VanVN.Net - Các trào lưu văn học nghệ thuật hiện đại chủ nghĩa đã xuất hiện từ đầu thế kỷ XX. Ở Việt Nam, người ta cũng đã bàn đến chúng từ lâu, nhưng đến nay, khi xuất hiện khái niệm hậu hiện đại, thì có vẻ như người ta đang quên mất khái niệm “chủ nghĩa hiện đại”. Vậy chủ nghĩa hiện đại là gì? Có lẽ chúng ta cũng cần phải xem lại vấn đề này.
Trước hết ta hãy xem xét các thuật ngữ “hiện đại” và “chủ nghĩa hiện đại” [tiếng Anh: “modern” và “modernism”; tiếng Pháp: “moderne” và “modernisme”].
Hầu hết các cuốn từ điển trong và ngoài nước đều định nghĩa “hiện đại” là một thuộc tính của các hiện tượng và sự vật thuộc thời hiện tại hoặc đương đại. Ngoài nghĩa chung này, hiện đại còn được dùng để chỉ một giai đoạn lịch sử cụ thể. Ví dụ trong sử học phương Tây, người ta coi giai đoạn từ năm 1453 – năm đánh dấu sự sụp đổ của Đế quốc La Mã phương Đông (tức Đế quốc Byzantium) và cũng là năm kết thúc thời trung đại – đến cuối thế kỷ XVIII, là giai đoạn của thời hiện đại. Tuy nhiên, gần đây có ý kiến cho rằng thời hiện đại được tính từ đầu chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay – năm 1914. Có vẻ như quan điểm này được nhiều người hưởng ứng hơn.
Với nghĩa “hiện đại” là những gì thuộc về thời hiện tại của chủ thể phát ngôn, ta có thể nói thời nào cũng có giai đoạn hiện đại. Song “hiện đại” còn có một nghĩa quan trọng nữa luôn được nhấn mạnh là “sự đổi mới”, là đối lập hay đoạn tuyệt với quá khứ.
Còn về thuật ngữ “chủ nghĩa hiện đại”, nhìn chung trên thế giới người ta thường coi đó là một phong trào đổi mới văn học nghệ thuật diễn ra chủ yếu ở phương Tây trên một phạm vi rộng lớn trong thời gian từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX; nó nổi loạn chống lại các giá trị bảo thủ của chủ nghĩa hiện thực và diễn ra trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật tạo hình, âm nhạc, phim ảnh và kiến trúc... Trong tinh thần đó, thuật ngữ “chủ nghĩa hiện đại” trong văn học nghệ thuật đồng nghĩa với thuật ngữ “nghệ thuật hiện đại”. Nó không được dùng để chỉ một chủ nghĩa, một trào lưu hay một trường phái duy nhất, mà nó được dùng để chỉ cả một phong trào bao gồm nhiều trào lưu, trường phải, cả một giai đoạn với nhiều chủ nghĩa khác nhau, được gọi là các chủ nghĩa hiện đại. Nói cách khác, khái niệm “modernism” trong tiếng Anh cần phải được hiểu là “nghệ thuật hiện đại” chứ không chỉ đơn thuần là “chủ nghĩa hiện đại”.
Chính vì thế mà từ điển bách khoa Encyclopedia Britannica 2004 (CD-ROM) của Anh đã giải thích từ “modern” trong tiếng Anh theo 4 nghĩa, trong đó nghĩa thứ tư nói rằng “modern” là “thuộc về hoặc có liên quan đến chủ nghĩa hiện đại: nó đồng nghĩa với ‘modernist’”. Còn thuật ngữ “modernism” trong tiếng Anh, theo Encyclopedia Britannica, thực chất không phải là một học thuyết, mà thực ra nó chỉ có nghĩa là: “1 - việc thực hành hoặc diễn đạt liên quan đến thời thời hiện đại; 2 - một xu hướng đổi mới tôn giáo trong thần học; 3 - lý luận và thực tiễn về nghệ thuật hoặc văn học hiện đại.” Như vậy, điều đặc biệt cần lưu ý là, giống như trong nhiều trường hợp “ism” khác, không phải lúc nào một thuật ngữ có đuôi “ism” cũng có nghĩa là “chủ nghĩa”. Song đây là do thói quen nên chúng ta tạm chấp nhận cách dịch “chủ nghĩa hiện đại” cho thuật ngữ tiếng Anh “modernism”, nhưng không nên coi nó là một lý thuyết chặt chẽ, mà chỉ là một thái độ, một chủ trương, hay một giai đoạn lịch sử. Từ điển bách khoa Le Petit Larousse của Pháp cũng giải thích tương tự như vậy đối với hai từ “moderne” và “modernisme”, trong đó, khi nói đến “moderne”, các tác giả còn dùng thuật ngữ “avant-garde” [“nghệ thuật / phong trào tiên phong”] để giải thích cho các trào lưu nghệ thuật hiện đại đầu thế kỷ XX. Cho nên, khi nói đến nghệ thuật đầu thế kỷ XX, ta phải hiểu rằng người ta có thể dùng thuật ngữ “nghệ thuật hiện đại” để thay cho thuật ngữ “chủ nghĩa hiện đại” hoặc “nghệ thuật tiên phong”, hoặc cũng có thể dùng thuật ngữ “chủ nghĩa hiện đại” hay “nghệ thuật tiên phong” để thay cho “nghệ thuật hiện đại”.
Bên cạnh đó còn xuất hiện thuật ngữ “phong trào tiên phong” trong văn học văn học nghệ thuật. Thuật ngữ này đã được dùng như là một tiêu chuẩn để xác định tính hiện đại của các trào lưu nghệ thuật mang tính đổi mới ở thời kỳ đầu thế kỷ XX. Chính vì thế, thuật ngữ “phong trào tiên phong” hay “chủ nghĩa tiên phong” được coi là đồng nghĩa với chủ nghĩa hiện đại hay nghệ thuật hiện đại.
Ở Việt nam, thuật ngữ “chủ nghĩa hiện đại” cũng xuất hiện trong các cuốn sách tra cứu. Ví dụ trong Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử và Nguyễn Khắc Phi chủ biên (Nxb. Giáo dục, 1992), mục từ “Chủ nghĩa hiện đại” được diễn giải như sau: “Thuật ngữ dùng để chỉ chung các trường phái văn nghệ phương Tây hiện đại như chủ nghĩa vị lai, chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa hiện sinh, tiểu thuyết dòng ý thức, tiểu thuyết mới...” (tr. 51). Đến năm 2004, cuốn sách này được bổ sung và chỉnh lý để làm thành bộ mới, và đến lần tái bản thứ ba của bộ mới này (Nxb. Giáo dục, 2009), mục từ này vẫn không có gì thay đổi (tr. 73). Còn trong cuốn sách 150 thuật ngữ văn học do Lại Nguyên Ân biên soạn (Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999), tác giả cũng liệt kê các trường phái văn học nghệ thuật xuất hiện từ đầu thế kỷ XX như chủ nghĩa biểu hiện, chủ nghĩa lập thể, chủ nghĩa vị lai, chủ nghĩa hoà đồng (unanimisme), chủ nghĩa tinh hoa (akmeisme), chủ nghĩa hình tượng, chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa trừu tượng, đến những trào lưu nảy sinh sau Thế chiến II như “kịch phi lý”, “tiểu thuyết mới”, “pop-art”, v.v... là chủ nghĩa hiện đại (tr. 68).
Như vậy, sự xuất hiện của thời hiện đại và của chủ nghĩa hiện đại, cũng như việc ghi nhận sự xuất hiện đó, có vẻ như không có gì phải bàn. Nhưng gần đây ở Việt Nam, có nhà phê bình lại cho rằng: Với tư cách là thuật ngữ của nghiên cứu văn học nghệ thuật và mỹ học, khái niệm modernism chỉ thông dụng ở Liên Xô và cộng đồng xã hội chủ nghĩa từ những năm 1960; rằng trong học thuật phương Tây (Tây Âu và Hoa Kỳ), thuật ngữ “chủ nghĩa hiện đại” chỉ đến những năm 1980 mới được thừa nhận là xác đáng để mô tả một tiến trình của lịch sử nghệ thuật.
Song trên thực tế sự việc lại không phải như vậy. Theo từ điển bách khoa Encyclopedia Britannica 2004, thì tính từ “hiện đại” trong tiếng Anh [“modern”] xuất hiện từ năm 1585; danh từ “chủ nghĩa hiện đại” trong tiếng Anh [“modernism”] xuất hiện năm 1737. Còn những công trình bàn về “hiện đại” và “chủ nghĩa hiện đại” hay “nghệ thuật hiện đại” cũng đã xuất hiện từ rất sớm ở phương Tây. Người ta cho rằng thuật ngữ “chủ nghĩa hiện đại” lần đầu tiên được sử dụng dưới dạng in ấn là trong các công trình nghiên cứu văn học nghệ thuật ở châu Mỹ Latin, sau đó mới lan truyền sang châu Âu. Cụ thể, năm 1888, nhà thơ người Nicaragua Rubén Darío (1867-1916) được coi là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “modernismo” (t. Tây Ban Nha /“chủ nghĩa hiện đại”/) trong bài tiểu luận “Văn học ở châu Mỹ Latin”, in trên tạp chí Revista de arte y cultura (Santiago, Chilê).[1] Đến năm 1890, Darío lại sử dụng thuật ngữ này hai lần nữa khi bàn về nhà thơ Pêru Ricardo Palma và về văn học Guatêmala. Thế là, đến năm 1899, Viện Hàn lâm Hoàng gia Tây Ban Nha đã đưa thuật ngữ “modernismo” vào lần xuất bản cuối cùng của cuốn từ điển tiếng Tây Ban Nha Diccionario de la Lengua.
Vậy là từ những năm cuối của thế kỷ XIX, thuật ngữ “chủ nghĩa hiện đại” đã chính thức được lưu hành ở châu Âu. Từ đó đến đầu thế kỷ XX, người ta sử dụng thêm các thuật ngữ gần gũi khác như “nghệ thuật mới”, “nghệ thuật hiện đại”, “thời hiện đại” [t. Anh: “modernity”], “nghệ thuật / phong trào tiên phong” [t. Anh và Pháp: “avant-garde”]..., với nghĩa là “nghệ thuật hiện đại” hay “chủ nghĩa hiện đại”. Đến năm 1939, nhà phê bình nghệ thuật Clement Greenberg (Hoa Kỳ) đã viết một bài tiểu luận nhan đề Phong trào tiên phong và nghệ thuật thứ phẩm [“Avant-garde and Kitsch”], trong đó ông nói rằng “phong trào nghệ thuật tiên phong” và “nghệ thuật hiện đại chủ nghĩa” [“modernist art”] là những phương tiện để chống lại sự “phá giá” của văn hoá do chủ nghĩa tiêu thụ gây ra.[2] Ở đây, Greenberg đã nhắc đến nghệ thuật “hiện đại chủ nghĩa” và coi nó đồng nghĩa với nghệ thuật tiên phong. Năm 1940 Greenberg viết một bài tiểu luận nữa cũng bàn về nghệ thuật hiện đại nhan đề “Hướng tới một Laocoon mới hơn”, và đặc biệt đến năm 1965 ông đã đưa ngay tính từ “hiện đại chủ nghĩa” lên đầu đề một bài phê bình về hội hoạ: “Hội hoạ hiện đại chủ nghĩa” [“Modernist Painting”]. Như thế thì không thể nói rằng cho đến tận những năm 1980 ở phương Tây người ta mới nhắc đến thuật ngữ “chủ nghĩa hiện đại”.
Nhìn chung, trong lịch sử văn học nghệ thuật, các trào lưu hiện đại chủ nghĩa xuất hiện từ đầu thế kỷ XX đã được coi là một cuộc cách mạng trong văn học nghệ thuật và thường được gọi là “phong trào nghệ thuật tiên phong của thế kỷ XX”. Phong trào đó bao gồm các trào lưu diễn ra gần như đồng thời: chủ nghĩa dã thú, chủ nghĩa biểu hiện, chủ nghĩa vị lai, chủ nghĩa Đađa, chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa lập thể, chủ nghĩa trừu tượng, phong cách quốc tế trong kiến trúc... Giai đoạn từ đó cho đến nay được gọi là giai đoạn của nghệ thuật hiện đại. Và cũng từ đó, bộ mặt văn học nghệ thuật thế giới đã trở nên vô cùng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, trong số các trào lưu hiện đại đó cũng có những biểu hiện cực đoan gây tác động tiêu cực đến văn học nghệ thuật thế giới sau này.
Ở Việt Nam, từ trước đến nay, các thành tựu văn học nghệ thuật hiện đại của thế giới cũng đã được giới thiệu. Nhưng nhìn chung, việc đánh giá vẫn chưa có sự nhất quán và thoả đáng. Trước thời Đổi Mới, các trào lưu hiện đại thường bị coi là những hiện tượng văn nghệ “tư sản suy đồi”, thậm chí “phản động”. Điều này một phần là do ảnh hưởng của chủ nghĩa giáo điều Liên Xô. Trong những năm đầu hoà bình, chúng ta đã dịch một số cuốn sách về nghệ thuật hiện đại phương Tây của Liên Xô, với quan điểm phê phán và phủ định là chính.
Đến những năm sau giải phóng miền Nam, tình hình giới thiệu văn học nghệ thuật hiện đại phương Tây bắt đầu có dấu hiệu đổi mới. Chúng ta bắt đầu giới thiệu những quan điểm nhận định mang tính khách quan hơn, mặc dù bước đầu vẫn là giới thiệu quan điểm của các nhà nghiên cứu của Liên Xô. Ví dụ như trong cuốn sách Nghệ thuật phương Tây hiện đại (Phê phán nghệ thuật tư sản phương Tây) [Tập I, Viện Nghệ thuật, Hà Nội, 1975], có bài viết của V. V. Tu-rô-va, “Bàn về một vài xu hướng của hội hoạ hiện đại”, trong đó tác giả đã công nhận phần nào những đóng góp của nghệ thuật hiện đại phương Tây.
Tuy nhiên, ở giai đoạn này, sự công nhận dành cho nghệ thuật hiện đại vẫn chưa được thực hiện một cách triệt để. Bằng chứng là đến năm 1978, trong khi giới thiệu các trào lưu hội hoạ hiện đại từ chủ nghĩa ấn tượng đến chủ nghĩa trừu tượng, có tác giả vẫn giữ lập trường bảo thủ cho rằng đặc điểm của các trào lưu đó là nghệ thuật suy đồi. Tác giả đó còn khẳng định rõ thêm rằng “nghệ thuật suy đồi có nghĩa là các khuynh hướng hội hoạ tư sản”.
Hạn chế về nhận thức đối với chủ nghĩa hiện đại ở Việt Nam chỉ được khắc phục một cách cơ bản sau ngày Đổi Mới. Những công trình sau 1986 đã ghi nhận thành tựu của nghệ thuật hiện đại. Tuy nhiên, đó vẫn là một sự ghi nhận có điều kiện. Dù sao, những nhận định cực đoan trước đây như “tư sản”, “phản động” đã ít còn xuất hiện.
Trong khi các cuốn sách đã ghi nhận đóng góp của nghệ thuật hiện đại, thì đến cuối thế kỷ XX, đâu đó chúng ta vẫn thấy còn có những quan điểm dè dặt và có phần giáo điều khi đánh giá một số trào lưu văn học nghệ thuật hiện đại. Chẳng hạn khi bàn đến các xu hướng mới của văn học nửa cuối thế kỷ XX như “kịch phi lý”, “phản tiểu thuyết”, có người vẫn cho rằng đó là những xu hướng “cực đoan, quá khích” của “chủ nghĩa hiện đại”.
Đặc biệt là trong giới trẻ đang có sự hẫng hụt về chủ nghĩa hiện đại. Nhiều người trong giới nghiên cứu văn nghệ không biết chủ nghĩa hiện đại có bao nhiêu trào lưu và những tác giả tiêu biểu của chúng là ai. Đến khi gần đây thấy có người nói đến hậu hiện đại, thế là người ta chỉ biết có hậu hiện đại và nghiễm nhiên coi các trào lưu hiện đại trong văn nghệ xuất hiện từ đầu thế kỷ XX là hậu hiện đại. Hiện tại ở Việt Nam đang có một xu hướng tiếp nhận một luồng ý kiến thiếu căn cứ về chủ nghĩa hậu hiện đại. Trong việc tiếp nhận đó, vì không xác định được chủ nghĩa hậu hiện đại là gì, nên người ta đã lấy các đặc điểm có sẵn của chủ nghĩa hiện đại để gán cho cái gọi là chủ nghĩa hậu hiện đại, đi đến chỗ tuyệt đối hoá chủ nghĩa hậu hiện đại mà quên mất chủ nghĩa hiện đại là gì, đánh mất hẳn một khâu quan trọng trong hệ thống các khái niệm và trào lưu.
Như vậy, việc tiếp nhận các khái niệm và trào lưu văn học nghệ thuật hiện đại cần phải được thực hiện một cách có hệ thống thì mới đảm bảo tính chính xác và nghiêm cẩn khoa học trong việc hiểu và xác định rõ bản chất và đặc trưng của chúng. Nếu không, chúng ta sẽ có nguy cơ ngộ nhận và dẫn đến sự rối loạn hệ thống lý luận trong nghiên cứu văn học nghệ thuật của chúng ta.
(Nguồn: Văn Nghệ trẻ số 51)
[1] Trích theo “Modernism - Latin America - The Origin Of ‘Modernism’ in Latin America”, http://science.jrank.org/pages/10258/Modernism-Latin-America-Origin-Modernism-in-Latin-America.html.mht
[2] “Avant-Garde and Kitsch”, en.wikipedia.org.
VanVN.Net - Các trào lưu văn học nghệ thuật hiện đại chủ nghĩa đã xuất hiện từ đầu thế kỷ XX. Ở Việt Nam, người ta cũng đã bàn đến chúng từ lâu, nhưng đến nay, khi xuất hiện khái niệm hậu hiện đại, thì có vẻ như người ta đang quên mất khái niệm “chủ nghĩa hiện đại”. Vậy chủ nghĩa hiện đại là gì? Có lẽ chúng ta cũng cần phải xem lại vấn đề này.
Trước hết ta hãy xem xét các thuật ngữ “hiện đại” và “chủ nghĩa hiện đại” [tiếng Anh: “modern” và “modernism”; tiếng Pháp: “moderne” và “modernisme”].
Hầu hết các cuốn từ điển trong và ngoài nước đều định nghĩa “hiện đại” là một thuộc tính của các hiện tượng và sự vật thuộc thời hiện tại hoặc đương đại. Ngoài nghĩa chung này, hiện đại còn được dùng để chỉ một giai đoạn lịch sử cụ thể. Ví dụ trong sử học phương Tây, người ta coi giai đoạn từ năm 1453 – năm đánh dấu sự sụp đổ của Đế quốc La Mã phương Đông (tức Đế quốc Byzantium) và cũng là năm kết thúc thời trung đại – đến cuối thế kỷ XVIII, là giai đoạn của thời hiện đại. Tuy nhiên, gần đây có ý kiến cho rằng thời hiện đại được tính từ đầu chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay – năm 1914. Có vẻ như quan điểm này được nhiều người hưởng ứng hơn.
Với nghĩa “hiện đại” là những gì thuộc về thời hiện tại của chủ thể phát ngôn, ta có thể nói thời nào cũng có giai đoạn hiện đại. Song “hiện đại” còn có một nghĩa quan trọng nữa luôn được nhấn mạnh là “sự đổi mới”, là đối lập hay đoạn tuyệt với quá khứ.
Còn về thuật ngữ “chủ nghĩa hiện đại”, nhìn chung trên thế giới người ta thường coi đó là một phong trào đổi mới văn học nghệ thuật diễn ra chủ yếu ở phương Tây trên một phạm vi rộng lớn trong thời gian từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX; nó nổi loạn chống lại các giá trị bảo thủ của chủ nghĩa hiện thực và diễn ra trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật tạo hình, âm nhạc, phim ảnh và kiến trúc... Trong tinh thần đó, thuật ngữ “chủ nghĩa hiện đại” trong văn học nghệ thuật đồng nghĩa với thuật ngữ “nghệ thuật hiện đại”. Nó không được dùng để chỉ một chủ nghĩa, một trào lưu hay một trường phái duy nhất, mà nó được dùng để chỉ cả một phong trào bao gồm nhiều trào lưu, trường phải, cả một giai đoạn với nhiều chủ nghĩa khác nhau, được gọi là các chủ nghĩa hiện đại. Nói cách khác, khái niệm “modernism” trong tiếng Anh cần phải được hiểu là “nghệ thuật hiện đại” chứ không chỉ đơn thuần là “chủ nghĩa hiện đại”.
Chính vì thế mà từ điển bách khoa Encyclopedia Britannica 2004 (CD-ROM) của Anh đã giải thích từ “modern” trong tiếng Anh theo 4 nghĩa, trong đó nghĩa thứ tư nói rằng “modern” là “thuộc về hoặc có liên quan đến chủ nghĩa hiện đại: nó đồng nghĩa với ‘modernist’”. Còn thuật ngữ “modernism” trong tiếng Anh, theo Encyclopedia Britannica, thực chất không phải là một học thuyết, mà thực ra nó chỉ có nghĩa là: “1 - việc thực hành hoặc diễn đạt liên quan đến thời thời hiện đại; 2 - một xu hướng đổi mới tôn giáo trong thần học; 3 - lý luận và thực tiễn về nghệ thuật hoặc văn học hiện đại.” Như vậy, điều đặc biệt cần lưu ý là, giống như trong nhiều trường hợp “ism” khác, không phải lúc nào một thuật ngữ có đuôi “ism” cũng có nghĩa là “chủ nghĩa”. Song đây là do thói quen nên chúng ta tạm chấp nhận cách dịch “chủ nghĩa hiện đại” cho thuật ngữ tiếng Anh “modernism”, nhưng không nên coi nó là một lý thuyết chặt chẽ, mà chỉ là một thái độ, một chủ trương, hay một giai đoạn lịch sử. Từ điển bách khoa Le Petit Larousse của Pháp cũng giải thích tương tự như vậy đối với hai từ “moderne” và “modernisme”, trong đó, khi nói đến “moderne”, các tác giả còn dùng thuật ngữ “avant-garde” [“nghệ thuật / phong trào tiên phong”] để giải thích cho các trào lưu nghệ thuật hiện đại đầu thế kỷ XX. Cho nên, khi nói đến nghệ thuật đầu thế kỷ XX, ta phải hiểu rằng người ta có thể dùng thuật ngữ “nghệ thuật hiện đại” để thay cho thuật ngữ “chủ nghĩa hiện đại” hoặc “nghệ thuật tiên phong”, hoặc cũng có thể dùng thuật ngữ “chủ nghĩa hiện đại” hay “nghệ thuật tiên phong” để thay cho “nghệ thuật hiện đại”.
Bên cạnh đó còn xuất hiện thuật ngữ “phong trào tiên phong” trong văn học văn học nghệ thuật. Thuật ngữ này đã được dùng như là một tiêu chuẩn để xác định tính hiện đại của các trào lưu nghệ thuật mang tính đổi mới ở thời kỳ đầu thế kỷ XX. Chính vì thế, thuật ngữ “phong trào tiên phong” hay “chủ nghĩa tiên phong” được coi là đồng nghĩa với chủ nghĩa hiện đại hay nghệ thuật hiện đại.
Ở Việt nam, thuật ngữ “chủ nghĩa hiện đại” cũng xuất hiện trong các cuốn sách tra cứu. Ví dụ trong Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử và Nguyễn Khắc Phi chủ biên (Nxb. Giáo dục, 1992), mục từ “Chủ nghĩa hiện đại” được diễn giải như sau: “Thuật ngữ dùng để chỉ chung các trường phái văn nghệ phương Tây hiện đại như chủ nghĩa vị lai, chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa hiện sinh, tiểu thuyết dòng ý thức, tiểu thuyết mới...” (tr. 51). Đến năm 2004, cuốn sách này được bổ sung và chỉnh lý để làm thành bộ mới, và đến lần tái bản thứ ba của bộ mới này (Nxb. Giáo dục, 2009), mục từ này vẫn không có gì thay đổi (tr. 73). Còn trong cuốn sách 150 thuật ngữ văn học do Lại Nguyên Ân biên soạn (Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999), tác giả cũng liệt kê các trường phái văn học nghệ thuật xuất hiện từ đầu thế kỷ XX như chủ nghĩa biểu hiện, chủ nghĩa lập thể, chủ nghĩa vị lai, chủ nghĩa hoà đồng (unanimisme), chủ nghĩa tinh hoa (akmeisme), chủ nghĩa hình tượng, chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa trừu tượng, đến những trào lưu nảy sinh sau Thế chiến II như “kịch phi lý”, “tiểu thuyết mới”, “pop-art”, v.v... là chủ nghĩa hiện đại (tr. 68).
Như vậy, sự xuất hiện của thời hiện đại và của chủ nghĩa hiện đại, cũng như việc ghi nhận sự xuất hiện đó, có vẻ như không có gì phải bàn. Nhưng gần đây ở Việt Nam, có nhà phê bình lại cho rằng: Với tư cách là thuật ngữ của nghiên cứu văn học nghệ thuật và mỹ học, khái niệm modernism chỉ thông dụng ở Liên Xô và cộng đồng xã hội chủ nghĩa từ những năm 1960; rằng trong học thuật phương Tây (Tây Âu và Hoa Kỳ), thuật ngữ “chủ nghĩa hiện đại” chỉ đến những năm 1980 mới được thừa nhận là xác đáng để mô tả một tiến trình của lịch sử nghệ thuật.
Song trên thực tế sự việc lại không phải như vậy. Theo từ điển bách khoa Encyclopedia Britannica 2004, thì tính từ “hiện đại” trong tiếng Anh [“modern”] xuất hiện từ năm 1585; danh từ “chủ nghĩa hiện đại” trong tiếng Anh [“modernism”] xuất hiện năm 1737. Còn những công trình bàn về “hiện đại” và “chủ nghĩa hiện đại” hay “nghệ thuật hiện đại” cũng đã xuất hiện từ rất sớm ở phương Tây. Người ta cho rằng thuật ngữ “chủ nghĩa hiện đại” lần đầu tiên được sử dụng dưới dạng in ấn là trong các công trình nghiên cứu văn học nghệ thuật ở châu Mỹ Latin, sau đó mới lan truyền sang châu Âu. Cụ thể, năm 1888, nhà thơ người Nicaragua Rubén Darío (1867-1916) được coi là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “modernismo” (t. Tây Ban Nha /“chủ nghĩa hiện đại”/) trong bài tiểu luận “Văn học ở châu Mỹ Latin”, in trên tạp chí Revista de arte y cultura (Santiago, Chilê).[1] Đến năm 1890, Darío lại sử dụng thuật ngữ này hai lần nữa khi bàn về nhà thơ Pêru Ricardo Palma và về văn học Guatêmala. Thế là, đến năm 1899, Viện Hàn lâm Hoàng gia Tây Ban Nha đã đưa thuật ngữ “modernismo” vào lần xuất bản cuối cùng của cuốn từ điển tiếng Tây Ban Nha Diccionario de la Lengua.
Vậy là từ những năm cuối của thế kỷ XIX, thuật ngữ “chủ nghĩa hiện đại” đã chính thức được lưu hành ở châu Âu. Từ đó đến đầu thế kỷ XX, người ta sử dụng thêm các thuật ngữ gần gũi khác như “nghệ thuật mới”, “nghệ thuật hiện đại”, “thời hiện đại” [t. Anh: “modernity”], “nghệ thuật / phong trào tiên phong” [t. Anh và Pháp: “avant-garde”]..., với nghĩa là “nghệ thuật hiện đại” hay “chủ nghĩa hiện đại”. Đến năm 1939, nhà phê bình nghệ thuật Clement Greenberg (Hoa Kỳ) đã viết một bài tiểu luận nhan đề Phong trào tiên phong và nghệ thuật thứ phẩm [“Avant-garde and Kitsch”], trong đó ông nói rằng “phong trào nghệ thuật tiên phong” và “nghệ thuật hiện đại chủ nghĩa” [“modernist art”] là những phương tiện để chống lại sự “phá giá” của văn hoá do chủ nghĩa tiêu thụ gây ra.[2] Ở đây, Greenberg đã nhắc đến nghệ thuật “hiện đại chủ nghĩa” và coi nó đồng nghĩa với nghệ thuật tiên phong. Năm 1940 Greenberg viết một bài tiểu luận nữa cũng bàn về nghệ thuật hiện đại nhan đề “Hướng tới một Laocoon mới hơn”, và đặc biệt đến năm 1965 ông đã đưa ngay tính từ “hiện đại chủ nghĩa” lên đầu đề một bài phê bình về hội hoạ: “Hội hoạ hiện đại chủ nghĩa” [“Modernist Painting”]. Như thế thì không thể nói rằng cho đến tận những năm 1980 ở phương Tây người ta mới nhắc đến thuật ngữ “chủ nghĩa hiện đại”.
Nhìn chung, trong lịch sử văn học nghệ thuật, các trào lưu hiện đại chủ nghĩa xuất hiện từ đầu thế kỷ XX đã được coi là một cuộc cách mạng trong văn học nghệ thuật và thường được gọi là “phong trào nghệ thuật tiên phong của thế kỷ XX”. Phong trào đó bao gồm các trào lưu diễn ra gần như đồng thời: chủ nghĩa dã thú, chủ nghĩa biểu hiện, chủ nghĩa vị lai, chủ nghĩa Đađa, chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa lập thể, chủ nghĩa trừu tượng, phong cách quốc tế trong kiến trúc... Giai đoạn từ đó cho đến nay được gọi là giai đoạn của nghệ thuật hiện đại. Và cũng từ đó, bộ mặt văn học nghệ thuật thế giới đã trở nên vô cùng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, trong số các trào lưu hiện đại đó cũng có những biểu hiện cực đoan gây tác động tiêu cực đến văn học nghệ thuật thế giới sau này.
Ở Việt Nam, từ trước đến nay, các thành tựu văn học nghệ thuật hiện đại của thế giới cũng đã được giới thiệu. Nhưng nhìn chung, việc đánh giá vẫn chưa có sự nhất quán và thoả đáng. Trước thời Đổi Mới, các trào lưu hiện đại thường bị coi là những hiện tượng văn nghệ “tư sản suy đồi”, thậm chí “phản động”. Điều này một phần là do ảnh hưởng của chủ nghĩa giáo điều Liên Xô. Trong những năm đầu hoà bình, chúng ta đã dịch một số cuốn sách về nghệ thuật hiện đại phương Tây của Liên Xô, với quan điểm phê phán và phủ định là chính.
Đến những năm sau giải phóng miền Nam, tình hình giới thiệu văn học nghệ thuật hiện đại phương Tây bắt đầu có dấu hiệu đổi mới. Chúng ta bắt đầu giới thiệu những quan điểm nhận định mang tính khách quan hơn, mặc dù bước đầu vẫn là giới thiệu quan điểm của các nhà nghiên cứu của Liên Xô. Ví dụ như trong cuốn sách Nghệ thuật phương Tây hiện đại (Phê phán nghệ thuật tư sản phương Tây) [Tập I, Viện Nghệ thuật, Hà Nội, 1975], có bài viết của V. V. Tu-rô-va, “Bàn về một vài xu hướng của hội hoạ hiện đại”, trong đó tác giả đã công nhận phần nào những đóng góp của nghệ thuật hiện đại phương Tây.
Tuy nhiên, ở giai đoạn này, sự công nhận dành cho nghệ thuật hiện đại vẫn chưa được thực hiện một cách triệt để. Bằng chứng là đến năm 1978, trong khi giới thiệu các trào lưu hội hoạ hiện đại từ chủ nghĩa ấn tượng đến chủ nghĩa trừu tượng, có tác giả vẫn giữ lập trường bảo thủ cho rằng đặc điểm của các trào lưu đó là nghệ thuật suy đồi. Tác giả đó còn khẳng định rõ thêm rằng “nghệ thuật suy đồi có nghĩa là các khuynh hướng hội hoạ tư sản”.
Hạn chế về nhận thức đối với chủ nghĩa hiện đại ở Việt Nam chỉ được khắc phục một cách cơ bản sau ngày Đổi Mới. Những công trình sau 1986 đã ghi nhận thành tựu của nghệ thuật hiện đại. Tuy nhiên, đó vẫn là một sự ghi nhận có điều kiện. Dù sao, những nhận định cực đoan trước đây như “tư sản”, “phản động” đã ít còn xuất hiện.
Trong khi các cuốn sách đã ghi nhận đóng góp của nghệ thuật hiện đại, thì đến cuối thế kỷ XX, đâu đó chúng ta vẫn thấy còn có những quan điểm dè dặt và có phần giáo điều khi đánh giá một số trào lưu văn học nghệ thuật hiện đại. Chẳng hạn khi bàn đến các xu hướng mới của văn học nửa cuối thế kỷ XX như “kịch phi lý”, “phản tiểu thuyết”, có người vẫn cho rằng đó là những xu hướng “cực đoan, quá khích” của “chủ nghĩa hiện đại”.
Đặc biệt là trong giới trẻ đang có sự hẫng hụt về chủ nghĩa hiện đại. Nhiều người trong giới nghiên cứu văn nghệ không biết chủ nghĩa hiện đại có bao nhiêu trào lưu và những tác giả tiêu biểu của chúng là ai. Đến khi gần đây thấy có người nói đến hậu hiện đại, thế là người ta chỉ biết có hậu hiện đại và nghiễm nhiên coi các trào lưu hiện đại trong văn nghệ xuất hiện từ đầu thế kỷ XX là hậu hiện đại. Hiện tại ở Việt Nam đang có một xu hướng tiếp nhận một luồng ý kiến thiếu căn cứ về chủ nghĩa hậu hiện đại. Trong việc tiếp nhận đó, vì không xác định được chủ nghĩa hậu hiện đại là gì, nên người ta đã lấy các đặc điểm có sẵn của chủ nghĩa hiện đại để gán cho cái gọi là chủ nghĩa hậu hiện đại, đi đến chỗ tuyệt đối hoá chủ nghĩa hậu hiện đại mà quên mất chủ nghĩa hiện đại là gì, đánh mất hẳn một khâu quan trọng trong hệ thống các khái niệm và trào lưu.
Như vậy, việc tiếp nhận các khái niệm và trào lưu văn học nghệ thuật hiện đại cần phải được thực hiện một cách có hệ thống thì mới đảm bảo tính chính xác và nghiêm cẩn khoa học trong việc hiểu và xác định rõ bản chất và đặc trưng của chúng. Nếu không, chúng ta sẽ có nguy cơ ngộ nhận và dẫn đến sự rối loạn hệ thống lý luận trong nghiên cứu văn học nghệ thuật của chúng ta.
(Nguồn: Văn Nghệ trẻ số 51)
[1] Trích theo “Modernism - Latin America - The Origin Of ‘Modernism’ in Latin America”, http://science.jrank.org/pages/10258/Modernism-Latin-America-Origin-Modernism-in-Latin-America.html.mht
[2] “Avant-Garde and Kitsch”, en.wikipedia.org.
VanVN.Net - Sáng ngày 7/12/2013, tại trung tâm văn hóa 3-2 tỉnh Nam Định đã diễn ra Lễ kỷ niệm 95 năm sinh nhà thơ Nguyễn Bính (1918-2013). Lễ kỷ niệm do UBND tỉnh Nam Định và gia đình nhà thơ ...
VanVN.Net - Nhà thơ Lò Ngân Sủn là một thi nhân Việt Nam xuất sắc, tác giả của 14 tập thơ, 2 tập truyện ký, 10 tiểu luận nổi tiếng và hàng loạt bài thơ được phổ nhạc rộng rãi. Mãi ...
VanVN.Net – Sáng 24/2/2014, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) hai đoàn nhà văn của hai nước Việt Nam - Myanmar đã có cuộc tọa đàm, trao đổi về tình hình hoạt động văn học ở ...
VanVN.Net - Nhà nghiên cứu, nhà giáo Lê Xuân Đức: Tôi vừa nhận được bốn bài thơ chưa từng công bố của Bác Hồ. Vốn là người nghiên cứu thơ Bác nhiều năm, tôi vô cùng vui mừng!
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn