Những ban đêm thành cột mốc tháng năm/ Đêm xanh vợi cũng trở thành đêm trắng/ Đêm thao thức đón chờ ánh sáng/ Đêm của chúng ta ấp ủ những mặt trời. (Đêm trắng - Nguyễn Văn Thạc)
Gửi thư    Bản in

Độc đáo "Tủ sách gia đình"

Trần Quốc Toàn - 22-11-2011 02:34:29 PM

VanVN.Net – Như tin đã đưa, Hội sách TP. Hồ Chí Minh lần thứ VII sẽ diễn ra từ ngày 19/3 đến 25/3/2012 tại Công viên Lê Văn Tám, quận 1, TP. HCM. Để cung cấp cho bạn đọc những thông tin thú vị về hoạt động văn hóa  này, VanVN.Net đăng tải bài viết về Hội sách lần thứ VI-2010...

Hội sách TP. Hồ Chí Minh lần thứ VI-2010 diễn ra từ 15-3 tới 21-3-2010 tại công viên Lê Văn Tám. Khoảng 200.000 tựa sách với 20 triệu bản sách chờ người đọc trong 471 gian hàng. Con số tựa sách và bản sách sẽ tăng hàng vạn nếu cộng thêm sách của các thư viện cá nhân được hội sách liên kết qua cuộc thi “tủ sách gia đình„ lần thứ III.

Muốn tham gia thi “Tủ sách gia đình„ mỗi tủ sách ít nhất phải có 1.000 tựa sách. Năm nay có 22 gia đình dự thi, con số họ thêm vào ngày hội ít nhất cũng là 22.000. Nói ít nhất là vì, chỉ riêng tủ sách được xếp hạng nhất của nhà giáo Phạm Chí Thiện đã là hơn 10.000.

Nhưng chất lượng và công dụng sách của các tủ sách gia đình mới là đóng góp thú vị của mảng sách này. Xin giới thiệu một vài tủ sách độc đáo nhờ gắn liền với nghề nghiệp, sở thích của mỗi chủ nhân. Tủ sách giải khuyến khích của ông Minh Đăng Khánh ở Gò Vấp TP. Hồ Chí Minh phần nhiều là sách tiếng Nga được xây dựng đã hơn 50 năm, kể từ khi chủ nhân bắt đầu tự học tiếng Nga để rồi trở thành dịch giả của hàng trăm tựa sách, trong đó có cuốn “Ông già Khốt -ta- bít” cuốn hút nhiều triệu độc giả nhỏ tuổi. Tại đây có bản chép tay năm 1965 quyển “Bông hồng vàng” của Pau- tốp-xki sách quý hiếm thời đất nước còn chia cắt. Sau 1975 tủ sách này từ Hà Nội theo ông Khánh vào TP. HCM. Tiếng Nga, văn học Nga hiện đại sớm có mặt tại thành phố mới giải phóng từ cửa mở của gia đình này. Với dấu ấn giao lưu văn hóa Việt - Nga, tủ sách của ông Khánh như là một địa chỉ ngoại giao của một thành phố đang tích cực hội nhấp với thế giới.

Tủ sách giải ba của ông Nguyễn Duy Nhường ở P.15, Q.10, TP. HCM có tên gọi Minh minh thư uyển được xây dựng và gìn giữ cẩn thận từ năm 1942. Đó là tủ sách công cụ của một người sống vì sách, sống bằng sách. Bên tủ sách nhà mình, ông lao động chữ nghĩa để từ độc giả trở thành tác giả. Trong tủ sách này có gần 80 tựa sách là biên khảo và sáng tác của chủ nhân. Bằng đóng góp này tủ sách gia đình như là nơi cháu con cất giữ thành quả lao động của ông bà, cha mẹ, là nơi lưu giữ nếp nhà. Nét độc đáo của Minh Minh Thư Uyển là số lượng khá lớn các bản sách quà tặng chủ nhân với thủ bút của các tác giả nổi tiếng Mộng Tuyết, Ngân Giang, Lê Văn Siêu, Nguyễn Hiến Lê, Vũ Khiêu, Toan Ánh, Hoàng Xuân Hãn…

Ông Phạm Chí Thiện

Độc đáo hơn cả vẫn là tủ sách giải nhất của ông Phạm Chí Thiện. Gọi là tủ sách, nhưng tủ trong nhà không đủ sức chứa, sách phải xếp vào 40 thùng sắt tây, gửi bà con nội ngoại, gửi hàng xóm. Gọi là tủ sách gia đình, những trung bình mỗi ngày đón 15 bạn đọc không phải người nhà tới đọc miễn phí và đã phục vụ hàng nghìn lượt người (gồm sinh viên, học sinh, giáo sư, giảng viên, nhà nghiên cứu…). Là tủ sách nhà quê, xa tỉnh lị, càng xa thủ đô, nhưng sách “quý tộc„ không hiếm, đó là từ điển Khang Hy, từ điển Từ Nguyên, Bách khoa thư của Nga, của Anh, của Pháp, của Tây Ban Nha… có quyển bìa mạ vàng nặng tới trên 50kg. Là tủ sách của một ông giáo hưu non, những sách “già„ trên trăm tuổi cũng có cả ngàn quyển...

Ông Thiện người xã Láng Triệu, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương dù học Tổng hợp văn Hà Nội, nhưng ra trường lại xin về dạy học tại huyện nhà để tiện giữ sách, rồi hưu non để có thời gian săn lùng sách. Hỏi về những chuyến săn lùng ấy, ông Thiện kể:

“Tôi đam mê sách từ nhỏ. Đến khi có điều kiện thì  đi khắp nơi để mua cho được sách quý, hiếm. Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Huế, các tỉnh Tây Nguyên, TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu....cứ nghe đâu có sách quý hiếm là tìm tới dù càng ngày càng xa. Bộ "Vĩnh Lạc đại điển" tôi đổi bằng 1 đài Sharp, một đồng hồ SK, 7 cái áo bay Tiệp cùng 1 triệu bạc cho một người Việt gốc Hoa ở Hòa Bình. Bằng ấy thứ là tất cả tài sản tôi có lúc ấy. Nhưng sách kia cũng là gia tài vô cùng quý giá, tôi có trọn bộ 70 tập trong khi Thư viện Quốc Gia chỉ có 40 tập. Có lần, tôi  xuống chợ Rồng (Nam Định) để hỏi mua lại cuốn "Thú chơi cổ ngoạn" của Vương Hồng Sến bản in trước 1975. Đến nơi, thấy chủ nhân của bộ sách rất yêu mến và trân trọng nó nên tôi không nỡ cất lời hỏi mua. Nhưng rồi qua trò chuyện, vị chủ nhân lại chủ động xin nhượng lại với giá gần như cho không vì lẽ "để cho ông Thiện giữ thì mới còn". Ông ấy hiểu và tin vào cách giữ của tôi. Để những cuốn sách không bị lãng quên, không bị mất, tốt nhất là giữ nó trong lòng người. Nhưng, muốn vào tấm lòng phải đi qua lỗ tai, con mắt. Phải tổ chức đọc sách. Tôi cố gắng xây dựng tủ sách nhà mình thành một thư viện nhỏ giữa làng„

Khi biết tôi hỏi để viết bài cho Thế Giới Mới, ông Thiện nói thêm.:“Tôi là học trò thầy Lê Khắc Hân từng là phóng viên báo này. Tủ sách của tôi có Gương mặt thời giannhững giọt nắng tập hợp các bài viết của thầy tôi „.

Phải quản lí hơn vạn cuốn sách mà vẫn nhớ tên hai hai cuốn của thầy mình. Đó cũng là nét đẹp chỉ có được ở các tủ sách gia đình.

Lên đầu trang

Tiêu đề

Hiện tại không có bình luận nào.

Viết bình luận của bạn


Các tin mới hơn