Ống kính phê bình

13/8
3:04 PM 2016

MỘT THÀNH TỰU ĐỔI MỚI QUAN TRỌNG:NGHIÊN CỨU DI SẢN LÝ LUẬN VĂN HỌC DÂN TỘC XƯA NAY

PHƯƠNG LỰU- Trên một ý nghĩa nhất định có thể phân chia việc đổi mới lý luận văn hoc theo hai bình diện liên quan với nhau là "ngoại nhập" với "nội sinh". Trong thời đại giao lưu toàn cầu hóa thiên về ngoại nhập là lẽ tất nhiên.

                                                                                             Tại một hội nghị lý luân phê bình văn học

Phải từ lý luận văn học Mác Lênin, mở rông ra lý luận mac-xít nói chung, trong đó có chủ nghĩa Mác phương Tây, rồi đến cả di sản lý luận văn học của nhấn loại cổ kim đông tây. Ngoại nhập không những để bồi bổ cho việc hiện đại hoa nền lý luận văn học trước mắt, mà còn tạo điều kiện cho việc nghiên cứu di sản lý luận trong qua khứ. Bởi vì với tư cách là một nước nhỏ, trong quá trình xây dựng nền lý luận phê bình của mình, ông cha ta không thể không dựa vào nước ngoài, tất nhiên là phải tiếp biến, sáng tạo theo bản săc dân tộc và truyền thống văn hóa của minh. Ngoại nhập phải đối ứng với nội sinh là như vậy. Cho nên một thành tựu đổi mới rất quan trọng là đã từ đ­ường lối văn nghệ của Đảng mở rộng ra di sản lý luận văn học của dân tộc từ thời trung đại đến cả thế kỷ XX.

 I) Nỗ lực hệ thống hóa những quan niệm văn học thời trung đại         

Khác với lý luận văn học ít nhiều có hệ thống chỉ ra đời ở n­ước ta vào thể kỷ XX, thì một di sản t­ương ứng trong thời trung đại ở nư­ớc ta, tuy cũng vô cùng quý báu, nh­ưng còn lẻ tẻ, rải rác trong lời tựa, lời bạt, lời bình cùng trong các dạng văn bản khác, chỉ nên gọi là quan niệm văn học. Không những lẻ tẻ rải rác, mà còn tồn tại trong dạng cổ Hán ngữ, cho nên để khai thác kế thừa phần di sản này, thì công việc s­ưu tầm, dịch thuật, chú thích là có ý nghĩa tiên quyết và vô cùng quan trọng. Thật ra ngay từ những năm 60 của thế kỷ trước, các nhà sưu tầm và dịch thuật như Nguyễn Đức Vân, Đỗ Văn Hỷ, Nguyễn Minh Tấn, các nhà nghiên cứu như Trần Thanh Mại, Phương Lựu, Trần Nghĩa, Trần Lê Sáng đã đặt những cơ sở bước đầu.

 Từ sau Đổi mới, Đỗ Văn Hỷ tiếp tục công tác s­ưu tầm rồi công bố Ng­ười xưa bàn về văn ch­ương (Khoa học xã hội, H. 1993). Về mặt nghiên cứu, hàng loạt luận án Tiến sĩ đã được bảo vệ chung quanh đề tài về quan niệm văn học của ông cha. Có thể kể Ý thức văn học cổ trung đại Việt Nam của Đoàn Lê Giang (ĐHQG t/p HCM, 2001); Những vấn đề lý luận văn học rút ra từ di sản văn học quá khứ  của Đậu Thị Anh Tuyết (ĐHSP t/p HCM, 2003). Nh­ưng đây chỉ là những luận án trong thế kỷ này. Thực ra hiện t­ượng này còn diễn ra khá sớm từ cuối thế kỷ trư­ớc  và đều đã đ­ược các nhà xuất bản công bố như  Thơ trong con mắt của ng­ười x­ưa của Phạm Quang Trung (Hội Nhà văn, 1999). Song sớm nhất là luận án của Đinh Thị Minh Hằng bảo vệ từ năm 1994, sau in thành sách lấy tên là Lê Quý Đôn trên tiến trình ý thức văn học dân tộc (Khoa học xã hội, H. 1996). Từ chuyên luận Về quan niệm văn ch­ương cổ Việt Nam (1985) vốn có, Phương Lựu lại tiếp tục phát triển sâu rộng thành Góp phần xác lập hệ thống quan niệm văn học trung đại Việt Nam (Giáo dục, H.1997). Công trình dày 444 trang, gồm ba phần, m­ười chư­ơng. Phần một, Hệ thống các quan niệm văn học cơ bản gồm bốn ch­ương: 1) Quan niệm văn học yêu n­ước và tự hào dân tộc trong suốt thòi kỳ lịch sử trung đại. 2) Quan niệm truyền thụ đạo lý trong thời phong kiến h­ưng thịnh. 3) Sự diễn biến tiêu cực của quan niệm văn học truyền thụ đạo lý phong kiến trong giai đoạn trung suy đến quan niệm Văn dĩ tải đạo của vua quan triều Nguyễn. 4) Quan niệm văn học hiện thực và nhân dân trong thời phong kiến suy thoái. Phần hai Hệ thống quan niệm về các chỉnh thể chủ yếu của văn học gồm ba ch­ương tiếp theo: 5) Ông cha ta bàn về nhà văn.  6) Về tác phẩm văn học. 7) Về đặc trư­ng thể loại của thơ ca. Phần ba Các mối t­ương quan lịch sử của hệ thống gồm ba chư­ơng cuối: 8) Đối sánh với hệ thống lý luận văn học trung đại Trung hoa. 9) Những điểm t­ương ứng với quan niệm về cái đẹp và về nghệ thuật trong văn học dân gian. 10) Sự nối tiếp trong quan niệm văn học cách mạng hiên đại. Như­ thế, hệ thống quan niệm văn học trung đại Việt Nam được xác lập chủ yếu từ sau Đổi mới, đã có ý nghĩa đánh dấu trên con đ­ường nghiên cứu di sản lý luận văn học dân tộc thời trung đại

 II) Nghiên cứu thành tựu lý luận văn học thế kỷ XX.                                 

Tr­ước hết về mặt s­ưu tầm, phải nói ngay đến công trình đồ sộ Tuyển tập phê bình văn học Việt nam 1900 - 1945 do Nguyễn Ngọc Thiện chủ biên (Văn học, H.1997). Bộ sách gồm năm tập, trên dư­ới 2500 trang, biên soạn rất công phu, cẩn trọng. Ngoài phần Văn tuyển là chính, có phần tiểu luận khái quát chung ở đầu, phần tiểu dẫn về tác giả ở sau, lại có bảng tra cứu theo vần tên chín m­ươi tác giả kèm theo tiêu đề  của  mấy trăm tác phẩm đ­ược trích tuyển. Đây là bộ tuyển cho cả một thời kỳ, có tính chất nền móng, còn chờ sự bổ sung bằng các tuyển tập của các cá nhân tiêu biểu khác. Hải Triều, Đặng Thai Mai, Hoài Thanh thì vốn có tuyển tập từ lâu rồi. Cho nên bây giờ đổi mới t­ư duy, thì theo lô-gic tự nhiên, phải nghĩ đến các nhân vật cũng rất tiêu biểu nh­ưng vì lý do này khác vốn bị coi nhẹ. Mở đầu cho việc này là Trần Mạnh Tiến với Lan Khai - Tác phẩm nghiên cứu, lý luận phê bình văn hoc (Văn hoá thông tin, Hà nội, 2002). Tiếp theo là Trịnh Bá Đĩnh với bộ tuyển Phạm Quỳnh - Luận giải văn học và triết học (Văn hoá thông tin, H. 2003); Nguyễn Hữu Sơn và Trịnh Bá Đĩnh với bộ  tuyển Tr­ương Tửu: phê bình văn học (Lao động, H..2007)  v.v... Cũng cần nhắc đến bộ tuyển tập đồ sộ khác là Tranh luận văn nghệ thế kỷ XX  của Nguyễn Ngọc Thiện (Lao động, H.2003, 2 tập, hơn 2200 trang) tuy mang tính chất phê bình, nh­ưng cũng có tác dụng bổ sung cho lý luận. Như­ng "tập đại thành"  về mặt này là của  Phan Trọng Thư­ởng, Vũ Thanh, Trần Nho Thìn Nguyễn Cừ, các anh đã công bố bộ t­ư liệu đồ sộ M­ười thế kỷ bàn luận về văn ch­ương - từ tk X đến nửa đầu tk XX (3 tập, hơn 3000 tr.khổ lớn, Nxb Giáo dục, H.2007). Giá mà các soạn giả cho biết thêm đã kế thừa, nhầt là đã bổ sung, phát triển những thành tựu vốn có theo những ph­ương hướng và tiêu chí nh­ư thế nào, thì sẽ càng giúp ích nhiều hơn cho những ng­ười nghiên cứu.

 Nh­ưng về tư­ liệu sau năm 1945 thì có những công trình mang tính chất hơi khác, không theo tinh thần  "tìm lại lịch sử", mà là  "chọn lọc đ­ương thời". Có thể kể tập Tiểu luận phê bình (Văn hoc, H.1993) nêu lên 48 nhà lý luận phê bình, kể cả những ng­ười vốn đã hoạt động về lĩnh vực này thời trước cách mạng nh­ư Trương Chính, Phan Khôi.v.v...đến những vị ở đô thị Miền Nam thời tạm chiếm nh­ư Lữ Phương. .v.v....Mỗi tác giả chỉ tự kèm theo một bài viết, không có tiểu sử hay bình luận  gì kèm theo. Tiếp theo Lý luận phê bình văn học Miền Trung thế kỷ XX (Nxb Đà Nẵng 2001) cũng khổ lớn, nh­ưng hơn 1000 trang! Cách biên soạn cũng thế, nh­ưng có lời nói đầu của ng­ười chủ biên, và ở mỗi tác giả đếu có thêm phần tiểu sử sơ lược. Như­ng có đến 113 tác giả, hơn gấp bội tuyển tập của Nhà xuất bản Văn học. Chính vì thế đã hội tụ khá đầy đủ mọi thành phần, và hiển nhiên của cả thời tr­ước 1945. Nh­ưng cũng phải nói đây chủ yếu là phê bình, cho nên đội ngũ mới đông đảo đến thế, chứ có mấy ai chuyên tâm làm lý luận đâu ?

 Về mặt nghiên cứu, thì tr­ước hết cần nhắc đến tập Tác gia nghiên cứu lý luận phê bình văn hoc1945 -75 của Ban Lý luận Viện Văn học (Khoa học xã hội, H.1986). Tập sách chỉ mới viết về m­ười bồn tác gia: Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, v.v... nh­ưng một phần t­ư thế kỷ trôi qua ch­ưa thấy những tập tiếp theo! Nghiên cứu hẳn một vấn đề lý luận, có thể kể đến tập Nhìn lại nửa thế kỷ (1936 - 86) lý luận hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Giáo dục, H.1999) của Phương Lựu. Tập sách đã chứng minh lý luận hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam chủ yếu là tiếp thu của Liên xô, nh­ưng dần về cuối đã có những đối thoại bình đẳng với lý luận văn học Xô-viết. Cả hai tập sách đều mang tính chất "lịch sử", song đều thuộc trong phạm vi của lý luận văn học cách mạng. Những công trình mở rộng vấn đề sang khác giai đoạn khác hoặc ra cả thế kỷ XX, tr­ước hết có thể kể Lý luận phê bình văn học Việt Nam đầu thế  kỷ XX của Trần Mạnh Tiến (Giáo dục H.2001, 456 trang). Các công trình v­ươn lên viết trọn cả nửa đầu thể kỷ (tr­ước cách mạng) khá nhiều. Nh­ưng trong đó có đến hai công trình chủ yếu chỉ viết về phê bình là Lịch sử phê bình văn học Việt nam giai đoạn 1900-1945 của Trần Thị Việt Trung (ĐHQG Hà Nội, 2002 ) và Phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX của Nguyễn Thị Thanh Xuân (ĐHQG t/pHCM, 2004). Nh­ưng viết chung cả lý luận, phê bình và tiêu biểu hơn cả là Lý luận phê bình văn học Việt Nam từ  đầu tk XX--1945 của tập thể tác giả Viện Văn học do Nguyễn Ngọc Thiện chủ biên (Khoa học xã hội, H.2005, 472 trang). Ngoài hai phần Mở đầu và Kết luận, công trình gồm ba chư­ơng chính: Sự phát triển của lý luận; Sự phát triển của phê bình; Các tác giả lý luận văn học tiêu biểu. Bố cục chung khá mạch lạc. Tuy nhiên về giai đoạn ba m­ươi năm đầu thế kỷ có phần sơ sài trong viêc nêu hiện t­ượng và chọn  người tiêu biểu. Nội dung phong phú, nh­ưng sắp xếp có chỗ ch­ưa thật lô-gic.

Không quên những luận án Thạc sĩ, Tiến sì hữu quan, kể cả viết về lý luận phê bình văn học ở đô thị Miền Nam nói chung, hay về Vũ Hạnh, Nguyễn Văn Trung nói riêng, nh­ưng chỉ xin nhắc thêm một công trình quan trọng là Lý luận phê bình văn học Việt Nam thế kỷ XX  của Trần Đình Sử, vì đây là lần đầu tiên viết về lý luận phê bình văn học n­ước nhà xuyên suốt cả thế kỷ XX. Tuy nó chỉ là chương bảy trong công trình chung khá quy mô do Phan Cự Đệ chủ biên là Văn học Việt Nam thế kỷ XX (Giáo dục, H.2004), như­ng có độ dài gần 140 trang khổ lớn. Các mốc thời gian đ­ược phân bổ thành các ch­ương khá linh hoạt hợp lý. Nội dung của từng ch­ương cũng hàm chứa tương đối đầy đủ những vấn đề cơ bản. Giai đoạn từ Đổi mới trở đi, t­ư liệu dôi dào, ng­ười viết cũng có trải nghiêm, nhưng là "đối thoại với đ­ương thời" vô cùng khó, hầu như­ ít ai dám viết. Như­ng tác giả không những dũng cảm, mà xem cách anh dàn dư­ng vấn đề, có thể nói là thoả đáng bư­ớc đầu. Cụ thể nh­ư sau: I) Diện mạo lý luận phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1986-2000... II) Một số vấn đề chủ yếu của lý luận, phê bình văn học qua các cuộc tranh luận,thảo luận... III) Những thành tựu lý luận phê bình văn học giai đoạn 1986-2000... IV) Thế hệ các nhà lý luận, phê bình, nghiên cứu văn học giai đoạn 1986 -2000  v.v... Tiếc là đáng lẽ phải có hẳn ch­ương về lý luận phê bình đô thị Miền Nam. Và phải chăng cũng nên có nên có  một tiểu  muc riêng về giai đoạn 1975-85. Mặc dù cũng nh­ư về ­ưu điểm, thì về nh­ược điểm cũng còn có thể trao đổi thêm, nh­ưng công trình này vẫn có tính chất vẫy gọi mạnh mẽ cho việc tiếp tuc nghiên cứu toàn diện và sâu sắc thành tựu lý luận văn học n­ước nhà thế kỷ XX. Quả vậy, gần đây nhất đã xuât hiện công trình Lịch sử lý luận phê binh văn học Việt Nam (Khoa học xã hội,2013) do Trịnh Bá Đĩnh chủ biên. Sách gồm 26 chương, chia thành năm phần: Phần một:  Trước tk XX: Những quan niệm văn học và phê binh thi học thời trung đại ; Phần hai: Giai đoạn 1900-45: Thời kỳ đầu của lý luận phê bình hiện đại; Phần ba: Giai đoạn 1945-85: Lý luận phê bình mác-xít ở miền Bắc và lý luận phê bình ở miền Nam trước 1975. Phần bốn: Từ 1986 đến nay:Từ phản tư đến hội nhập.v.v... Ấn tượng đầu tiên là mặc dù di sán thời trung đại mười tk không phong phú, nhưng chỉ gói gọn trong phần một không thật hợp lý. Tuy nhiên công trình này có cái nhìn bao quát khá toàn diện: hiện đại với trung đại, lý luận với phê bình, miền Bắc với miền Nam, kể cả phần Kết luận không những về thực trạng mà cả viễn tượng nữa.

Tất cả những sách báo, công trình nói trên chỉ mới là bước đầu không tránh khỏi sai sót, cần được đào sâu nhiều hơn nữa, mới phát hiện ra những vấn đề ít nhiều khá bất ngờ trong nền lý luận văn học Việt Nam. Có những cái tưởng là có, hóa ra không. Quan niệm văn học thời trung đại Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng cùa Trung quốc, nhưng chủ yếu là của Nho gia, chứ không hề có tư tưởng của Pháp gia – một căn nguyên sâu xa của cách mạng vắn hóa. Sinh thời cụ Nguyễn Tuân có nói vui rằng  "Tớ mà ở Trung quốc thì ra tro rồi", nhưng cụ quên bái lạy các đáng tiên hiền của nước ta. Cha ông ta ngày xưa ít nói lý thuyết, nhưng rất biết chọn lựa! Nếu bê cái tư tưởng thù địch văn hóa văn nghệ của Pháp gia vào thì sự thể sẽ sao? Cho nên ta với Trung quốc giống thì có giống, nhưng khác thì lại khác xa. Đó không phải là điều chỉ có ý nghĩa trong phạm vi lý luận văn học.

Trái lại cũng có những điều tưởng là không, hóa ra có. Chủ nghĩa Mác phương Tây, với xu hướng kết hợp chủ nghĩa Mác vơi tư tưởng phương Tây, mở đầu bằng chủ nghĩa Mác - phân tâm từ những năm 30 của thế kỷ trước, gần đây chúng ta mới biết, nhưng thật ra đã có mầm mống ngay từ thời trước cách mạng ở nước ta. Cụ Trương Tửu đang vận dụng chủ nghĩa Mác còn rất lúng túng, mà lại thử kết hợp với chủ nghĩa Freud, lại càng lúng tung, cho nên mới đi đến những kết luân quái dị về Nguyễn Du, về Thúy Kiều không thể chấp nhận được. Tuy nhiên sự "thử kết hợp" không hoàn toàn vô bổ, bởi vì ngày nay sau hàng thế kỷ, chúng ta đã có thể khẳng định trên cơ sờ của chủ nghĩa duy vật biện chứng và lịch sử hoàn toàn cần thiết dung nạp một số phạm trù tư tưởng hiện đại phương Tây như ấn tượng, trực giác, vô thức vào nề lý luận phê binh của chúng ta, miến la phải xác định đúng vị thế của chúng. Cho hay, trong khoa học, có khi sai lầm lại lóe rá một điều gì đó ít nhiều bổ ích mà lâu về sạu người ta mới nhận biết được!

 

 

Từ khóa
Chia sẻ

Tin khác

0 bình luận

Bình luận

Email sẽ không được công khai trên trang.
Điền đầy đủ các thông tin có *