VanVN.Net - Trong số những gương mặt thi sĩ được Hoài Thanh tuyển chọn trong Thi nhân Việt Nam, tên tuổi Phạm Hầu vụt sáng như tia chớp của một ngôi sao bay ngang bầu trời Thơ Mới. Phạm Hầu sinh năm 1920, mất năm 1944...
Vợ chồng Nhà văn Lưu Trọng Lư
Lời tỏ tình viết trên lá cây
Ông là con tiến sĩ Phạm Liệu từng làm quan Thượng thư dưới triều Nguyễn, một trong "ngũ phụng tề phi" xứ Quảng, quê gốc ở Điện Bàn, Quảng Nam. Trong cuộc đời ngắn ngủi, chỉ với 24 năm hiện diện trên dương thế, thi nhân đã để lại cho đời một gia tài thơ không lớn nhưng có những bài khá đặc sắc. Đặc biệt bài “Vọng hải đài” đã in một dấu ấn đậm nét trong lịch sử thơ ca Việt Nam hiện đại. Hai câu kết của bài thơ:
Đưa tay ta vẫy ngoài vô tận
Chẳng biết xa lòng có những ai?
đã thành "câu hỏi lớn không lời đáp" ám ảnh bao thế hệ người đọc. Cảm giác vũ trụ mênh mang vẫy tay ngoài vô tận khi đứng trên đài cao Vọng Hải vừa thể hiện khí phách cao ngạo vừa cho thấy nỗi cô đơn sâu thẳm của tâm hồn thi nhân. Cần lưu ý xa lòng ở đây phải theo cách hiểu của người miền Trung: có nghĩa người một lòng với mình mà phải xa cách, chứ không phải theo cách hiểu thông thường: cách mặt xa lòng. Những câu hay của thơ Phạm Hầu lúc nào cũng đau đáu một nỗi cô đơn không người chia sẻ:
Tôi theo tư tưởng vô cùng tậ
Chỉ gặp vô cùng nỗi quạnh hi
Sáng sớm rạng đông, chiều chạng vạng
Những giờ mới lạ có bao nhiêu?
Và nỗi cô đơn dằng dặc ấy lại càng trở nên day dứt hơn khi trong cuộc đời mình thi sĩ đã ôm ấp một tình yêu đơn phương, si mê thầm lặng. Nhân vật chính của thiên tình sử này là một cô gái thuộc dòng dõi Hoàng tộc trạc tuổi với thi sĩ Phạm Hầu, tên là Tôn Nữ Lệ Minh (thường gọi là Mừng). Lệ Minh được nhiều người ngưỡng mộ vì có tài đánh đàn tranh, ngâm thơ hay và rất xinh đẹp, được coi là hoa khôi của cố đô Huế thời đó.
Cha cô là một nghệ sĩ nổi tiếng. Hai cha con Lệ Minh đã từng được vào dinh quan, phủ chúa dạy đàn cho con cái những người quý tộc. Cô đã trở thành "người tình trong mộng" của biết bao tao nhân mặc khách. Và Phạm Hầu đã dành cho cô một mối tình thiên thu vô tận. Phạm Hầu biết Lệ Minh từ khi chàng là học trò Trường Quốc học Huế, còn nàng là nữ sinh Trường Đồng Khánh.
Lệ Minh còn là bạn của em gái Phạm Hầu. Mối tình si thầm lặng cứ tiếp diễn mãi, kể cả sau này khi Phạm Hầu đã ra Hà Nội học Trường Mỹ thuật. Lệ Minh đã là nhân vật chính trong các bức tranh, bài thơ của Phạm Hầu. Mỗi kỳ nghỉ hè về Huế, Phạm Hầu lại tìm đến nhà Lệ Minh để được nhìn ngắm dung nhan người mình yêu dấu.
Mỗi buổi sáng ra quét ngõ, quét đường, cây lá quanh nhà cứ như reo lên chào đón người đẹp. Và kỳ lạ thay, ở trên tất cả các lá cây ngang với tầm tay có thể vít xuống được đều lấp loáng hàng chữ: Tôi yêu Mừng, Tôi yêu Mừng. Chẳng khó khăn gì để đoán biết tác giả của những lời tỏ tình trên lá đó chính là thi sĩ lãng mạn và tài hoa Phạm Hầu.
Căn cứ vào lời nhận xét của Hoài Thanh khi ông đọc những bài thơ chép tay của Phạm Hầu thì chắc hẳn đó là "những chữ mảnh khảnh, nhỏ nét, nằm trên trang giấy (trên lá?) như còn e thẹn, ngập ngừng. Lối chữ này đã giúp tôi hiểu Phạm Hầu hơn". Và cách tỏ tình độc đáo, khác lạ này cũng giúp chúng ta hiểu hơn tâm tình tha thiết đến si dại của thi nhân. Tôi cứ tin rằng hình bóng của nàng Tôn Nữ chính là nguồn cảm hứng vô tận để thi sĩ sáng tạo ra những bài thơ, câu thơ ghim được vào tâm trí người đọc:
Ngập ngừng ai vẫn qua êm nhẹ
Một cái nhìn hương, chỉ thế thôi!
Một cái nhìn hương - hình như trong thơ lãng mạn Việt Nam chưa ai viết thế. Hương thơm từ một ánh nhìn, hay cái nhìn của người đẹp như một làn hương thoảng nhẹ?
Chính thi sĩ đã "thú nhận" với người đời việc làm khác lạ đó của mình:
Cái cây thi sĩ vô tình đã
Biên những dòng thơ lá bẽ bàng
Thẫn thờ lá trúc rưng rưng lệ
Như mắt đa tình lúc tiễn đưa.
Thi nhân yêu si mê, đắm đuối đến như vậy nhưng không được người đẹp đền đáp. Tuy không đón nhận tình yêu của Phạm Hầu nhưng Lệ Minh rất trân trọng tình cảm sâu nặng ấy.
Tiếng đàn tranh trọn đời gắn với "Tiếng thu"
Không đến với thi sĩ Phạm Hầu nhưng Lệ Minh lại trao gửi tình yêu và cuộc đời mình vào một thi nhân khác. Đó là thi sĩ Lưu Trọng Lư, tác giả của tập thơ "Tiếng thu" nổi tiếng và nhiều giai phẩm khác. Thật đúng là "trớ trêu chi thế ôi tình yêu". Khi đó Lưu Trọng Lư hơn nàng nhiều tuổi, mới goá vợ và có hai đứa con nhỏ. Nàng vẫn thường gọi ông bằng… chú. Cháu gọi ông là chú ruột lấy chị gái của Lệ Minh.
Sau khi vợ mất, nhà thơ Lưu Trọng Lư buồn bã, chán đời, gửi con về bên ngoại, ông dấn thân vào con đường giang hồ lữ thứ. Trong những lần ghé thăm vợ chồng người cháu ở Huế, ông đã gặp Lệ Minh và có cảm tình với cô ngay lần đầu thoáng gặp, nhưng thấy hoàn cảnh mình có nhiều vướng víu nên ông không dám nghĩ đi xa hơn. Không biết bằng cách nào ông có được một tấm ảnh của cô cất trong ví, thỉnh thoảng lại đưa ra đòi làm mối cho người này người khác.
Như một sự run rủi của số phận, có thời gian Lưu Trọng Lư ở trọ cùng nhà với Phạm Hầu ở Hà Nội. Phạm Hầu còn vẽ một bức tranh nai minh họa cho tập thơ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư. Có đôi lần nhà thơ đã kể cho Phạm Hầu nghe về cô cháu gái "họ xa" ở Huế. Lưu Trọng Lư đã nói về Phạm Hầu với tình cảm thân thương, đầy trìu mến". Anh lành lắm, chỉ nhìn mà ít nói… chỉ biết thương yêu, nhường nhịn giúp ích cho đời, đúng là một con nai nhỏ của tôi. Trong con nai thu của tôi, không phải chỉ có cái ngơ ngác của tôi mà thôi. Anh Hầu còn dại khờ đáng yêu hơn cả thơ và tranh của anh". (Trích Hồi ký).
Cùng là thi nhân nên họ dễ có tâm hồn đồng điệu. Lưu Trọng Lư thấu hiểu tình yêu của thi sĩ Phạm Hầu đã dành cho Lệ Minh. "Duyên trăm năm dứt đoạn - tình một thuở còn hương". Trong thời gian yêu thương nhau rồi khi đã trở thành vợ chồng, mỗi khi có điều kiện họ lại cùng nhau đi viếng mộ nhà thơ Phạm Hầu.
Tuy đã bị hút hồn ngay từ lần gặp đầu tiên, nhưng thi sĩ được coi là mơ mộng nhất của phong trào Thơ Mới cũng không bao giờ dám mơ tưởng đến chuyện có ngày được sở hữu trọn vẹn tiếng đàn tranh ngọt ngào và nhan sắc trẻ trung xinh đẹp ấy.
Về phần mình, để đến được với nhà thơ, Lệ Minh đã phải vượt qua không biết bao nhiêu là khó khăn trở ngại. Gia đình bà phản đối kịch liệt. Sau khi cha mất, Lệ Minh là con gái lớn, đảm đang, tháo vát lo lắng mọi việc trong nhà.
Gia đình đã sắp đặt và chọn lựa cho bà một nơi chốn yên ổn, "môn đăng hộ đối" về nhiều mặt. Đám hỏi cũng đã được tổ chức đàng hoàng trọng thể với sự có mặt của bà con hai họ. Nhưng vì đã có tình cảm với Lưu Trọng Lư nên bà nhất định từ chối, kiên quyết đi theo tiếng gọi của lòng mình, chủ động tìm mọi cách đến với nhà thơ.
Khi yêu Lưu Trọng Lư, trọng nể tài năng nhưng đồng thời bà cũng rất thông cảm với hoàn cảnh của ông. Bà đã tìm vào Quảng Nam thăm hai đứa con nhỏ của ông đang được gửi nuôi tại nhà bà con ở đó. Mỗi lần đi bà đều phải nói dối gia đình là đi lấy hàng vải lụa ở xa.
Mỗi lần hẹn hò, gặp gỡ với nhà thơ là cả một sự gian nan khổ ải, bày mưu tính kế với gia đình. Thế rồi chuyện tình yêu của bà cũng không thể giấu giếm được mãi. Người mẹ của bà, một phụ nữ Huế truyền thống, không thể chấp nhận mối tình "bất chấp đạo lý" như vậy được. Bà dùng mọi cách ngăn cản, cấm đoán con gái mình.
Từ việc nhỏ to dỗ dành, đến cầu xin viện dẫn cả các đấng thần linh cao siêu ở đền chùa, không từ cả việc dùng nhục hình, bắt trói, đánh đập đến trầy da tróc thịt. Đến bước đường cùng, Lệ Minh phải gạt nước mắt, bỏ nhà ra đi. Vậy là với Lệ Minh, chữ Tình đã thắng chữ Hiếu. Cho dù suốt đời bà vẫn không nguôi day dứt, ân hận vì việc đã làm mạ đau khổ. Bà đã đánh đổi tất cả để được sống với người yêu, chia nhau niềm vui nỗi buồn, lo âu và hạnh phúc.
Khi mới bỏ nhà ra đi, họ phải tìm đến một nơi xa kín ở ven sông Hàn đẻ lẩn tránh, vì vẫn sợ gia đình truy tìm. Thậm chí hai bên nhà trai và nhà gái có thể thoả hiệp với nhau để đồng tình bắt Lệ Minh về và kiện nhà thơ. Có một ít đồ nữ trang, Lệ Minh phải bán dần đi để sống tạm qua ngày. Trong ngôi nhà hoang trú tạm, họ đã sống những ngày tháng êm đẹp nhất của đời mình.
Cô Lệ Minh đã trở thành bà Lưu Trọng Lư mà không cần một lễ cưới hỏi nào. Đêm "động phòng" của họ trên một con thuyền nhỏ ở biển Quy Lai dưới một bầu trời đầy sao như hàng trăm ngọn nến đang lung linh nhảy múa. Mơ ước xa xôi đã thành hiện thực.
Thi sĩ đã thể hiện niềm hạnh phúc đó trong câu thơ: Trên lưng ta quẩy một "vầng giai nhân". Trên đệm gối thiên thiên họ đã sống bên nhau thật một trăm phần trăm mà cũng ảo một trăm phần trăm. Và kể từ ngày đó, tiếng đàn tranh của Lệ Minh đã quấn quýt song hành cùng "Tiếng thu" của nhà thơ đi suốt cuộc đời.
Sau cách mạng tháng Tám 1945, hai vợ chồng nhà thơ cùng con nhỏ ra Hà Nội sống. Hành lý của họ thật gọn nhẹ, chỉ có cây đàn tranh, một ít sách vở và quần áo. Nhà thơ Lưu Trọng Lư nhận công việc ở Hội Văn nghệ, rồi Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam. Bà Lệ Minh được phân công xây dựng tổ ca Huế cho Đài Tiếng nói Việt Nam. Công việc của bà gắn với cây đàn tranh. Tiếng đàn của bà đã vang lên trên khắp mọi miền đất nước qua sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam, được nhiều người nghe trong và ngoài nước hâm mộ.
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật, âm nhạc dân tộc đã thấm vào trong tâm hồn cô bé Mừng ngay từ hồi thơ bé. Lên 9 tuổi, bà đã vào biểu diễn trong cung vua phủ chúa. Lớn lên một chút, bà lại đi dạy đàn cho con cháu các quan lại trong triều đình nhà Nguyễn. Nhạc sĩ Phạm Tuyên kể rằng hồi nhỏ ông cũng đã từng được bà dạy đàn. Là vợ một thi sĩ nổi tiếng, bà đã chia sẻ cùng ông bao vinh quang hạnh phúc nhưng cũng không ít những nỗi đa đoan thường tình của một đời nghệ sĩ.
Vợ chồng nhà thơ Lưu Trọng Lư sinh được bảy người con, sáu trai, một gái. Con trai thứ 5 của ông bà là Lưu Trọng Nông đã hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ, liệt sĩ. Có một thời gian gia đình tôi sống cùng với gia đình nhà thơ Lưu Trọng Lư, gia đình GS Hoàng Châu Ký tại khu tập thể của Hội Sân khấu ở phố Ngô Thì Nhậm (nay là Nhà hát Tuổi trẻ).
Một lũ trẻ con trứng gà trứng vịt của mấy gia đình văn nghệ sĩ chơi với nhau từ nhỏ. Các ông chồng nghệ sĩ mải mê với những công việc văn chương nghệ thuật. Chỉ có những người vợ với bao nhiêu lo toan vất vả của một gia đình đông con. Là nghệ sĩ đàn tranh có hạng nhưng bà Lệ Minh cũng là một người vợ, người mẹ yêu chồng thương con hết mực. Những năm cuối đời bà sống ở thành phố Hồ Chí Minh với con trai. Bà mất năm 1998, sau nhà thơ Lưu Trọng Lư 7 năm.
(Nguồn: CAND)
VanVN.Net - Trong số những gương mặt thi sĩ được Hoài Thanh tuyển chọn trong Thi nhân Việt Nam, tên tuổi Phạm Hầu vụt sáng như tia chớp của một ngôi sao bay ngang bầu trời Thơ Mới. Phạm Hầu sinh năm 1920, mất năm 1944...
Vợ chồng Nhà văn Lưu Trọng Lư
Lời tỏ tình viết trên lá cây
Ông là con tiến sĩ Phạm Liệu từng làm quan Thượng thư dưới triều Nguyễn, một trong "ngũ phụng tề phi" xứ Quảng, quê gốc ở Điện Bàn, Quảng Nam. Trong cuộc đời ngắn ngủi, chỉ với 24 năm hiện diện trên dương thế, thi nhân đã để lại cho đời một gia tài thơ không lớn nhưng có những bài khá đặc sắc. Đặc biệt bài “Vọng hải đài” đã in một dấu ấn đậm nét trong lịch sử thơ ca Việt Nam hiện đại. Hai câu kết của bài thơ:
Đưa tay ta vẫy ngoài vô tận
Chẳng biết xa lòng có những ai?
đã thành "câu hỏi lớn không lời đáp" ám ảnh bao thế hệ người đọc. Cảm giác vũ trụ mênh mang vẫy tay ngoài vô tận khi đứng trên đài cao Vọng Hải vừa thể hiện khí phách cao ngạo vừa cho thấy nỗi cô đơn sâu thẳm của tâm hồn thi nhân. Cần lưu ý xa lòng ở đây phải theo cách hiểu của người miền Trung: có nghĩa người một lòng với mình mà phải xa cách, chứ không phải theo cách hiểu thông thường: cách mặt xa lòng. Những câu hay của thơ Phạm Hầu lúc nào cũng đau đáu một nỗi cô đơn không người chia sẻ:
Tôi theo tư tưởng vô cùng tậ
Chỉ gặp vô cùng nỗi quạnh hi
Sáng sớm rạng đông, chiều chạng vạng
Những giờ mới lạ có bao nhiêu?
Và nỗi cô đơn dằng dặc ấy lại càng trở nên day dứt hơn khi trong cuộc đời mình thi sĩ đã ôm ấp một tình yêu đơn phương, si mê thầm lặng. Nhân vật chính của thiên tình sử này là một cô gái thuộc dòng dõi Hoàng tộc trạc tuổi với thi sĩ Phạm Hầu, tên là Tôn Nữ Lệ Minh (thường gọi là Mừng). Lệ Minh được nhiều người ngưỡng mộ vì có tài đánh đàn tranh, ngâm thơ hay và rất xinh đẹp, được coi là hoa khôi của cố đô Huế thời đó.
Cha cô là một nghệ sĩ nổi tiếng. Hai cha con Lệ Minh đã từng được vào dinh quan, phủ chúa dạy đàn cho con cái những người quý tộc. Cô đã trở thành "người tình trong mộng" của biết bao tao nhân mặc khách. Và Phạm Hầu đã dành cho cô một mối tình thiên thu vô tận. Phạm Hầu biết Lệ Minh từ khi chàng là học trò Trường Quốc học Huế, còn nàng là nữ sinh Trường Đồng Khánh.
Lệ Minh còn là bạn của em gái Phạm Hầu. Mối tình si thầm lặng cứ tiếp diễn mãi, kể cả sau này khi Phạm Hầu đã ra Hà Nội học Trường Mỹ thuật. Lệ Minh đã là nhân vật chính trong các bức tranh, bài thơ của Phạm Hầu. Mỗi kỳ nghỉ hè về Huế, Phạm Hầu lại tìm đến nhà Lệ Minh để được nhìn ngắm dung nhan người mình yêu dấu.
Mỗi buổi sáng ra quét ngõ, quét đường, cây lá quanh nhà cứ như reo lên chào đón người đẹp. Và kỳ lạ thay, ở trên tất cả các lá cây ngang với tầm tay có thể vít xuống được đều lấp loáng hàng chữ: Tôi yêu Mừng, Tôi yêu Mừng. Chẳng khó khăn gì để đoán biết tác giả của những lời tỏ tình trên lá đó chính là thi sĩ lãng mạn và tài hoa Phạm Hầu.
Căn cứ vào lời nhận xét của Hoài Thanh khi ông đọc những bài thơ chép tay của Phạm Hầu thì chắc hẳn đó là "những chữ mảnh khảnh, nhỏ nét, nằm trên trang giấy (trên lá?) như còn e thẹn, ngập ngừng. Lối chữ này đã giúp tôi hiểu Phạm Hầu hơn". Và cách tỏ tình độc đáo, khác lạ này cũng giúp chúng ta hiểu hơn tâm tình tha thiết đến si dại của thi nhân. Tôi cứ tin rằng hình bóng của nàng Tôn Nữ chính là nguồn cảm hứng vô tận để thi sĩ sáng tạo ra những bài thơ, câu thơ ghim được vào tâm trí người đọc:
Ngập ngừng ai vẫn qua êm nhẹ
Một cái nhìn hương, chỉ thế thôi!
Một cái nhìn hương - hình như trong thơ lãng mạn Việt Nam chưa ai viết thế. Hương thơm từ một ánh nhìn, hay cái nhìn của người đẹp như một làn hương thoảng nhẹ?
Chính thi sĩ đã "thú nhận" với người đời việc làm khác lạ đó của mình:
Cái cây thi sĩ vô tình đã
Biên những dòng thơ lá bẽ bàng
Thẫn thờ lá trúc rưng rưng lệ
Như mắt đa tình lúc tiễn đưa.
Thi nhân yêu si mê, đắm đuối đến như vậy nhưng không được người đẹp đền đáp. Tuy không đón nhận tình yêu của Phạm Hầu nhưng Lệ Minh rất trân trọng tình cảm sâu nặng ấy.
Tiếng đàn tranh trọn đời gắn với "Tiếng thu"
Không đến với thi sĩ Phạm Hầu nhưng Lệ Minh lại trao gửi tình yêu và cuộc đời mình vào một thi nhân khác. Đó là thi sĩ Lưu Trọng Lư, tác giả của tập thơ "Tiếng thu" nổi tiếng và nhiều giai phẩm khác. Thật đúng là "trớ trêu chi thế ôi tình yêu". Khi đó Lưu Trọng Lư hơn nàng nhiều tuổi, mới goá vợ và có hai đứa con nhỏ. Nàng vẫn thường gọi ông bằng… chú. Cháu gọi ông là chú ruột lấy chị gái của Lệ Minh.
Sau khi vợ mất, nhà thơ Lưu Trọng Lư buồn bã, chán đời, gửi con về bên ngoại, ông dấn thân vào con đường giang hồ lữ thứ. Trong những lần ghé thăm vợ chồng người cháu ở Huế, ông đã gặp Lệ Minh và có cảm tình với cô ngay lần đầu thoáng gặp, nhưng thấy hoàn cảnh mình có nhiều vướng víu nên ông không dám nghĩ đi xa hơn. Không biết bằng cách nào ông có được một tấm ảnh của cô cất trong ví, thỉnh thoảng lại đưa ra đòi làm mối cho người này người khác.
Như một sự run rủi của số phận, có thời gian Lưu Trọng Lư ở trọ cùng nhà với Phạm Hầu ở Hà Nội. Phạm Hầu còn vẽ một bức tranh nai minh họa cho tập thơ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư. Có đôi lần nhà thơ đã kể cho Phạm Hầu nghe về cô cháu gái "họ xa" ở Huế. Lưu Trọng Lư đã nói về Phạm Hầu với tình cảm thân thương, đầy trìu mến". Anh lành lắm, chỉ nhìn mà ít nói… chỉ biết thương yêu, nhường nhịn giúp ích cho đời, đúng là một con nai nhỏ của tôi. Trong con nai thu của tôi, không phải chỉ có cái ngơ ngác của tôi mà thôi. Anh Hầu còn dại khờ đáng yêu hơn cả thơ và tranh của anh". (Trích Hồi ký).
Cùng là thi nhân nên họ dễ có tâm hồn đồng điệu. Lưu Trọng Lư thấu hiểu tình yêu của thi sĩ Phạm Hầu đã dành cho Lệ Minh. "Duyên trăm năm dứt đoạn - tình một thuở còn hương". Trong thời gian yêu thương nhau rồi khi đã trở thành vợ chồng, mỗi khi có điều kiện họ lại cùng nhau đi viếng mộ nhà thơ Phạm Hầu.
Tuy đã bị hút hồn ngay từ lần gặp đầu tiên, nhưng thi sĩ được coi là mơ mộng nhất của phong trào Thơ Mới cũng không bao giờ dám mơ tưởng đến chuyện có ngày được sở hữu trọn vẹn tiếng đàn tranh ngọt ngào và nhan sắc trẻ trung xinh đẹp ấy.
Về phần mình, để đến được với nhà thơ, Lệ Minh đã phải vượt qua không biết bao nhiêu là khó khăn trở ngại. Gia đình bà phản đối kịch liệt. Sau khi cha mất, Lệ Minh là con gái lớn, đảm đang, tháo vát lo lắng mọi việc trong nhà.
Gia đình đã sắp đặt và chọn lựa cho bà một nơi chốn yên ổn, "môn đăng hộ đối" về nhiều mặt. Đám hỏi cũng đã được tổ chức đàng hoàng trọng thể với sự có mặt của bà con hai họ. Nhưng vì đã có tình cảm với Lưu Trọng Lư nên bà nhất định từ chối, kiên quyết đi theo tiếng gọi của lòng mình, chủ động tìm mọi cách đến với nhà thơ.
Khi yêu Lưu Trọng Lư, trọng nể tài năng nhưng đồng thời bà cũng rất thông cảm với hoàn cảnh của ông. Bà đã tìm vào Quảng Nam thăm hai đứa con nhỏ của ông đang được gửi nuôi tại nhà bà con ở đó. Mỗi lần đi bà đều phải nói dối gia đình là đi lấy hàng vải lụa ở xa.
Mỗi lần hẹn hò, gặp gỡ với nhà thơ là cả một sự gian nan khổ ải, bày mưu tính kế với gia đình. Thế rồi chuyện tình yêu của bà cũng không thể giấu giếm được mãi. Người mẹ của bà, một phụ nữ Huế truyền thống, không thể chấp nhận mối tình "bất chấp đạo lý" như vậy được. Bà dùng mọi cách ngăn cản, cấm đoán con gái mình.
Từ việc nhỏ to dỗ dành, đến cầu xin viện dẫn cả các đấng thần linh cao siêu ở đền chùa, không từ cả việc dùng nhục hình, bắt trói, đánh đập đến trầy da tróc thịt. Đến bước đường cùng, Lệ Minh phải gạt nước mắt, bỏ nhà ra đi. Vậy là với Lệ Minh, chữ Tình đã thắng chữ Hiếu. Cho dù suốt đời bà vẫn không nguôi day dứt, ân hận vì việc đã làm mạ đau khổ. Bà đã đánh đổi tất cả để được sống với người yêu, chia nhau niềm vui nỗi buồn, lo âu và hạnh phúc.
Khi mới bỏ nhà ra đi, họ phải tìm đến một nơi xa kín ở ven sông Hàn đẻ lẩn tránh, vì vẫn sợ gia đình truy tìm. Thậm chí hai bên nhà trai và nhà gái có thể thoả hiệp với nhau để đồng tình bắt Lệ Minh về và kiện nhà thơ. Có một ít đồ nữ trang, Lệ Minh phải bán dần đi để sống tạm qua ngày. Trong ngôi nhà hoang trú tạm, họ đã sống những ngày tháng êm đẹp nhất của đời mình.
Cô Lệ Minh đã trở thành bà Lưu Trọng Lư mà không cần một lễ cưới hỏi nào. Đêm "động phòng" của họ trên một con thuyền nhỏ ở biển Quy Lai dưới một bầu trời đầy sao như hàng trăm ngọn nến đang lung linh nhảy múa. Mơ ước xa xôi đã thành hiện thực.
Thi sĩ đã thể hiện niềm hạnh phúc đó trong câu thơ: Trên lưng ta quẩy một "vầng giai nhân". Trên đệm gối thiên thiên họ đã sống bên nhau thật một trăm phần trăm mà cũng ảo một trăm phần trăm. Và kể từ ngày đó, tiếng đàn tranh của Lệ Minh đã quấn quýt song hành cùng "Tiếng thu" của nhà thơ đi suốt cuộc đời.
Sau cách mạng tháng Tám 1945, hai vợ chồng nhà thơ cùng con nhỏ ra Hà Nội sống. Hành lý của họ thật gọn nhẹ, chỉ có cây đàn tranh, một ít sách vở và quần áo. Nhà thơ Lưu Trọng Lư nhận công việc ở Hội Văn nghệ, rồi Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam. Bà Lệ Minh được phân công xây dựng tổ ca Huế cho Đài Tiếng nói Việt Nam. Công việc của bà gắn với cây đàn tranh. Tiếng đàn của bà đã vang lên trên khắp mọi miền đất nước qua sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam, được nhiều người nghe trong và ngoài nước hâm mộ.
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật, âm nhạc dân tộc đã thấm vào trong tâm hồn cô bé Mừng ngay từ hồi thơ bé. Lên 9 tuổi, bà đã vào biểu diễn trong cung vua phủ chúa. Lớn lên một chút, bà lại đi dạy đàn cho con cháu các quan lại trong triều đình nhà Nguyễn. Nhạc sĩ Phạm Tuyên kể rằng hồi nhỏ ông cũng đã từng được bà dạy đàn. Là vợ một thi sĩ nổi tiếng, bà đã chia sẻ cùng ông bao vinh quang hạnh phúc nhưng cũng không ít những nỗi đa đoan thường tình của một đời nghệ sĩ.
Vợ chồng nhà thơ Lưu Trọng Lư sinh được bảy người con, sáu trai, một gái. Con trai thứ 5 của ông bà là Lưu Trọng Nông đã hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ, liệt sĩ. Có một thời gian gia đình tôi sống cùng với gia đình nhà thơ Lưu Trọng Lư, gia đình GS Hoàng Châu Ký tại khu tập thể của Hội Sân khấu ở phố Ngô Thì Nhậm (nay là Nhà hát Tuổi trẻ).
Một lũ trẻ con trứng gà trứng vịt của mấy gia đình văn nghệ sĩ chơi với nhau từ nhỏ. Các ông chồng nghệ sĩ mải mê với những công việc văn chương nghệ thuật. Chỉ có những người vợ với bao nhiêu lo toan vất vả của một gia đình đông con. Là nghệ sĩ đàn tranh có hạng nhưng bà Lệ Minh cũng là một người vợ, người mẹ yêu chồng thương con hết mực. Những năm cuối đời bà sống ở thành phố Hồ Chí Minh với con trai. Bà mất năm 1998, sau nhà thơ Lưu Trọng Lư 7 năm.
(Nguồn: CAND)
VanVN.Net - Sáng nay, 10/8/2011 tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm nửa thế kỷ thảm họa da cam gieo rắc trên đất nước ta. Đúng ...
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - NXB Dân Trí vừa cho ra mắt tập truyện ngắn Hoa mẫu đơn của tác giả Lê Toán. Đây là tập truyện giả tưởng - cũng là món quà thứ tư, tác giả dành tặng cho thiếu nhi, sau ...
Tiếp tục chương trình hoạt động của kỳ họp thứ 4 (Khóa VIII), hôm nay, ngày 7/8/2011, BCH Hội Nhà văn VN đã có chuyến đi thực tế tại trại sản xuất giống tu hài của công ty TNHH Đỗ Tờ ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn