VanVN.Net - Đang lững thững bước trong nắng sớm với bao suy nghĩ về Công ty cổ phần than Mông Dương - TKV, thì một người đàn ông tầm thước, nhanh nhẹn đi về phía tôi: Chào chị! Vâng chào anh! Tôi là Sinh, Chánh văn phòng công ty. Cám ơn! Hôm qua tới giờ các anh chị biết về công ty chúng tôi không ít. Nhưng điều mà chúng ta quan tâm nhất là hầm lò và thợ mỏ. Tôi nói với chị mà như nói với chính công nhân của mình và mọi người. Cười!
Đây là mỏ than có lịch sử lâu nhất của tỉnh Quảng Ninh, duy nhất của Đông Nam Á khai thác than bằng giếng đứng ở độ sâu -97,5 mét; rồi -250 mét sẽ tiến tới -500 mét; Anh tiếp - Cụ tổ ngành tôi, vua Minh Mạng chỉ dụ từ những năm bốn mươi: lấy nông dân làm lực lượng khai thác, và cũng để chống đói cho họ. Trải bao thăng trầm, thời người Pháp khai thác, thợ mỏ đội than vẹo đầu mà vẫn đói khổ, chết vì sự cố hầm lò không tính nổi. Vì vậy người nông dân cầm búa đã nổi dậy đình công và đi vào lịch sử năm 1936. Truyền thống này cho tới ngày đất nước giải phóng, người Mỹ đánh phá miền Bắc nước ta, đến bây giờ vẫn như sợi chỉ xuyên suốt, là nguyên nhân thành công cho chúng tôi hôm nay. Giữ nét mặt rạng rỡ:... Mới bốn năm hoạt động theo mô hình cổ phần, Công ty có rất nhiều đổi mới. Riêng năm hai ngàn lẻ mười, mỏ khai thác một triệu năm trăm tấn than, tăng sáu phần trăm, lãi trên một trăm tỷ. Công ty còn có hai ngàn tỷ đồng tài sản cố định dưới lòng mỏ, ngoài vốn điều lệ một trăm năm mươi tỷ…Vì vậy chúng tôi được Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng Nhất, Bộ Công thương tặng đơn vị xuất sắc của ngành… Có được thành tích trên, phải nói, công đầu là giám đốc Quang, người giỏi chuyên môn, biết sử dụng đội ngũ cán bộ trẻ có trình độ khoa học kỹ thuật cao. Giám đốc biết tính toán sít sao từng công đoạn, lại rất công nghệ trong sử dụng vật tư, máy móc, khai thác, vận hành… Đơn cử một việc tưởng đơn giản là than khai thác cho lên tàu, xe… Hiện nay đều được chạy qua cân điện tử, chính xác trọng lượng rồi mới chuyển đến cảng Cửa Ông đưa đi bán, làm lợi cho công sức của công nhân rất lớn. Đời sống vật chất tinh thần cho thợ mỏ hiện nay như thế nào, anh? - Tôi xen vào. Chị thấy đấy, việc chăm lo bảo vệ tính mạng cho thợ xuống lò là số một. Ngành chúng tôi nếu để xẩy ra tai nạn chết người thì thi đua năm đó mất hết. Đúng thôi. Con người là vô giá! Vâng, “cẩn tắc vô ưu”. Trước hết, ngăn chặn sự cố. Nghĩa là phải biết nước có thể bục như lũ. Lò có thể sập vùi chôn thợ, khí mê tan có thể bất ngờ gây nổ. Mìn có thể gây thương tích… để rất cẩn trọng, chủ động tối đa phòng chống tai nạn. Ấy mà, thú thực sau mỗi ca xuống lò, chúng tôi như ngồi trên đống lửa chị ạ.
Điều thứ hai, là tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật cao của cán bộ trong chỉ đạo kiểm tra các công đoạn khoan, nổ mìn. Vì tai nạn bất ngờ, nhất thiết phải biết đã nổ mìn xong, an toàn tuyệt đối, mới cho công nhân vào cào, tải, bỏ than lên để băng chuyền đưa ra ngoài... Ngược lại, thợ vào việc thì đòi hỏi chính xác, tuyệt đối công nghiệp, sinh hoạt giản dị nhưng phải nề nếp. Đó là bắt buộc để đảm bảo an toàn lao động.
Lên ca của mỏ than Mông Dương – Cẩm Phả
Im một lúc, anh tiếp: Ba là, chúng tôi trực tiếp giải quyết quyền lợi chế độ hợp lý và đầy đủ cho công nhân của mình. Theo đúng guồng của công ty. Chỉ cần lệch một chút thôi, sụp đổ tất cả. Mạng người và công sức!... Vì vậy hiện nay trung bình cánh thợ mỏ lương mỗi tháng chín triệu, bốn năm nữa chúng tôi phấn đấu mười hai triệu mỗi tháng cho thợ. Về đời sống tinh thần, anh em có nhu cầu thì hoạt động thể thao văn hóa tại khu giải trí, việc hiếu hỷ, ốm đau, tai nạn… công ty chăm lo đầy đủ. Về ăn uống, có thể khẳng định với chị chưa công ty nào làm được như chúng tôi, đó là bếp nấu theo quy trình công nghệ kép kín, liên tục gần hai mươi món ăn tự chọn dành cho năm ngàn công nhân ăn trước khi vào ca, sau đó, mỗi người một hộp sữa Mộc Châu, nước tinh khiết (đi theo đường ống) và bánh mỳ do công ty sản xuất rất dễ ăn, để thợ lót dạ giữa ca. Giám đốc chúng tôi nói: Bánh mỳ ngon để anh em ăn cho hết... Vì vậy dù khó khăn, nguy hiểm có thể xẩy ra, chúng tôi vẫn đi lên. Chị hãy xuống hầm lò, về với thợ của chúng tôi, thì thấy tôi có cơ sở để nói đúng. Vâng, bây giờ chúng tôi xuống lò anh ạ! Có gì tôi gặp lại anh sau. Cám ơn!
Anh Hùng phòng thanh tra điều hành, đến nhận lệnh bảo vệ chúng tôi xuống lò phụ. Nhác thấy tôi, người đàn ông ngoài năm mươi, tên Hùng: Chị à! Dưới đó ngột ngạt lắm, huyết áp phải tốt… Chúng tôi rời nhà khách làm như công nhân vào ca: Rẽ phải, sát cạnh là căn phòng gọn gàng chừng hai mươi mét, tủ để sẵn thuốc cấp cứu. Trạm y tế có một anh y sỹ nhỏ nhắn, đo huyết áp. Rẽ trái theo hành lang vào nhà thay quần áo. Mỗi người một bộ bảo hộ. Mà ở đây nhiều đồ lắm. Đồ giặt máy công nghiệp, xếp gọn gàng như cửa hàng bán quần áo. Quay ra phòng điều hành sản xuất nhận bình ô xy đeo vào thắt lưng, anh Hùng lồng đèn vào mũ đội đầu, bật sáng đèn cho chúng tôi. Đi. Vào thang máy. Anh ra lệnh: Chú ý gió như bão. Tôi nắm chắc thanh sắt, nhắm mắt lại. Chờ. Xong. Gió như mình ngồi trước cái quạt thật lớn trong nhà hàng ấy… Đến -97,5 mét rồi, mời mọi người đi một bên nhé, chú ý nước… Anh Hùng hết nhắc nhở lại rọi đèn pha lên phía cột bê tông, cột sắt dày ken chắc nịch lấp lóa: Đây là vòm hầm thời Pháp khai thác, xưa nhỏ, cọc chống làm bằng gỗ, nên dễ sập lò. Sự cố này xẩy ra thì thê thảm lắm. Vì vậy, ta đã làm lại, rộng như hầm tàu điện ngầm, khai thác dễ, năng suất cao, ít tai nạn. Anh chị nhìn bên kia nhé. Công nhân nổ mìn tại lò chợ, rồi cho than chảy vào họng sáo rót xuống những cái thùng hình tứ giác trên to dưới nhỏ gắn với nhau như con tít… Kìa! Gòong ba tấn đầy than, trông lễ mễ quá. Tiếng chuông leng keng báo cho chúng tôi tránh để đầu tàu điện kéo nó đến trung tâm, qua hệ thống quang lật giếng chính, thùng skíp đưa than lên mặt bằng ra ngoài. Chúng tôi đứng trước băng chuyền. Anh Hùng nhắc: Các anh chị không được đụng vào dây tời, để cho nó chạy. Dĩ nhiên nghe theo, nhưng than óng ánh quá, mà tinh khiết, mà trinh nguyên quá, tôi liều cầm một hòn than cho mình, một hòn nữa trao cho nhà văn Đào Thắng đứng bên cạnh: Anh ạ! Chúng ta mang về làm kỷ niệm có được không? Than từ lòng sâu. Anh Thắng đỡ than cất vào túi, trong lấp lánh bụi và nói nhỏ: Từ đây xuống là chặng khai thác hai, anh em ạ. Tức là chỗ chúng ta đứng -97,5 mét đến kia -250 mét đấy.
Lên ca của mỏ than Mông Dương – Cẩm Phả
Chúng tôi ngoái lại, dò chân xuống các bậc thang nhão nhoét, hun hút tối… Muốn xuống tiếp.
Có ánh mắt ai đó dõi theo: Các bác nhà văn ơi…! Dưới kia là -250 mét. Khí mê tan nhiều, khó thở, đường hầm nhỏ, nhớp nháp. Thợ mỏ đeo khẩu trang thở, nổ mìn, dùng cuốc chim bổ vào những vỉa than, suốt bốn tiếng, rồi nghỉ hai phút ăn bánh mỳ, uống sữa, rồi lại tiếp tục nổ mìn… như thế cho đến tan tầm. Trẻ khỏe như chúng cháu thì vô tư. Các bác lớn tuổi, lại không có lệnh xuống, không được mạo hiểm đâu. Cháu đây, cháu tên Hiển, đang gác trạm điện ngầm! Ủa! Sao cậu biết chúng tôi hè? Anh Nam Ninh và anh Vũ Từ Trang cười.(Chúng tôi không ai bảo ai, quay lại, nhìn cái cậu trạc tuổi ngoài hai mươi). Chúng cháu chuyền thông tin như kiến ấy bác ạ - Hiển trong trẻo và nhanh nhẩu tiếp: Quê cháu Hưng Yên nhiều vải thiều tiến vua, bố mẹ lên đây làm công nhân, nuôi cháu học hết trung cấp cơ điện vận hành, thành công nhân đã hai năm. Cháu phụ trách hơn hai mươi máy phát điện cho hầm lò. Lương bốn ngón rưỡi một tháng, Cậu vừa nói vừa xòe bàn tay bốn ngón thẳng, giấu nửa ngón cái vào, ý chừng bốn triệu rưỡi. Các bác ạ! Công ty cho ăn tự chọn một bữa trước khi xuống lò, tý nữa cháu ăn bánh mì với sữa rồi uống nước lọc chuyền từ trên xuống là no. Tính ra mỗi ngày cháu chỉ tốn một bữa ăn, lại không đi chơi nên lương thừa… Ít nữa cháu phấn đấu trên mười triệu thì mới xúng xính. Hì hì… Một tháng hai mươi sáu ngày công, nhớ người yêu, có bao giờ cậu xin cho cô ấy xuống đây tâm sự không? Tôi tếu táo. Ui dà, khu công nghiệp khai thác, người yêu cháu làm sao có cơ vào được hả cô. Nhớ phải chịu, chờ tan ca, cháu về cùng người yêu ra bến Vân Đồn ăn cua ghẹ, vừa vớt từ biển lên còn đổi màu. Chao ôi, nó ngọt mê lưỡi, Cái mùi hải sản xịn ấy mà, nó quyến rũ . Không sành điệu, cháu khẳng định là không biết được đâu. Thế sau này cưới vợ, có con cậu tính thế nào? Chúng cháu là công nhân mỏ, con chúng cháu phải học, để về khai thác mỏ chứ ạ. Rồi Hiếu khe khẽ cất lên trong vòm lò: Yêu nghề thợ… m…mỏ, nhớ… ngọn… đèn… lò… Tiếng cười hồn nhiên của Hiển tiễn chúng tôi sang trạm bơm ngầm có công suất 630kw với ba đường ống hút nước từ bể lọc lên -97,5 mét ra ngoài. Giờ này là ca trực của anh Tiến và anh Sỹ. Một người đang đâu đó, Tiến thủng thẳng, cho chúng tôi biết: Học trung cấp vận hành bơm xong, đi làm hai năm. Lương mỗi tháng năm triệu. Ăn tiêu rồi còn dành nuôi em đang học giúp mẹ. Ai chà! Người yêu cháu thì muốn cháu về quê đi học lái xe vi vu đây đó. Nhưng cháu mới hai mươi mốt tuổi cháu sẽ học tiếp để nâng tay nghề trong kỳ đào tạo tại chức tới, và không thể xa mỏ được. Đàn ông phải thám hiểm chứ, các bác nhỉ. Tiến tự tin vào mình và Tiến biết công ty của Tiến luôn theo sát tâm nguyện của thợ.Tốt quá, chúc Tiến thành công.
Chúng tôi trở ra, anh Sinh đã đợi sẵn: Thế nào chị? Hầm lò hun hút, mà công nhân thì tự tin và yêu mỏ quá phải không nào? Vâng ạ! Tôi cười. Anh nói như khẳng định: Thợ của chúng tôi ý thức đầy đủ về nghề nghiệp của mình. Lao động nặng, có rủi ro nhưng đồng tiền họ kiếm ra mang tính cộng đồng, đầy yêu thương, đùm bọc. Tính trách nhiệm cao, là phẩm chất số một trong mỗi công nhân đến lãnh đạo công ty chúng tôi. Tôi có thể kể cho chị nghe một vài hình ảnh để thấy từ mất mát, tấm lòng người thợ với mỏ của mình.
Đổi ca của mỏ than Mông Dương – Cẩm Phả
Anh chậm rãi: Lần bục túi nước, lò ngập, lối thông gió không lên được, đội cứu hộ của mỏ phải bới đất bằng tay, trầy trụa tứa máu. Chỉ mong có lại đồng đội… Đào… đào... Rồi… Từ lòng đất, vọng bên tai lò trưởng Trần văn Tám: “Anh… em… ơi!... Cứu… chúng tôi… với…!”. Vậy là cứu, tìm mọi cách cứu trong tình trạng chính người cứu cũng có nguy cơ bị nạn…
Nhớ tháng tám năm hai ngàn lẻ mười, tại công trường khai thác hai, lò tụt. Phó quản đốc Nguyễn Thanh Bình và một số công nhân gặp nạn. Vâng! - Tôi đưa mắt về phía anh: Vụ tụt lò đó cái anh Nguyễn Văn Việt hai mươi hai tuổi, cao ráo, nhanh nhẹn, quê Hải Dương, công nhân khai thác bậc bốn trên sáu bị đất, đá, than vùi lấp - Thế chị cũng biết Việt à? Vâng. Anh hạ giọng: Chị có thể nói chuyện với Việt được mà, tôi nối máy cho chị nhớ. Vâng. A lô, Việt đây, công nhân mỏ chúng em gặp tai nạn là chuyện có thể. Các anh chị quan tâm, em thấy áy náy - vừa nói Việt vừa cười: Em biết chị điện thoại, hỏi thăm và muốn nghe một chút về em: Hôm đó hầm lò rung chuyển và tiếng hô của phó quản đốc Bình: Chạy… Một số chạy thoát. Còn chúng em bị bó đứng tại chỗ từ chân lên đầu, mà mình là nhân, cho đất đá thi nhau chôn vùi. Chao ôi! Giá như có một bàn tay… Ý nghĩ thoáng qua: Chết à! Không được. Các cột chống lò che đỡ là bạn đồng minh hỗ trợ cho mình thở. Tư trang bay đâu mất, không còn bình dưỡng khí. Lòng đất tối om. Bên tai Việt là tiếng Bình như tắc nghẽn dưới đống đổ nát: Mày… rút bình ô xy… ra đi..! Rút ở đâu, rút làm sao được… Sự sống là ánh sáng tiếp sức… phải gặp... cha... mẹ, người thân… người con gái… sẽ làm vợ… Việt nghĩ vậy, cách duy nhất là tạo khoảng trống…khoảng trống…Gồng mình lên như con cua đang bị tóm. Việt dồn sức trai, tay phải nâng lên hạ xuống, cào than bít ở mũi ra… Vẫn ngạt. Thôi! Nhai nuốt than…Một miếng, hai miếng…bốn miếng…Có khoảng trống bằng cái bát tô… Móc mồm… Móc mũi. Chao ôi, mũi trào nước gì ra mà mát rượi… mằn mặn. Máu.Thở khò khè. Việt quờ sang mà gần như bất động: Anh Bình bị đè thế nào? Anh Bình ơi! Em bới cho anh Bình nhớ? Anh bới than trước mặt đi…Việt nghe Bình bới sột soạt. Nhưng càng bới than càng nén xuống lấp kín người anh…Việt nghe Bình thở dồn dập, khó khăn: Việt ơi, cố …Cào một tý khoảng… Trống, nhớ mà… Sống nhớ… Để còn xuống lò khai thác. .. Có tiếng lục cục. Việt nhào lên trong bất động: Cố… Đi anh ơi… Nghĩ về vợ con… Đi anh… chỉ có tiếng thở dốc khô khốc như hen suyễn của Bình vặn vào lòng đất …Anh không thể chịu nổi nữa…Không cứu được thì bảo người ta móc… anh ra nhớ…Một hòn đá rơi trúng giữa trán, Việt ngất lịm. Tỉnh lại, loáng thoáng như ánh đèn cứu hộ…Mẹ…Việt hồi sức: Cứu…em…với, em đang…ở đây này…Anh Bình…Bình…Mày đang sống à! Mày đang ở đâu? Anh em ơi…ơi...đào…đào…Khe hở trước đầu nó kìa…Thổi gió…Cắt ống dây khí nén luồn xuống nhanh lên. Ngậm vào nào. Thở được rồi… Rồi…Những giọt nước mắt được sống tràn ra trên khuôn mặt lấm lem bùn máu của Việt…Đào nhanh lên…Anh Bình sắp … rồi…Hai tảng đá…Bốc ra…Tai nó kia rồi…Lại sập…Xương kêu răng rắc. Cộc.. cộc…Đá trên cao bồi thêm vào đầu. Mặc. Tìm ống thở. Tắc. Thôi hết rồi. Nhưng không sao, mình chết, bố mẹ có hai trăm triệu nuôi em đỡ khổ. Bạn bè có thêm bài học khi sập lò.Tê dại đợi…Kìa, sao lại buông xuôi. Dậy nào cháu nội của bà. Hình bóng bà hiện lên sáng lóa như ngày bà còn sống. Bà bao bọc lấy Việt. Việt mơ hồ tìm đường ống dây hơi. lại tịt. Kéo ra. Kéo ra… Nước…Từng giọt nước từ ống hơi rỉ vào mặt Việt. Liếm. liếm. Nước được ngưng từ hơi. Có hơi. Cầm chắc ống hơi cho vào mũi. Được rồi.Thở. Gà gáy canh hai…Đầu…Bụng…Việt được các anh moi lộ ra dần. Mệt quá…Cưa hai chân cho em đi.Việt thều thào… Thoa, Mạnh, Sơn, Sáu, Hóa trào nước mắt: Bậy quá…bậy nào... nào…Đào…Đào. Đầu gối kìa! Các anh buộc dây vào kéo cho em đi…Buộc. Kéo. Được chân phải rồi. Chân trái, như nêm vào đất. Lần thứ nhất tuột da đùi. Lần thứ hai tuột hết da đầu gối. Thôi, lấy búa lò chặt béng chân cho em đi. Không được, em còn trẻ, còn khai thác lò mà. Anh Thoa vừa nói vừa dùng xẻng không cán, mũ lò, moi như moi giếng, chuyền đất lên. Kìa, ủng. Buộc vào ủng kéo…Mũi chân bị xà đè. Cắt ủng. Buộc dây vào tấm ghệt kéo. Rách rồi. Không kích được đâu. Không lên được đâu. Luồn dây vào nách, vào bàn chân em mà kéo các anh ơi…máu, bùn, đá, than phải ở lại, Việt lơ mơ ngoái nhìn, phía chiếc đồng hồ còn chạy trên tay anh Bình…Việt lịm trên chiếc cáng chuyển lên viện cọc bảy. Khi tỉnh dậy thấy các anh chị của công ty, công trường, bố mẹ, bạn bè…Vây xung quanh xuýt xoa, người cho tiền, người cho đường sữa…Lại còn: Nhanh khỏi, về với công trường cho vui. Chị biết không, em thấy ấm lòng quá. Khi chuyển lên bệnh viện Thụy Điển, giám đốc Quang của em lên thăm, chưa yên tâm giám đốc lại đề nghị chuyển em lên bệnh viện Việt Đức và động viên: Em yên tâm điều trị, mọi thứ chi phí công ty lo hết. Lương cơ bản hai triệu một tháng của em, vẫn chuyển về cho mẹ. Sau này khỏi chân rồi công ty sẽ bố trí việc làm thích hợp… Bây giờ chân đỡ rồi, em được chuyển về khoa phục hồi chúc năng, bệnh viện Quang Hanh cách mỏ của em gần bốn mươi cây số. Người yêu cảm động quá, cưới luôn. Và chúng em sắp có em bé rồi đấy. Nếu là con trai, lại khai thác than như bố. Hì hì.
Em có dự tính gì cho tương lai? Em chỉ mong chóng phục hồi để lại về công ty của em, xuống lò khai thác. Vì sao vậy? Lao động kiếm tiền đã đành, em nhớ con gián, con chuột rúc ríc trên tay mình, tiếng mìn nổ trong hầm lò hun hút, tạo cảm giác mạnh mẽ cho chúng em. Để khi tan ca, Chiếc đèn lò loang loáng lên núi rừng trùng điệp mà chúng em như những người đàn ông chinh phục đỉnh E-ve-ret. Thêm nữa, sống dưới lò khai thác quen rồi, lên mặt đất thấy đất hình như nông, chật chội, đông đúc; Con người hình như nhỏ hơn về dáng hình…Mà dưới lò thì thăm thẳm, huyền bí, gây ý muốn khám phá. Nghỉ một chút, Việt chậm rãi: Điều cơ bản, vẫy gọi, từ tâm thức, mà em muốn về lại lò khai thác là: Cha mẹ sinh ra em. Hầm lò nuôi em, cứu sống em. Trận tụt lò ở công trường khai thác hai, em biết cách dành lấy sự sống. Em phải về lại mỏ. Dùng kinh nghiệm mà mình đã trải qua, cứu đồng đội của mình khi có sự cố!
Cám ơn em! Hẹn gặp lại chị ở Công ty than Mông Dương nhé. Nhất định rồi.
Anh Sinh nói thêm: Giám đốc chúng tôi có tài lại có tâm. Hầm lò và tấm lòng thợ mỏ của chúng tôi không lấy gì đo được. Nhất định chúng tôi vững bước đi lên. Rồi anh khe khẽ hát: Yêu… nghề… thợ mỏ, nhớ… ngọn đèn… lò…
Chúng tôi lên xe… Câu hát dội xuống lòng sâu của mỏ, câu hát vang lên bầu trời, cho tôi cảm nhận bước tiến vững chắc của công ty cổ phần than Mông Dương- TKV trong xu thế hội nhập, bởi những con người ở đây khoa học, chủ động và nhân ái. Câu hát… cùng sông Mông Dương, quyện vào tấm lòng thợ mỏ theo hương rừng tiễn đưa chúng tôi thật bình yên…
Mông Dương, đầu tháng 6 năm 2011
VanVN.Net - Đang lững thững bước trong nắng sớm với bao suy nghĩ về Công ty cổ phần than Mông Dương - TKV, thì một người đàn ông tầm thước, nhanh nhẹn đi về phía tôi: Chào chị! Vâng chào anh! Tôi là Sinh, Chánh văn phòng công ty. Cám ơn! Hôm qua tới giờ các anh chị biết về công ty chúng tôi không ít. Nhưng điều mà chúng ta quan tâm nhất là hầm lò và thợ mỏ. Tôi nói với chị mà như nói với chính công nhân của mình và mọi người. Cười!
Đây là mỏ than có lịch sử lâu nhất của tỉnh Quảng Ninh, duy nhất của Đông Nam Á khai thác than bằng giếng đứng ở độ sâu -97,5 mét; rồi -250 mét sẽ tiến tới -500 mét; Anh tiếp - Cụ tổ ngành tôi, vua Minh Mạng chỉ dụ từ những năm bốn mươi: lấy nông dân làm lực lượng khai thác, và cũng để chống đói cho họ. Trải bao thăng trầm, thời người Pháp khai thác, thợ mỏ đội than vẹo đầu mà vẫn đói khổ, chết vì sự cố hầm lò không tính nổi. Vì vậy người nông dân cầm búa đã nổi dậy đình công và đi vào lịch sử năm 1936. Truyền thống này cho tới ngày đất nước giải phóng, người Mỹ đánh phá miền Bắc nước ta, đến bây giờ vẫn như sợi chỉ xuyên suốt, là nguyên nhân thành công cho chúng tôi hôm nay. Giữ nét mặt rạng rỡ:... Mới bốn năm hoạt động theo mô hình cổ phần, Công ty có rất nhiều đổi mới. Riêng năm hai ngàn lẻ mười, mỏ khai thác một triệu năm trăm tấn than, tăng sáu phần trăm, lãi trên một trăm tỷ. Công ty còn có hai ngàn tỷ đồng tài sản cố định dưới lòng mỏ, ngoài vốn điều lệ một trăm năm mươi tỷ…Vì vậy chúng tôi được Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng Nhất, Bộ Công thương tặng đơn vị xuất sắc của ngành… Có được thành tích trên, phải nói, công đầu là giám đốc Quang, người giỏi chuyên môn, biết sử dụng đội ngũ cán bộ trẻ có trình độ khoa học kỹ thuật cao. Giám đốc biết tính toán sít sao từng công đoạn, lại rất công nghệ trong sử dụng vật tư, máy móc, khai thác, vận hành… Đơn cử một việc tưởng đơn giản là than khai thác cho lên tàu, xe… Hiện nay đều được chạy qua cân điện tử, chính xác trọng lượng rồi mới chuyển đến cảng Cửa Ông đưa đi bán, làm lợi cho công sức của công nhân rất lớn. Đời sống vật chất tinh thần cho thợ mỏ hiện nay như thế nào, anh? - Tôi xen vào. Chị thấy đấy, việc chăm lo bảo vệ tính mạng cho thợ xuống lò là số một. Ngành chúng tôi nếu để xẩy ra tai nạn chết người thì thi đua năm đó mất hết. Đúng thôi. Con người là vô giá! Vâng, “cẩn tắc vô ưu”. Trước hết, ngăn chặn sự cố. Nghĩa là phải biết nước có thể bục như lũ. Lò có thể sập vùi chôn thợ, khí mê tan có thể bất ngờ gây nổ. Mìn có thể gây thương tích… để rất cẩn trọng, chủ động tối đa phòng chống tai nạn. Ấy mà, thú thực sau mỗi ca xuống lò, chúng tôi như ngồi trên đống lửa chị ạ.
Điều thứ hai, là tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật cao của cán bộ trong chỉ đạo kiểm tra các công đoạn khoan, nổ mìn. Vì tai nạn bất ngờ, nhất thiết phải biết đã nổ mìn xong, an toàn tuyệt đối, mới cho công nhân vào cào, tải, bỏ than lên để băng chuyền đưa ra ngoài... Ngược lại, thợ vào việc thì đòi hỏi chính xác, tuyệt đối công nghiệp, sinh hoạt giản dị nhưng phải nề nếp. Đó là bắt buộc để đảm bảo an toàn lao động.
Lên ca của mỏ than Mông Dương – Cẩm Phả
Im một lúc, anh tiếp: Ba là, chúng tôi trực tiếp giải quyết quyền lợi chế độ hợp lý và đầy đủ cho công nhân của mình. Theo đúng guồng của công ty. Chỉ cần lệch một chút thôi, sụp đổ tất cả. Mạng người và công sức!... Vì vậy hiện nay trung bình cánh thợ mỏ lương mỗi tháng chín triệu, bốn năm nữa chúng tôi phấn đấu mười hai triệu mỗi tháng cho thợ. Về đời sống tinh thần, anh em có nhu cầu thì hoạt động thể thao văn hóa tại khu giải trí, việc hiếu hỷ, ốm đau, tai nạn… công ty chăm lo đầy đủ. Về ăn uống, có thể khẳng định với chị chưa công ty nào làm được như chúng tôi, đó là bếp nấu theo quy trình công nghệ kép kín, liên tục gần hai mươi món ăn tự chọn dành cho năm ngàn công nhân ăn trước khi vào ca, sau đó, mỗi người một hộp sữa Mộc Châu, nước tinh khiết (đi theo đường ống) và bánh mỳ do công ty sản xuất rất dễ ăn, để thợ lót dạ giữa ca. Giám đốc chúng tôi nói: Bánh mỳ ngon để anh em ăn cho hết... Vì vậy dù khó khăn, nguy hiểm có thể xẩy ra, chúng tôi vẫn đi lên. Chị hãy xuống hầm lò, về với thợ của chúng tôi, thì thấy tôi có cơ sở để nói đúng. Vâng, bây giờ chúng tôi xuống lò anh ạ! Có gì tôi gặp lại anh sau. Cám ơn!
Anh Hùng phòng thanh tra điều hành, đến nhận lệnh bảo vệ chúng tôi xuống lò phụ. Nhác thấy tôi, người đàn ông ngoài năm mươi, tên Hùng: Chị à! Dưới đó ngột ngạt lắm, huyết áp phải tốt… Chúng tôi rời nhà khách làm như công nhân vào ca: Rẽ phải, sát cạnh là căn phòng gọn gàng chừng hai mươi mét, tủ để sẵn thuốc cấp cứu. Trạm y tế có một anh y sỹ nhỏ nhắn, đo huyết áp. Rẽ trái theo hành lang vào nhà thay quần áo. Mỗi người một bộ bảo hộ. Mà ở đây nhiều đồ lắm. Đồ giặt máy công nghiệp, xếp gọn gàng như cửa hàng bán quần áo. Quay ra phòng điều hành sản xuất nhận bình ô xy đeo vào thắt lưng, anh Hùng lồng đèn vào mũ đội đầu, bật sáng đèn cho chúng tôi. Đi. Vào thang máy. Anh ra lệnh: Chú ý gió như bão. Tôi nắm chắc thanh sắt, nhắm mắt lại. Chờ. Xong. Gió như mình ngồi trước cái quạt thật lớn trong nhà hàng ấy… Đến -97,5 mét rồi, mời mọi người đi một bên nhé, chú ý nước… Anh Hùng hết nhắc nhở lại rọi đèn pha lên phía cột bê tông, cột sắt dày ken chắc nịch lấp lóa: Đây là vòm hầm thời Pháp khai thác, xưa nhỏ, cọc chống làm bằng gỗ, nên dễ sập lò. Sự cố này xẩy ra thì thê thảm lắm. Vì vậy, ta đã làm lại, rộng như hầm tàu điện ngầm, khai thác dễ, năng suất cao, ít tai nạn. Anh chị nhìn bên kia nhé. Công nhân nổ mìn tại lò chợ, rồi cho than chảy vào họng sáo rót xuống những cái thùng hình tứ giác trên to dưới nhỏ gắn với nhau như con tít… Kìa! Gòong ba tấn đầy than, trông lễ mễ quá. Tiếng chuông leng keng báo cho chúng tôi tránh để đầu tàu điện kéo nó đến trung tâm, qua hệ thống quang lật giếng chính, thùng skíp đưa than lên mặt bằng ra ngoài. Chúng tôi đứng trước băng chuyền. Anh Hùng nhắc: Các anh chị không được đụng vào dây tời, để cho nó chạy. Dĩ nhiên nghe theo, nhưng than óng ánh quá, mà tinh khiết, mà trinh nguyên quá, tôi liều cầm một hòn than cho mình, một hòn nữa trao cho nhà văn Đào Thắng đứng bên cạnh: Anh ạ! Chúng ta mang về làm kỷ niệm có được không? Than từ lòng sâu. Anh Thắng đỡ than cất vào túi, trong lấp lánh bụi và nói nhỏ: Từ đây xuống là chặng khai thác hai, anh em ạ. Tức là chỗ chúng ta đứng -97,5 mét đến kia -250 mét đấy.
Lên ca của mỏ than Mông Dương – Cẩm Phả
Chúng tôi ngoái lại, dò chân xuống các bậc thang nhão nhoét, hun hút tối… Muốn xuống tiếp.
Có ánh mắt ai đó dõi theo: Các bác nhà văn ơi…! Dưới kia là -250 mét. Khí mê tan nhiều, khó thở, đường hầm nhỏ, nhớp nháp. Thợ mỏ đeo khẩu trang thở, nổ mìn, dùng cuốc chim bổ vào những vỉa than, suốt bốn tiếng, rồi nghỉ hai phút ăn bánh mỳ, uống sữa, rồi lại tiếp tục nổ mìn… như thế cho đến tan tầm. Trẻ khỏe như chúng cháu thì vô tư. Các bác lớn tuổi, lại không có lệnh xuống, không được mạo hiểm đâu. Cháu đây, cháu tên Hiển, đang gác trạm điện ngầm! Ủa! Sao cậu biết chúng tôi hè? Anh Nam Ninh và anh Vũ Từ Trang cười.(Chúng tôi không ai bảo ai, quay lại, nhìn cái cậu trạc tuổi ngoài hai mươi). Chúng cháu chuyền thông tin như kiến ấy bác ạ - Hiển trong trẻo và nhanh nhẩu tiếp: Quê cháu Hưng Yên nhiều vải thiều tiến vua, bố mẹ lên đây làm công nhân, nuôi cháu học hết trung cấp cơ điện vận hành, thành công nhân đã hai năm. Cháu phụ trách hơn hai mươi máy phát điện cho hầm lò. Lương bốn ngón rưỡi một tháng, Cậu vừa nói vừa xòe bàn tay bốn ngón thẳng, giấu nửa ngón cái vào, ý chừng bốn triệu rưỡi. Các bác ạ! Công ty cho ăn tự chọn một bữa trước khi xuống lò, tý nữa cháu ăn bánh mì với sữa rồi uống nước lọc chuyền từ trên xuống là no. Tính ra mỗi ngày cháu chỉ tốn một bữa ăn, lại không đi chơi nên lương thừa… Ít nữa cháu phấn đấu trên mười triệu thì mới xúng xính. Hì hì… Một tháng hai mươi sáu ngày công, nhớ người yêu, có bao giờ cậu xin cho cô ấy xuống đây tâm sự không? Tôi tếu táo. Ui dà, khu công nghiệp khai thác, người yêu cháu làm sao có cơ vào được hả cô. Nhớ phải chịu, chờ tan ca, cháu về cùng người yêu ra bến Vân Đồn ăn cua ghẹ, vừa vớt từ biển lên còn đổi màu. Chao ôi, nó ngọt mê lưỡi, Cái mùi hải sản xịn ấy mà, nó quyến rũ . Không sành điệu, cháu khẳng định là không biết được đâu. Thế sau này cưới vợ, có con cậu tính thế nào? Chúng cháu là công nhân mỏ, con chúng cháu phải học, để về khai thác mỏ chứ ạ. Rồi Hiếu khe khẽ cất lên trong vòm lò: Yêu nghề thợ… m…mỏ, nhớ… ngọn… đèn… lò… Tiếng cười hồn nhiên của Hiển tiễn chúng tôi sang trạm bơm ngầm có công suất 630kw với ba đường ống hút nước từ bể lọc lên -97,5 mét ra ngoài. Giờ này là ca trực của anh Tiến và anh Sỹ. Một người đang đâu đó, Tiến thủng thẳng, cho chúng tôi biết: Học trung cấp vận hành bơm xong, đi làm hai năm. Lương mỗi tháng năm triệu. Ăn tiêu rồi còn dành nuôi em đang học giúp mẹ. Ai chà! Người yêu cháu thì muốn cháu về quê đi học lái xe vi vu đây đó. Nhưng cháu mới hai mươi mốt tuổi cháu sẽ học tiếp để nâng tay nghề trong kỳ đào tạo tại chức tới, và không thể xa mỏ được. Đàn ông phải thám hiểm chứ, các bác nhỉ. Tiến tự tin vào mình và Tiến biết công ty của Tiến luôn theo sát tâm nguyện của thợ.Tốt quá, chúc Tiến thành công.
Chúng tôi trở ra, anh Sinh đã đợi sẵn: Thế nào chị? Hầm lò hun hút, mà công nhân thì tự tin và yêu mỏ quá phải không nào? Vâng ạ! Tôi cười. Anh nói như khẳng định: Thợ của chúng tôi ý thức đầy đủ về nghề nghiệp của mình. Lao động nặng, có rủi ro nhưng đồng tiền họ kiếm ra mang tính cộng đồng, đầy yêu thương, đùm bọc. Tính trách nhiệm cao, là phẩm chất số một trong mỗi công nhân đến lãnh đạo công ty chúng tôi. Tôi có thể kể cho chị nghe một vài hình ảnh để thấy từ mất mát, tấm lòng người thợ với mỏ của mình.
Đổi ca của mỏ than Mông Dương – Cẩm Phả
Anh chậm rãi: Lần bục túi nước, lò ngập, lối thông gió không lên được, đội cứu hộ của mỏ phải bới đất bằng tay, trầy trụa tứa máu. Chỉ mong có lại đồng đội… Đào… đào... Rồi… Từ lòng đất, vọng bên tai lò trưởng Trần văn Tám: “Anh… em… ơi!... Cứu… chúng tôi… với…!”. Vậy là cứu, tìm mọi cách cứu trong tình trạng chính người cứu cũng có nguy cơ bị nạn…
Nhớ tháng tám năm hai ngàn lẻ mười, tại công trường khai thác hai, lò tụt. Phó quản đốc Nguyễn Thanh Bình và một số công nhân gặp nạn. Vâng! - Tôi đưa mắt về phía anh: Vụ tụt lò đó cái anh Nguyễn Văn Việt hai mươi hai tuổi, cao ráo, nhanh nhẹn, quê Hải Dương, công nhân khai thác bậc bốn trên sáu bị đất, đá, than vùi lấp - Thế chị cũng biết Việt à? Vâng. Anh hạ giọng: Chị có thể nói chuyện với Việt được mà, tôi nối máy cho chị nhớ. Vâng. A lô, Việt đây, công nhân mỏ chúng em gặp tai nạn là chuyện có thể. Các anh chị quan tâm, em thấy áy náy - vừa nói Việt vừa cười: Em biết chị điện thoại, hỏi thăm và muốn nghe một chút về em: Hôm đó hầm lò rung chuyển và tiếng hô của phó quản đốc Bình: Chạy… Một số chạy thoát. Còn chúng em bị bó đứng tại chỗ từ chân lên đầu, mà mình là nhân, cho đất đá thi nhau chôn vùi. Chao ôi! Giá như có một bàn tay… Ý nghĩ thoáng qua: Chết à! Không được. Các cột chống lò che đỡ là bạn đồng minh hỗ trợ cho mình thở. Tư trang bay đâu mất, không còn bình dưỡng khí. Lòng đất tối om. Bên tai Việt là tiếng Bình như tắc nghẽn dưới đống đổ nát: Mày… rút bình ô xy… ra đi..! Rút ở đâu, rút làm sao được… Sự sống là ánh sáng tiếp sức… phải gặp... cha... mẹ, người thân… người con gái… sẽ làm vợ… Việt nghĩ vậy, cách duy nhất là tạo khoảng trống…khoảng trống…Gồng mình lên như con cua đang bị tóm. Việt dồn sức trai, tay phải nâng lên hạ xuống, cào than bít ở mũi ra… Vẫn ngạt. Thôi! Nhai nuốt than…Một miếng, hai miếng…bốn miếng…Có khoảng trống bằng cái bát tô… Móc mồm… Móc mũi. Chao ôi, mũi trào nước gì ra mà mát rượi… mằn mặn. Máu.Thở khò khè. Việt quờ sang mà gần như bất động: Anh Bình bị đè thế nào? Anh Bình ơi! Em bới cho anh Bình nhớ? Anh bới than trước mặt đi…Việt nghe Bình bới sột soạt. Nhưng càng bới than càng nén xuống lấp kín người anh…Việt nghe Bình thở dồn dập, khó khăn: Việt ơi, cố …Cào một tý khoảng… Trống, nhớ mà… Sống nhớ… Để còn xuống lò khai thác. .. Có tiếng lục cục. Việt nhào lên trong bất động: Cố… Đi anh ơi… Nghĩ về vợ con… Đi anh… chỉ có tiếng thở dốc khô khốc như hen suyễn của Bình vặn vào lòng đất …Anh không thể chịu nổi nữa…Không cứu được thì bảo người ta móc… anh ra nhớ…Một hòn đá rơi trúng giữa trán, Việt ngất lịm. Tỉnh lại, loáng thoáng như ánh đèn cứu hộ…Mẹ…Việt hồi sức: Cứu…em…với, em đang…ở đây này…Anh Bình…Bình…Mày đang sống à! Mày đang ở đâu? Anh em ơi…ơi...đào…đào…Khe hở trước đầu nó kìa…Thổi gió…Cắt ống dây khí nén luồn xuống nhanh lên. Ngậm vào nào. Thở được rồi… Rồi…Những giọt nước mắt được sống tràn ra trên khuôn mặt lấm lem bùn máu của Việt…Đào nhanh lên…Anh Bình sắp … rồi…Hai tảng đá…Bốc ra…Tai nó kia rồi…Lại sập…Xương kêu răng rắc. Cộc.. cộc…Đá trên cao bồi thêm vào đầu. Mặc. Tìm ống thở. Tắc. Thôi hết rồi. Nhưng không sao, mình chết, bố mẹ có hai trăm triệu nuôi em đỡ khổ. Bạn bè có thêm bài học khi sập lò.Tê dại đợi…Kìa, sao lại buông xuôi. Dậy nào cháu nội của bà. Hình bóng bà hiện lên sáng lóa như ngày bà còn sống. Bà bao bọc lấy Việt. Việt mơ hồ tìm đường ống dây hơi. lại tịt. Kéo ra. Kéo ra… Nước…Từng giọt nước từ ống hơi rỉ vào mặt Việt. Liếm. liếm. Nước được ngưng từ hơi. Có hơi. Cầm chắc ống hơi cho vào mũi. Được rồi.Thở. Gà gáy canh hai…Đầu…Bụng…Việt được các anh moi lộ ra dần. Mệt quá…Cưa hai chân cho em đi.Việt thều thào… Thoa, Mạnh, Sơn, Sáu, Hóa trào nước mắt: Bậy quá…bậy nào... nào…Đào…Đào. Đầu gối kìa! Các anh buộc dây vào kéo cho em đi…Buộc. Kéo. Được chân phải rồi. Chân trái, như nêm vào đất. Lần thứ nhất tuột da đùi. Lần thứ hai tuột hết da đầu gối. Thôi, lấy búa lò chặt béng chân cho em đi. Không được, em còn trẻ, còn khai thác lò mà. Anh Thoa vừa nói vừa dùng xẻng không cán, mũ lò, moi như moi giếng, chuyền đất lên. Kìa, ủng. Buộc vào ủng kéo…Mũi chân bị xà đè. Cắt ủng. Buộc dây vào tấm ghệt kéo. Rách rồi. Không kích được đâu. Không lên được đâu. Luồn dây vào nách, vào bàn chân em mà kéo các anh ơi…máu, bùn, đá, than phải ở lại, Việt lơ mơ ngoái nhìn, phía chiếc đồng hồ còn chạy trên tay anh Bình…Việt lịm trên chiếc cáng chuyển lên viện cọc bảy. Khi tỉnh dậy thấy các anh chị của công ty, công trường, bố mẹ, bạn bè…Vây xung quanh xuýt xoa, người cho tiền, người cho đường sữa…Lại còn: Nhanh khỏi, về với công trường cho vui. Chị biết không, em thấy ấm lòng quá. Khi chuyển lên bệnh viện Thụy Điển, giám đốc Quang của em lên thăm, chưa yên tâm giám đốc lại đề nghị chuyển em lên bệnh viện Việt Đức và động viên: Em yên tâm điều trị, mọi thứ chi phí công ty lo hết. Lương cơ bản hai triệu một tháng của em, vẫn chuyển về cho mẹ. Sau này khỏi chân rồi công ty sẽ bố trí việc làm thích hợp… Bây giờ chân đỡ rồi, em được chuyển về khoa phục hồi chúc năng, bệnh viện Quang Hanh cách mỏ của em gần bốn mươi cây số. Người yêu cảm động quá, cưới luôn. Và chúng em sắp có em bé rồi đấy. Nếu là con trai, lại khai thác than như bố. Hì hì.
Em có dự tính gì cho tương lai? Em chỉ mong chóng phục hồi để lại về công ty của em, xuống lò khai thác. Vì sao vậy? Lao động kiếm tiền đã đành, em nhớ con gián, con chuột rúc ríc trên tay mình, tiếng mìn nổ trong hầm lò hun hút, tạo cảm giác mạnh mẽ cho chúng em. Để khi tan ca, Chiếc đèn lò loang loáng lên núi rừng trùng điệp mà chúng em như những người đàn ông chinh phục đỉnh E-ve-ret. Thêm nữa, sống dưới lò khai thác quen rồi, lên mặt đất thấy đất hình như nông, chật chội, đông đúc; Con người hình như nhỏ hơn về dáng hình…Mà dưới lò thì thăm thẳm, huyền bí, gây ý muốn khám phá. Nghỉ một chút, Việt chậm rãi: Điều cơ bản, vẫy gọi, từ tâm thức, mà em muốn về lại lò khai thác là: Cha mẹ sinh ra em. Hầm lò nuôi em, cứu sống em. Trận tụt lò ở công trường khai thác hai, em biết cách dành lấy sự sống. Em phải về lại mỏ. Dùng kinh nghiệm mà mình đã trải qua, cứu đồng đội của mình khi có sự cố!
Cám ơn em! Hẹn gặp lại chị ở Công ty than Mông Dương nhé. Nhất định rồi.
Anh Sinh nói thêm: Giám đốc chúng tôi có tài lại có tâm. Hầm lò và tấm lòng thợ mỏ của chúng tôi không lấy gì đo được. Nhất định chúng tôi vững bước đi lên. Rồi anh khe khẽ hát: Yêu… nghề… thợ mỏ, nhớ… ngọn đèn… lò…
Chúng tôi lên xe… Câu hát dội xuống lòng sâu của mỏ, câu hát vang lên bầu trời, cho tôi cảm nhận bước tiến vững chắc của công ty cổ phần than Mông Dương- TKV trong xu thế hội nhập, bởi những con người ở đây khoa học, chủ động và nhân ái. Câu hát… cùng sông Mông Dương, quyện vào tấm lòng thợ mỏ theo hương rừng tiễn đưa chúng tôi thật bình yên…
Mông Dương, đầu tháng 6 năm 2011
VanVN.Net - Hưởng ứng tinh thần “Trẻ em là hiền tài và nguyên khí của quốc gia” theo kế hoạch phát triển giáo dục đến năm 2020. Từ ngày 3-8/8/2011 tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ (148 Giảng Võ – ...
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - Duyên phận luôn được định đoạt và nhiều khi tình yêu tới không chỉ đơn thuần là vô cớ. Ẩn chứa sau một chiếc nhẫn cổ là vô số bí mật đến bất ngờ…
Tiếp tục chương trình hoạt động của kỳ họp thứ 4 (Khóa VIII), hôm nay, ngày 7/8/2011, BCH Hội Nhà văn VN đã có chuyến đi thực tế tại trại sản xuất giống tu hài của công ty TNHH Đỗ Tờ ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn