Những ban đêm thành cột mốc tháng năm/ Đêm xanh vợi cũng trở thành đêm trắng/ Đêm thao thức đón chờ ánh sáng/ Đêm của chúng ta ấp ủ những mặt trời. (Đêm trắng - Nguyễn Văn Thạc)
Gửi thư    Bản in

Wolinski - nhà biếm họa tài ba dũng cảm

TS. Trần Thu Dung (từ Paris) - 09-01-2015 09:53:53 AM

VanVN.Net - Wolinski sinh năm 1934 ở Tunisie, vừa mới mất trong vụ thảm sát 07/01/2015 tại tuần báo Charlie Hebdo, khi ông đang cùng ban biên tập họp mặt đầu năm để chuẩn bị kế hoạch cho năm tới. Ông là tác giả của nhiều cuốn hoạt hình trào lộng nổi tiếng và là họa sỹ tranh biếm họa tài ba về mọi lĩnh vực chính trị văn hóa và chính trị xã hội.

Họa sỹ Wolinski

Ông được mời làm biên tập viên và họa sỹ biếm họa cho nhiều báo nổi tiếng như Nhân đạo, Paris Match, Hành động, Người Quan sát, Hara-Kiri, Nước Pháp buổi chiều... Ông là phụ trách biên tập tuần báo Charlie hebdo. Tờ báo Charlie Hebdo từng nổi tiếng vì tính chất trào lộng và biếm họa. Từ tháng hai 2006, nhân danh tự do báo chí, tuần báo Charlie Hebdo, như nhiều báo châu Âu khác đã đăng lại 12 bức biếm họa về Mohamet đăng trên tờ báo Đan Mạch Jyllands-Posten, khi họa sỹ này bị đe dọa tính mạng. Các nhà báo, họa sỹ châu Âu đã phản ứng sự đe dọa của đám Hồi giáo quá khích. Họ sẵn sàng ủng hộ tự do biểu cảm, tự do ngôn luận của người cầm bút, cầm cây cọ, phản đối sự vi phạm đến nhân quyền của con người. Mặc dù bị đe dọa, ông cùng với những người đồng nghiệp tiếp tục đấu tranh cho lý tưởng tự do. Tháng 11 năm 2011, báo Charlie Hebdo dưới sự chỉ đạo của Charlie vẫn tiếp tục ra một số đặc biệt với tựa đề “Luật đạo Hồi” với hình ảnh biếm họa Mohamet xấu xí. Hơn 400 ngàn tờ bán hết. Ngay hôm sau, khu của tòa soạn Charlie Hebdo bị đốt cháy. Chính phủ đã vạch rõ kẻ phá hoại là đám đạo Hồi cực đoan. Ngày  07/01/2015, hai tay khủng bố nhân danh đấng Alladhu đã lọt vào tòa soạn nã súng làm 12 người chết và 11 người bị thương. Wolinski đã bị thiệt mạng.

Họa sỹ Wolinski là nhà biếm họa có giá ở Pháp, từng đoạt nhiều giải về tranh biếm họa. Giải quốc tế Biếm họa Gat Perich (1998). Tháng giêng 2005 ông được tặng Bắc đẩu bội tinh vốn chỉ dành cho những người có công lớn với nước Pháp. Cũng năm đó, ông nhận giải về tranh hoạt hình của thành phố Angoulême, nơi hàng năm nổi tiếng về tổ chức hội tranh hoạt hình. Ông cũng từng tham gia với tư cách là chủ tịch hội đồng giám khảo trong các cuộc thi truyện tranh.

Ông là người đề cao vấn đề tự do luyến ái, ông đấu tranh cho quyền tự do của người phụ nữ về lĩnh vực này. Đó cũng là điểm mà đạo Hồi cấm kỵ.

Ông là tác giả của nhiều truyện tranh hoạt hình trào lộng: Tôi không muốn chết ngu đần (1968), Chúng chỉ nghĩ có vậy (1969), Họ không biết hạnh phúc của mình (1972), Cuộc đời không chỉ có ngoài chính trị (1970), Không nên mơ (1974), Người Pháp làm tôi bật cười (1975), Tội nghiệp các nàng (1999), Mấy tay đàn ông tội nghiệp (2001), Quyền phụ nữ và đàn ông (2002), Vấn đề sex của người Pháp (2010), Nước Pháp muôn năm (2013), Làng đàn bà (2014)… Chỉ riêng các tựa đề cũng nói lên chất trào lộng của ông và chủ đề chính là phụ nữ. Tranh biếm họa của ông rất phong phú, đa dạng, đều có nội dung trào lộng xung quanh vấn đề tự do của con người, sự chật chội, gò bó trong một số quy tắc của xã hội dẫn đến xúc phạm nhân quyền của người phụ nữ nói riêng và con người nói chung như đạo Hồi. Các nhà chính trị, tôn giáo đẻ ra những quy tắc để kìm hãm sự tiến triển khát vọng chân chính của con người vốn tự nhiên như tình yêu.

 

Tôi vẽ tranh cho từ điển Larousse: Chờ để tôi mặc quần vào đã

Ngụ ý của tác giả là có những lúc cần phải nghiêm túc. Larousse cũng là kiểu chơi chữ cô gái “tóc hung”. Ở đây vừa chơi chữ là “tôi vẽ cho tay “thích gái tóc hung”, cô này lại tưởng đưa vào từ điển Larousse nên vội đi mặc quần áo…

Từ Paris đến Istalbul

Đôi trai gái hai nước hôn nhau không phân biệt tôn giáo). Đạo hồi thường cấm cho phụ nữ yêu người tôn giáo khác.

 

Nước Pháp đang dò dẫm

Biếm họa ở bìa mặt hơi giống Hollande sau vụ đình đám của tổng thống đi thăm bồ bằng xe gắn máy ở Paris. Wonlinski trào lộng tất cả những gì “nực cười” trên thế giới chứ không phải riêng về thánh Mohamet. Tranh biếm họa của ông được rất nhiều bình luận trong nước và trên thế giới quan tâm. Không cái gì qua nổi con mắt tinh tường và cái nhìn trào lộng của ông. Nước Pháp tôn trọng tự do biểu cảm. Tranh của ông không hề bị cấm và được đăng lại của nhiều báo trong nước và trên thế giới và được đánh giá là thâm thúy. Ông có tài sử dụng các biếm họa sex, phụ nữ để nói về chính trị xã hội. Đó chính là tài nổi bật của ông mà nhiều họa sỹ biếm họa khâm phục.

Ông thường dùng các tên tác phẩm cổ điển nổi tiếng của Pháp để trào phúng cuộc sống hiện tại. Các nhà chính trị chỉ lý thuyết giả bộ ngây ngô thật thà nhưng cũng quanh đi là bình thường như chuyện gái.

Tôi cho xem tất

Ông trào lộng các cuộc thi nam vương, hoa hậu… Đàn bà quyết định giải thưởng Nam vương.

Thư viện quốc gia Mittérand năm 2012 đã tuyển lựa hơn 500 tranh biếm họa của ông, và tổ chức triển lãm nhân kỷ niệm 50 năm cuộc đời vẽ tranh của ông. Ông từng tham gia vẽ cho 40 tờ báo, và hơn trăm truyện tranh, nhiều áp phích, cho quảng cáo, kịch,  phim truyền hình… trong mọi lĩnh vực văn hóa. Riêng cái áp phích quảng cáo triển lãm đã  thấy rõ phụ nữ là chủ đề áp đảo các tranh trào lộng của ông nhưng lại ngầm chỉ vấn đề đang tồn đọng trong xã hội còn chất đầy mâu thuẫn mà các nhà lãnh đạo đang như con lừa cố gắng kéo.

Cái chết của Wolinski là vừa là nỗi đau buồn mất mát lớn, nhưng vừa là niềm tự hào của gia đình và của những người cùng lý tưởng đấu tranh cho tự do ngôn luận, và nhân quyền trên thế giới. Con gái ông Elsa Wolinski tuyên bố: “Bố tôi mất, nhưng lý tưởng của ông mãi mãi sống. Tôi sẽ tiếp tục lý tưởng của cha đấu tranh cho tự do. Tôi đã kế thừa được ADN của cha để dấn thân vào tranh đấu vì tự do”. Maryse Wolinski - vợ của ông nghẹn ngào nói: “Chồng tôi mất như một người chiến sỹ hy sinh vinh quang trên chiến trường”.

Mọi người khắp nơi trên thế giới cùng lý tưởng đề cao tự do đều coi Wolinski cũng như đồng nghiệp của ông Charlie, Cabu, Tignous là những người anh hùng đã hy sinh trên mặt trận văn hóa trong cuộc đấu tranh vì tự do ngôn luận trên toàn thế giới. Cả nước Pháp để cờ tang rủ ba ngày tưởng niệm những người đã mất vì tự do và bảo vệ chân lý của nền Cộng hòa Pháp. Ngày 08/01/2015 hàng ngàn người Pháp thắp nến xuống đường để biểu thị sự phẫn nộ trước những hành động man rợ của kẻ nhân danh Thánh Alladhu giết người đấu tranh vì tự do. Họ hô vang biểu ngữ “Tất cả chúng tôi đều là Charlie” như một sự thách thức khi tự do và dân chủ nước Pháp đang bị đe dọa. Bà thủ tưởng Merkel Angel cho đây là không chỉ là sự tự do dân chủ của nước Pháp bị đe dọa mà của toàn châu Âu. Tất cả các trường học, công sở sáng 08/01/2015 đều dành một phút mặc niệm cho những người vừa thiệt mạng vì tự do.

Wolinski cùng các đồng nghiệp của ông xứng đáng là người anh hùng trên mặt trận văn hóa đấu tranh cho lý tưởng tự do của nhân loại. Lý tưởng của ông mãi mãi sẽ được thắp sáng.

Lên đầu trang

Tiêu đề

Hiện tại không có bình luận nào.

Viết bình luận của bạn