Tuyết, Phạm Đình Trúc Thu…cũng góp sức để xây dựng nền Văn học cho tỉnh nhà. Những cây bút mới bắt đầu xuất hiện như Mộng Trung Nhân, Hường Liên, Minh Phương. Lớp trẻ trưởng thành sau những năm 1980, 1990 có Ngô Hồng Phước, Phan Thị Liên Giang, Đặng Mỹ Duyên, Đào Phạm Thùy Trang, Lê Thị Phù Sa, Tuyết Anh, Thiên Kim, Sông Hương, Trương Thứ Bảy…”Bản đồ” thơ ca của Tây Ninh thời kỳ này chủ yếu cũng chỉ tập trung tại Thị xã, Hòa Thành và Gò Dầu. Bên cạnh là dòng thơ của người cao tuổi, những người yêu mến thơ Đường vẫn âm thầm chảy, hòa chung vào tiếng thơ của tỉnh. Tiêu biểu phải kể đến các tác giả Vân Đằng, Linh Hữu, Văn Bảnh, Tinh Sắc, Minh Đức, Lan Chi v.v… cùng những câu lạc bộ thơ sáng tác và lưu hành nội bộ. Thơ ca Tây Ninh ban đầu chỉ xuất hiện khiêm tốn trên các trang báo tỉnh, sau đó xuất hiện trên các trang báo của Tp. HCM, rồi của cả nước, song nội lực vẫn chưa mạnh. Các tác phẩm in mới chỉ có của Nguyễn Đức Thiện, Trần Hoàng Vy, Hồ Chí Bửu…
Bước vào thập niên sau năm 2000, bước đi của thơ ca Tây Ninh đã dần vững chắc, sau các giải thưởng thơ có tầm vóc cả nước của Nguyễn Quốc Việt, Trần Hoàng Vy. Thơ đã lan tỏa khắp các huyện thị trong tỉnh, có thêm những cây viết của Trảng Bàng, Dương Minh Châu, Châu Thành, Tân Châu, Tân Biên…Thêm những người trẻ tuổi như Hạ Vi Phong, Thanh Nhã, Thanh Thi, Lương Hoài Sơn… Thơ ca lúc này đã được Hội VHNT tỉnh tập hợp in thành sách. Rất nhiều tác giả xuất bản sách thơ như Cảnh Trà, Phan Phụng Văn, Nguyễn Đức Thiện, Trần Hoàng Vy, Vũ Miên Thảo, Vũ Anh Sương, Khaly Chàm, Hồ Chí Bửu, Nguyễn Văn Tài, Phan Kỷ Sửu, Sông Hương, Nguyệt Quế, Minh Phương, Xuân Đường, Lê Thị Phù Sa, Trương Thứ Bảy…đã gây được tiếng vang và để lại những ấn tượng đẹp trong lòng người yêu thơ. Sinh khí thơ đã được khởi sắc, dòng chảy thi ca đã vượt qua khỏi ranh giới “Suối Sâu” của tỉnh để hòa chung vào nền thơ ca phương Nam đầy nắng, đầy gió và hào phóng góp phần vào giọng điệu, không khí chung của thơ ca cả nước.
Suốt quá trình khai phá và tìm kiếm của thơ ca Tây Ninh, công đầu phải kể về nội lực, tự thân vận động của bản thân mỗi người làm thơ, bên cạnh là sự gợi mở, hổ trợ của Hội VHNT tỉnh, của trang văn học báo Tây Ninh. Còn phải kể đến sự góp sức của các câu lạc bộ thơ ca như Câu lạc bộ thơ Vàm Cỏ Đông (Gò Dầu) và gần đây là Câu lạc bộ thơ Tân Châu, Tân Biên…đã giúp người làm thơ nuôi dưỡng cảm hứng, đam mê mà sáng tác.
Chưa có phát hiện rõ ràng về những cây bút thơ học trò trong đội ngũ đông đảo sinh viên học sinh của tỉnh. Song đã có những bạn viết trẻ từ các trường PTTH Lý Thường Kiệt (Hòa Thành), Tân Châu, Tân Biên, trường Trung học Thực nghiệm…như Bùi Bảo Kỳ và những em khác là tín hiệu vui, đáng mừng.
* Những mặt mạnh yếu của Thơ ca Tây Ninh từ sau 1975:
+ Thơ ca Tây Ninh từ sau 1975 đến nay, cơ bản đã ghi danh mình trên Thi đàn trong cả nước. Một số tác giả đã hòa nhập chung vào dòng chảy thi ca của cả nước, được bạn đọc yêu mến.
+ Nhiều tác giả thơ của Tây Ninh đã có riêng cho mình những đầu sách, khẳng định năng lực của chính bản thân.
+ Thơ ca đã có nhiều giọng điệu, đề tài cảm hứng phong phú. Đã có sự cọ sát, tìm tòi và thể hiện cao năng lực, sánh với mặt bằng chung.
Cái yếu hiện nay của thơ ca Tây Ninh là vẫn chưa khai thác được hết bề dày lịch sử đầu tranh của Tây Ninh qua hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
+ Một số ít tác giả còn thiên về lối viết truyền thống, chưa chú ý đến câu chữ ngày càng mới lạ của cuộc sống, hạn hẹp về đề tài.
+ Lực lượng viết trẻ còn mỏng, thiếu sự chăm sóc kế thừa.
+ Chưa có kế hoạch, phương pháp quảng bá tác phẩm, chủ yếu chỉ trao đổi nội bộ…
* Thay lời kết:
Như trên đã trình bày, Tây Ninh là mảnh đất sơn thủy hữu tình, nhưng khí hậu khô khan khắc nghiệt. Con người Tây Ninh hiền hậu chất phác, song kiên cường trong đánh giặc giữ nước, kiên trinh bất khuất. Tây Ninh lại là tỉnh giáp biên giới với Campuchia, là cửa ngõ vào TP.HCM ( Giáp với Củ Chi). Một tỉnh lỵ đang từng bước hội nhập và phát triển, có bề dày truyền thống đấu tranh anh hùng bất khuất, là lớp “trầm tích” để văn học khai thác. Tây Ninh cũng đã có một…Nghĩa trang với những bài thơ được khắc trên bia mộ. Một Đồi Thơ với những câu thơ hay của các thế hệ được khắc sâu vào đá. Nhưng vì sao độ dày và độ sâu của các tác phẩm văn học chưa được phát lộ, còn tiềm ẩn đâu đó dưới ngòi bút của anh em Văn nghệ sĩ. Về thơ ca, từng có bài thơ “Tha La Xóm đạo” đi vào hàng triệu trái tim người yêu thơ một thời, rồi bài thơ “Vàm Cỏ Đông”. Thơ Tây Ninh hiện nay còn thiên về cái cũ? Chưa tự bức phá với chính mình? Người làm thơ ở một tỉnh lẻ, ít có điều kiện giao lưu, cọ sát với các cây bút tên tuổi trong cả nước chăng? Hay vì đang phân vân giữa “vô vàn” nhà thơ với các chủ trương Tân hình thức, Hậu hiện đại và cách tân thơ? Làm thơ theo hướng nào: Truyền thống thì e bị chê quá cũ, lạc hậu? Còn cách tân hiện đại thì khó chấp nhận bởi những ý tưởng xa lạ, câu chữ ngắt ngứ, ý tình bí hiểm đến… tắc tị. Thơ thù tạc, thơ ca ngợi dường như cũng “Lỗi mốt”, vậy khai phá những gì? Viết những gì? Tự thân mỗi người làm thơ phải tự mình xác tín với chính mình, chọn cách viết phù hợp với năng lực và nội lực của chính mình chứ không ai khác. Đề tài mới lạ nhưng phải chạm vào trái tim của con người, bùng nổ nhưng phải lay động được tâm thức của người yêu thơ. Đòi hỏi gì ở công chúng yêu thơ, trước hết phải có thơ hay.
Thơ Tây Ninh trong những năm qua vẫn có thơ hay, nhưng chưa thật xuất sắc, và cũng không nhiều. Còn những bài sáo rỗng, khuôn cứng. Dường như tác giả chưa chịu tìm kiếm đề tài, hoặc quá “ngợp” trước ngồn ngộn sự kiện của lịch sử, của đời sống mà cuộc đời và thiên nhiên đã ban tặng cho mảnh đất Tây Ninh. Những bóng hình nhàn nhạt trong thơ, đích thực không phải bằng những xúc cảm tự đáy lòng. Lộ liễu sự gượng ép trong thơ là cái nghề của ta chưa tới.
Mảnh đất thơ ca phía trước vẫn còn đó sự màu mỡ, phì nhiêu. Người làm thơ tự cày bừa, gieo trồng và gặt hái. Hãy kỳ vọng cho một mùa bội thu tới…
Rằm tháng Giêng năm Tân Mão 2011
VanVN.Net - Sáng nay, 10/8/2011 tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm nửa thế kỷ thảm họa da cam gieo rắc trên đất nước ta. Đúng ...
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - NXB Dân Trí vừa cho ra mắt tập truyện ngắn Hoa mẫu đơn của tác giả Lê Toán. Đây là tập truyện giả tưởng - cũng là món quà thứ tư, tác giả dành tặng cho thiếu nhi, sau ...
Tiếp tục chương trình hoạt động của kỳ họp thứ 4 (Khóa VIII), hôm nay, ngày 7/8/2011, BCH Hội Nhà văn VN đã có chuyến đi thực tế tại trại sản xuất giống tu hài của công ty TNHH Đỗ Tờ ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn