VanVn.Net - Trước khi nói đến trách nhiệm nhà văn, hãy nói đến nhân cách của anh ta đã. Nhà văn chưa hoàn thiện nhân cách thì không thể làm được sứ mệnh của mình. Khi đã có nhân cách, có thái độ sống tích cực anh ta sẽ chọn một con đường riêng để đi vào đời, rồi những tác phẩm vì con người sẽ được người đọc đón nhận – Đó là quan điểm của tác giả Thiên Sơn khi chia sẻ về con đường văn chương của chính mình.
Tác giả Thiên Sơn
Tôi nghĩ cần phải ẩn mình đi
- Buồn thì không hẳn, tôi thấy mình cô đơn thì đúng hơn. Tôi học văn ở Đại học Tổng hợp Hà Nội. Được đào tạo để trở thành một người nghiên cứu, phê bình văn chương, nhưng khi ra trường thì nghề phê bình gần như đã tàn lụi. Chúng tôi khổ sở, đói nghèo lay lắt trên đường văn. Đời đã cuốn chúng tôi đi trên những nẻo đường gian khó. Rồi hầu như phần lớn những người được học hành bài bản về văn chương cùng lứa với tôi đã bỏ nghề. Trong số bạn bè, chỉ còn tôi lủi thủi đi trên con đường văn chương. Tác phẩm đầu tay của tôi là tập thơ “Ngọn lửa đầu tiên” xuất bản năm 1999 gần 100 bài. Tác phẩm ấy là tất cả những gì trong trẻo, tươi sáng của tuổi hai mươi, nhưng khi ra đời nó không được giới chuyên môn để ý. Thời đại hoàng kim của thơ cũng đã hết. Bao nhiêu bậc tài danh đành bó tay thì tôi liệu có thể làm được gì? Tôi bắt đầu đào luyện mình trong hai thể loại chính là truyện ngắn và tiểu thuyết. Dù trong đầu đầy ắp ý tưởng, nhưng văn xuôi là một địa hạt không dễ dàng với người có sở trường về thơ như tôi. Tôi đã gặp nhiều khó khăn, trắc trở và luôn phải nhìn lại mình, tìm cách hoàn thiện mình. Tôi đã chật vật trong sáu năm sau đó, cho đến năm 2005 tôi bắt tay vào viết “Dòng sông chết” và tác phẩm ấy bước đầu được ghi nhận bằng giải thưởng năm 2010. Thế cũng đã là một điều may mắn rồi. Văn chương có phải dễ dàng gì đâu. Và tôi viết văn làm thơ cũng như một định mệnh không thể khác, vậy thôi. Tôi có quá nhiều điều muốn nói với cuộc đời, không thể im lặng thì phải cầm bút.
- Thành công đầu tiên của tôi có lẽ là khi cuốn tiểu thuyết đầu tay “Màu xanh ký ức” vượt qua vòng sơ khảo của cuộc thi tiểu thuyết của Hội nhà văn lần thứ nhất năm 2000. Khi ấy nhà văn Nguyễn Thị Anh Thư là thư ký cuộc thi đã tiết lộ với tôi lời đánh giá của Hội đồng sơ khảo: “Tác phẩm có những trang viết run rẩy, sống động vào loại hiếm hoi trong văn học Việt Nam hiện đại”. Tôi đã vui biết bao với những lời nhận xét ấy. Sau này có một cơ duyên, cuốn sách đã được in. Một vài tờ báo cũng đã đăng bài bình luận nhưng cuốn sách cuối cùng không được giải. Sau này tôi đọc lại, thấy mình viết cũng chưa thật hoàn thiện và lại lặng lẽ sửa chữa cho lần tái bản sau. Các bản thảo của tôi thường sửa chữa rất nhiều lần và nói chung tôi rất ít khi hài lòng với mình. Tôi nghĩ cần phải ẩn mình đi và tiếp tục phấn đấu cho những trang viết ngày một thành thục hơn, sâu sắc hơn. Dù rất yêu văn chương và dành hết tâm huyết cho nó, nhưng không hiểu sao tôi ít giao du với các bạn văn, chủ yếu là làm báo điện ảnh và qua lại những phòng văn mà tôi đã thân thuộc. Tôi đã cố tình “hướng vào im lặng” suốt một thời gian dài. Niềm vui lặng lẽ của tôi là sách của tôi vẫn thường được tái bản vài năm một lần. Phần lớn các cuốn sách đều được tái bản.
- Có. Dù tôi đã cố gắng để văn mình giản dị, dễ hiểu. Nhưng vấn đề mà tôi đề cập thì có lẽ hơi nặng nề. Tôi không viết được văn giải trí và cũng không được hồn nhiên. Tôi thường viết bằng tâm tư trĩu nặng trước những đau thương của cuộc đời.
Trước khi nói đến trách nhiệm nhà văn, hãy nói đến nhân cách của anh ta đã
- Có lần tôi đã nói rằng, cái đèn pha của văn minh chỉ rọi được vào một số điểm nào đó thôi. Trên con đường của lịch sử có rất nhiều số phận bị vứt lại phía sau, hoặc mãi mãi chìm trong bóng tối hoang lạnh của định mệnh, trong cô độc, đau thương. Họ có thể là những người tật nguyền, những người điên, những cô gái điếm, những tên cướp, thậm chí cả những đại trí thức cũng bị gạt ra rìa những chuyển động huyên náo của đời sống và gặp những bi kịch kỳ lạ. Vấn đề lớn nhất của văn học là số phận con người. Nhà văn phải vươn đến những vùng tăm tối, những cõi hoang thẳm của định mệnh đang giăng mắc lên đồng loại mình. Nhà văn phải đứng về phía của tình yêu và dọi vào đó cái ánh sáng của tâm hồn mình. Tôi nghĩ thế và “Người bên lề” là một đề tài lớn mà tôi theo đuổi hơn mười năm nay. Đến bây giờ, đó vẫn còn là một công việc bền bỉ. Tôi không thể xa rời những số phận người đau thương ấy. Cuốn sách cũng muốn đặt một dấu hỏi đối với nền văn minh và giới hạn đạo đức của xã hội.
- Tôi đã sống một tuổi thơ ở một nơi không có sách báo. Hồi ấy tôi phải đọc thuộc những bài thơ trên từng mảnh báo cũ, đọc ngốn ngấu những gì mà mình có trong tay hoặc đi mượn được. Cái nghèo nàn về đời sống tinh thần ấy khiến tôi càng yêu văn chương và coi văn chương là một cái gì rất thiêng liêng. Sau này tôi đi học văn ở một trường đào tạo văn học tốt nhất nước, được hiểu về những tấm gương lao động nghệ thuật quên mình của các văn hào đã làm nên những kiệt tác cho nhân loại. Đến giờ tôi vẫn luôn nghĩ, nhà văn là hiện thân của lương tâm thời đại mình. Nhà văn làm tất cả vì tình yêu thương con người, và nếu cần phải chiến đấu cho lẽ phải, sự công bình. Mỗi người sẽ có cách thể hiện riêng trong lối sống và trong tác phẩm. Tuy nhiên, những gì tôi nhìn thấy trong đời sống hiện nay thì không đơn giản vậy. Nhiều người đến với văn chương chẳng mang một lý tưởng nhân văn nào, có người còn coi nó như một sân chơi. Những trò ganh ghét và xiểm nịnh, những thiên kiến hẹp hòi đã phá vỡ đi nhiều điều tốt đẹp và làm ảnh hưởng đến uy tín nhà văn. Vì thế, trước khi nói đến trách nhiệm nhà văn, hãy nói đến nhân cách của anh ta đã. Nhà văn chưa hoàn thiện nhân cách thì không thể làm được sứ mệnh của mình. Khi đã có nhân cách, có thái độ sống tích cực anh ta sẽ chọn một con đường riêng để đi vào đời, rồi những tác phẩm vì con người sẽ được người đọc đón nhận. Đừng vội tin vào tài năng. Tài năng mà không dựa trên nhân cách cũng giống như một một bông hoa bị ngắt khỏi cành, nó sẽ héo úa và tan nát.
Sự đổi mới nào cũng phải bắt đầu từ tính dân tộc và mục đích nhân văn
- PR là việc cần thiết, nhưng nó thực sự cần phải là PR văn hóa. Nghĩa là nó phải dựa trên những chuẩn mực của văn chương và đạo đức nghề nghiệp. Nếu chỉ vì mục đích sách bán chạy hoặc mong muốn nổi tiếng thì đó là một hành động đánh tráo các giá trị, như thế sẽ làm nhiễu loạn nền văn học và gây mất niềm tin cho độc giả. Điều đó chẳng mang đến một cái gì lâu dài, bền vững cả. PR như thế phản tác dụng. Chúng ta cần phải tạo ra được môi trường có thể tôn vinh các nhà văn chân chính, xây dựng được thương hiệu văn chương Việt, củng cố được thị trường sách văn học trong nước và tăng cường phổ biến ra nước ngoài để thế giới biết đến chúng ta nhiều hơn.
- Một tác phẩm đỉnh cao có lẽ phải là một tác phẩm phá vỡ những định kiến cũ đã ngự trị trong lịch sử, mở ra những chân trời mới của nhận thức và thẩm mỹ, mang đặc trưng nghệ thuật riêng. Nó phải để cập đến cái hiện thực lớn của đất nước đang chi phối hàng triệu người, lay đổ những tín điều ngu ngốc, những mù quáng của các thế hệ và phải làm rung lên những nhịp đập say mê, có sức hấp dẫn lớn lao với công chúng. Nhưng chúng ta làm thế nào để có được một tác phẩm như thế nếu thiếu những con người dũng cảm dám dấn thân, thiếu những người dám đương đầu với sự bảo thủ, lạc hậu, những thế lực có chân rết tua tủa bảo vệ cho cái xấu, cái ác và thiếu cả sự tự do cần thiết trong xuất bản, thiếu sự đoàn kết của những người có trí tuệ cùng khát vọng chiến đấu cho lương tâm con người? Trước mắt nhà văn bây giờ có nhiều điều nhức nhối và nghịch lý. Đó là sự mất gốc. Đó là sự biến chất, đánh mất lương tâm và phẩm giá. Đó là sự dối trá ghê người tràn ngập. Đó là sự teo tóp của trí tuệ con người trong một xã hội đồng tiền và sự lưu manh hóa thắng thế… Nhiều, nhiều lắm… Những điều đó có thể là chất liệu, là ý tưởng cho những tác phẩm lớn…
- Tôi đã viết một mạch trong 30 tháng. Cuốn sách khoảng 350 ngàn từ. Bối cảnh chính của cuốn sách là cuộc đại khủng hoảng kinh tế và lạm phát trong nước. Có những kẻ siêu giàu cả trong và ngoài nước móc nối với một số kẻ cầm quyền tha hóa để tư lợi trên những dự án béo bở. Cuốn sách chủ trương xây dựng nhân vật điển hình về tầng lớp thương gia mới trong xã hội. Cảnh báo về sự vô luân, về sự lũng đoạn quyền lực, về con đường tăm tối của những kẻ chỉ vì lợi nhuận mà coi đồng loại như một công cụ, một đồ vật, làm giàu trên sự hủy hoại mạng sống và nhân cách của con người. Cuốn sách viết trong bối cảnh nền kinh tế mở, trong các luồng giao lưu toàn cầu nên cũng phác dựng cả những nhân tố mới làm biến đổi mọi mặt cuộc sống xã hội. Tôi nghĩ rằng hiện thực mới đang diễn ra trong xã hội ta là rất phức tạp, đa diện và nhà văn phải hết sức nỗ lực mới có thể khám phá được. Cuốn sách là một sự cảnh báo lớn, từ góc độ kinh tế để nói về nhân cách và những dấu hiệu hiểm nghèo của một thực tại đầy bừa bộn và những luồng chuyển động cuốn xoáy. Cuốn sách này cũng rất hấp dẫn vì nó được xây dựng trên một hệ thống đường dây truyện chặt chẽ, nhiều bất ngờ và những chi tiết đắt.
- Độc giả là người tôi hướng đến và mong muốn được đối thoại. Viết cuốn sách nào tôi cũng luôn nghĩ người đọc sẽ tiếp cận nó như thế nào.
- Đó là một thế hệ mới có học vấn khác trước, có tư duy và kiến thức mới. Nền văn học của chúng ta sẽ lột xác hoàn toàn, sẽ hội nhập vào thế giới, sẽ đa dạng, phong phú chính nhờ thế hệ sinh ra sau chiến tranh. Nhưng tôi vẫn muốn nhắc lại, sự đổi mới nào cũng phải bắt đầu từ tính dân tộc và mục đích nhân văn. Nếu không các cây bút trẻ sẽ lạc hướng và thất bại.
VanVn.Net - Trước khi nói đến trách nhiệm nhà văn, hãy nói đến nhân cách của anh ta đã. Nhà văn chưa hoàn thiện nhân cách thì không thể làm được sứ mệnh của mình. Khi đã có nhân cách, có thái độ sống tích cực anh ta sẽ chọn một con đường riêng để đi vào đời, rồi những tác phẩm vì con người sẽ được người đọc đón nhận – Đó là quan điểm của tác giả Thiên Sơn khi chia sẻ về con đường văn chương của chính mình.
Tác giả Thiên Sơn
Tôi nghĩ cần phải ẩn mình đi
- Buồn thì không hẳn, tôi thấy mình cô đơn thì đúng hơn. Tôi học văn ở Đại học Tổng hợp Hà Nội. Được đào tạo để trở thành một người nghiên cứu, phê bình văn chương, nhưng khi ra trường thì nghề phê bình gần như đã tàn lụi. Chúng tôi khổ sở, đói nghèo lay lắt trên đường văn. Đời đã cuốn chúng tôi đi trên những nẻo đường gian khó. Rồi hầu như phần lớn những người được học hành bài bản về văn chương cùng lứa với tôi đã bỏ nghề. Trong số bạn bè, chỉ còn tôi lủi thủi đi trên con đường văn chương. Tác phẩm đầu tay của tôi là tập thơ “Ngọn lửa đầu tiên” xuất bản năm 1999 gần 100 bài. Tác phẩm ấy là tất cả những gì trong trẻo, tươi sáng của tuổi hai mươi, nhưng khi ra đời nó không được giới chuyên môn để ý. Thời đại hoàng kim của thơ cũng đã hết. Bao nhiêu bậc tài danh đành bó tay thì tôi liệu có thể làm được gì? Tôi bắt đầu đào luyện mình trong hai thể loại chính là truyện ngắn và tiểu thuyết. Dù trong đầu đầy ắp ý tưởng, nhưng văn xuôi là một địa hạt không dễ dàng với người có sở trường về thơ như tôi. Tôi đã gặp nhiều khó khăn, trắc trở và luôn phải nhìn lại mình, tìm cách hoàn thiện mình. Tôi đã chật vật trong sáu năm sau đó, cho đến năm 2005 tôi bắt tay vào viết “Dòng sông chết” và tác phẩm ấy bước đầu được ghi nhận bằng giải thưởng năm 2010. Thế cũng đã là một điều may mắn rồi. Văn chương có phải dễ dàng gì đâu. Và tôi viết văn làm thơ cũng như một định mệnh không thể khác, vậy thôi. Tôi có quá nhiều điều muốn nói với cuộc đời, không thể im lặng thì phải cầm bút.
- Thành công đầu tiên của tôi có lẽ là khi cuốn tiểu thuyết đầu tay “Màu xanh ký ức” vượt qua vòng sơ khảo của cuộc thi tiểu thuyết của Hội nhà văn lần thứ nhất năm 2000. Khi ấy nhà văn Nguyễn Thị Anh Thư là thư ký cuộc thi đã tiết lộ với tôi lời đánh giá của Hội đồng sơ khảo: “Tác phẩm có những trang viết run rẩy, sống động vào loại hiếm hoi trong văn học Việt Nam hiện đại”. Tôi đã vui biết bao với những lời nhận xét ấy. Sau này có một cơ duyên, cuốn sách đã được in. Một vài tờ báo cũng đã đăng bài bình luận nhưng cuốn sách cuối cùng không được giải. Sau này tôi đọc lại, thấy mình viết cũng chưa thật hoàn thiện và lại lặng lẽ sửa chữa cho lần tái bản sau. Các bản thảo của tôi thường sửa chữa rất nhiều lần và nói chung tôi rất ít khi hài lòng với mình. Tôi nghĩ cần phải ẩn mình đi và tiếp tục phấn đấu cho những trang viết ngày một thành thục hơn, sâu sắc hơn. Dù rất yêu văn chương và dành hết tâm huyết cho nó, nhưng không hiểu sao tôi ít giao du với các bạn văn, chủ yếu là làm báo điện ảnh và qua lại những phòng văn mà tôi đã thân thuộc. Tôi đã cố tình “hướng vào im lặng” suốt một thời gian dài. Niềm vui lặng lẽ của tôi là sách của tôi vẫn thường được tái bản vài năm một lần. Phần lớn các cuốn sách đều được tái bản.
- Có. Dù tôi đã cố gắng để văn mình giản dị, dễ hiểu. Nhưng vấn đề mà tôi đề cập thì có lẽ hơi nặng nề. Tôi không viết được văn giải trí và cũng không được hồn nhiên. Tôi thường viết bằng tâm tư trĩu nặng trước những đau thương của cuộc đời.
Trước khi nói đến trách nhiệm nhà văn, hãy nói đến nhân cách của anh ta đã
- Có lần tôi đã nói rằng, cái đèn pha của văn minh chỉ rọi được vào một số điểm nào đó thôi. Trên con đường của lịch sử có rất nhiều số phận bị vứt lại phía sau, hoặc mãi mãi chìm trong bóng tối hoang lạnh của định mệnh, trong cô độc, đau thương. Họ có thể là những người tật nguyền, những người điên, những cô gái điếm, những tên cướp, thậm chí cả những đại trí thức cũng bị gạt ra rìa những chuyển động huyên náo của đời sống và gặp những bi kịch kỳ lạ. Vấn đề lớn nhất của văn học là số phận con người. Nhà văn phải vươn đến những vùng tăm tối, những cõi hoang thẳm của định mệnh đang giăng mắc lên đồng loại mình. Nhà văn phải đứng về phía của tình yêu và dọi vào đó cái ánh sáng của tâm hồn mình. Tôi nghĩ thế và “Người bên lề” là một đề tài lớn mà tôi theo đuổi hơn mười năm nay. Đến bây giờ, đó vẫn còn là một công việc bền bỉ. Tôi không thể xa rời những số phận người đau thương ấy. Cuốn sách cũng muốn đặt một dấu hỏi đối với nền văn minh và giới hạn đạo đức của xã hội.
- Tôi đã sống một tuổi thơ ở một nơi không có sách báo. Hồi ấy tôi phải đọc thuộc những bài thơ trên từng mảnh báo cũ, đọc ngốn ngấu những gì mà mình có trong tay hoặc đi mượn được. Cái nghèo nàn về đời sống tinh thần ấy khiến tôi càng yêu văn chương và coi văn chương là một cái gì rất thiêng liêng. Sau này tôi đi học văn ở một trường đào tạo văn học tốt nhất nước, được hiểu về những tấm gương lao động nghệ thuật quên mình của các văn hào đã làm nên những kiệt tác cho nhân loại. Đến giờ tôi vẫn luôn nghĩ, nhà văn là hiện thân của lương tâm thời đại mình. Nhà văn làm tất cả vì tình yêu thương con người, và nếu cần phải chiến đấu cho lẽ phải, sự công bình. Mỗi người sẽ có cách thể hiện riêng trong lối sống và trong tác phẩm. Tuy nhiên, những gì tôi nhìn thấy trong đời sống hiện nay thì không đơn giản vậy. Nhiều người đến với văn chương chẳng mang một lý tưởng nhân văn nào, có người còn coi nó như một sân chơi. Những trò ganh ghét và xiểm nịnh, những thiên kiến hẹp hòi đã phá vỡ đi nhiều điều tốt đẹp và làm ảnh hưởng đến uy tín nhà văn. Vì thế, trước khi nói đến trách nhiệm nhà văn, hãy nói đến nhân cách của anh ta đã. Nhà văn chưa hoàn thiện nhân cách thì không thể làm được sứ mệnh của mình. Khi đã có nhân cách, có thái độ sống tích cực anh ta sẽ chọn một con đường riêng để đi vào đời, rồi những tác phẩm vì con người sẽ được người đọc đón nhận. Đừng vội tin vào tài năng. Tài năng mà không dựa trên nhân cách cũng giống như một một bông hoa bị ngắt khỏi cành, nó sẽ héo úa và tan nát.
Sự đổi mới nào cũng phải bắt đầu từ tính dân tộc và mục đích nhân văn
- PR là việc cần thiết, nhưng nó thực sự cần phải là PR văn hóa. Nghĩa là nó phải dựa trên những chuẩn mực của văn chương và đạo đức nghề nghiệp. Nếu chỉ vì mục đích sách bán chạy hoặc mong muốn nổi tiếng thì đó là một hành động đánh tráo các giá trị, như thế sẽ làm nhiễu loạn nền văn học và gây mất niềm tin cho độc giả. Điều đó chẳng mang đến một cái gì lâu dài, bền vững cả. PR như thế phản tác dụng. Chúng ta cần phải tạo ra được môi trường có thể tôn vinh các nhà văn chân chính, xây dựng được thương hiệu văn chương Việt, củng cố được thị trường sách văn học trong nước và tăng cường phổ biến ra nước ngoài để thế giới biết đến chúng ta nhiều hơn.
- Một tác phẩm đỉnh cao có lẽ phải là một tác phẩm phá vỡ những định kiến cũ đã ngự trị trong lịch sử, mở ra những chân trời mới của nhận thức và thẩm mỹ, mang đặc trưng nghệ thuật riêng. Nó phải để cập đến cái hiện thực lớn của đất nước đang chi phối hàng triệu người, lay đổ những tín điều ngu ngốc, những mù quáng của các thế hệ và phải làm rung lên những nhịp đập say mê, có sức hấp dẫn lớn lao với công chúng. Nhưng chúng ta làm thế nào để có được một tác phẩm như thế nếu thiếu những con người dũng cảm dám dấn thân, thiếu những người dám đương đầu với sự bảo thủ, lạc hậu, những thế lực có chân rết tua tủa bảo vệ cho cái xấu, cái ác và thiếu cả sự tự do cần thiết trong xuất bản, thiếu sự đoàn kết của những người có trí tuệ cùng khát vọng chiến đấu cho lương tâm con người? Trước mắt nhà văn bây giờ có nhiều điều nhức nhối và nghịch lý. Đó là sự mất gốc. Đó là sự biến chất, đánh mất lương tâm và phẩm giá. Đó là sự dối trá ghê người tràn ngập. Đó là sự teo tóp của trí tuệ con người trong một xã hội đồng tiền và sự lưu manh hóa thắng thế… Nhiều, nhiều lắm… Những điều đó có thể là chất liệu, là ý tưởng cho những tác phẩm lớn…
- Tôi đã viết một mạch trong 30 tháng. Cuốn sách khoảng 350 ngàn từ. Bối cảnh chính của cuốn sách là cuộc đại khủng hoảng kinh tế và lạm phát trong nước. Có những kẻ siêu giàu cả trong và ngoài nước móc nối với một số kẻ cầm quyền tha hóa để tư lợi trên những dự án béo bở. Cuốn sách chủ trương xây dựng nhân vật điển hình về tầng lớp thương gia mới trong xã hội. Cảnh báo về sự vô luân, về sự lũng đoạn quyền lực, về con đường tăm tối của những kẻ chỉ vì lợi nhuận mà coi đồng loại như một công cụ, một đồ vật, làm giàu trên sự hủy hoại mạng sống và nhân cách của con người. Cuốn sách viết trong bối cảnh nền kinh tế mở, trong các luồng giao lưu toàn cầu nên cũng phác dựng cả những nhân tố mới làm biến đổi mọi mặt cuộc sống xã hội. Tôi nghĩ rằng hiện thực mới đang diễn ra trong xã hội ta là rất phức tạp, đa diện và nhà văn phải hết sức nỗ lực mới có thể khám phá được. Cuốn sách là một sự cảnh báo lớn, từ góc độ kinh tế để nói về nhân cách và những dấu hiệu hiểm nghèo của một thực tại đầy bừa bộn và những luồng chuyển động cuốn xoáy. Cuốn sách này cũng rất hấp dẫn vì nó được xây dựng trên một hệ thống đường dây truyện chặt chẽ, nhiều bất ngờ và những chi tiết đắt.
- Độc giả là người tôi hướng đến và mong muốn được đối thoại. Viết cuốn sách nào tôi cũng luôn nghĩ người đọc sẽ tiếp cận nó như thế nào.
- Đó là một thế hệ mới có học vấn khác trước, có tư duy và kiến thức mới. Nền văn học của chúng ta sẽ lột xác hoàn toàn, sẽ hội nhập vào thế giới, sẽ đa dạng, phong phú chính nhờ thế hệ sinh ra sau chiến tranh. Nhưng tôi vẫn muốn nhắc lại, sự đổi mới nào cũng phải bắt đầu từ tính dân tộc và mục đích nhân văn. Nếu không các cây bút trẻ sẽ lạc hướng và thất bại.
VanVN.Net – Ngày 10/4/2012, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học” được tổ chức trong một ngày. Buổi sáng, hội thảo khai mạc với sự có mặt của hơn 100 đại ...
VanVN.Net - Cụ Nguyễn Khắc Niêm (1889 – 1954) đỗ Hoàng giáp năm Đinh Mùi (1907) khi tròn 18 tuổi; trẻ thứ nhì trong lịch sử khoa cử Việt Nam, sau Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Khi vua Thành Thái mời các ...
VanVN.Net – Sáng 05/4/2012, tại hội trường Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Ban Nhà văn trẻ đã có buổi chuẩn bị cho tiết mục trình diễn thơ và văn xuôi ...
VanVN.Net - Từ trước đến nay, nhiều người (trong đó có tôi) vẫn cho rằng, không kể cuốn gia phả lịch sử viết dưới dạng tiểu thuyết chương hồi Hoan châu ký (cuối thế kỷ XVII, không rõ tác giả), thì ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn