VanVN.Net – “Bài kí này được viết trên đường từ Quảng Trị trở về. Nhưng phải 10 ngày sau mới xong. Mỗi dòng viết nghẹn ngào, mỗi câu mỗi chữ là bộn bề hình ảnh ngày xưa sống dậy. Với những người chiến sĩ qua chiến đấu như tôi, Quảng Trị với con người với cỏ cây hoa lá cứ mặc định vào tâm hồn nỗi khắc khoải mà trọn đời này những người lính thế hệ chúng tôi mang theo. Chẳng có tác phẩm văn học nào, chẳng có nhà văn nhà thơ nào nói hết được nỗi bi tráng của Quảng Trị. Mỗi người chỉ nhìn ra một góc nào đấy của Quảng Trị mà thôi. Chúng ta vẫn mắc nợ với mảnh đất này…” (Lời tác giả)
Tác giả Nguyễn Trọng Luân (áo sẫm) và nhà văn Sương Nguyệt Minh
Sáu mươi tuổi tôi mới trở lại Cửa Tùng. Với tôi, Cửa Tùng là kỉ niệm một đêm. Một đêm ở bến đò Tùng Luật. Một đêm sang sông, một đêm qua đạn bom dưới tay chèo của người dân Vĩnh Linh, rồi chiến tranh kéo đi biền biệt. Cái bến đò xưa, những cô dân quân ngày xưa, các cụ già chèo đò đưa chúng tôi sang sông đánh vào Cửa Việt đêm ấy cũng chỉ gặp một lần rồi biền biệt xa…
Từ lối rẽ trên đường Hồ Chí Minh xuống Hồ Xá lòng đã thấy rưng rưng. Hồ Xá xanh thế này ư? Cái đêm hành quân qua đây chỉ thấy một vùng gạch vụn và đất đỏ khét lẹt mùi bom, mùi pháo từ bên kia giới tuyến bắn sang. Đội hình hành quân nhấp nhổm trên đoạn đường lúc chập choạng tối. Giao liên dẫn đường là cô gái Vĩnh Linh đi nhanh hơn chạy. Lần đầu tiên tôi nghe “mấy eng vui tính hỉ” “Bộ đội sông Dinh hờ”. Ngày ấy hành quân xuống bến đò sao nhiều cây dứa gai thế. Bộ đội đi soàn soạt gai cào. Bây giờ thỉnh thoảng mới gặp một hàng rào rứa gai xanh ngắt, cắt tỉa gọn gàng. Con đường về Cửa Tùng nhỏ thôi, nhưng đẹp. Ngồi trên xe cứ bồi hồi, ước ao gặp người con gái chèo đò năm nào. Trong đêm, đứng ở mũi thuyền, quần xắn quá gối, khoảng trắng cứ nhấp nhổm trước mũi súng chúng tôi. Khoảng trắng chân trần gái Vĩnh Linh dàn dạt sóng Cửa Tùng. Biết rằng ước ao của mình vời vợi quá. Bởi ai còn ai mất? Những người tôi gặp trong cái đêm xuân 68 ấy? Mà nếu có còn thì các o cũng đã như mình. Già nua. Bỗng nhớ về một bài hát của nhạc sĩ Ngọc Toán: “... Những chiến binh tìm về trận đánh, cứ lặng lẽ tìm về kỉ nệm. Tôi già rồi, em đâu còn trẻ nữa...” Kỉ niệm vời vợi xa. Nay lại về với Cửa Tùng.
Vĩnh Giang đây. Hai bến đò A, bến đò B Tùng Luật bây giờ đã trở thành di tích lịch sử. Cái bãi sông hiền lành làng Tùng Luật quần quật suốt thời đạn bom. Chỉ chừng hơn trăm sải nước mà máu không ngừng chảy ở quãng sông này mấy ngàn ngày đêm. Hàng trăm con thuyền, hàng ngàn người dân làm nhiệm vụ như người lính. Bộ đội chúng tôi chỉ một lần vượt sông, còn người chèo đò thì hàng chục lần qua sông trong một đêm dưới tầm bom pháo. Thử hỏi có ở đâu người nông dân đi nghĩa vụ dân công như nơi này. Đó là những chuyến đi ra đảo Cồn Cỏ, chở gạo, chở đạn và hơn hết là tiếp thêm niềm tin của người đất liền cho các chiến sĩ trên tiền tiêu sóng gió. Một thời. Cồn Cỏ là tuyến đầu của Vĩnh Linh, mà Vĩnh Linh là tuyến đầu của miền Bắc. Mỗi chuyến đi, trở về đâu còn nguyên vẹn. Để bây giờ trước mắt chúng tôi, đảo Cồn Cỏ vẫn hiện lên, như mỗi bình minh người Cửa Tùng hướng về hừng đông là thấy Cồn Cỏ. Người Vĩnh Linh ngày nay đang gửi gắm con cháu mình ra sinh cơ lập nghiệp nơi đó, để nối hòn đảo này với quê hương. Cửa Tùng vẫn đi về với Cồn Cỏ. Nhưng lâu lắm rồi, thông tin về hòn đảo anh hùng đâu còn được nói nhiều như trước.
Vẫn biết cuộc sống đổi mới hôm nay nhiều việc phải làm. Nhưng nhớ ơn và trả ơn thì cần phải làm trước tiên cho đạo làm người. Cồn Cỏ tiền tiêu nay trở thành kỉ niệm rồi sao? Kỉ niệm cứ dần xa. Tôi không tin là thế, bởi người Vĩnh Linh vẫn đau đáu ngày đêm bảo vệ con mắt biển khơi của quê mình. Một thế hệ thanh niên đã tình nguyện lập nghiệp, đang sống ở cái nơi mà cha ông mình tưới máu giữ gìn. Đi qua chiến tranh hàng ngàn, hàng ngàn người nông dân Vĩnh Linh ngã xuống dưới đạn bom trong tư thế của người liệt sĩ. Nghĩa địa của làng có bia liệt sĩ không?
Cũng ở bến đò này, các mẹ các chị mòn đêm rưng rức khóc, trắng những đêm tắm rửa khâm liệm cho liệt sĩ, băng bó thương binh từ bờ Nam đưa ra. Đêm này qua đêm khác, bao nhiêu năm đất Vĩnh Giang, đò Tùng Luật đổ máu. Bao nhiêu ngày đêm chứng kiến những đứa con trai miền Bắc miền Trung chết trẻ. Người Vĩnh Linh đợi chờ vòi vọi chồng con trên những chuyến thuyền ra Cồn Cỏ trở về, chờ những đứa con đánh giặc phía Gio Linh trở về. Gần thế, chưa đầy nửa tầm pháo mà cả làng, cả nhiều làng ngóng trông vời vợi. Tôi bồi hồi như đang thấy lại tiểu đoàn 47 Vĩnh Linh của tiểu đoàn trưởng Trần Văn Thà qua khúc sông này một đêm tháng 1/1968. Tôi cũng hình dung ra hai nhà báo quân đội Lê Đình Dư và Nguyễn Ngọc Nhu sang sông đêm ấy lỉnh kỉnh súng đạn và máy ảnh, rồi các anh chiến đấu dũng cảm như những dũng sĩ D47 và nằm lại mảnh đất Cửa Việt này. Bây giờ các anh đang yên nghỉ ở nghĩa trang liệt sĩ Gio Linh cùng với đồng đội của mình. Viết những dòng này, tự dưng thấy ngòi bút của mình bỗng ngập ngừng, chúng tôi bỗng bé lại trước các anh. Các anh vừa nổ súng ở chiến hào, các anh vừa viết, những bài báo được viết bằng máu. Chắc hàng năm những người làm báo Quân đội Nhân Dân vẫn về đây với các anh. Nén hương nào của người viết bây giờ tri ân với các anh cho đủ?
Dừng chân trên bến đò A Tùng Luật, tôi gọi điện cho một người đồng đội của tôi ở trung đoàn 48. Tuy đã nghỉ hưu nhưng thượng tá Nguyễn Huy Tưởng vẫn luôn nặng lòng với quá khứ đời lính của mình. Anh trả lời tôi trong xúc động, cậu thắp giùm tớ nén nhang trên bến đò Tùng Luật nhé, bao đồng đội của mình và bao bà con đã hi sinh vì chở đò đưa chúng mình qua sông năm 68 đấy, tớ không đi được mà thấy có lỗi quá. Từ bến đò này ra đi sư đoàn tôi đã cùng các đơn vị bạn trút lửa đạn vào đầu kẻ thù và cũng ở bến đò này trở về chói lọi chiến công mà đơn vị tôi mãi tự hào có Nguyễn Như Hoạt. Người lính Đại đoàn Đồng Bằng trở lại với Cửa Việt càng thêm tự hào với cái tên Trung đoàn Vĩnh Định người anh em sinh đôi của trung đoàn 64 chúng tôi. Càng thêm tin vào truyền thống của sư đoàn, thương hiệu Đại đoàn Đồng Bằng anh hùng.
Xe chúng tôi đi lẫn vào rất nhiều xe mang biển số Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Phú Thọ... Rất nhiều du khách người nước ngoài xuống xe ngay tấm bia di tích bến đò Tùng Luật A. Họ chỉ trỏ sang phía bờ Nam, rồi dang tay như tỏ ý khoảng sông ngắn thế mà đã ngăn chia hai vùng chiến tuyến mấy chục năm. Không biết trong đoàn hành hương ấy có bao nhiêu người như tôi, người chiến binh tìm về trận đánh, lặng lẽ với kỉ niệm, với bao đồng đội không về.
Nắng đầu hè oi ả. Cây cầu nối Vĩnh Giang sang bờ nam dẫn chúng tôi tới Cửa Việt. Vắng người, đường lại đẹp. Xe qua cầu rồi chạy dọc theo triền cát đụn lên thành đê chắn biển. Dọc con đê ấy là bãi tắm Cửa Việt. Làng quê vẫn lom dom. Nhà cửa vẫn chưa đông đúc. Cát vẫn trải triền miên, làng xóm nhỏ, cây trái bắt đầu loe hoe. Chúng tôi đi trong những hàng phi lao mới trồng lẫn những cây phi lao chồi, cây dừa chồi. Một thời bom pháo chặt đổ cây mà có những cây không chết, nó bật chồi sống lại, xù xì, gộc ghệch, đứng trân trân giữa sóng và gió. Không còn tìm ra hố bom hố pháo. Bởi cát trắng như có khả năng tự khoả lấp vết thương. Rau muống biển bò loang, trổ hoa tím lên những vết sứt sẹo của mặt đất một thời không bình yên.
Chúng tôi qua một cánh đồng hoang, đó chính là nơi diễn ra trận đấu xe tăng ngày nào. Bây giờ một khu đô thị mới đang hình thành. Nhà nghỉ công đoàn, nhà hàng phục vụ cho du khách đi tắm biển khang trang còn tươi màu sơn trong nắng. Quảng Trị đang đầu tư cho Cửa Việt hàng ngàn tỉ đồng để thay da đổi thịt vùng đất có quá nhiều kim loại trong cát này. Cảng Cửa Việt hôm nay hãnh diện về khả năng đón tàu trọng tải lớn cập cảng và khối lượng hàng hoá bốc dỡ qua đây ngày càng cao. Những con tàu ra vào cảng rúc còi trong bình yên của biển. Đồng đội tôi nằm lại đây chắc cũng mát mẻ hương hồn vì sự giàu đẹp đổi thay của nơi mình đã hi sinh. Ngoài xa, những con thuyền cá thư thái trên sóng trở về. Nơi ấy một thời tàu chiến Mỹ nhung nhúc hoành hành điên cuồng nã pháo vào đất liền, dội pháo lên thành Quảng Trị, lên thị xã Đông Hà. Người Cửa Việt hứng chịu tiếng xé tai của pháo biển suốt bao năm ròng.
Xuống xe, ngồi trên đụn cát ngắm biển Cửa Việt, lòng nao nao nhớ Phạm Hữu Lượng, Nguyễn Văn Luyện bạn cùng khoa khi xưa, những đồng đội mãi nằm lại trên vùng cát này. Những sinh viên khoa Chế tạo máy từng nhiều ước mơ ước một ngày nào đó chế tạo những cỗ máy, con tàu cho đất nước. Xương máu các bạn tôi tan vào nắng gió Quảng Trị khiến cát phau phau nhức mắt. Tiếng còi tàu vào ra bến cảng như có tiếng hú vọng từ quá khứ, đó là tự mình huyễn hoặc thế thôi để nhớ những dũng sĩ trung đoàn 48, 64 sư đoàn 320B vùi mình trong cát nóng để làm nên một chiến thắng, để lại sự hãi hùng cho lính thủy quân lục chiến Mỹ. Những địa danh Lâm Xuân, Mai Xá Thị, với tiểu đoàn 47 Vĩnh Linh quả cảm. Những Gio Mỹ, Gio Hải... và những người mẹ ở Cửa Việt đã nhường hầm cho bộ đội, vừa động viên các con mang súng to ra lòi cát cửa sông phục kích bắn tàu chiến Mỹ. Nhìn những người dân đi làm ruộng ở Gio Linh tôi không biết là trong những người dân hiền lành kia đâu là nữ du kích Nguyễn Thị Cúc từng cùng đồng đội diệt cả trung đội Mỹ năm nào. Xã đội trưởng Nguyễn Văn Mẫn của Gio Hải bây giờ sống ra sao? Con người đã đánh chìm tàu chiến 1200 tấn của giặc. Khúc sông Cửa Việt hiền lành kia, nơi đã từng có một thế trận Bạch Đằng vào ngày 4/3/1968. Ngày ấy người du kích Nguyễn Ngọc Lễ đã học theo cách của cha ông mình dùng tre hóp buộc chùm thả xuống sông theo hình dích dắc, vạc cọc tre nhọn cắm xuống sông để co cụm tàu giặc lại mà nổ súng. Hôm đó trong mớ tàu dính đạn có một tàu chở dầu bốc cháy và biến khúc sông Cửa Việt thành một dòng sông lửa. Bây giờ, trong mỗi bài lịch sử mỗi trang sách giáo khoa ta thấy như còn mắc nợ với bao người, mắc nợ với sự thật lịch sử mà ta đang rất dễ lãng quên vì mưu sinh thường nhật. Dù ta có trót quên ghi lại cái thế trận Bạch Đằng trên sông Cửa Việt ngày nào nhưng với đối phương chắc là nhớ đời, khoa học cao siêu, vũ khí tối tân là thế mà bị thiêu cháy trên một cửa biển nhỏ nhoi bởi một đội du kích chất phác hiền lành, có cả phụ nữ. Thật khâm phục cho dòng sông này, cửa biển này vì triền miên trong lịch sử nó ngẫu nhiên luôn là nơi tâm điểm ác liệt của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Nó lại luôn là nơi ranh giới của sự tranh chấp của nhiều cuộc chiến tranh. Một vùng đất trống chỉ có cát, không đồi núi, không rừng cây mà bộ đội và du kích bám trụ suốt năm này qua năm khác để đánh giặc, để sống và sinh sôi. Một thời dưới sông thì đặc công đánh tàu, trên bờ thì du kích và bộ đội đánh địch. Đất trời và sông biển vần vũ những bom và đạn. Chỉ có cát và nắng thế mà xe tăng quân giải phóng đột ngột xuất hiện như những thiên thần để rồi trận đấu tăng còn vang mãi trong kí ức những người lính tăng thiết giáp ngày nay.
Quá trưa, chúng tôi bồi hồi khi gặp tượng đài của các dũng sĩ đặc công hải quân vòi vọi trong nắng. Tượng đài đơn sơ thế này sao? Nó đâm vút lên trời cao chứng minh cho một thời oanh liệt của đoàn đặc công M26. Một kì tích của Hải quân ta. Đoàn M26 hai lần được tuyên dương anh hùng và 3 trong 4 đơn vị là đơn vị anh hùng. Đoàn M26 là một đơn vị thật nhiều cá nhân đựơc mang danh hiệu anh hùng Lực lượng vũ trang. Ngót mười năm, họ cắm chốt ở ngay cửa biển này. Ngót mười năm từ Cửa Tùng tới Cửa Việt là những chuyến đi về của họ giống như những chuyến đi làm đồng của một lão nông. Mười năm họ ngâm mình dưới nước đầu đội thuỷ lôi vai gánh pháo để để làm nên kì tích đánh đắm hàng trăm tàu chiến. Những người lính trở về mang theo những vết thương và mọi thứ bệnh tật chẳng một chút kêu ca. Những ngày tháng đánh tàu trên biển Cửa Việt oai hùng chỉ còn lại những câu chuyện rỉ rả với con cháu trong bữa cơm chiều. Chiến công lùi xa. Kí ức cũng lùi xa. Lịch sử sẽ muộn màng nếu quên đi những chiến sĩ hiền lành quê mùa ấy. Thật lạ, mảnh đất bé tí trên bản đồ tổ quốc này lại là nơi hội tụ của những chiến công, những chiến công làm tiền đề trưởng thành cho nhiều vị tướng. Cửa Việt đã gắn liền với tên tuổi các tướng lĩnh, Nguyễn Văn Tình, Nguyễn Như Hoạt, Giang Văn Thành, Nguyễn Khắc Nghiên, Nguyễn Huy Hiệu ... Cửa Việt là cái nôi đã sinh ra hàng chục anh hùng của quân đội ta.
Chuyến đi về Cửa Tùng, Cửa Việt lần này, chúng tôi chộn rộn trong lòng nhiều cảm xúc. Những người dân nơi đây, những người lính đã từng chiến đấu nơi đây, đều mang bóng dáng anh hùng. Ý nghĩ ấy khiến tôi cứ đăm đắm nhìn những cụ già đang lặng lẽ kì cọ con thuyền gỗ trên bến. Con thuyền mỏng manh hiền lành gối đầu lên bãi sau chuyến ra khơi. Chủ nhân của nó biết đâu cũng là những người đã đưa chúng tôi sang sông giáp trận đêm nào.
Cửa Việt. Điểm hội tụ cuối cùng của những cái tên anh hùng trên một dòng sông anh hùng.
Trở lại Thạch Hãn
Con sông Đăk roong hào sảng chảy qua Khe Sanh về xuôi mang tiếp cái tên sông Cam Lộ lẫy lừng. Khi ôm lấy thành cổ linh thiêng nó mang tên sông Thạch Hãn, rồi đổ ra biển khơi với cái tên Cửa Việt. Không có một con sông nào trên thế giới này chỉ với chừng hơn 100 cây số mang ba cái tên mà cái tên nào cũng đi vào lịch sử oanh liệt nước nhà khiến bạn bè năm châu đều biết đến.
Buổi chiều quay lại Cửa Tùng. Trời buông nắng phía sau lưng. Biển lại ngời ngợi xanh trước mặt. Đảo Cồn Cỏ mờ xa phía đông. Cửa Tùng sóng êm thế. Bờ đá nhiều mỏm lõm vào như dẫy hang động bọt trắng xóa tựa chòm râu ông già Nôen. Từ một nhà hàng rất đẹp kề trên bãi biển đang vọng ra câu hát quen thuộc, nhưng hôm nay tôi nghe sao khác lạ với ngày thường.
… “Bên ven bờ Hiền Lương, ...ơi câu hò chiều nay... sao mang nặng tình ai…”. Đã năm mươi năm ra đời bài hát ấy, thế mà ngồi đây chúng tôi vẫn bồi hồi và sẽ còn thổn thức, rung động tới nhiều thế hệ sau. Dưới kia, du khách thảnh thơi thả mình trong lớp sóng dịu êm. Bãi Cửa Tùng đẹp xứng với cái tên Nữ hoàng, cũng là bãi biển một thời các con thuyền nhao ra biển khơi đánh giặc. Cũng từ đây hướng về bom đạn để tải đạn cho bộ đội diệt thù. Cũng bãi biển này khúc tráng ca của một thời “Giữ vững biển trời Quảng Bình Vĩnh Linh” vang lên.
Anh bạn nhà văn Quảng Trị từ Đông Hà phóng xuống, đi cùng là một nữ giám đốc còn trẻ. Chúng tôi là bạn, lại là khách thủ đô vào nhưng chẳng có khoảng cách chủ khách vì bạn tôi cũng từng là lính. Còn người nữ giám đốc cũng là con gái Vĩnh Giang. Cô sinh ra ở đây, mang cái tên rất là địa lí mà thật đẹp: Bến Hải. Bến Hải sinh năm 1975, ngày đôi bờ sông này đã nối liền. Cha mẹ cô từng là dân quân Tùng Luật đã đưa hàng trăm chuyến đò qua sông. Thật là chuyến đi có hậu. Chẳng gặp lại những người con gái năm xưa chèo thuyền trong cái đêm mùa xuân đầy đạn lửa thì được gặp người con gái của họ. Cô gái Vĩnh Linh nước da trắng ngần, thân thiện giỏi giang. Đôi mắt long lanh tự hào hướng ra phía biển kể chuyện quê mình cho chúng tôi nghe. Cô tự hào kể về cha mẹ mình trong những câu chuyện thật là giản dị. Trong câu chuyện với người con gái Cửa Tùng dù nhắc tới chiến tranh nhưng không còn thấy chút tự ti hoài cổ nào hết, chỉ thấy ở cô sự mạnh mẽ đáng yêu, táo bạo nghĩ về hôm nay, về phía trước với khát khao làm giầu. Thật mừng cho cuộc sống hiện tại và tin yêu vào lớp người như người con gái Vĩnh Giang này. Còn một chút nuối tiếc trong tôi là ngày trở lại đây không gặp được những đứa bạn học đại học với tôi một thời. Những đứa bạn mà bọn tôi gọi là lứa “sinh viên K8” ngày xưa. Người Vĩnh Linh bây giờ đẹp hơn mà vẫn dũng cảm vẫn hiền lành dễ thương như ngày nào. Bâng khuâng nhớ tới bản hợp xướng của nhạc sĩ Doãn Nho từ lâu lắm rồi về vùng đất đầy gió cát.
Hợp xướng Sóng Cửa Tùng.
Chúng tôi ngồi đây mà vời vợi nhớ.
Vời vợi Cửa Tùng…
VanVN.Net – “Bài kí này được viết trên đường từ Quảng Trị trở về. Nhưng phải 10 ngày sau mới xong. Mỗi dòng viết nghẹn ngào, mỗi câu mỗi chữ là bộn bề hình ảnh ngày xưa sống dậy. Với những người chiến sĩ qua chiến đấu như tôi, Quảng Trị với con người với cỏ cây hoa lá cứ mặc định vào tâm hồn nỗi khắc khoải mà trọn đời này những người lính thế hệ chúng tôi mang theo. Chẳng có tác phẩm văn học nào, chẳng có nhà văn nhà thơ nào nói hết được nỗi bi tráng của Quảng Trị. Mỗi người chỉ nhìn ra một góc nào đấy của Quảng Trị mà thôi. Chúng ta vẫn mắc nợ với mảnh đất này…” (Lời tác giả)
Tác giả Nguyễn Trọng Luân (áo sẫm) và nhà văn Sương Nguyệt Minh
Sáu mươi tuổi tôi mới trở lại Cửa Tùng. Với tôi, Cửa Tùng là kỉ niệm một đêm. Một đêm ở bến đò Tùng Luật. Một đêm sang sông, một đêm qua đạn bom dưới tay chèo của người dân Vĩnh Linh, rồi chiến tranh kéo đi biền biệt. Cái bến đò xưa, những cô dân quân ngày xưa, các cụ già chèo đò đưa chúng tôi sang sông đánh vào Cửa Việt đêm ấy cũng chỉ gặp một lần rồi biền biệt xa…
Từ lối rẽ trên đường Hồ Chí Minh xuống Hồ Xá lòng đã thấy rưng rưng. Hồ Xá xanh thế này ư? Cái đêm hành quân qua đây chỉ thấy một vùng gạch vụn và đất đỏ khét lẹt mùi bom, mùi pháo từ bên kia giới tuyến bắn sang. Đội hình hành quân nhấp nhổm trên đoạn đường lúc chập choạng tối. Giao liên dẫn đường là cô gái Vĩnh Linh đi nhanh hơn chạy. Lần đầu tiên tôi nghe “mấy eng vui tính hỉ” “Bộ đội sông Dinh hờ”. Ngày ấy hành quân xuống bến đò sao nhiều cây dứa gai thế. Bộ đội đi soàn soạt gai cào. Bây giờ thỉnh thoảng mới gặp một hàng rào rứa gai xanh ngắt, cắt tỉa gọn gàng. Con đường về Cửa Tùng nhỏ thôi, nhưng đẹp. Ngồi trên xe cứ bồi hồi, ước ao gặp người con gái chèo đò năm nào. Trong đêm, đứng ở mũi thuyền, quần xắn quá gối, khoảng trắng cứ nhấp nhổm trước mũi súng chúng tôi. Khoảng trắng chân trần gái Vĩnh Linh dàn dạt sóng Cửa Tùng. Biết rằng ước ao của mình vời vợi quá. Bởi ai còn ai mất? Những người tôi gặp trong cái đêm xuân 68 ấy? Mà nếu có còn thì các o cũng đã như mình. Già nua. Bỗng nhớ về một bài hát của nhạc sĩ Ngọc Toán: “... Những chiến binh tìm về trận đánh, cứ lặng lẽ tìm về kỉ nệm. Tôi già rồi, em đâu còn trẻ nữa...” Kỉ niệm vời vợi xa. Nay lại về với Cửa Tùng.
Vĩnh Giang đây. Hai bến đò A, bến đò B Tùng Luật bây giờ đã trở thành di tích lịch sử. Cái bãi sông hiền lành làng Tùng Luật quần quật suốt thời đạn bom. Chỉ chừng hơn trăm sải nước mà máu không ngừng chảy ở quãng sông này mấy ngàn ngày đêm. Hàng trăm con thuyền, hàng ngàn người dân làm nhiệm vụ như người lính. Bộ đội chúng tôi chỉ một lần vượt sông, còn người chèo đò thì hàng chục lần qua sông trong một đêm dưới tầm bom pháo. Thử hỏi có ở đâu người nông dân đi nghĩa vụ dân công như nơi này. Đó là những chuyến đi ra đảo Cồn Cỏ, chở gạo, chở đạn và hơn hết là tiếp thêm niềm tin của người đất liền cho các chiến sĩ trên tiền tiêu sóng gió. Một thời. Cồn Cỏ là tuyến đầu của Vĩnh Linh, mà Vĩnh Linh là tuyến đầu của miền Bắc. Mỗi chuyến đi, trở về đâu còn nguyên vẹn. Để bây giờ trước mắt chúng tôi, đảo Cồn Cỏ vẫn hiện lên, như mỗi bình minh người Cửa Tùng hướng về hừng đông là thấy Cồn Cỏ. Người Vĩnh Linh ngày nay đang gửi gắm con cháu mình ra sinh cơ lập nghiệp nơi đó, để nối hòn đảo này với quê hương. Cửa Tùng vẫn đi về với Cồn Cỏ. Nhưng lâu lắm rồi, thông tin về hòn đảo anh hùng đâu còn được nói nhiều như trước.
Vẫn biết cuộc sống đổi mới hôm nay nhiều việc phải làm. Nhưng nhớ ơn và trả ơn thì cần phải làm trước tiên cho đạo làm người. Cồn Cỏ tiền tiêu nay trở thành kỉ niệm rồi sao? Kỉ niệm cứ dần xa. Tôi không tin là thế, bởi người Vĩnh Linh vẫn đau đáu ngày đêm bảo vệ con mắt biển khơi của quê mình. Một thế hệ thanh niên đã tình nguyện lập nghiệp, đang sống ở cái nơi mà cha ông mình tưới máu giữ gìn. Đi qua chiến tranh hàng ngàn, hàng ngàn người nông dân Vĩnh Linh ngã xuống dưới đạn bom trong tư thế của người liệt sĩ. Nghĩa địa của làng có bia liệt sĩ không?
Cũng ở bến đò này, các mẹ các chị mòn đêm rưng rức khóc, trắng những đêm tắm rửa khâm liệm cho liệt sĩ, băng bó thương binh từ bờ Nam đưa ra. Đêm này qua đêm khác, bao nhiêu năm đất Vĩnh Giang, đò Tùng Luật đổ máu. Bao nhiêu ngày đêm chứng kiến những đứa con trai miền Bắc miền Trung chết trẻ. Người Vĩnh Linh đợi chờ vòi vọi chồng con trên những chuyến thuyền ra Cồn Cỏ trở về, chờ những đứa con đánh giặc phía Gio Linh trở về. Gần thế, chưa đầy nửa tầm pháo mà cả làng, cả nhiều làng ngóng trông vời vợi. Tôi bồi hồi như đang thấy lại tiểu đoàn 47 Vĩnh Linh của tiểu đoàn trưởng Trần Văn Thà qua khúc sông này một đêm tháng 1/1968. Tôi cũng hình dung ra hai nhà báo quân đội Lê Đình Dư và Nguyễn Ngọc Nhu sang sông đêm ấy lỉnh kỉnh súng đạn và máy ảnh, rồi các anh chiến đấu dũng cảm như những dũng sĩ D47 và nằm lại mảnh đất Cửa Việt này. Bây giờ các anh đang yên nghỉ ở nghĩa trang liệt sĩ Gio Linh cùng với đồng đội của mình. Viết những dòng này, tự dưng thấy ngòi bút của mình bỗng ngập ngừng, chúng tôi bỗng bé lại trước các anh. Các anh vừa nổ súng ở chiến hào, các anh vừa viết, những bài báo được viết bằng máu. Chắc hàng năm những người làm báo Quân đội Nhân Dân vẫn về đây với các anh. Nén hương nào của người viết bây giờ tri ân với các anh cho đủ?
Dừng chân trên bến đò A Tùng Luật, tôi gọi điện cho một người đồng đội của tôi ở trung đoàn 48. Tuy đã nghỉ hưu nhưng thượng tá Nguyễn Huy Tưởng vẫn luôn nặng lòng với quá khứ đời lính của mình. Anh trả lời tôi trong xúc động, cậu thắp giùm tớ nén nhang trên bến đò Tùng Luật nhé, bao đồng đội của mình và bao bà con đã hi sinh vì chở đò đưa chúng mình qua sông năm 68 đấy, tớ không đi được mà thấy có lỗi quá. Từ bến đò này ra đi sư đoàn tôi đã cùng các đơn vị bạn trút lửa đạn vào đầu kẻ thù và cũng ở bến đò này trở về chói lọi chiến công mà đơn vị tôi mãi tự hào có Nguyễn Như Hoạt. Người lính Đại đoàn Đồng Bằng trở lại với Cửa Việt càng thêm tự hào với cái tên Trung đoàn Vĩnh Định người anh em sinh đôi của trung đoàn 64 chúng tôi. Càng thêm tin vào truyền thống của sư đoàn, thương hiệu Đại đoàn Đồng Bằng anh hùng.
Xe chúng tôi đi lẫn vào rất nhiều xe mang biển số Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Phú Thọ... Rất nhiều du khách người nước ngoài xuống xe ngay tấm bia di tích bến đò Tùng Luật A. Họ chỉ trỏ sang phía bờ Nam, rồi dang tay như tỏ ý khoảng sông ngắn thế mà đã ngăn chia hai vùng chiến tuyến mấy chục năm. Không biết trong đoàn hành hương ấy có bao nhiêu người như tôi, người chiến binh tìm về trận đánh, lặng lẽ với kỉ niệm, với bao đồng đội không về.
Nắng đầu hè oi ả. Cây cầu nối Vĩnh Giang sang bờ nam dẫn chúng tôi tới Cửa Việt. Vắng người, đường lại đẹp. Xe qua cầu rồi chạy dọc theo triền cát đụn lên thành đê chắn biển. Dọc con đê ấy là bãi tắm Cửa Việt. Làng quê vẫn lom dom. Nhà cửa vẫn chưa đông đúc. Cát vẫn trải triền miên, làng xóm nhỏ, cây trái bắt đầu loe hoe. Chúng tôi đi trong những hàng phi lao mới trồng lẫn những cây phi lao chồi, cây dừa chồi. Một thời bom pháo chặt đổ cây mà có những cây không chết, nó bật chồi sống lại, xù xì, gộc ghệch, đứng trân trân giữa sóng và gió. Không còn tìm ra hố bom hố pháo. Bởi cát trắng như có khả năng tự khoả lấp vết thương. Rau muống biển bò loang, trổ hoa tím lên những vết sứt sẹo của mặt đất một thời không bình yên.
Chúng tôi qua một cánh đồng hoang, đó chính là nơi diễn ra trận đấu xe tăng ngày nào. Bây giờ một khu đô thị mới đang hình thành. Nhà nghỉ công đoàn, nhà hàng phục vụ cho du khách đi tắm biển khang trang còn tươi màu sơn trong nắng. Quảng Trị đang đầu tư cho Cửa Việt hàng ngàn tỉ đồng để thay da đổi thịt vùng đất có quá nhiều kim loại trong cát này. Cảng Cửa Việt hôm nay hãnh diện về khả năng đón tàu trọng tải lớn cập cảng và khối lượng hàng hoá bốc dỡ qua đây ngày càng cao. Những con tàu ra vào cảng rúc còi trong bình yên của biển. Đồng đội tôi nằm lại đây chắc cũng mát mẻ hương hồn vì sự giàu đẹp đổi thay của nơi mình đã hi sinh. Ngoài xa, những con thuyền cá thư thái trên sóng trở về. Nơi ấy một thời tàu chiến Mỹ nhung nhúc hoành hành điên cuồng nã pháo vào đất liền, dội pháo lên thành Quảng Trị, lên thị xã Đông Hà. Người Cửa Việt hứng chịu tiếng xé tai của pháo biển suốt bao năm ròng.
Xuống xe, ngồi trên đụn cát ngắm biển Cửa Việt, lòng nao nao nhớ Phạm Hữu Lượng, Nguyễn Văn Luyện bạn cùng khoa khi xưa, những đồng đội mãi nằm lại trên vùng cát này. Những sinh viên khoa Chế tạo máy từng nhiều ước mơ ước một ngày nào đó chế tạo những cỗ máy, con tàu cho đất nước. Xương máu các bạn tôi tan vào nắng gió Quảng Trị khiến cát phau phau nhức mắt. Tiếng còi tàu vào ra bến cảng như có tiếng hú vọng từ quá khứ, đó là tự mình huyễn hoặc thế thôi để nhớ những dũng sĩ trung đoàn 48, 64 sư đoàn 320B vùi mình trong cát nóng để làm nên một chiến thắng, để lại sự hãi hùng cho lính thủy quân lục chiến Mỹ. Những địa danh Lâm Xuân, Mai Xá Thị, với tiểu đoàn 47 Vĩnh Linh quả cảm. Những Gio Mỹ, Gio Hải... và những người mẹ ở Cửa Việt đã nhường hầm cho bộ đội, vừa động viên các con mang súng to ra lòi cát cửa sông phục kích bắn tàu chiến Mỹ. Nhìn những người dân đi làm ruộng ở Gio Linh tôi không biết là trong những người dân hiền lành kia đâu là nữ du kích Nguyễn Thị Cúc từng cùng đồng đội diệt cả trung đội Mỹ năm nào. Xã đội trưởng Nguyễn Văn Mẫn của Gio Hải bây giờ sống ra sao? Con người đã đánh chìm tàu chiến 1200 tấn của giặc. Khúc sông Cửa Việt hiền lành kia, nơi đã từng có một thế trận Bạch Đằng vào ngày 4/3/1968. Ngày ấy người du kích Nguyễn Ngọc Lễ đã học theo cách của cha ông mình dùng tre hóp buộc chùm thả xuống sông theo hình dích dắc, vạc cọc tre nhọn cắm xuống sông để co cụm tàu giặc lại mà nổ súng. Hôm đó trong mớ tàu dính đạn có một tàu chở dầu bốc cháy và biến khúc sông Cửa Việt thành một dòng sông lửa. Bây giờ, trong mỗi bài lịch sử mỗi trang sách giáo khoa ta thấy như còn mắc nợ với bao người, mắc nợ với sự thật lịch sử mà ta đang rất dễ lãng quên vì mưu sinh thường nhật. Dù ta có trót quên ghi lại cái thế trận Bạch Đằng trên sông Cửa Việt ngày nào nhưng với đối phương chắc là nhớ đời, khoa học cao siêu, vũ khí tối tân là thế mà bị thiêu cháy trên một cửa biển nhỏ nhoi bởi một đội du kích chất phác hiền lành, có cả phụ nữ. Thật khâm phục cho dòng sông này, cửa biển này vì triền miên trong lịch sử nó ngẫu nhiên luôn là nơi tâm điểm ác liệt của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Nó lại luôn là nơi ranh giới của sự tranh chấp của nhiều cuộc chiến tranh. Một vùng đất trống chỉ có cát, không đồi núi, không rừng cây mà bộ đội và du kích bám trụ suốt năm này qua năm khác để đánh giặc, để sống và sinh sôi. Một thời dưới sông thì đặc công đánh tàu, trên bờ thì du kích và bộ đội đánh địch. Đất trời và sông biển vần vũ những bom và đạn. Chỉ có cát và nắng thế mà xe tăng quân giải phóng đột ngột xuất hiện như những thiên thần để rồi trận đấu tăng còn vang mãi trong kí ức những người lính tăng thiết giáp ngày nay.
Quá trưa, chúng tôi bồi hồi khi gặp tượng đài của các dũng sĩ đặc công hải quân vòi vọi trong nắng. Tượng đài đơn sơ thế này sao? Nó đâm vút lên trời cao chứng minh cho một thời oanh liệt của đoàn đặc công M26. Một kì tích của Hải quân ta. Đoàn M26 hai lần được tuyên dương anh hùng và 3 trong 4 đơn vị là đơn vị anh hùng. Đoàn M26 là một đơn vị thật nhiều cá nhân đựơc mang danh hiệu anh hùng Lực lượng vũ trang. Ngót mười năm, họ cắm chốt ở ngay cửa biển này. Ngót mười năm từ Cửa Tùng tới Cửa Việt là những chuyến đi về của họ giống như những chuyến đi làm đồng của một lão nông. Mười năm họ ngâm mình dưới nước đầu đội thuỷ lôi vai gánh pháo để để làm nên kì tích đánh đắm hàng trăm tàu chiến. Những người lính trở về mang theo những vết thương và mọi thứ bệnh tật chẳng một chút kêu ca. Những ngày tháng đánh tàu trên biển Cửa Việt oai hùng chỉ còn lại những câu chuyện rỉ rả với con cháu trong bữa cơm chiều. Chiến công lùi xa. Kí ức cũng lùi xa. Lịch sử sẽ muộn màng nếu quên đi những chiến sĩ hiền lành quê mùa ấy. Thật lạ, mảnh đất bé tí trên bản đồ tổ quốc này lại là nơi hội tụ của những chiến công, những chiến công làm tiền đề trưởng thành cho nhiều vị tướng. Cửa Việt đã gắn liền với tên tuổi các tướng lĩnh, Nguyễn Văn Tình, Nguyễn Như Hoạt, Giang Văn Thành, Nguyễn Khắc Nghiên, Nguyễn Huy Hiệu ... Cửa Việt là cái nôi đã sinh ra hàng chục anh hùng của quân đội ta.
Chuyến đi về Cửa Tùng, Cửa Việt lần này, chúng tôi chộn rộn trong lòng nhiều cảm xúc. Những người dân nơi đây, những người lính đã từng chiến đấu nơi đây, đều mang bóng dáng anh hùng. Ý nghĩ ấy khiến tôi cứ đăm đắm nhìn những cụ già đang lặng lẽ kì cọ con thuyền gỗ trên bến. Con thuyền mỏng manh hiền lành gối đầu lên bãi sau chuyến ra khơi. Chủ nhân của nó biết đâu cũng là những người đã đưa chúng tôi sang sông giáp trận đêm nào.
Cửa Việt. Điểm hội tụ cuối cùng của những cái tên anh hùng trên một dòng sông anh hùng.
Trở lại Thạch Hãn
Con sông Đăk roong hào sảng chảy qua Khe Sanh về xuôi mang tiếp cái tên sông Cam Lộ lẫy lừng. Khi ôm lấy thành cổ linh thiêng nó mang tên sông Thạch Hãn, rồi đổ ra biển khơi với cái tên Cửa Việt. Không có một con sông nào trên thế giới này chỉ với chừng hơn 100 cây số mang ba cái tên mà cái tên nào cũng đi vào lịch sử oanh liệt nước nhà khiến bạn bè năm châu đều biết đến.
Buổi chiều quay lại Cửa Tùng. Trời buông nắng phía sau lưng. Biển lại ngời ngợi xanh trước mặt. Đảo Cồn Cỏ mờ xa phía đông. Cửa Tùng sóng êm thế. Bờ đá nhiều mỏm lõm vào như dẫy hang động bọt trắng xóa tựa chòm râu ông già Nôen. Từ một nhà hàng rất đẹp kề trên bãi biển đang vọng ra câu hát quen thuộc, nhưng hôm nay tôi nghe sao khác lạ với ngày thường.
… “Bên ven bờ Hiền Lương, ...ơi câu hò chiều nay... sao mang nặng tình ai…”. Đã năm mươi năm ra đời bài hát ấy, thế mà ngồi đây chúng tôi vẫn bồi hồi và sẽ còn thổn thức, rung động tới nhiều thế hệ sau. Dưới kia, du khách thảnh thơi thả mình trong lớp sóng dịu êm. Bãi Cửa Tùng đẹp xứng với cái tên Nữ hoàng, cũng là bãi biển một thời các con thuyền nhao ra biển khơi đánh giặc. Cũng từ đây hướng về bom đạn để tải đạn cho bộ đội diệt thù. Cũng bãi biển này khúc tráng ca của một thời “Giữ vững biển trời Quảng Bình Vĩnh Linh” vang lên.
Anh bạn nhà văn Quảng Trị từ Đông Hà phóng xuống, đi cùng là một nữ giám đốc còn trẻ. Chúng tôi là bạn, lại là khách thủ đô vào nhưng chẳng có khoảng cách chủ khách vì bạn tôi cũng từng là lính. Còn người nữ giám đốc cũng là con gái Vĩnh Giang. Cô sinh ra ở đây, mang cái tên rất là địa lí mà thật đẹp: Bến Hải. Bến Hải sinh năm 1975, ngày đôi bờ sông này đã nối liền. Cha mẹ cô từng là dân quân Tùng Luật đã đưa hàng trăm chuyến đò qua sông. Thật là chuyến đi có hậu. Chẳng gặp lại những người con gái năm xưa chèo thuyền trong cái đêm mùa xuân đầy đạn lửa thì được gặp người con gái của họ. Cô gái Vĩnh Linh nước da trắng ngần, thân thiện giỏi giang. Đôi mắt long lanh tự hào hướng ra phía biển kể chuyện quê mình cho chúng tôi nghe. Cô tự hào kể về cha mẹ mình trong những câu chuyện thật là giản dị. Trong câu chuyện với người con gái Cửa Tùng dù nhắc tới chiến tranh nhưng không còn thấy chút tự ti hoài cổ nào hết, chỉ thấy ở cô sự mạnh mẽ đáng yêu, táo bạo nghĩ về hôm nay, về phía trước với khát khao làm giầu. Thật mừng cho cuộc sống hiện tại và tin yêu vào lớp người như người con gái Vĩnh Giang này. Còn một chút nuối tiếc trong tôi là ngày trở lại đây không gặp được những đứa bạn học đại học với tôi một thời. Những đứa bạn mà bọn tôi gọi là lứa “sinh viên K8” ngày xưa. Người Vĩnh Linh bây giờ đẹp hơn mà vẫn dũng cảm vẫn hiền lành dễ thương như ngày nào. Bâng khuâng nhớ tới bản hợp xướng của nhạc sĩ Doãn Nho từ lâu lắm rồi về vùng đất đầy gió cát.
Hợp xướng Sóng Cửa Tùng.
Chúng tôi ngồi đây mà vời vợi nhớ.
Vời vợi Cửa Tùng…
VanVN.Net - Hưởng ứng tinh thần “Trẻ em là hiền tài và nguyên khí của quốc gia” theo kế hoạch phát triển giáo dục đến năm 2020. Từ ngày 3-8/8/2011 tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ (148 Giảng Võ – ...
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - NXB Dân Trí vừa cho ra mắt tập truyện ngắn Hoa mẫu đơn của tác giả Lê Toán. Đây là tập truyện giả tưởng - cũng là món quà thứ tư, tác giả dành tặng cho thiếu nhi, sau ...
Tiếp tục chương trình hoạt động của kỳ họp thứ 4 (Khóa VIII), hôm nay, ngày 7/8/2011, BCH Hội Nhà văn VN đã có chuyến đi thực tế tại trại sản xuất giống tu hài của công ty TNHH Đỗ Tờ ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn