VanVN.Net - Thơ ca là một trong bảy loại hình nghệ thuật của nhân loại; và từ khi thơ xuất hiện, có lẽ, mỗi nhà thơ đều có những quan niệm của riêng mình - trong cả ngàn định nghĩa về thơ - đã tồn tại qua nhiều thế kỷ nay. Với riêng tôi, tôi chỉ tâm niệm một ý nghĩ giản dị này - Thơ, bất chợt những vui, buồn; mà ở đó, vĩnh viễn sinh sôi trong sạch nhất tình yêu - tất nhiên, đó là mọi trạng thái tinh thần của con người, chứ không chỉ đơn thuần là tình yêu nam nữ!...
Nhà thơ Lê Huy Quang
Có người nói, hình và màu là bản chất, là đời sống, là tinh thần của hội họa; cũng như ngôn ngữ - chữ và nghĩa - là bản chất của thơ. Mọi so sánh đều khập khiễng, nhưng cuộc sống thì cứ phải so sánh mới tồn tại được. Có người nói văn xuôi là gạo thổi thành cơm; còn thơ là gạo đã chưng cất thành rượu - một bên là hiện thực vật chất có thật của đời sống, một bên là hiện thực vật chất đã được “nhân cách hóa”, bay lên bằng khái niệm nghiêng về tâm linh. Thơ - từ cảm xúc đích thực của một người, đến với cảm thụ từ cảm xúc của nhiều người - và muốn câu thơ, bài thơ còn đọng lại; thì đó chính là một giá trị nghệ thuật đích thực nào đó, giá trị của tài năng và cả sự thẩm định của thời gian.
Tôi tập làm thơ, vèo một cái, như chớp mắt; vậy mà đã được trên bốn mươi năm có lẻ (từ 1968 đến nay); và cũng chỉ mới in được ba tập thơ và vài cái trường ca (mặc dù thơ “tồn kho” thì nhiều vô kể). Bốn mươi năm đánh vật với chữ và nghĩa, với vần và không vần; với hướng nội và hướng ngoại; với cấu tứ và không cấu tứ, với nhịp và không nhịp; với mở và đóng, với em và cả không em; với mọi suy nghĩ về con người, cuộc đời, về cá thể và tập thể, về trường phái và không trường phái; về riêng và chung… Vậy mà, bao giờ tôi cũng thấy một điều này - làm được một câu thơ thật khó lắm thay. Bởi, biết thế nào là sự tận cùng của hay và dở. Và nếu thơ là “đạo” - “ thi đạo” - thì bao giờ mới đến được bến bờ không hình của đạo. Vì thế, tôi chỉ luôn tâm niệm một điều này: cố gắng không lặp lại người khác; cố gắng phải khác người khác; cố gắng tự mình vượt lên chính mình; và có lẽ, đó là điều khó khăn nhất với một ngời làm thơ nói riêng, một người sáng tạo văn học nghệ thuật nói chung…
Hôm nay, loài người đã bước vào một thiên niên kỷ mới, một thế kỷ mới; và loài người càng ngày càng có không biết bao nhiêu định nghĩa về thơ. Nhưng hình như càng cố gắng định nghĩa, càng định cắt nghĩa, thơ lại càng có vẻ trở nên mù mờ, bí hiểm; hoặc lại rất thô thiển, tầm thường theo lối chẻ hoe sợi tóc ra làm tư, làm tám, kiểu thầy bói xem voi - bắt người đọc cảm và hiểu câu thơ theo ý chủ quan của mình, chặt nhỏ bài thơ ra, lấy một chữ trong một câu, lấy một câu trong một khổ, lấy một khổ trong từng bài thơ rồi kết luận là hay hoặc dở - hoàn toàn theo quan niệm rất cá nhân của mình, rồi áp đặt cho người nghe, người đọc. Có người nói, đừng vì anh thích ăn thịt chó, mà cho rằng thịt chó là món ngon nhất trên đời; cũng như đừng vì không ăn được thịt chó, mà lại cho đó là món ăn đáng sợ nhất. Đó là vật chất, mà còn tùy “gu”, tùy tạng, tùy sở thích, tùy cả văn hóa ẩm thực nữa; huống gì là với ngôi đền thờ linh thiêng - ngôi đền của cảm xúc, của cảm thụ bằng trái tim mỗi con người. Lâu nay, tình trạng có một vài nhà thơ; một vài nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình về thơ; đã bình giảng, giải thích, chú thích, chứng minh, phân tích thơ trên truyền hình và báo chí cho cả triệu người xem; không những không làm cho thơ được trọng vọng hơn lên, trái lại, còn làm cho mọi người dị ứng với thơ, bão hoà với thơ; vì vẫn cái kiểu thầy bói xem voi như đã nói ở trên.
Trong mặt bằng thơ hôm nay, hình như không có nhiều giọng điệu khác nhau. Thấy nhiều tập thơ, nhiều nhà thơ cứ na ná nhau một giọng. Nhà thơ nhiều tuổi có vẻ đa phần thích thơ cách cũ- 4 câu một khổ có trắc có bằng… Nhà thơ ít tuổi thích cách đi “hiện đại”, chặt câu thơ ra để xuống dòng - bất chấp thi pháp, bất chấp ý nghĩa, bất chấp cảm xúc; kể cả lục bát, cũng chặt nhỏ câu thơ ra thành nhiều khúc, nhiều đoạn - thành một thứ thơ nhất, nhị, tam, tứ, ngũ, lục, thất, bát vô tội vạ. Tôi không nói cách nào hơn, cách nào kém; cách nào hay, cách nào dở; cách nào đúng, cách nào sai; tôi chỉ muốn có nhiều giọng thơ, nhiều con đường thơ khác nhau, thậm chí ngược nhau… như vào một khu rừng, ta nghe nhiều giọng hót của các loài chim; như mùa xuân về, có bao nhiêu loài hoa khoe sắc đua nở; còn anh có để lại cho đời được dăm ba chữ, dăm ba câu, dăm ba bài thơ, lại là chuyện khác - thời gian và một tài năng đích thực sẽ trả lời tất cả. Miễn là, cho dù anh là nhà thơ đã thành danh, đã nổi tiếng (miễn là anh đừng tự ngộ nhận), đã nhiều tuổi hay còn ít tuổi; cũng xin đừng lấy thơ mình làm tiêu chí cho mọi ngời làm thơ và cả tiêu chí cho cuộc đời này nữa. Như thế, tức là “duy ý chí” của một thời - cái gì của mình cũng hay, cũng đúng, còn của thiên hạ thì ra rìa hết. Hình như càng đi lại trên trái đất, con người càng không thể đếm được có bao nhiêu con đường to nhỏ, dài ngắn mà ta đã đi qua; giống như có bao nhiêu nhà thơ, thì sẽ có bấy nhiêu con đường mà tự mỗi người phải kiếm tìm cho mình bằng sự cô đơn, nhiều khi thật đơn thương độc mã. Đừng cố chấp, vì như thế sẽ mệt mỏi hơn. Mỉm cười đi qua lặng lẽ. Lặng lẽ hình thành một cá tính, một phong cách thực và ảo, và nhiều màu, và gồ ghề góc cạnh, để có bản lĩnh trải mình ra mà chà xát, giẫm đạp, và may ra, mọi người có thể hiểu mình hơn. Hết thảy mọi tuyên ngôn, mọi trường phái đều là bịa đặt. Thơ, đi cho đến được đúng cái đẹp thực thể của các vật, các loài vật, các sự việc, vũ trụ, con người, có hình, không hình… bằng riêng ý nghĩ của ta; bằng chính sức lao động bản thân mình - từ một hiện thực, tưởng tượng ra mọi hư vô, và chìm trong hư vô ấy. Với một nhà thơ, khi không còn cảm xúc rung động gì nữa, đó là nỗi sợ kinh khủng và bi đát nhất. Ta có thể bằng kỹ thuật, để biểu hiện trí tuệ của mình; nhưng không thể biểu hiện được cái cốt lõi tinh thần, cũng như cảm xúc của chính ta. Tãi ngôn ngữ ra, lại chắt lọc để làm vốn riêng cho mình; giống như người nông dân phơi thóc ba lần nắng nỏ, cất vào kho làm giống cho đời. Khắt khe bao nhiêu với bản thân, lại phải rộng lượng bấy nhiêu cho mọi người. Ta chỉ có quyền đòi hỏi, chứ không có quyền ép buộc - tước bỏ bản thân mình để hiểu mọi người hơn. Có người nói vui - các cô gái ngoài đường bây giờ nhiều, và đẹp, và gợi, và hiện đại, và chân dài, và hấp dẫn, và trẻ trung quyến rũ làm sao. Song, sự duyên dáng, thì hình như ta ít nhìn thấy; ngược lại, nhiều lúc sắc đẹp cứ trơ ra. Với thơ, cũng như vậy đó. Những cái gì là cũ kỹ, giả dối, hào nhoáng, chải chuốt, êm ru và ngọt lịm một cách thời thượng; sẽ chẳng ở mãi với ta được đâu, huống gì, đòi ở lại mãi với cuộc đời này?
Nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng, bao giờ cũng là sự rung cảm đích thực của trái tim mình. Tôi vẽ cho tôi. Tôi làm thơ cho tôi. Không cầu danh lợi, không cầu nổi tiếng. Cái nhu cầu “triển lãm” và “in ấn”, phải đi sau nhu cầu sáng tạo tự do của cá nhân người nghệ sỹ. Vậy mà lâu nay, trong mặt bằng thơ “phong phú”, “đa dạng” và cũng không ít đen trắng lẫn lộn này; ta thấy thiếu đi một điều gì đó như “thiền”, thiếu đi cái gì đó của sự bình tĩnh, tự tại - hình như làm thơ thật dễ, in tập thơ thật dễ (vì tự bỏ tiền ra để in thơ, quảng cáo thơ); rồi cứ ngộ nhận là mình thành tài năng lớn, đã đi được đến bến bờ của “thi đạo”. Rồi khen nhau bốc đồng, chê nhau với thái độ moi móc, khinh miệt hàng tôm hàng cá - mà không chịu đọc lại chính những con chữ của mình. Hoá ra, ta cũng đã làm được điều gì đích thực và vĩ đại lắm đâu. Đến như Thi hào Nguyễn Du, chỉ dám “Mua vui cũng được một vài trống canh” mà thôi - và cụ tiên liệu - ba trăm năm sau, còn có ai khóc mình nữa hay không?
Trở lên trên, tôi đã tản mạn đôi dòng về thơ; về những gì mà tôi đã nghĩ, đã chiêm nghiệm, để cho riêng mình, mà không dám răn dạy ai. Trong cái biển bao la của văn thơ đương đại Việt Nam, suốt trăm năm qua để lại cho đời; với văn xuôi, tôi kính cẩn trước Vũ Trọng Phụng, Nam Cao; còn với thơ, có hai tên tuổi mà tôi thành kính - Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu và Hàn Mặc Tử - đó là một ý nghĩ thành thật nhất của tôi. Bởi, tôi không sợ làm thơ dở hơn người khác, cũng không cố gắng để hay hơn người khác, mà bao giờ tôi cũng chỉ cố gắng phải- khác- người- khác. Cái đáng sợ nhất trên đời này, là ta đã bị lẫn vào người khác, nằm trong cái bóng của người khác; không tìm cho mình được một diện mạo riêng, một cá tính riêng, một giọng điệu riêng, một con đường đi riêng của chính mình. Tất nhiên, con đường đi của ta đến được đâu, là do tài năng và cả thước đo của thời gian nữa - mà tài năng là của trời cho - người nhiều, người ít, kẻ không; vì vậy, có lẽ, ta cứ thanh thản đi trên “độc đạo” thơ của chính mình!
VanVN.Net - Thơ ca là một trong bảy loại hình nghệ thuật của nhân loại; và từ khi thơ xuất hiện, có lẽ, mỗi nhà thơ đều có những quan niệm của riêng mình - trong cả ngàn định nghĩa về thơ - đã tồn tại qua nhiều thế kỷ nay. Với riêng tôi, tôi chỉ tâm niệm một ý nghĩ giản dị này - Thơ, bất chợt những vui, buồn; mà ở đó, vĩnh viễn sinh sôi trong sạch nhất tình yêu - tất nhiên, đó là mọi trạng thái tinh thần của con người, chứ không chỉ đơn thuần là tình yêu nam nữ!...
Nhà thơ Lê Huy Quang
Có người nói, hình và màu là bản chất, là đời sống, là tinh thần của hội họa; cũng như ngôn ngữ - chữ và nghĩa - là bản chất của thơ. Mọi so sánh đều khập khiễng, nhưng cuộc sống thì cứ phải so sánh mới tồn tại được. Có người nói văn xuôi là gạo thổi thành cơm; còn thơ là gạo đã chưng cất thành rượu - một bên là hiện thực vật chất có thật của đời sống, một bên là hiện thực vật chất đã được “nhân cách hóa”, bay lên bằng khái niệm nghiêng về tâm linh. Thơ - từ cảm xúc đích thực của một người, đến với cảm thụ từ cảm xúc của nhiều người - và muốn câu thơ, bài thơ còn đọng lại; thì đó chính là một giá trị nghệ thuật đích thực nào đó, giá trị của tài năng và cả sự thẩm định của thời gian.
Tôi tập làm thơ, vèo một cái, như chớp mắt; vậy mà đã được trên bốn mươi năm có lẻ (từ 1968 đến nay); và cũng chỉ mới in được ba tập thơ và vài cái trường ca (mặc dù thơ “tồn kho” thì nhiều vô kể). Bốn mươi năm đánh vật với chữ và nghĩa, với vần và không vần; với hướng nội và hướng ngoại; với cấu tứ và không cấu tứ, với nhịp và không nhịp; với mở và đóng, với em và cả không em; với mọi suy nghĩ về con người, cuộc đời, về cá thể và tập thể, về trường phái và không trường phái; về riêng và chung… Vậy mà, bao giờ tôi cũng thấy một điều này - làm được một câu thơ thật khó lắm thay. Bởi, biết thế nào là sự tận cùng của hay và dở. Và nếu thơ là “đạo” - “ thi đạo” - thì bao giờ mới đến được bến bờ không hình của đạo. Vì thế, tôi chỉ luôn tâm niệm một điều này: cố gắng không lặp lại người khác; cố gắng phải khác người khác; cố gắng tự mình vượt lên chính mình; và có lẽ, đó là điều khó khăn nhất với một ngời làm thơ nói riêng, một người sáng tạo văn học nghệ thuật nói chung…
Hôm nay, loài người đã bước vào một thiên niên kỷ mới, một thế kỷ mới; và loài người càng ngày càng có không biết bao nhiêu định nghĩa về thơ. Nhưng hình như càng cố gắng định nghĩa, càng định cắt nghĩa, thơ lại càng có vẻ trở nên mù mờ, bí hiểm; hoặc lại rất thô thiển, tầm thường theo lối chẻ hoe sợi tóc ra làm tư, làm tám, kiểu thầy bói xem voi - bắt người đọc cảm và hiểu câu thơ theo ý chủ quan của mình, chặt nhỏ bài thơ ra, lấy một chữ trong một câu, lấy một câu trong một khổ, lấy một khổ trong từng bài thơ rồi kết luận là hay hoặc dở - hoàn toàn theo quan niệm rất cá nhân của mình, rồi áp đặt cho người nghe, người đọc. Có người nói, đừng vì anh thích ăn thịt chó, mà cho rằng thịt chó là món ngon nhất trên đời; cũng như đừng vì không ăn được thịt chó, mà lại cho đó là món ăn đáng sợ nhất. Đó là vật chất, mà còn tùy “gu”, tùy tạng, tùy sở thích, tùy cả văn hóa ẩm thực nữa; huống gì là với ngôi đền thờ linh thiêng - ngôi đền của cảm xúc, của cảm thụ bằng trái tim mỗi con người. Lâu nay, tình trạng có một vài nhà thơ; một vài nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình về thơ; đã bình giảng, giải thích, chú thích, chứng minh, phân tích thơ trên truyền hình và báo chí cho cả triệu người xem; không những không làm cho thơ được trọng vọng hơn lên, trái lại, còn làm cho mọi người dị ứng với thơ, bão hoà với thơ; vì vẫn cái kiểu thầy bói xem voi như đã nói ở trên.
Trong mặt bằng thơ hôm nay, hình như không có nhiều giọng điệu khác nhau. Thấy nhiều tập thơ, nhiều nhà thơ cứ na ná nhau một giọng. Nhà thơ nhiều tuổi có vẻ đa phần thích thơ cách cũ- 4 câu một khổ có trắc có bằng… Nhà thơ ít tuổi thích cách đi “hiện đại”, chặt câu thơ ra để xuống dòng - bất chấp thi pháp, bất chấp ý nghĩa, bất chấp cảm xúc; kể cả lục bát, cũng chặt nhỏ câu thơ ra thành nhiều khúc, nhiều đoạn - thành một thứ thơ nhất, nhị, tam, tứ, ngũ, lục, thất, bát vô tội vạ. Tôi không nói cách nào hơn, cách nào kém; cách nào hay, cách nào dở; cách nào đúng, cách nào sai; tôi chỉ muốn có nhiều giọng thơ, nhiều con đường thơ khác nhau, thậm chí ngược nhau… như vào một khu rừng, ta nghe nhiều giọng hót của các loài chim; như mùa xuân về, có bao nhiêu loài hoa khoe sắc đua nở; còn anh có để lại cho đời được dăm ba chữ, dăm ba câu, dăm ba bài thơ, lại là chuyện khác - thời gian và một tài năng đích thực sẽ trả lời tất cả. Miễn là, cho dù anh là nhà thơ đã thành danh, đã nổi tiếng (miễn là anh đừng tự ngộ nhận), đã nhiều tuổi hay còn ít tuổi; cũng xin đừng lấy thơ mình làm tiêu chí cho mọi ngời làm thơ và cả tiêu chí cho cuộc đời này nữa. Như thế, tức là “duy ý chí” của một thời - cái gì của mình cũng hay, cũng đúng, còn của thiên hạ thì ra rìa hết. Hình như càng đi lại trên trái đất, con người càng không thể đếm được có bao nhiêu con đường to nhỏ, dài ngắn mà ta đã đi qua; giống như có bao nhiêu nhà thơ, thì sẽ có bấy nhiêu con đường mà tự mỗi người phải kiếm tìm cho mình bằng sự cô đơn, nhiều khi thật đơn thương độc mã. Đừng cố chấp, vì như thế sẽ mệt mỏi hơn. Mỉm cười đi qua lặng lẽ. Lặng lẽ hình thành một cá tính, một phong cách thực và ảo, và nhiều màu, và gồ ghề góc cạnh, để có bản lĩnh trải mình ra mà chà xát, giẫm đạp, và may ra, mọi người có thể hiểu mình hơn. Hết thảy mọi tuyên ngôn, mọi trường phái đều là bịa đặt. Thơ, đi cho đến được đúng cái đẹp thực thể của các vật, các loài vật, các sự việc, vũ trụ, con người, có hình, không hình… bằng riêng ý nghĩ của ta; bằng chính sức lao động bản thân mình - từ một hiện thực, tưởng tượng ra mọi hư vô, và chìm trong hư vô ấy. Với một nhà thơ, khi không còn cảm xúc rung động gì nữa, đó là nỗi sợ kinh khủng và bi đát nhất. Ta có thể bằng kỹ thuật, để biểu hiện trí tuệ của mình; nhưng không thể biểu hiện được cái cốt lõi tinh thần, cũng như cảm xúc của chính ta. Tãi ngôn ngữ ra, lại chắt lọc để làm vốn riêng cho mình; giống như người nông dân phơi thóc ba lần nắng nỏ, cất vào kho làm giống cho đời. Khắt khe bao nhiêu với bản thân, lại phải rộng lượng bấy nhiêu cho mọi người. Ta chỉ có quyền đòi hỏi, chứ không có quyền ép buộc - tước bỏ bản thân mình để hiểu mọi người hơn. Có người nói vui - các cô gái ngoài đường bây giờ nhiều, và đẹp, và gợi, và hiện đại, và chân dài, và hấp dẫn, và trẻ trung quyến rũ làm sao. Song, sự duyên dáng, thì hình như ta ít nhìn thấy; ngược lại, nhiều lúc sắc đẹp cứ trơ ra. Với thơ, cũng như vậy đó. Những cái gì là cũ kỹ, giả dối, hào nhoáng, chải chuốt, êm ru và ngọt lịm một cách thời thượng; sẽ chẳng ở mãi với ta được đâu, huống gì, đòi ở lại mãi với cuộc đời này?
Nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng, bao giờ cũng là sự rung cảm đích thực của trái tim mình. Tôi vẽ cho tôi. Tôi làm thơ cho tôi. Không cầu danh lợi, không cầu nổi tiếng. Cái nhu cầu “triển lãm” và “in ấn”, phải đi sau nhu cầu sáng tạo tự do của cá nhân người nghệ sỹ. Vậy mà lâu nay, trong mặt bằng thơ “phong phú”, “đa dạng” và cũng không ít đen trắng lẫn lộn này; ta thấy thiếu đi một điều gì đó như “thiền”, thiếu đi cái gì đó của sự bình tĩnh, tự tại - hình như làm thơ thật dễ, in tập thơ thật dễ (vì tự bỏ tiền ra để in thơ, quảng cáo thơ); rồi cứ ngộ nhận là mình thành tài năng lớn, đã đi được đến bến bờ của “thi đạo”. Rồi khen nhau bốc đồng, chê nhau với thái độ moi móc, khinh miệt hàng tôm hàng cá - mà không chịu đọc lại chính những con chữ của mình. Hoá ra, ta cũng đã làm được điều gì đích thực và vĩ đại lắm đâu. Đến như Thi hào Nguyễn Du, chỉ dám “Mua vui cũng được một vài trống canh” mà thôi - và cụ tiên liệu - ba trăm năm sau, còn có ai khóc mình nữa hay không?
Trở lên trên, tôi đã tản mạn đôi dòng về thơ; về những gì mà tôi đã nghĩ, đã chiêm nghiệm, để cho riêng mình, mà không dám răn dạy ai. Trong cái biển bao la của văn thơ đương đại Việt Nam, suốt trăm năm qua để lại cho đời; với văn xuôi, tôi kính cẩn trước Vũ Trọng Phụng, Nam Cao; còn với thơ, có hai tên tuổi mà tôi thành kính - Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu và Hàn Mặc Tử - đó là một ý nghĩ thành thật nhất của tôi. Bởi, tôi không sợ làm thơ dở hơn người khác, cũng không cố gắng để hay hơn người khác, mà bao giờ tôi cũng chỉ cố gắng phải- khác- người- khác. Cái đáng sợ nhất trên đời này, là ta đã bị lẫn vào người khác, nằm trong cái bóng của người khác; không tìm cho mình được một diện mạo riêng, một cá tính riêng, một giọng điệu riêng, một con đường đi riêng của chính mình. Tất nhiên, con đường đi của ta đến được đâu, là do tài năng và cả thước đo của thời gian nữa - mà tài năng là của trời cho - người nhiều, người ít, kẻ không; vì vậy, có lẽ, ta cứ thanh thản đi trên “độc đạo” thơ của chính mình!
VanVN.Net - Hưởng ứng tinh thần “Trẻ em là hiền tài và nguyên khí của quốc gia” theo kế hoạch phát triển giáo dục đến năm 2020. Từ ngày 3-8/8/2011 tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ (148 Giảng Võ – ...
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - NXB Dân Trí vừa cho ra mắt tập truyện ngắn Hoa mẫu đơn của tác giả Lê Toán. Đây là tập truyện giả tưởng - cũng là món quà thứ tư, tác giả dành tặng cho thiếu nhi, sau ...
Tiếp tục chương trình hoạt động của kỳ họp thứ 4 (Khóa VIII), hôm nay, ngày 7/8/2011, BCH Hội Nhà văn VN đã có chuyến đi thực tế tại trại sản xuất giống tu hài của công ty TNHH Đỗ Tờ ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn