VanVN.Net - Theo Từ điển văn học, tập II, NXB Khoa học xã hội, năm 1984, thì “Thạch Lam sinh ngày 7 tháng 7 năm 1910 tại Hà Nội, trong một gia đình công chức gốc quan lại”, thuộc dòng họ Nguyễn Tường quê ở thị trấn Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Thuở nhỏ tên ông là Nguyễn Tường Vinh, sau mới đổi là Nguyễn Tường Lân, ngoài bút danh Thạch Lam còn có bút danh Việt Sinh...
Thời niên thiếu, hầu như kỳ nghỉ hè nào Thạch Lam cũng về sống ở quê Cẩm Giàng, do vậy, đời sống miền quê này đã thấm vào tâm hồn và suy ngẫm của ông, rồi vào văn chương của ông sau này một cách tự nhiên. Do có một trí tuệ rất xuất sắc, Thạch Lam đi học rất sớm và học giỏi đến mức phải khai tăng thêm 5 tuổi để đi thi lấy bằng Thành chung. Ông vào học Trường Canh nông một thời gian, rồi học Trường Albert Sarraut, tốt nghiệp Tú tài phần thứ nhất, thì bắt đầu đi làm báo cùng các anh trai là Nhất Linh và Hoàng Đạo. Rất đặc biệt là bảy anh em nhà Nguyễn Tường, trừ ngời con gái và người anh cả là Nguyễn Tường Thụy không viết văn làm báo, còn năm người đều sống bằng nghề viết văn, làm báo, trong đó thực sự nổi trội trên văn đàn là Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam), Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long) và Thạch Lam. Một nhà có ba anh em đều là những nhà văn nổi tiếng, và anh em họ chung lưng hiệp sức lập ra một văn đoàn (Tự lực văn đoàn), do họ làm trụ cột, là một hiện tượng đặc sắc trong đời sống văn chương Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
Từ năm 1932 Thạch Lam tham gia biên tập tuần báo Phong hoá, người anh là Nhất Linh làm chủ bút, cơ quan ngôn luận của Tự lực văn đoàn; rồi biên tập tuần báo Ngày nay từ năm 1936 (thay thế báo Phong hoá bị đóng cửa). Bắt đầu làm báo, ông cũng bắt tay vào viết những truyện ngắn đầu tiên, và hầu hết đều đăng báo trớc khi thành sách. Tác phẩm chính của ông là Gió đầu mùa (tập truyện ngắn, 1937), Nắng trong vườn (tập truyện ngắn, 1938), Ngày mới (truyện dài, 1939), Theo dòng (tiểu luận văn học, 1941), Sợi tóc (tập truyện ngắn, 1942), Ba mơi sáu phố phường (tuỳ bút, một năm sau khi ông mất mới xuất bản, 1943). Thạch Lam nhanh chóng nổi tiếng trên văn đàn với ngôn ngữ văn chương rất tinh tế và đa cảm. Là nhà văn tài năng hàng đầu trong Tự lực văn đoàn, nhưng khác với Nhất Linh, Hoàng Đạo và Khái Hưng, Thạch Lam có khuynh hướng đi gần với hiện thực, và đáng nói hơn cả là ông có một tình cảm thật sâu đằm, chân thành nghiêng hẳn về người nghèo. Nhiều truyện ngắn của Thạch Lam gợi được mối thương cảm, và nhiều khi ông ông mô tả cuộc sống khốn khổ của những con ngời có số phận hẩm hiu, thua thiệt, như biểu lộ một nỗi bất bình xã hội. Chẳng hạn truyện Người học trò, kể về một học trò nghèo không kiếm được việc làm, hết đường sống, phải tự tử. Truyện Đói, nhà văn viết về một thanh niên bị cơn đói dày vò hành hạ đến mức mất hết cả lòng tự trọng và nhân cách. Còn truyện Tối ba mươi, kể về tâm trạng đớn đau quặn thắt và những giọt nớc mắt tha hương không sao cầm nổi của hai cô gái giang hồ trơ trọi trong cái nhà “xăm” giữa Hà Nội trong giờ khắc giao thừa…Thạch Lam là nhà văn hết sức cảm thông những người phụ nữ có thân phận vất vả, cực nhọc. Trong truyện Cô hàng xén, nhà văn viết về một phụ nữ chịu thương chịu khó, tận tuỵ đến nhẫn nhục, mà cuộc đời chỉ mòn mỏi, toàn chắp vá những buồn tủi, lo âu…
Theo hồi ký của bà Nguyễn Thị Thế, người chị gái sát trên Thạch Lam, trong nhà gọi là chị Năm, thì “trong gia đình chỉ mình chú Sáu (Thạch Lam) là nghèo nhất. Nhà tranh vách đất, thậm chí đến cái mền cũng không có tiền mua. Một hôm sang sớm kêu chú có việc, thấy nằm đắp cái chăn dạ mỏng, vì lạnh quá nên đắp thêm cả chăn trải bàn và áo mưa nữa. Nhà ở ven Hồ Tây, mùa đông lạnh giá làm sao chịu nổi. Tôi hỏi thím Sáu cái mền bông đặt tiền cùng với chị đâu không mang ra đắp. Thím nói cái mền có ba đồng, đặt trước một đồng rồi, còn lại hai đồng thôi mà em vay không được nên đành bỏ mất, có lấy được đâu”. (Hồi ký này đăng báo Sống- Sài Gòn, 1974). Như vậy đủ thấy, nhà văn tài danh của Tự lực văn đoàn cũng thấm thía cái nghèo khó của cuộc đời thực. Vậy nên, trong Tự lực văn đoàn, duy nhất có ông trở thành “nhà văn có những truyện khá chân thực, cảm động về cuộc sống cùng khổ của người lao động: Một cơn giận- tình cảm của gia đình một người phu xe; Nhà mẹ Lê là câu chuyện thương tâm về một gia đình nông dân nghèo đông con, sống đói rét, cơ cực”- Từ điển Văn học, tập II, NXB Khoa học xã hội, 1984. Nhà văn, bằng tài năng của mình, dựng nên gia đình nhà mẹ Lê, người mẹ còm cõi và mười một đứa con, đông đến nỗi hàng xóm đôi khi phải nhắc mẹ đếm lại con, kẻo quên mất. Gia đình đó ngụ trong một túp lều nát ở chợ, sinh nhai bằng làm thuê, mò cua bắt ốc, bòn mót hạt lúa, củ khoai, củ ráy. Rồi trong ngày giáp hạt, quẫn bách, người mẹ đi vay gạo và bị nhà giàu xua chó ra cắn chết… Chúng tôi có nhận xét rằng, văn chương của nhóm Tự lực văn đoàn, là văn chương lãng mạn, nhiều khi như muốn ru ngủ người đọc nhàn hạ. Vậy mà Thạch Lam tách biệt hẳn ra, như là một nhà văn theo lối hiện thực phê phán vậy. Văn ông sống bền vơí thời gian chính bởi nó là văn chương mang sự sống thực, văn chương viết vì cuộc sống con người!
Văn Thạch Lam, như con người ông vậy, sống lặng lẽ và chi chút thương cảm. Nhà ông ở làng Yên Phụ, mé sân sát tới Hồ Tây có cây liễu do chính Thạch Lam trồng, cành lá rủ xuống gần mặt nước. Như ngời bạn văn ít tuổi của ông, là nhà thơ Huyền Kiêu, đã đặc tả: “Tây Hồ có danh sĩ/ Nhà thì ở nhà tranh/ Cửa trúc cài phên gió/ Trước thềm bóng liễu xanh”. Sống ở nơi như vậy, hợp với người hay trầm mặc. Đúng như Thế Lữ viết: “Thạch Lam là con người trầm lặng, bao nhiêu băn khoăn về nghệ thuật, bao nhiêu tư tưởng, cũng như bao nhiêu tình cảm rung động lúc nào cũng chất chứa dồi dào trong tâm trí”. Và Thế Lữ còn viết: “Không có sáng tác nào của Thạch Lam mà không có rất nhiều Thạch Lam trong đó. Gió bụi xa xa, hương ruộng lúa, mùi rạ phơi, tiếng lá tre rẽo rét, thứ bóng tối uất ức nhẫn nại của đời thôn quê dưới mái lá nát…” (Báo Thanh Nghị ngày 16-6-1943). Còn trong thiên tạp bút đăng báo Văn (Sài Gòn) ngày 15-6-1965, của Thế Uyên, người cháu của Thạc Lam, cho ta hiểu văn của ông hơn: “ Truyện ngắn Hai chị em (chắc Thế Uyên muốn nói đến truyện Hai đứa trẻ) bán hàng xén ở phố huyện kế ga xe lửa cố gắng thức đợi tàu tối đi qua…Cô chị là mẹ tôi, đứa em trai là Thạch Lam, bà già mua rượu là một người có họ xa, khung cảnh là khu phố huyện sau nhà ga Cẩm Giàng, ghi tả lại đầy đủ từng chi tiết. Gia đình bác Lê với đàn con nheo nhóc là gia đình một hàng xóm hồi nhỏ…” Với kinh nghiệm văn học của mình, chúng tôi hiểu rằng, trong nếp nhà tranh, cửa trúc nhỏ, bên bờ Hồ Tây tĩnh mịch, nhà văn Thạch Lam đã đem hết những gì mình đã sống với bao nhiêu tư tởng, bao nhiêu rung cảm ra để tạo nên những truyện ngắn hết sức giản dị mà cũng vô cùng tinh tế. Như Thế Lữ nhận xét, đó là “những trang châu báu”, ông đem tặng cho đời.
Nhà văn Đỗ Đức Thu trong thiên hồi ức Thạch Lam (Báo Văn- Sài Gòn, ngày 15-6-1965), có đoạn: “ Ngày ngày, sau công việc ở toà báo, Thạch Lam thường lang thang các phố, hoặc một mình hoặc với một vài người bạn. Họ im lặng đếm bước giữa đám người đông đúc, mà tâm hồn vẫn đơn lẻ…Nhất là về đêm, khi đời sống đã dồn vào những căn nhà đóng kín, thành phố lặng lẽ dưới ánh điện lạnh lùng chiếu mấy cảnh binh hoặc phu xe kéo. Thạch Lam có cảm tưởng thành phố là của mình…lang thang cho tới hai, ba giờ sáng rồi về trước chợ Đồng Xuân, xem họp những phiên chợ xanh. Đó là những nông gia các vùng lân cận mang thực phẩm vào cung cấp cho thành phố. Rau đậu bầu bí hoa quả mới hái còn đẫm sương, bày la liệt đầy một khu trước chợ, đủ các màu xanh rờn dưới ánh đèn nhợt nhạt. Nhà văn ngắm không chán mắt, ra ngồi uống cốc trà nóng pha đường ở hàng nước cô Dần, rồi lững thững trở về viết lên giấy những ý tưởng đã thai nghén trong ngày hôm ấy…” Mời năm làm báo, từ 1932 đến 1942, Thạch Lam có biết bao nhiêu lần sau giờ làm báo đi lang thang các phố như vậy? Chắc là không ít. Tất cả các truyện ngắn và truyện dài của Thạch Lam, là do ông huy động sự sống trong ông hai mơi năm đầu đời mà sáng tạo nên. Còn thiên tuỳ bút Hà Nội ba mơi sáu phố phường, ông viết dọc suốt thời gian mười năm cuối đời theo cách như vậy. Trong Lời mở đầu cuốn tuỳ bút, Thạc Lam viết: “Người Pháp có Pari, người Anh có Luân Đôn, người Tàu có Thượng Hải…Chúng ta cũng có Hà Nội, một thành phố có nhiều vẻ đẹp, vì Hà Nội đẹp thật và cũng vì chúng ta yêu mến- yêu mến Ha Nội với tâm hồn ngời Hà Nội…” Thạch Lam đặt vấn đề nh thế, và ông viết những trang sách về từng mảng, từng mảng cuộc sống đẹp lấp lánh của Hà Nội, kết lại với nhau thành Hà Nội ba mơi sáu phố phường. Đây chính là những trang lịch sử, không phải sử viết về những biến thiên, hưng phế, mà là nhưng trang sử ghi lại sự sống của con người ở đô thành “với tất cả những phong tục, tập quán, những nhân vật kỳ khôi, với tất cả những cái vui, cái buồn, cái tức, cái giận nho nhỏ sống trong bóng tối không tên, không tuổi, không tiếng tăm lưu lại đời sau”. Đó là thứ sử mà không một sử gia nào hay nhà phong tục học, dân tộc học nào ghi lại bằng nhữnh trang thấm đẫm tình người, chứa chan hồn phố xá như Thạch Lam. Người đọc mai sau thấy được những phiên chợ xanh trước cổng Đồng Xuân, biết có một “hàng nước cô Dân”, biết món ăn đêm “sực tắc” là của Hà Nội từ xưa mà người ta rao bằng tiếng Tàu là “thực đắc” kèm theo tiếng “hai thân tre già gõ vào nhau như tiếng đi của một cô gái về đêm”. Trong thiên tuỳ bút của mình, Thạch lam viết rất hay về các thứ quà của Hà Nội, từ xôi, cháo, bún, miến, đến phở…,và bánh cuốn Thanh Trì thì “mỏng như tờ giấy và trong như lụa. Bánh chay thì thanh đạm. Bánh mặn đậm vì chút hành mỡ. Người bán bánh cuốn Thanh Trì đội mẹt và rổ trên đầu”…
Hà Nội ba mơi sáu phố phường là tác phẩm cuối cùng của Thạc Lam, và với nó, nhà văn đã đưa thể ký văn học lên một tầm mức mới, thành một ngôn ngữ văn chương nghệ thuật cao, tinh tế, đa cảm, và chứa đựng một chiều sâu văn hoá. Ta cũng biết, người kế theo đạt được thành công trong tuỳ bút, là Nguyễn Tuân. Thạch Lam có ý định viết tiếp một thiên bút ký nữa, đã đặt tên là Mười năm đèn lửa, nhưng rất tiếc, số phận không cho ông viết thêm pho sách đó. Thạch Lam đã mắc bệnh lao, đương thời coi là một chứng nan y. Theo Đỗ Đức Thu: “Khi được thầy thuốc cho biết, anh thốt lên hai tiếng “Không may!”. Thạch Lam không hề phàn nàn, vẫn làm công việc hàng ngày, cho đến một ngày…anh thất thanh gọi “Bách ơi, Bách!” Bác sĩ Nguyễn Tường Bách đang ở ngoài sân vội chạy vào, thì Thạch Lam đã nằm xuống, thành người thiên cổ”. Đó là ngày 28 tháng 6 năm 1942.
Những năm từ 1932 đến 1942, Tự lực văn đoàn đã có đóng góp lớn là đem đến cho văn chương nước Việt ta một giọng điệu mới mẻ hẳn lên theo hướng, như Phong Lê đánh giá là “sang trọng, xa lạ, kiểu cách, và nhanh chóng lạc hậu trước sự phát triển của văn xuôi hiện thực”. Chúng tôi thì nghĩ rằng, Tự lực văn đoàn còn có một Thạch Lam không thể phai mờ trong văn chương Việt Nam hiện đại, thì cũng đáng tự hào lắm chứ!
VanVN.Net - Theo Từ điển văn học, tập II, NXB Khoa học xã hội, năm 1984, thì “Thạch Lam sinh ngày 7 tháng 7 năm 1910 tại Hà Nội, trong một gia đình công chức gốc quan lại”, thuộc dòng họ Nguyễn Tường quê ở thị trấn Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Thuở nhỏ tên ông là Nguyễn Tường Vinh, sau mới đổi là Nguyễn Tường Lân, ngoài bút danh Thạch Lam còn có bút danh Việt Sinh...
Thời niên thiếu, hầu như kỳ nghỉ hè nào Thạch Lam cũng về sống ở quê Cẩm Giàng, do vậy, đời sống miền quê này đã thấm vào tâm hồn và suy ngẫm của ông, rồi vào văn chương của ông sau này một cách tự nhiên. Do có một trí tuệ rất xuất sắc, Thạch Lam đi học rất sớm và học giỏi đến mức phải khai tăng thêm 5 tuổi để đi thi lấy bằng Thành chung. Ông vào học Trường Canh nông một thời gian, rồi học Trường Albert Sarraut, tốt nghiệp Tú tài phần thứ nhất, thì bắt đầu đi làm báo cùng các anh trai là Nhất Linh và Hoàng Đạo. Rất đặc biệt là bảy anh em nhà Nguyễn Tường, trừ ngời con gái và người anh cả là Nguyễn Tường Thụy không viết văn làm báo, còn năm người đều sống bằng nghề viết văn, làm báo, trong đó thực sự nổi trội trên văn đàn là Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam), Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long) và Thạch Lam. Một nhà có ba anh em đều là những nhà văn nổi tiếng, và anh em họ chung lưng hiệp sức lập ra một văn đoàn (Tự lực văn đoàn), do họ làm trụ cột, là một hiện tượng đặc sắc trong đời sống văn chương Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
Từ năm 1932 Thạch Lam tham gia biên tập tuần báo Phong hoá, người anh là Nhất Linh làm chủ bút, cơ quan ngôn luận của Tự lực văn đoàn; rồi biên tập tuần báo Ngày nay từ năm 1936 (thay thế báo Phong hoá bị đóng cửa). Bắt đầu làm báo, ông cũng bắt tay vào viết những truyện ngắn đầu tiên, và hầu hết đều đăng báo trớc khi thành sách. Tác phẩm chính của ông là Gió đầu mùa (tập truyện ngắn, 1937), Nắng trong vườn (tập truyện ngắn, 1938), Ngày mới (truyện dài, 1939), Theo dòng (tiểu luận văn học, 1941), Sợi tóc (tập truyện ngắn, 1942), Ba mơi sáu phố phường (tuỳ bút, một năm sau khi ông mất mới xuất bản, 1943). Thạch Lam nhanh chóng nổi tiếng trên văn đàn với ngôn ngữ văn chương rất tinh tế và đa cảm. Là nhà văn tài năng hàng đầu trong Tự lực văn đoàn, nhưng khác với Nhất Linh, Hoàng Đạo và Khái Hưng, Thạch Lam có khuynh hướng đi gần với hiện thực, và đáng nói hơn cả là ông có một tình cảm thật sâu đằm, chân thành nghiêng hẳn về người nghèo. Nhiều truyện ngắn của Thạch Lam gợi được mối thương cảm, và nhiều khi ông ông mô tả cuộc sống khốn khổ của những con ngời có số phận hẩm hiu, thua thiệt, như biểu lộ một nỗi bất bình xã hội. Chẳng hạn truyện Người học trò, kể về một học trò nghèo không kiếm được việc làm, hết đường sống, phải tự tử. Truyện Đói, nhà văn viết về một thanh niên bị cơn đói dày vò hành hạ đến mức mất hết cả lòng tự trọng và nhân cách. Còn truyện Tối ba mươi, kể về tâm trạng đớn đau quặn thắt và những giọt nớc mắt tha hương không sao cầm nổi của hai cô gái giang hồ trơ trọi trong cái nhà “xăm” giữa Hà Nội trong giờ khắc giao thừa…Thạch Lam là nhà văn hết sức cảm thông những người phụ nữ có thân phận vất vả, cực nhọc. Trong truyện Cô hàng xén, nhà văn viết về một phụ nữ chịu thương chịu khó, tận tuỵ đến nhẫn nhục, mà cuộc đời chỉ mòn mỏi, toàn chắp vá những buồn tủi, lo âu…
Theo hồi ký của bà Nguyễn Thị Thế, người chị gái sát trên Thạch Lam, trong nhà gọi là chị Năm, thì “trong gia đình chỉ mình chú Sáu (Thạch Lam) là nghèo nhất. Nhà tranh vách đất, thậm chí đến cái mền cũng không có tiền mua. Một hôm sang sớm kêu chú có việc, thấy nằm đắp cái chăn dạ mỏng, vì lạnh quá nên đắp thêm cả chăn trải bàn và áo mưa nữa. Nhà ở ven Hồ Tây, mùa đông lạnh giá làm sao chịu nổi. Tôi hỏi thím Sáu cái mền bông đặt tiền cùng với chị đâu không mang ra đắp. Thím nói cái mền có ba đồng, đặt trước một đồng rồi, còn lại hai đồng thôi mà em vay không được nên đành bỏ mất, có lấy được đâu”. (Hồi ký này đăng báo Sống- Sài Gòn, 1974). Như vậy đủ thấy, nhà văn tài danh của Tự lực văn đoàn cũng thấm thía cái nghèo khó của cuộc đời thực. Vậy nên, trong Tự lực văn đoàn, duy nhất có ông trở thành “nhà văn có những truyện khá chân thực, cảm động về cuộc sống cùng khổ của người lao động: Một cơn giận- tình cảm của gia đình một người phu xe; Nhà mẹ Lê là câu chuyện thương tâm về một gia đình nông dân nghèo đông con, sống đói rét, cơ cực”- Từ điển Văn học, tập II, NXB Khoa học xã hội, 1984. Nhà văn, bằng tài năng của mình, dựng nên gia đình nhà mẹ Lê, người mẹ còm cõi và mười một đứa con, đông đến nỗi hàng xóm đôi khi phải nhắc mẹ đếm lại con, kẻo quên mất. Gia đình đó ngụ trong một túp lều nát ở chợ, sinh nhai bằng làm thuê, mò cua bắt ốc, bòn mót hạt lúa, củ khoai, củ ráy. Rồi trong ngày giáp hạt, quẫn bách, người mẹ đi vay gạo và bị nhà giàu xua chó ra cắn chết… Chúng tôi có nhận xét rằng, văn chương của nhóm Tự lực văn đoàn, là văn chương lãng mạn, nhiều khi như muốn ru ngủ người đọc nhàn hạ. Vậy mà Thạch Lam tách biệt hẳn ra, như là một nhà văn theo lối hiện thực phê phán vậy. Văn ông sống bền vơí thời gian chính bởi nó là văn chương mang sự sống thực, văn chương viết vì cuộc sống con người!
Văn Thạch Lam, như con người ông vậy, sống lặng lẽ và chi chút thương cảm. Nhà ông ở làng Yên Phụ, mé sân sát tới Hồ Tây có cây liễu do chính Thạch Lam trồng, cành lá rủ xuống gần mặt nước. Như ngời bạn văn ít tuổi của ông, là nhà thơ Huyền Kiêu, đã đặc tả: “Tây Hồ có danh sĩ/ Nhà thì ở nhà tranh/ Cửa trúc cài phên gió/ Trước thềm bóng liễu xanh”. Sống ở nơi như vậy, hợp với người hay trầm mặc. Đúng như Thế Lữ viết: “Thạch Lam là con người trầm lặng, bao nhiêu băn khoăn về nghệ thuật, bao nhiêu tư tưởng, cũng như bao nhiêu tình cảm rung động lúc nào cũng chất chứa dồi dào trong tâm trí”. Và Thế Lữ còn viết: “Không có sáng tác nào của Thạch Lam mà không có rất nhiều Thạch Lam trong đó. Gió bụi xa xa, hương ruộng lúa, mùi rạ phơi, tiếng lá tre rẽo rét, thứ bóng tối uất ức nhẫn nại của đời thôn quê dưới mái lá nát…” (Báo Thanh Nghị ngày 16-6-1943). Còn trong thiên tạp bút đăng báo Văn (Sài Gòn) ngày 15-6-1965, của Thế Uyên, người cháu của Thạc Lam, cho ta hiểu văn của ông hơn: “ Truyện ngắn Hai chị em (chắc Thế Uyên muốn nói đến truyện Hai đứa trẻ) bán hàng xén ở phố huyện kế ga xe lửa cố gắng thức đợi tàu tối đi qua…Cô chị là mẹ tôi, đứa em trai là Thạch Lam, bà già mua rượu là một người có họ xa, khung cảnh là khu phố huyện sau nhà ga Cẩm Giàng, ghi tả lại đầy đủ từng chi tiết. Gia đình bác Lê với đàn con nheo nhóc là gia đình một hàng xóm hồi nhỏ…” Với kinh nghiệm văn học của mình, chúng tôi hiểu rằng, trong nếp nhà tranh, cửa trúc nhỏ, bên bờ Hồ Tây tĩnh mịch, nhà văn Thạch Lam đã đem hết những gì mình đã sống với bao nhiêu tư tởng, bao nhiêu rung cảm ra để tạo nên những truyện ngắn hết sức giản dị mà cũng vô cùng tinh tế. Như Thế Lữ nhận xét, đó là “những trang châu báu”, ông đem tặng cho đời.
Nhà văn Đỗ Đức Thu trong thiên hồi ức Thạch Lam (Báo Văn- Sài Gòn, ngày 15-6-1965), có đoạn: “ Ngày ngày, sau công việc ở toà báo, Thạch Lam thường lang thang các phố, hoặc một mình hoặc với một vài người bạn. Họ im lặng đếm bước giữa đám người đông đúc, mà tâm hồn vẫn đơn lẻ…Nhất là về đêm, khi đời sống đã dồn vào những căn nhà đóng kín, thành phố lặng lẽ dưới ánh điện lạnh lùng chiếu mấy cảnh binh hoặc phu xe kéo. Thạch Lam có cảm tưởng thành phố là của mình…lang thang cho tới hai, ba giờ sáng rồi về trước chợ Đồng Xuân, xem họp những phiên chợ xanh. Đó là những nông gia các vùng lân cận mang thực phẩm vào cung cấp cho thành phố. Rau đậu bầu bí hoa quả mới hái còn đẫm sương, bày la liệt đầy một khu trước chợ, đủ các màu xanh rờn dưới ánh đèn nhợt nhạt. Nhà văn ngắm không chán mắt, ra ngồi uống cốc trà nóng pha đường ở hàng nước cô Dần, rồi lững thững trở về viết lên giấy những ý tưởng đã thai nghén trong ngày hôm ấy…” Mời năm làm báo, từ 1932 đến 1942, Thạch Lam có biết bao nhiêu lần sau giờ làm báo đi lang thang các phố như vậy? Chắc là không ít. Tất cả các truyện ngắn và truyện dài của Thạch Lam, là do ông huy động sự sống trong ông hai mơi năm đầu đời mà sáng tạo nên. Còn thiên tuỳ bút Hà Nội ba mơi sáu phố phường, ông viết dọc suốt thời gian mười năm cuối đời theo cách như vậy. Trong Lời mở đầu cuốn tuỳ bút, Thạc Lam viết: “Người Pháp có Pari, người Anh có Luân Đôn, người Tàu có Thượng Hải…Chúng ta cũng có Hà Nội, một thành phố có nhiều vẻ đẹp, vì Hà Nội đẹp thật và cũng vì chúng ta yêu mến- yêu mến Ha Nội với tâm hồn ngời Hà Nội…” Thạch Lam đặt vấn đề nh thế, và ông viết những trang sách về từng mảng, từng mảng cuộc sống đẹp lấp lánh của Hà Nội, kết lại với nhau thành Hà Nội ba mơi sáu phố phường. Đây chính là những trang lịch sử, không phải sử viết về những biến thiên, hưng phế, mà là nhưng trang sử ghi lại sự sống của con người ở đô thành “với tất cả những phong tục, tập quán, những nhân vật kỳ khôi, với tất cả những cái vui, cái buồn, cái tức, cái giận nho nhỏ sống trong bóng tối không tên, không tuổi, không tiếng tăm lưu lại đời sau”. Đó là thứ sử mà không một sử gia nào hay nhà phong tục học, dân tộc học nào ghi lại bằng nhữnh trang thấm đẫm tình người, chứa chan hồn phố xá như Thạch Lam. Người đọc mai sau thấy được những phiên chợ xanh trước cổng Đồng Xuân, biết có một “hàng nước cô Dân”, biết món ăn đêm “sực tắc” là của Hà Nội từ xưa mà người ta rao bằng tiếng Tàu là “thực đắc” kèm theo tiếng “hai thân tre già gõ vào nhau như tiếng đi của một cô gái về đêm”. Trong thiên tuỳ bút của mình, Thạch lam viết rất hay về các thứ quà của Hà Nội, từ xôi, cháo, bún, miến, đến phở…,và bánh cuốn Thanh Trì thì “mỏng như tờ giấy và trong như lụa. Bánh chay thì thanh đạm. Bánh mặn đậm vì chút hành mỡ. Người bán bánh cuốn Thanh Trì đội mẹt và rổ trên đầu”…
Hà Nội ba mơi sáu phố phường là tác phẩm cuối cùng của Thạc Lam, và với nó, nhà văn đã đưa thể ký văn học lên một tầm mức mới, thành một ngôn ngữ văn chương nghệ thuật cao, tinh tế, đa cảm, và chứa đựng một chiều sâu văn hoá. Ta cũng biết, người kế theo đạt được thành công trong tuỳ bút, là Nguyễn Tuân. Thạch Lam có ý định viết tiếp một thiên bút ký nữa, đã đặt tên là Mười năm đèn lửa, nhưng rất tiếc, số phận không cho ông viết thêm pho sách đó. Thạch Lam đã mắc bệnh lao, đương thời coi là một chứng nan y. Theo Đỗ Đức Thu: “Khi được thầy thuốc cho biết, anh thốt lên hai tiếng “Không may!”. Thạch Lam không hề phàn nàn, vẫn làm công việc hàng ngày, cho đến một ngày…anh thất thanh gọi “Bách ơi, Bách!” Bác sĩ Nguyễn Tường Bách đang ở ngoài sân vội chạy vào, thì Thạch Lam đã nằm xuống, thành người thiên cổ”. Đó là ngày 28 tháng 6 năm 1942.
Những năm từ 1932 đến 1942, Tự lực văn đoàn đã có đóng góp lớn là đem đến cho văn chương nước Việt ta một giọng điệu mới mẻ hẳn lên theo hướng, như Phong Lê đánh giá là “sang trọng, xa lạ, kiểu cách, và nhanh chóng lạc hậu trước sự phát triển của văn xuôi hiện thực”. Chúng tôi thì nghĩ rằng, Tự lực văn đoàn còn có một Thạch Lam không thể phai mờ trong văn chương Việt Nam hiện đại, thì cũng đáng tự hào lắm chứ!
VanVN.Net – Ngày 10/4/2012, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học” được tổ chức trong một ngày. Buổi sáng, hội thảo khai mạc với sự có mặt của hơn 100 đại ...
VanVN.Net - Cụ Nguyễn Khắc Niêm (1889 – 1954) đỗ Hoàng giáp năm Đinh Mùi (1907) khi tròn 18 tuổi; trẻ thứ nhì trong lịch sử khoa cử Việt Nam, sau Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Khi vua Thành Thái mời các ...
VanVN.Net – Sáng 05/4/2012, tại hội trường Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Ban Nhà văn trẻ đã có buổi chuẩn bị cho tiết mục trình diễn thơ và văn xuôi ...
VanVN.Net - Từ trước đến nay, nhiều người (trong đó có tôi) vẫn cho rằng, không kể cuốn gia phả lịch sử viết dưới dạng tiểu thuyết chương hồi Hoan châu ký (cuối thế kỷ XVII, không rõ tác giả), thì ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn