Thu về trên tóc/ Đông đọng trong hồn/ Nhổ được tóc bạc/ Nhổ chăng nỗi buồn? (Hỏi mình - Phạm Đức)
Gửi thư    Bản in

Truyện ngắn: “Câu chuyện một đồng” - Cổ Hoa Thành (Trung Quốc)

Nguyễn Ngọc Phụng (dịch) - 28-12-2011 01:49:43 PM

Một bữa nọ, tôi tham gia vào một chương trình trò chơi mới của đài truyền hình. Nội dung của trò chơi là trên người tôi không có một đồng nào, nhưng tôi phải làm sao đi được xe buýt, với giá vé là một đồng. Như vậy, tôi buộc phải tìm cách mượn cho được một đồng đi xe. Cách thức của trò chơi là những người quay phim sẽ đứng sau lưng tôi quay lại quang cảnh tôi mượn tiền. Tất nhiên phải chân thật 100%.

Tới trạm xe buýt, tôi tần ngần do dự một lúc, thu hết can đảm quay qua nói với ông Bác đang đứng bên cạnh : “Bác ơi, ví của cháu bị trộm mất rồi, Bác có thể cho cháu mượn một đồng đi xe buýt được không ạ?”. Ông Bác không thèm ngẩng đầu nhìn tôi một cái, lại còn làm một tràng: “Người như anh tôi thấy nhiều rồi, bây giờ anh đến để mượn tôi một đồng, một lúc sau anh lại đến bên người khác mượn thêm một đồng nữa. Nếu cứ tiếp tục như vậy, một tháng anh sẽ kiếm được hơn lương của tôi gấp mấy lần. Thật là đồ chết tiệt!

Rõ ràng ông Bác đã xem tôi như một kẻ  ăn mày chuyên nghiệp. Tôi cứng cả lưỡi không nói được một lời nào. Hiệp thứ nhất thất bại một cách thảm hại. Tôi hít một hơi dài, chuẩn bị cho hiệp thứ hai.

Lần này, tôi nhắm thật kỹ vào một bà thím có dáng dấp rất nhân từ phúc hậu. Ngượng đỏ mặt tôi lân la đến làm quen “Thím ơi, ví của con bị trộm mất rồi, trên người lại không có một đồng nào, thím có thể cho con mượn một đồng để đi xe buýt về nhà được không ạ? Bà thím chăm chú nhìn tôi một cái rồi nói “Chàng trai trẻ, ta xem anh giống như một người trí thức, đáng lẽ phải đi làm những công việc đàng hoàng. Còn trẻ tuổi nên học những điều hay lẽ phải, đừng có suốt ngày chỉ lo nghỉ đến những việc lừa gạt như thế. Bây giờ ta có thể cho cậu mượn một đồng, nhưng ta sợ sau này đến lúc cậu hiểu chuyện, câu sẽ hối hận và sẽ trách ta. Vì có những người nhân hậu như ta mới dung túng cho cậu bước từng bước vào con đường lầm lạc này”.

Nghe những lời giáo huấn của bà thím, tôi không tìm được một câu gì để trả lời lại. Tôi nghĩ không thể trách ông Bác và bà Thím được, nhất định họ đã gặp những chuyện như thế này quá nhiều rồi.Nhưng những lời nói của bà thím làm cho tôi bừng tỉnh “Bà thím nói tôi giống một kẻ trí thức” Đúng rồi, tôi sẽ làm một sinh viên, để tạo được sự thông cảm của mọi người.

Một cô gái ăn mặc rất mốt đang đi đến gần, tôi tiến lên “Cô ơi, tôi là sinh viên, hôm nay ra ngoài, quên không mang ví tiền theo, cô có thể cho tôi mượn một đồng để đi xe buýt không? Cô gái giống như bị  hốt hoảng, lùi lại vài bước, khuôn mặt đầy nghi ngờ nhìn tôi chăm chăm. Có thể cô ta xem tôi là một tên vô lại cố tình quấy rối cô, tức thì giống như tia chớp, quay nửa vòng bên cạnh tôi và chạy thục mạng như ma đuổi đến đầu trạm xe kia.

Cả ba lần ra tay đều chuốc lấy thất bại não nề, tôi chán nản vô cùng. Trong lòng muốn bỏ cuộc. Nhưng lúc quay lại phía sau nhìn, thì thấy anh quay phim đưa ngón tay cái lên. Đó là tín hiệu của chúng tôi, ý bảo là tôi phải tiếp tục cố gắng để hoàn thành nốt trò chơi này. Rõ ràng sự thất bại của tôi không nằm ngoài tiên đoán của họ. Những tình huống dở khóc dở cười này, đối với khán giả nói không chừng như một món ăn mới mà nhiều người đang háo hức chờ nếm thử.

 Một em học sinh bước đến, tôi nghĩ đây là lần thử nghiệm cuối cùng của mình. Tôi không muốn mình phải nói bị mất ví, mình là sinh viên, những lời nói dối đại loại như vậy nữa. Tôi bước tới, nói một cách khách sáo “Em à, có thể cho anh mượn một đồng đi xe buýt được không? Em bé liền móc trong túi ra một đồng đưa cho tôi. Lần này thì đến lượt tôi kinh ngạc. Không ngờ, em bé không hỏi một câu đã mạnh dạn đưa tiền cho tôi. Thẫn thờ một lúc, tôi mới hỏi em “Sao em lại giúp anh như vậy chứ?” Em bé buột miệng nói “Bởi vì anh không có tiền đi xe, thầy giáo dạy rồi, giúp đỡ người khác thì không cần lý do”.

Lúc đó, tôi thấy trong tim mình có một dòng nước ấm đang tuôn trào.

Khi kết thúc tiết mục, MC có phỏng vấn bổ sung tôi một câu “Tham gia xong trò chơi này, nhân sinh quan của anh có bị ảnh hưởng gì không?”. Câu trả lời của tôi là “Sau này, lúc nào trong túi tôi cũng có thêm một đồng, để tiếp tục giúp đỡ những người khác”.

 

 

一元钱的故事《读者》2008第23期

作者:古华城

   一天,我参加了一家电视台创意的一个游戏。游戏内容是我身上没带一分钱,但我得去乘一辆公共汽车,车票的价格是一元钱,我要想办法“借”到这一元钱。游戏的方式是由我在前面借钱,电视台的摄像机在后面跟踪偷拍,实录下我在这个游戏中可能遭遇到的种种场景。

   我到了共公汽车站,犹豫了好久,才鼓起勇气对一位大伯说:“大伯,我的钱包被人偷走了,能借我一元钱坐公共汽车吗?”大伯头也不抬地说:“你们这种人我见得多了,现在到我这儿来讨一元钱,转个身又到别人那儿讨一元,一个月下来,你们的收入比我的工资还要高呢。可恶!”

   大伯显然将我当成了职业乞丐,我一下子张口结舌,什么话也说不出来,第一个回合就这样败下阵来。我深吸了口气,准备第二次冲锋。

   这次,我看准了一个慈祥的大妈。我红着脸上去搭讪:“大妈,我的钱包被人偷了,我现在身上一分钱也没有了,您能不能借我一元钱让我坐车回家?”大妈仔细看了我一眼说:“年轻人,我看你表面还像个知识分子,你应该去做一些体面干净的事情,年轻人要学好,你的路还长着呢,别一天到晚动歪脑筋。我现在可以给你一元钱,但我怕你以后明白了事理,要找后悔药吃时,你就会骂我,因为就是像我这样的人心慈手软,才一步步纵容了你的堕落。”

   听着大妈的教诲,我找不着可以回答的话语,我想也许这不能怪大伯大妈,他们一定经历了太多次这样的遭遇了。不过大妈的话倒提醒了我,说我像知识分子,我可以说自己是个大学生,也许更能博得同情。

   一位打扮时髦的小姐走了过来,我迎上去:“小姐,我是个大学生,今天出门时忘了带钱包,你能借我一元钱让我乘车回学校吗?”小姐像受了惊吓似的,猛地后退几步,满脸疑惑地盯着我。她可能将我当成一个骚扰女孩的无赖,她像过雷区似的,在我身边画了个半圆,然后迅速地跑到了车站的另一头。

   三个回合都以失败告终,我有些心灰意冷。我回头看时,电视台的摄像师却一个劲地向我伸出大拇指,那是我们事先约定的暗号,意思是我得继续干下去,显然,我的失败正在他们的意料之中,这样的尴尬场面对旁观者来说,说不定正像一道精美的大餐呢。

   一位小朋友走近公交车站,我想这是我最后的试验了。我不想说钱包、大学生之类的谎言了,我走过去,很客气地说:“小朋友,能借我一元钱乘公交车吗?”小朋友马上从口袋里掏出一元钱递了过来。这下轮到我惊讶了,没想到小朋友竟然什么都没问,就把钱给了我。

   呆了好久,我才问小朋友:“你为什么要帮助我呢?”小朋友顺口就说:“因为你没钱乘车呀。老师说过,帮助是不需要理由的。”

   霎时,一股暖流从我心里流过。

   在节目结束的时候,主持人补充采访了我一个镜头,问参加这样的一个游戏对我的人生观有什么影响。我的回答是:今后我会在口袋里多放一元钱,以便继续帮助别人。

Lên đầu trang

Tiêu đề

Hiện tại không có bình luận nào.

Viết bình luận của bạn