VanVN.Net - * Trước, ta hay nói trẻ già, tại Hội nghị, Bằng Việt nói “Thơ hay không có tuổi” còn GS Phong Lê đề nghị “Thay già, lão thành bằng cao tuổi, đứng tuổi.” Đó là xuất xứ tên bài viết này.
* Tại Hội nghị, nhà văn Nguyễn Quang Sáng nói: “Bồi dưỡng thế hệ trẻ như vầy là tuyệt vời. Tôi chỉ đề nghị cách bồi dưỡng nhân tài bổ sung: Đảng, Nhà nước có cách sao đó để nâng nhuận bút báo Văn nghệ lên…mười triệu một truyện ngắn thì tuyệt vời hơn cho sự phát triển văn học.”
* Trên đường về, nhà văn Đình Kính nói: “Thành công nhất của Hội nghị này là Trẻ biết lắng nghe nhau, dù có ý kiến khác biệt thì cũng lắng nghe để trao đổi lại, cãi lại ngay sau đó. Khác hẳn cánh ta, Đại hội chả ai chịu nghe ai, nói khác ý mình một tý là vỗ tay đuổi xuống”.
Trả lời câu hỏi chung của PV: Bạn là ai, từ đâu tới, bạn thấy Hội nghị viết văn trẻ toàn quốc lần thứ VIII thế nào?
Tôi là Nguyễn Quang Hưng, làm ở báo Thời nay, phụ san báo Nhân dân. Tôi có tập thơ Vườn ánh sáng, xin tặng nhà báo.
Nhà thơ trẻ Nguyễn Quang Hưng
PV mở nhanh, đọc: Vườn vẫn non lối cỏ/ Mơn mởn mà đợi kinh đêm thoảng thơm khói hương/ Nghiêng đầu nhớ ni cô đưa từng vệt chổi/ Trở mình bóng tối quét chùa. Lạ và hay! Còn về hội nghị?
Nguyễn Quang Hưng: Nhậu, sôi nổi, chuyên môn được dành thời gian khá cho hội thảo, chủ đề đặt ra trúng nên ý kiến đa dạng và thẳng thắn, bổ ích. Thành công đáng kể nhất là sôi nổi nhưng sâu sắc, không né tránh những vấn đề gai góc và hai thế hệ trẻ - đứng tuổi cư xử với nhau tương kính, cả hai cùng bàn bạc để làm cho tài năng phát lộ vững bền chứ không mặc cảm hay răn dạy. Thành công đến phút cuối, đêm giao lưu chia tay đúng là Trẻ. Đọc thơ, trao đổi tiếp về học thuật. Có đến mười bình chọn: Meggi Phạm (Huế) đọc Tham luận hay nhất, Phạm Nguyễn Ca Dao, Đà Nẵng, sinh năm 1994 có khuôn mặt khả ái nhất, Vi Thùy Linh nói nhiều nhất, Miên Di (Gia Lai) manly (nam tính) nhất, Lý Hữu Lương (Yên Bái) và Lý A Kiều (Tuyên Quang) là cặp tình nhân say đắm nhất, Thúy Ngọc có mái tóc ngắn nhất…
Tôi là Ngô Hương Giang, đến từ Huế, viết lý luận phê bình. Tác phẩm chính Tác phẩm văn học nhìn từ thông diễn học hiện đại, Văn chương và phóng thể tinh thần
Nhà phê bình trẻ Ngô Hương Giang
PV: A, vậy mà những bài phê bình thật chững chạc của bạn gửi về chỗ chúng tôi khiến tôi cứ hình dung bạn là một thiếu phụ sồn sồn của Huế, đang làm nghiên cứu sinh do cái tên của bạn gợi ra. Trên diễn đàn, Chủ tịch HĐ LL-PB của Hội Lê Thành Nghị có nhận xét các bạn viết hay, có nét riêng, chững chạc hơn hẳn thế hệ anh ấy vào thời điểm bằng tuổi bạn.
Ngô Hương Giang: Tôi rất thích Hội nghị này, đặc biệt là một hội nghị nghiêm túc, khoa học và nhân ái. Hiếm có hội nghị nào mà những người viết trẻ lại phát huy đúng vai trò, trách nhiệm và tài năng như những gì đã diễn ra qua hai ngày lảm việc. Tôi nói đây là hội nghị nghiem túc và khoa học vì đã đặt ra, giải quyết rồi lại đặt ra giải quyết nhiều vấn đề then chốt mà văn học Việt Nam, đặc biệt là văn học trẻ đòi hỏi. Tôi lại nói nó nhân ái vì nó thể hiện vẻ đẹp nhân văn của những đại biểu trong ứng xử với nhau và của BCH Hội Nhà văn Việt Nam nâng niu trân trọng và giục giã chứ không răn dạy và huấn thị. Một hội nghị nghiêm túc, khoa học mà lại nhân ái thì đó là sự thành công.
* Tôi là Nguyễn Văn Dân, tôi đến từ Viện Thông tin Khoa học, là Phó viện trưởng; phụ trách Tạp chí Văn học nước ngoài của Hội Nhà văn. Tôi dự nhiều hội nghị, cả trong và ngoài nước nhưng chưa ở đâu tôi xúc động nhiều như ở đây. Đoàn chủ tịch không phải nhắc nhở trật tự, ở hành lang không có hội nghị nhỏ, Đoàn chủ tịch cũng ngồi nghe chăm chú còn các bạn trẻ thì ngồi yên lắng nghe nhau. Ở chỗ khác chỉ sau nghi thức khai mạc, ngay cả Đoàn chủ tịch cũng bỏ đi lập ở đâu đó các “hội nghị nhỏ.” Thật là một thành công.
Dịch giả Nguyễn Văn Dân
Không phải là các bạn trẻ mà là các nhà văn đứng tuổi e ngại với ít nhiều mặc cảm về quan hệ chính trị với văn học và văn học đề tài. Cho nên tôi có đem chuyện phim ra nói. Những phim của Đông Âu như Người thứ 41, Khi đàn sếu bay qua, Bài ca người lính; của Phương Tây như phim Z đặt ra một vấn đề hết sức chính trị: vấn đề cuối cùng của nhân loại là dân chủ; các phim ấy đều chính trị nhưng trở thành kinh điển nhờ tài năng. Tôi không sợ văn học đề tài, không sợ chính trị hóa khô khan mà chỉ sợ không có tài. Vâng, chính trị liên quan đến hết thẩy mọi người, văn học cũng vậy.
* Thưa GS Hồ Ngọc Đại, thầy không cần trả lời phần “Bạn là ai, từ đâu tới?” mà chỉ trả lời phần thứ ba của câu em hỏi?
Giáo sư Hồ Ngọc Đại
GS Hồ Ngọc Đại: Tôi ấn tượng nhất là tính tự ý thức thế hệ của các nhà văn trẻ hôm nay, thời của các cậu (chỉ PV) những hội nghị như thế này chỉ là một phong trào, viết theo dòng chảy chung. Thực chất của hội nghị hay hội thảo là học hỏi lẫn nhau, giúp cho nhau người hơn, tài hơn như cái cây học để thành cái cây, con chó học để thành con chó chứ hết thảy giống nhau thì nguy lắm. Cậu bé ở Vũng Tầu (Trịnh Sơn – PV) nói ở hội thảo thơ, cậu ấy thấy cái cây máu chó ở rừng Đền Hùng có sắc xanh khác lạ, do tính chất của cây tạo nên và khi thành tên thì tên gợi ra tính chất của nó nên muốn làm một cây máu chó của đại ngàn. Vâng, viết để làm người, làm chính mình. Tôi nghe cô bé gì ở Huế (Meggi Phạm – PV) đọc tham luận tại hội trường nói muốn tự làm chính mình, tôi mừng lắm, mừng chảy nước mắt.
* Thưa nhà thơ Nguyễn Việt Chiến, anh cũng không cần “xưng danh” như phần một và hai của câu hỏi chung mà chỉ cần trả lời phần ba, ấn tượng của Hội nghị?
Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến: Thành công gần mỹ mãn. Hội nghị quá nhiều nội dung về chính trị, học thuật và giao lưu; nội dung nào cũng hay. Đã có ba bức trướng ghi dòng chữ Hội Nhà văn Việt Nam Uống nước Nhớ nguồn trao ở Phú Thọ, Tuyên Quang và Thái Nguyên. Nhân thể nói về ăn, Hội nghị ăn ở ba tỉnh nên có nhiều món ăn truyền thống Việt mà ở Hà Nội không thể có, như canh chuối, trám đen Phú Thọ, cá suối xôi ngũ sắc ở Thái Nguyên (hẳn là loài cá Bác Hồ từng câu và ăn hồi ở bên suối Khuôn Tát?) và măng nứa cá sông ở Tuyên Quang.
Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến
PV: Sao lại nói gần mỹ mãn?
Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến: Mình vội sang chỗ đặt sân khấu chuẩn bị nên bữa tối chỉ mới ăn độc một món… lave. Đêm mình cùng Di Li mải làm việc với Đoàn Nghệ thuật, quay ra thì vẫy ba xe chẳng xe nào đón, đành lếch thếch đi bộ. May mà mua được bịch Vinamil, không thì… toi!
PV: Lẽ ra ông phải gọi cho BTC, chứ xe thuê lái xe có đọc thơ đâu mà biết ông là ai? Vả lại, bao nhiêu việc như thế, chỉ một vài sơ suất như vậy, muỗi!
Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến: Đúng thế, muỗi!
PV: Câu hỏi dành riêng cho em – xy Nguyễn Việt Chiến: Đêm giao lưu do ông viết kịch bản, dẫn chương trình rất xúc động, xúc động đến nỗi nhà thơ Vi Thùy Linh ôm anh lính Trường Sa mà hôn, một cái hôn quân dân thắm thiết, đặc biệt là “dân” lại đẹp. Ông đã làm thế nào mà được thế?
Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến: Tôi đã thức suốt hai đêm để viết kịch bản chi tiết cho từng tiết mục đọc thơ và hát bài phổ thơ. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đưa cho tôi thơ của hơn hai chục tác giả trẻ là đại biểu hội nghị. Tôi mang thơ họ về đọc khá kỹ và chọn ra khoảng 15 bài có chủ đề biển đảo đất nước và cuộc sống để viết lời dẫn giới thiệu thơ họ trong đêm giao lưu.
Nhà phê Bình Nguyễn Hòa (bên trái), Ca sỹ đoàn nghệ thuật tỉnh Tuyên Quang (giữa) và Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến (bên phải) cùng hát bài hát "Tổ quốc nhìn từ biển" trong đêm giao lưu văn nghệ.
Sau khi viết lời dẫn cho từng bài, tôi liên lạc ngay với người phụ trách Đoàn nghệ thuật dân tộc tỉnh Tuyên Quang để sắp xếp các tiết mục ca nhạc và múa sẽ trình diễn trong đêm giao lưu. Tôi chọn 5 ca khúc phổ thơ khá nổi tiếng và được công chúng âm nhạc yêu thích như: “Thời hoa đỏ” (phổ thơ Thanh Tùng), “Thơ viết ở biển” (phổ thơ Hữu Thỉnh), “Đất nước” (phổ thơ Tạ Hữu Yên), “Nỗi nhớ mùa đông” (phổ thơ Thảo Phương) và “Tổ quốc nhìn từ biển” (phổ thơ Nguyễn Việt Chiến) và đề nghị các ca sĩ ở Tuyên Quang tập trước. Đặc biệt, nhà phê bình Nguyễn Hòa (Báo Nhân dân) nói riêng với tôi, anh đã từng hát phục vụ chiến sĩ 4 năm liền ở mặt trận biên giới Lạng Sơn, nên anh đề nghị sẽ cùng lên hát “Tổ quốc nhìn từ biển” là ca khúc phổ thơ mà anh thích. Nguyễn Hòa yêu cầu tôi đừng nói trước cho mọi người biết, để giữ bất ngờ cho đêm giao lưu. Và đêm ấy, khi có Nguyễn Hòa và tôi đứng cạnh cùng hát bài này, ca sĩ của đoàn Tuyên Quang rất “vững dạ” vì cậu ta mới tập có một buổi chiều, nên chưa thuộc hết lời bài hát, do đó cứ phải cầm bản nhạc để hát. Vậy là ca sĩ “không chuyên” chẳng những đã làm nền cho ca sĩ “chuyên nghiệp” mà còn là thành phần chính của tốp ca. Có điều cậu ca sĩ ấy không được biết, Nguyễn Hòa và tôi gần ba mươi năm trước đây “suýt nữa” đã trở thành ca sĩ của Đoàn văn công quân đội trong những năm chiến tranh. Người cùng dẫn chương trình với tôi đêm ấy là nhà văn Di Li xinh đẹp. Chị đã cố gắng dụng công học thuộc từng lời dẫn để khỏi phải nhìn vào giấy và chị đã dẫn dắt chương trình khá thành thục như một em-xy có hạng.
Nhưng suy cho cùng, ấy cũng lại là thành công của BTC, trong văn nghệ, sáng kiến ý tưởng trúng là vô cùng quan trọng!
* Nhà văn Di Li : Tôi tên thật là Nguyễn Diệu Linh (sinh năm 1978) Tôi đến từ Hà Nội. Tôi đi dự Hội nghị lần này với tư cách đại biểu khách mời. So với Hội nghị lần trước tham dự, tôi thấy Hội nghị lần này được tổ chức tốt về cả phần Hội và Nghị. Đặc biệt trong hội thảo văn xuôi với chủ đề Văn học trẻ - Nhận diện và phát triển, tôi thấy nội dung các phát biểu phong phú hơn và nghiêm túc hơn, người phát biểu cũng trách nhiệm hơn và tôi hoàn toàn bị cuốn hút. Trong đó có nhiều bài phát biểu đặc sắc như ý kiến phản đối chủ nghĩa đề tài của nhà thơ - giảng viên văn học Mai Anh Tuấn, ý kiến về thực tế sáng tác của nhà văn Xuân Thủy, ý kiến về sự đam mê và dám trả giá trong văn chương của nhà thơ Vi Thùy Linh, về việc nhà văn trẻ nên mở rộng khung đề tài của nhà phê bình Đoàn Minh Tâm… Trong một hội nghị như thế này, những vấn đề về học thuật là vô cùng quan trọng, vì thế tôi để ý nhiều hơn đến những bài tham luận và phát biểu có tính chuyên môn cao.
Nhà văn DiLi
Phần Hội cũng có nhiều hoạt động hấp dẫn. Các chuyến tham quan Tân Trào và ATK Định Hóa vô cùng có ý nghĩa vì rất nhiều hội viên ở xa chưa có điều kiện để đến những di tích lịch sử này. Tuy nhiên tôi cũng cho rằng như nhiều sự kiện khác của Hội Nhà văn, nếu ta thuê một bộ phận tổ chức sự kiện chuyên nghiệp thì toàn bộ chương trình sẽ hoàn hảo hơn rất nhiều. Dầu sao tôi thực sự vui vì Hội nghị lần này đã rất thành công, thành công hơn lần trước rất nhiều.
* Nhà thơ Hoa Nip: Tên tôi là Trần Quang Minh Giảng, sinh ở Vũng Tầu, hiện làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. Tôi chưa có tập thơ nào, đang soạn tập Bao giờ cho đến cánh đồng nhưng lu bu lo chuyện cưới vợ, bản thảo chưa hoàn tất.
PV: Một cái tên hay thế do cha mẹ đặt, sao lại bỏ mà chọn một cái tên con gái?
Nhà thơ Hoa Nip: Ba má muốn tôi học vi xử lý máy giao thông, không muốn con văn chương. Tôi học đến năm thứ năm thì bỏ, vì vậy phải thay tên. Đến khi ba tôi tra google mục từ các nhà thơ Vũng Tầu mới biết con trai mình làm thơ?
Nhà thơ trẻ Hoa Níp
Ấn tượng của tôi về Hội nghị là ấm áp, ấm áp như cha con anh em. Biết tôi sẽ đi từ Hội nghị “vào thẳng” phòng cưới, Hội Nhà văn Việt Nam đã tặng hoa và phong thơ. Tặng ngay trong đêm giao lưu về nguồn ở Thái Nguyên nên lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên cũng tặng ngay 2 ký chè Thái xịn.
PV: Hỏi nhỏ, mở phong thơ của Hội chưa?
Nhà thơ Hoa Níp: Chưa, nhưng tôi biết nó là vô giá. Không biết đã có cô dâu nào được tặng hoa và phong thơ của Hội Nhà văn như vợ của tôi chưa?
PV: Xin cảm ơn tất cả các nh&a
VanVN.Net - * Trước, ta hay nói trẻ già, tại Hội nghị, Bằng Việt nói “Thơ hay không có tuổi” còn GS Phong Lê đề nghị “Thay già, lão thành bằng cao tuổi, đứng tuổi.” Đó là xuất xứ tên bài viết này.
* Tại Hội nghị, nhà văn Nguyễn Quang Sáng nói: “Bồi dưỡng thế hệ trẻ như vầy là tuyệt vời. Tôi chỉ đề nghị cách bồi dưỡng nhân tài bổ sung: Đảng, Nhà nước có cách sao đó để nâng nhuận bút báo Văn nghệ lên…mười triệu một truyện ngắn thì tuyệt vời hơn cho sự phát triển văn học.”
* Trên đường về, nhà văn Đình Kính nói: “Thành công nhất của Hội nghị này là Trẻ biết lắng nghe nhau, dù có ý kiến khác biệt thì cũng lắng nghe để trao đổi lại, cãi lại ngay sau đó. Khác hẳn cánh ta, Đại hội chả ai chịu nghe ai, nói khác ý mình một tý là vỗ tay đuổi xuống”.
Trả lời câu hỏi chung của PV: Bạn là ai, từ đâu tới, bạn thấy Hội nghị viết văn trẻ toàn quốc lần thứ VIII thế nào?
Tôi là Nguyễn Quang Hưng, làm ở báo Thời nay, phụ san báo Nhân dân. Tôi có tập thơ Vườn ánh sáng, xin tặng nhà báo.
Nhà thơ trẻ Nguyễn Quang Hưng
PV mở nhanh, đọc: Vườn vẫn non lối cỏ/ Mơn mởn mà đợi kinh đêm thoảng thơm khói hương/ Nghiêng đầu nhớ ni cô đưa từng vệt chổi/ Trở mình bóng tối quét chùa. Lạ và hay! Còn về hội nghị?
Nguyễn Quang Hưng: Nhậu, sôi nổi, chuyên môn được dành thời gian khá cho hội thảo, chủ đề đặt ra trúng nên ý kiến đa dạng và thẳng thắn, bổ ích. Thành công đáng kể nhất là sôi nổi nhưng sâu sắc, không né tránh những vấn đề gai góc và hai thế hệ trẻ - đứng tuổi cư xử với nhau tương kính, cả hai cùng bàn bạc để làm cho tài năng phát lộ vững bền chứ không mặc cảm hay răn dạy. Thành công đến phút cuối, đêm giao lưu chia tay đúng là Trẻ. Đọc thơ, trao đổi tiếp về học thuật. Có đến mười bình chọn: Meggi Phạm (Huế) đọc Tham luận hay nhất, Phạm Nguyễn Ca Dao, Đà Nẵng, sinh năm 1994 có khuôn mặt khả ái nhất, Vi Thùy Linh nói nhiều nhất, Miên Di (Gia Lai) manly (nam tính) nhất, Lý Hữu Lương (Yên Bái) và Lý A Kiều (Tuyên Quang) là cặp tình nhân say đắm nhất, Thúy Ngọc có mái tóc ngắn nhất…
Tôi là Ngô Hương Giang, đến từ Huế, viết lý luận phê bình. Tác phẩm chính Tác phẩm văn học nhìn từ thông diễn học hiện đại, Văn chương và phóng thể tinh thần
Nhà phê bình trẻ Ngô Hương Giang
PV: A, vậy mà những bài phê bình thật chững chạc của bạn gửi về chỗ chúng tôi khiến tôi cứ hình dung bạn là một thiếu phụ sồn sồn của Huế, đang làm nghiên cứu sinh do cái tên của bạn gợi ra. Trên diễn đàn, Chủ tịch HĐ LL-PB của Hội Lê Thành Nghị có nhận xét các bạn viết hay, có nét riêng, chững chạc hơn hẳn thế hệ anh ấy vào thời điểm bằng tuổi bạn.
Ngô Hương Giang: Tôi rất thích Hội nghị này, đặc biệt là một hội nghị nghiêm túc, khoa học và nhân ái. Hiếm có hội nghị nào mà những người viết trẻ lại phát huy đúng vai trò, trách nhiệm và tài năng như những gì đã diễn ra qua hai ngày lảm việc. Tôi nói đây là hội nghị nghiem túc và khoa học vì đã đặt ra, giải quyết rồi lại đặt ra giải quyết nhiều vấn đề then chốt mà văn học Việt Nam, đặc biệt là văn học trẻ đòi hỏi. Tôi lại nói nó nhân ái vì nó thể hiện vẻ đẹp nhân văn của những đại biểu trong ứng xử với nhau và của BCH Hội Nhà văn Việt Nam nâng niu trân trọng và giục giã chứ không răn dạy và huấn thị. Một hội nghị nghiêm túc, khoa học mà lại nhân ái thì đó là sự thành công.
* Tôi là Nguyễn Văn Dân, tôi đến từ Viện Thông tin Khoa học, là Phó viện trưởng; phụ trách Tạp chí Văn học nước ngoài của Hội Nhà văn. Tôi dự nhiều hội nghị, cả trong và ngoài nước nhưng chưa ở đâu tôi xúc động nhiều như ở đây. Đoàn chủ tịch không phải nhắc nhở trật tự, ở hành lang không có hội nghị nhỏ, Đoàn chủ tịch cũng ngồi nghe chăm chú còn các bạn trẻ thì ngồi yên lắng nghe nhau. Ở chỗ khác chỉ sau nghi thức khai mạc, ngay cả Đoàn chủ tịch cũng bỏ đi lập ở đâu đó các “hội nghị nhỏ.” Thật là một thành công.
Dịch giả Nguyễn Văn Dân
Không phải là các bạn trẻ mà là các nhà văn đứng tuổi e ngại với ít nhiều mặc cảm về quan hệ chính trị với văn học và văn học đề tài. Cho nên tôi có đem chuyện phim ra nói. Những phim của Đông Âu như Người thứ 41, Khi đàn sếu bay qua, Bài ca người lính; của Phương Tây như phim Z đặt ra một vấn đề hết sức chính trị: vấn đề cuối cùng của nhân loại là dân chủ; các phim ấy đều chính trị nhưng trở thành kinh điển nhờ tài năng. Tôi không sợ văn học đề tài, không sợ chính trị hóa khô khan mà chỉ sợ không có tài. Vâng, chính trị liên quan đến hết thẩy mọi người, văn học cũng vậy.
* Thưa GS Hồ Ngọc Đại, thầy không cần trả lời phần “Bạn là ai, từ đâu tới?” mà chỉ trả lời phần thứ ba của câu em hỏi?
Giáo sư Hồ Ngọc Đại
GS Hồ Ngọc Đại: Tôi ấn tượng nhất là tính tự ý thức thế hệ của các nhà văn trẻ hôm nay, thời của các cậu (chỉ PV) những hội nghị như thế này chỉ là một phong trào, viết theo dòng chảy chung. Thực chất của hội nghị hay hội thảo là học hỏi lẫn nhau, giúp cho nhau người hơn, tài hơn như cái cây học để thành cái cây, con chó học để thành con chó chứ hết thảy giống nhau thì nguy lắm. Cậu bé ở Vũng Tầu (Trịnh Sơn – PV) nói ở hội thảo thơ, cậu ấy thấy cái cây máu chó ở rừng Đền Hùng có sắc xanh khác lạ, do tính chất của cây tạo nên và khi thành tên thì tên gợi ra tính chất của nó nên muốn làm một cây máu chó của đại ngàn. Vâng, viết để làm người, làm chính mình. Tôi nghe cô bé gì ở Huế (Meggi Phạm – PV) đọc tham luận tại hội trường nói muốn tự làm chính mình, tôi mừng lắm, mừng chảy nước mắt.
* Thưa nhà thơ Nguyễn Việt Chiến, anh cũng không cần “xưng danh” như phần một và hai của câu hỏi chung mà chỉ cần trả lời phần ba, ấn tượng của Hội nghị?
Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến: Thành công gần mỹ mãn. Hội nghị quá nhiều nội dung về chính trị, học thuật và giao lưu; nội dung nào cũng hay. Đã có ba bức trướng ghi dòng chữ Hội Nhà văn Việt Nam Uống nước Nhớ nguồn trao ở Phú Thọ, Tuyên Quang và Thái Nguyên. Nhân thể nói về ăn, Hội nghị ăn ở ba tỉnh nên có nhiều món ăn truyền thống Việt mà ở Hà Nội không thể có, như canh chuối, trám đen Phú Thọ, cá suối xôi ngũ sắc ở Thái Nguyên (hẳn là loài cá Bác Hồ từng câu và ăn hồi ở bên suối Khuôn Tát?) và măng nứa cá sông ở Tuyên Quang.
Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến
PV: Sao lại nói gần mỹ mãn?
Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến: Mình vội sang chỗ đặt sân khấu chuẩn bị nên bữa tối chỉ mới ăn độc một món… lave. Đêm mình cùng Di Li mải làm việc với Đoàn Nghệ thuật, quay ra thì vẫy ba xe chẳng xe nào đón, đành lếch thếch đi bộ. May mà mua được bịch Vinamil, không thì… toi!
PV: Lẽ ra ông phải gọi cho BTC, chứ xe thuê lái xe có đọc thơ đâu mà biết ông là ai? Vả lại, bao nhiêu việc như thế, chỉ một vài sơ suất như vậy, muỗi!
Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến: Đúng thế, muỗi!
PV: Câu hỏi dành riêng cho em – xy Nguyễn Việt Chiến: Đêm giao lưu do ông viết kịch bản, dẫn chương trình rất xúc động, xúc động đến nỗi nhà thơ Vi Thùy Linh ôm anh lính Trường Sa mà hôn, một cái hôn quân dân thắm thiết, đặc biệt là “dân” lại đẹp. Ông đã làm thế nào mà được thế?
Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến: Tôi đã thức suốt hai đêm để viết kịch bản chi tiết cho từng tiết mục đọc thơ và hát bài phổ thơ. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đưa cho tôi thơ của hơn hai chục tác giả trẻ là đại biểu hội nghị. Tôi mang thơ họ về đọc khá kỹ và chọn ra khoảng 15 bài có chủ đề biển đảo đất nước và cuộc sống để viết lời dẫn giới thiệu thơ họ trong đêm giao lưu.
Nhà phê Bình Nguyễn Hòa (bên trái), Ca sỹ đoàn nghệ thuật tỉnh Tuyên Quang (giữa) và Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến (bên phải) cùng hát bài hát "Tổ quốc nhìn từ biển" trong đêm giao lưu văn nghệ.
Sau khi viết lời dẫn cho từng bài, tôi liên lạc ngay với người phụ trách Đoàn nghệ thuật dân tộc tỉnh Tuyên Quang để sắp xếp các tiết mục ca nhạc và múa sẽ trình diễn trong đêm giao lưu. Tôi chọn 5 ca khúc phổ thơ khá nổi tiếng và được công chúng âm nhạc yêu thích như: “Thời hoa đỏ” (phổ thơ Thanh Tùng), “Thơ viết ở biển” (phổ thơ Hữu Thỉnh), “Đất nước” (phổ thơ Tạ Hữu Yên), “Nỗi nhớ mùa đông” (phổ thơ Thảo Phương) và “Tổ quốc nhìn từ biển” (phổ thơ Nguyễn Việt Chiến) và đề nghị các ca sĩ ở Tuyên Quang tập trước. Đặc biệt, nhà phê bình Nguyễn Hòa (Báo Nhân dân) nói riêng với tôi, anh đã từng hát phục vụ chiến sĩ 4 năm liền ở mặt trận biên giới Lạng Sơn, nên anh đề nghị sẽ cùng lên hát “Tổ quốc nhìn từ biển” là ca khúc phổ thơ mà anh thích. Nguyễn Hòa yêu cầu tôi đừng nói trước cho mọi người biết, để giữ bất ngờ cho đêm giao lưu. Và đêm ấy, khi có Nguyễn Hòa và tôi đứng cạnh cùng hát bài này, ca sĩ của đoàn Tuyên Quang rất “vững dạ” vì cậu ta mới tập có một buổi chiều, nên chưa thuộc hết lời bài hát, do đó cứ phải cầm bản nhạc để hát. Vậy là ca sĩ “không chuyên” chẳng những đã làm nền cho ca sĩ “chuyên nghiệp” mà còn là thành phần chính của tốp ca. Có điều cậu ca sĩ ấy không được biết, Nguyễn Hòa và tôi gần ba mươi năm trước đây “suýt nữa” đã trở thành ca sĩ của Đoàn văn công quân đội trong những năm chiến tranh. Người cùng dẫn chương trình với tôi đêm ấy là nhà văn Di Li xinh đẹp. Chị đã cố gắng dụng công học thuộc từng lời dẫn để khỏi phải nhìn vào giấy và chị đã dẫn dắt chương trình khá thành thục như một em-xy có hạng.
Nhưng suy cho cùng, ấy cũng lại là thành công của BTC, trong văn nghệ, sáng kiến ý tưởng trúng là vô cùng quan trọng!
* Nhà văn Di Li : Tôi tên thật là Nguyễn Diệu Linh (sinh năm 1978) Tôi đến từ Hà Nội. Tôi đi dự Hội nghị lần này với tư cách đại biểu khách mời. So với Hội nghị lần trước tham dự, tôi thấy Hội nghị lần này được tổ chức tốt về cả phần Hội và Nghị. Đặc biệt trong hội thảo văn xuôi với chủ đề Văn học trẻ - Nhận diện và phát triển, tôi thấy nội dung các phát biểu phong phú hơn và nghiêm túc hơn, người phát biểu cũng trách nhiệm hơn và tôi hoàn toàn bị cuốn hút. Trong đó có nhiều bài phát biểu đặc sắc như ý kiến phản đối chủ nghĩa đề tài của nhà thơ - giảng viên văn học Mai Anh Tuấn, ý kiến về thực tế sáng tác của nhà văn Xuân Thủy, ý kiến về sự đam mê và dám trả giá trong văn chương của nhà thơ Vi Thùy Linh, về việc nhà văn trẻ nên mở rộng khung đề tài của nhà phê bình Đoàn Minh Tâm… Trong một hội nghị như thế này, những vấn đề về học thuật là vô cùng quan trọng, vì thế tôi để ý nhiều hơn đến những bài tham luận và phát biểu có tính chuyên môn cao.
Nhà văn DiLi
Phần Hội cũng có nhiều hoạt động hấp dẫn. Các chuyến tham quan Tân Trào và ATK Định Hóa vô cùng có ý nghĩa vì rất nhiều hội viên ở xa chưa có điều kiện để đến những di tích lịch sử này. Tuy nhiên tôi cũng cho rằng như nhiều sự kiện khác của Hội Nhà văn, nếu ta thuê một bộ phận tổ chức sự kiện chuyên nghiệp thì toàn bộ chương trình sẽ hoàn hảo hơn rất nhiều. Dầu sao tôi thực sự vui vì Hội nghị lần này đã rất thành công, thành công hơn lần trước rất nhiều.
* Nhà thơ Hoa Nip: Tên tôi là Trần Quang Minh Giảng, sinh ở Vũng Tầu, hiện làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. Tôi chưa có tập thơ nào, đang soạn tập Bao giờ cho đến cánh đồng nhưng lu bu lo chuyện cưới vợ, bản thảo chưa hoàn tất.
PV: Một cái tên hay thế do cha mẹ đặt, sao lại bỏ mà chọn một cái tên con gái?
Nhà thơ Hoa Nip: Ba má muốn tôi học vi xử lý máy giao thông, không muốn con văn chương. Tôi học đến năm thứ năm thì bỏ, vì vậy phải thay tên. Đến khi ba tôi tra google mục từ các nhà thơ Vũng Tầu mới biết con trai mình làm thơ?
Nhà thơ trẻ Hoa Níp
Ấn tượng của tôi về Hội nghị là ấm áp, ấm áp như cha con anh em. Biết tôi sẽ đi từ Hội nghị “vào thẳng” phòng cưới, Hội Nhà văn Việt Nam đã tặng hoa và phong thơ. Tặng ngay trong đêm giao lưu về nguồn ở Thái Nguyên nên lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên cũng tặng ngay 2 ký chè Thái xịn.
PV: Hỏi nhỏ, mở phong thơ của Hội chưa?
Nhà thơ Hoa Níp: Chưa, nhưng tôi biết nó là vô giá. Không biết đã có cô dâu nào được tặng hoa và phong thơ của Hội Nhà văn như vợ của tôi chưa?
PV: Xin cảm ơn tất cả các nh&a
VanVN.Net - Tối ngày 8-10-2011 trong khuôn khổ Hội thảo thơ Việt Nam hiện đại nhìn từ miền Trung, các nhà thơ, nhà văn, nhà lý luận phê bình văn học về dự hội thảo đã có cuộc gặp gỡ và ...
VanVN.Net - Ðồng chí Lê Ðức Thọ, nhà lãnh đạo tiền bối của Ðảng, "một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng", đặc biệt ...
VanVn.Net - Chàng hẹn nàng đến, thần sắc của chàng tỏ ra nghiêm trang, chàng nói: “Anh có việc quan trọng muốn nói với em!” Nàng rất hiểu chàng, nhìn thấy vẻ mặt chàng nghiêm túc, nàng bỗng bật cười, nàng ...
VanVn.Net - Bắt đầu hành trình một ngày mới, vạn vật phải chịu đựng những cơn đau thoát xác để đón nhận/khai mở những nguồn ánh sáng mới. Con đường ấy là con đường chung mà tất thảy vạn vật phải ...
VanVn.Net - Chiều nay, 12/10/2011, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn ra buổi bầu chọn 7 kỳ quan thiên nhiên mới, trong đó có Vịnh Hạ Long (Việt Nam). Chương trình bầu chọn này có sự phối ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá