Chế Lan Viên: Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước/ Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà/ Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc/ Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa (…) Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây/ Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?/ Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ/ Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?
Gửi thư    Bản in

Khi nàng Bạch Tuyết 201 tuổi

Nguyễn Thiện Hoàng Dương (dịch) - 20-05-2011 10:34:17 AM

VanVN.Net - Nàng Bạch Tuyết đã…“lên lão” 200 tuổi vào tháng 10/ 2010. Tuy vậy, không phải ai cũng biết bản gốc của anh em nhà Grimm khác phiên bản lừng danh của Disney như thế nào.

Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn

      Năm 1810, anh em nhà Grimm lần đầu tiên viết câu chuyện về Bạch Tuyết từ lời kể dân gian ở Đức. Không ít người trong số chúng ta đã đọc truyện này vô số lần kể từ thời thơ ấu. Mặc dù vậy phiên bản của hãng Disney, Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn, dứt khoát là hình ảnh của Bạch Tuyết – tay áo xanh và đỏ, đôi môi anh đào giống Clara Bow – và bảy chú lùn với những cái tên hài hước, tất cả là từ lời kể của Disney. Nàng Bạch Tuyết này hiển hiện với rất nhiều người, và hầu hết người Mỹ, đến mức người ta có thể tin rằng Bạch Tuyết có nguồn gốc ở Mỹ.

Làm thế nào mà những cổ tích có thể nội dung rất xa với thực tế hàng ngày của chúng ta, nhưng lại có nhiều sức mạnh hơn thế? Chúng ta hát những bài ca cổ tích và giấc ngủ của chúng ta điểm xuyết những đặc trưng cổ tích. Chúng ta kể chuyện cổ tích cho lũ trẻ. Tại sao? Giáo dục chúng? Làm chúng vui? Để khủng bố chúng? Hay để tìm hiểu về hệ quả của thiện và ác? Những ai đã đọc cổ tích có thể xác nhận, những câu chuyện của anh em Grimm (gồm cả Nàng Bạch Tuyết) đều khủng khiếp và rùng rợn. Chúng không phải tất cả những gì hôm nay chúng ta cho là thân thiện với trẻ em. Trong Lọ Lem nguyên bản, các cô chị cố gò chiếc giày thủy tinh vừa với họ bằng cách cắt bỏ gót chân?

Các chuyên gia sẽ cho bạn biết rằng cổ tích hay chuyện dân gian chưa bao giờ là dành cho trẻ em. Trong những ngày xa xưa, con người trên thế gian này mù chữ, rất kiên định, và có nhu cầu giải trí. Có thể nói chuyện dân gian không có mục đích đạo đức hoặc thậm chí phi thực tế. Cổ tích chỉ là sự thái quá vì chúng vô cùng sướt mướt, đầy sự tưởng tượng cường điệu của những người bình dân: người giúp việc bẩn thỉu được hoàng tử cứu vớt; động vật, trẻ nhỏ bị trừng phạt vì tham lam; máu, sự trả thù, hay tình yêu chân chính. Nếu con của bạn tình cờ nghe được loại tác phẩm này và sợ hãi rồi rơi vào sự phục tùng, đó chỉ là phần thêm thắt.

Có lẽ cổ tích đã trở thành một thứ gắn với tuổi thơ vì trẻ em thường là “ngôi sao” trong đó (trong truyện, Bạch Tuyết chỉ bảy tuổi). Hoặc, nếu không phải là trẻ em, chúng đại diện cho những nhân vật ma thuật hoặc loài vật kỳ diệu – mà tất cả đều hấp dẫn với trẻ em. Điều này trở thành điển hình vì trẻ em, động vật, và các nàng tiên – tất cả đều mang trách nhiệm là đại diện của hy vọng. Hy vọng là thứ hầu hết những câu chuyện cổ tích chia sẻ, bất cứ nơi nào người ta kể, và cho bất kỳ khán giả nào. “Cổ tích” đồng nghĩa với “hy vọng”. Cổ tích đầy khao khát cả khi chúng chứa chất nỗi buồn. Một câu chuyện càng nhiều sự độc ác, thì có càng nhiều hy vọng, ở cả trẻ em và người lớn. Có lẽ mục đích của cổ tích chỉ là để cho chúng ta thấy câu chuyện của hy vọng, để nhắc nhở chúng ta về sự tồn tại của nó.

Walt Disney chỉ chộp lấy một khía cạnh này của cổ tích – sự hy vọng – và sở hữu nó. Mức cơ bản của hy vọng trong một câu chuyện cổ bình thường của bạn được tăng gấp năm chục lần trong một phiên bản Disney. Tất cả các yếu tố phổ biến của câu chuyện Bạch Tuyết – quả táo độc, tấm gương trên tường – là những thứ chúng ta hầu hết gắn với hy vọng đến từ các phiên bản Disney. Việc cách tân hiệu ứng hình ảnh của câu chuyện làm cho hy vọng thực hơn. Có lẽ người Mỹ không thể tạo ra cổ tích cho riêng chúng ta, nhưng chúng ta có thể phân phát hy vọng mà không ai khác làm được.

Cách nhấn mạnh của Disney vào sự lạc quan làm cho khác biệt giữa phiên bản Grimm và phiên bản Disney rõ ràng hơn. Trong truyện Grimm, Bạch Tuyết không tìm được vị trí của mình trong ngôi nhà các chú lùn bằng cách vui vẻ lau chùi với sự giúp đỡ của tất cả động vật rừng (như trong phim), mà đi vào nhà họ như khách không mời, ăn bữa tối của họ, và đi ra (hãy nhớ, cô ấy mới lên bảy). Walt Disney cho các chú lùn một vai trò lớn hơn và nhiều nhân tính hơn – họ là những người nghèo cao quý, giàu danh dự và tôn trọng sự thật. (Trong cổ tích truyền thống, người lùn là sinh vật nham hiểm và kỳ dị sống trên mặt đất, họ bắt cóc trẻ sơ sinh và lợi dụng tình dục phụ nữ trong giấc ngủ của họ). Trong cả hai phiên bản Disney và Grimm, Bạch Tuyết rơi vào trạng thái lơ lửng và được đặt trong một quan tài kính. Tuy nhiên trong truyện Grimm, cô không bị đánh thức bởi nụ hôn đầu tiên của tình yêu. Thay vào đó, hoàng tử say mê nàng Bạch Tuyết đang hôn mê và van nài các chú lùn để chàng đưa cô đi. Khi đám người hầu của hoàng tử khiêng quan tài trên vai, một người vấp ngã và Bạch Tuyết văng ra khỏi quan tài, nôn ra một chút táo độc từ trong họng và nàng được cứu sống.

Sự tương phản sâu sắc nhất giữa các Bạch Tuyết của Grimm và Disney là đoạn kết. Trong cả hai phiên bản, bà mẹ kế đều chết. Cái chết của mụ là cần thiết cho một “kết thúc có hậu” – đó là, cuộc xe duyên của Bạch Tuyết và hoàng tử. Nó là cần thiết để hy vọng của chúng ta không phải thất vọng, và chúng ta ăn mừng cho dù có thế nào đi nữa. Trong phiên bản Disney, bà mẹ kế bị các chú lùn và muông thú đuổi đến một vách núi. Khi cố gắng lăn một tảng đá vào các chú lùn, sét đánh vào vách núi, bà ta ngã xuống và chết. Trong truyện Grimm, mụ có mặt trong đám cưới của Bạch Tuyết, phải đi một đôi giầy sắt nóng đỏ, và nhảy nhót đến chết.

Trong cổ tích, cái thiện chiến thắng cái ác, nhưng điều này xảy ra không đơn giản. Thường thì các câu chuyện cổ truyền thống có đoạn kết phức tạp, thậm chí gây phiền hà – như nàng công chúa ngây thơ lấy hoàng tử chỉ khi họ tra tấn và giết kẻ thù. Điều Disney đã làm với Bạch Tuyết và bảy chú lùn, và tất cả các cổ tích khác của họ, đã cho chúng ta những gì mình thực sự muốn từ “hạnh phúc mãi mãi”: một kết thúc không tội lỗi, và không là kết thúc mở. Đó là một kết thúc mà hy vọng được giải quyết. Có lẽ đó là lý do tại sao tất cả Bạch Tuyết và Lọ Lem kiểu khác đều biến mất với Disney. Orson Welles cho rằng một kết thúc hạnh phúc phụ thuộc vào chỗ bạn dừng chuyện. Walt Disney là một thiên tài, ông biết chỉ khi nào và như thế nào, chúng ta yêu thích cái kết của mình. Không phải với sự hy vọng mà là sự hài lòng.

Lên đầu trang

Tiêu đề

Hiện tại không có bình luận nào.

Viết bình luận của bạn


Nhân vật  

Nhà văn Sơn Tùng: một huyền thoại đời thường

VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...

Thư giãn  

Thấy, nghĩ và viết: “Từ đâu đến đâu”

VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...

Nhà văn đọc sách  

Giao hưởng – gió Đỗ Quyên

VanVN.Net - Chỉ bấm tính, như trồng cây, để có được tập trường ca này, phải cần nửa đời người. Các tác giả trường ca trước Đỗ Quyên (ĐQ), đều vậy, hoặc hơn. Chưa kể, những trường ca của các bộ ...