Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất – Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo

Với tác giả, tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất.

I. Tác giả văn bản Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất

Dân gian

II. Tìm hiểu tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất

1. Thể loại:

Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất thuộc thể loại tục ngữ

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

– Văn bản Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất được in trong Kho tàng tục ngữ người Việt, Nguyễn Xuân Kính (CB), NXB Văn hóa thông tin, 2002, Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, NXB Văn học, 2016

3. Phương thức biểu đạt:

Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất có phương thức biểu đạt là biểu cảm

4. Tóm tắt văn bản Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất

Văn bản Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất là những câu tục ngữ được cha ông ta đúc kết, truyền cho con cháu sau này về lao động, sản xuất. Chúng ta cần ghi nhớ sự quan trọng của đất, của phân bón khi trồng lúa, thời tiết, nên gieo mạ, trồng khoai ở ruộng nào, … để lao động sản xuất thu được kết quả tốt.

5. Bố cục bài Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất

Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất có bố cục gồm 6 phần:

– Phần 1: Câu tục ngữ số 1

– Phần 2: Câu tục ngữ số 2

– Phần 3: Câu tục ngữ số 3

– Phần 4: Câu tục ngữ số 4

– Phần 5: Câu tục ngữ số 5

– Phần 6: Câu tục ngữ số 6

6. Giá trị nội dung:

– Văn bản: Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất là những câu tục ngữ được cha ông ta đúc kết, truyền cho con cháu sau này về lao động, sản xuất

7. Giá trị nghệ thuật:

– Tục ngữ ngắn gọn, có nhịp điệu, hình ảnh sinh động, dễ nhớ, dễ thuộc

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất

1. Câu tục ngữ số 1:

“Tấc đất tấc vàng”

– Giải thích:

+ “tấc” là đơn vị đo lường người xưa thường sử dụng.

+ “đất” là chất rắn làm thành lớp trên cùng của bề mặt Trái Đất, tạo thành khoảng không gian có thể dùng để con người sinh sống hoặc sản xuất

+ “vàng” chính một kim loại quý giá, có giá trị kinh tế rất cao.

→ So sánh “tấc đất” với “tấc vàng” để thấy được tầm quan trọng của đất đai.

Từ đó, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để tăng gia sản xuất ra những thực phẩm có ích cho con người.

2. Câu tục ngữ số 2:

“Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”

– Nghĩa đen:

+ Con người được mọi người cho là đẹp khi trên mình khoác vào chiếc áo được may từ tấm lụa đắt tiền, sang trọng.

+ “Lúa tốt vì phân”, nhờ có phân bón mà lúa mới tốt. Trồng lúa thì không thể thiếu phân bón, phân bón góp một phần lớn giúp cho việc thu hoạch mùa màng bội thu.

– Nghĩa bóng:

+ Câu tục ngữ tuy muốn nói về cái đẹp ngoại hình của con người nhưng lại chú trọng việc đề cao cách ăn mặc.

+ Cách ăn mặc tạo nên vẻ đẹp bề ngoài hào nhoáng hay trang nghiêm, hoặc giản dị nhưng tựu chung lại đều nói về cái đẹp ngoại hình.

→ Trang phục là một người bạn đồng hành gắn bó với chúng ta. Chúng không chỉ để che chở sưởi ấm mà còn thể hiện nhu cầu thẩm mĩ của mỗi cá nhân. Nhiều khi muốn đánh giá tính cách một con người, ta chỉ cần nhìn cách ăn mặc, thái độ đi đứng, cách nói năng, giao tiếp…Do đó việc lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh, thời tiết là rất quan trọng.

3. Câu tục ngữ số 3:

“Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa”

– Giải thích:

+ Nhai kĩ no lâu: Nhai kĩ thì thức ăn sẽ tạo thành các viên nhỏ, làm tăng lượng thức ăn đưa xuống dạ dày nên no lâu.

+ Cày sâu tốt lúa:Cày sâu thì đất được xới kĩ, tốt cho lúa

→ Câu tục ngữ trên đúc kết kinh nghiệm là: Trong cuộc sống này, con người dù làm việc gì, cũng phải làm thật cẩn thận, làm kỹ càng để công việc thu lại được tốt đẹp. Và làm gì ta cũng phải nghĩ đến hậu quả, để từ đó suy xét mà làm cho tốt.

4. Câu tục ngữ số 4:

“Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen”

– Giải thích:

+ Ruộng lạ: ruộng trồng đổi vụ, vụ này trồng lúa thì vụ sau trồng khoai và ngược lại

+ Ruộng quen: ruộng không đổi vụ, quanh năm chỉ để gieo mạ

→ Câu tục ngữ trên chỉ một kinh nghiệm trồng trọt: khoai trồng ruộng lạ mới tốt, nhưng mạ thì phải gieo ở ruộng quen mới tốt. Nếu gieo cây đúng mùa vụ, biết đặc tính của cây thì năng suất của nó tốt hơn, người nông dân sẽ có mùa màng bội thu .

5. Câu tục ngữ số 5:

“ Mưa tháng Tư hư đất, mưa tháng Ba hoa đất”

– Giải thích:

+ “mưa tháng Ba hoa đất”: thường thì đến tháng ba âm lịch hoa màu rất cần nước nên cơn mưa lúc này rất có ích cho hoa màu

+ “Mưa tháng Tư hư đất” : đến tháng tư cây trồng đang trong quá trình phát triển ít cần nước nên những cơn mưa lớn tháng tư sẽ làm hư đất, hư cây trồng.

→ Câu tục ngữ này là kinh nghiệm trong trồng trọt được ông cha ta đúc kết lại: Tháng ba nắng hạn, nếu có mưa sẽ làm cho ruộng đồng được tươi tốt mùa màng bội thu. Còn tháng 4 là thời kỳ thu hoạch nếu mưa nhiều quá sẽ làm cho cây cối ngập úng chết hết.

6. Câu tục ngữ số 6:

“Lúa chiêm nép ở đầu bờ,

Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên”

– Giải thích: Sấm và những trận mưa đầu mùa hè đem lại cho lúa chiêm nhiều đạm và nước. Vì vậy lúa sẽ tốt lên nhanh chóng, trổ bông đều.

→ Câu tục ngữ này là kinh nghiệm trong trồng trọt được ông cha ta đúc kết lại: Lúa sẽ phát triển tốt nhờ sấm và những trận mưa đầu hè

Avatar photo

Nguyễn Mavrick

Tôi là Mavrick Nguyễn, tác giả website Văn VN. Tôi có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy ngữ văn và niềm đam mê bất tận với các tác phẩm văn thơ trong & ngoài nước
xoilac tv
xoilac tv
trực tiếp bóng đá
Jun88
nhà cái uy tín
F8bet
Tk88
https://hitclub.theater/
https://vestlink.io/
https://alexmoore.io/
RR88
keonhacai4
F88BET
tx88
hb88
sv388
hello88
viva bong88
ae888
betvisa
hello88
bk8
78win
12bet
typhu88
loto188
iwin
go 88
Fun88
hitclub
W88
Fun88
Hitclub
188bet
Fun88
188Bet
78win
MB66
MB66
https://f8bet.net.in/
https://sgbteam.io/
hi88
TYPHU 88
77BET
okvip
https://f168.law/
789bet
Hi88
MB66
hi88
new88
F8BET
F8BET
F168
shbet
F168
SHBET
SHBET
hi88
jun88
SHBET
NEW 88
NEW88
https://78win.dental/