Google "than phiền" bị chặn tại Trung Quốc.
Từ thế phản công
Sự thâm nhập với tốc độ thần kỳ của các trang mạng xã hội Mỹ như Facebook, Twitter và Linkedin từng “làm khó” giới chức Trung Quốc.
Trong bản báo cáo thường niên về sự phát triển các phương tiện truyền thông mới ở Trung Quốc, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc thừa nhận, các mạng xã hội như Facebook là một thách đố đối với an ninh quốc gia và là một công cụ "phá hoại chính trị" của các nước phương Tây, đứng đầu là Mỹ.
Theo các tác giả bản báo cáo, trong các vụ bạo loạn ở Tân Cương, Facebook trở thành điểm tập hợp của các tổ chức đòi độc lập cho Tân Cương ở nước ngoài. Cho nên, theo họ, cần tăng cường kiểm soát các trang mạng xã hội và đề cao cảnh giác về những nguy cơ tiềm tàng của các trang này.
Trong phần nói về Google, các tác giả bản báo cáo kết tội tập đoàn Mỹ là có liên hệ với các cơ quan tình báo Mỹ và tố cáo Washington sử dụng internet để tăng cường thế bá quyền.
Với những mối lo ngại này, theo nhiều nguồn tin, Bắc Kinh phải dựng “tường lửa” vào thị trường mạng của Trung Quốc. Đại diện của các trang mạng xã hội hay dịch vụ tìm kiếm như Google, Altavista, Youtube, Facebook... lần lượt than phiền về việc bị hạn chế tại Trung Quốc.
Không chỉ vậy, để gián tiếp “đánh đuổi” các trang mạng trên, Trung Quốc còn cho ra hàng loạt website hay mạng xã hội “made in China”. Nói cách khác, rất nhiều trang web của Trung Quốc đã và đang “sao chép” từ giao diện, cách trình bày, phong cách làm việc của những website đình đám thế giới. Chẳng hạn Groupon.com, một trang buôn bán khá nổi tiếng bị “làm nhái” từng chi tiết nhỏ một cách không thương tiếc với tên miền Gaopeng.com.
Tất nhiên, đó không phải địa chỉ web duy nhất được thế giới mạng Trung Quốc “học hỏi” kinh nghiệm hoạt động. Mạng xã hội Foursquare, mạng xã hội dành cho iPhone Instagram hay blog Tumblr cũng đều có những model đậm chất “bản địa hóa”.
Ngoài ra, nếu như Facebook và Twitter là hai mạng xã hội lớn nhất hành tinh thì hai phiên bản Renren (giống Facebook) và Weibo (giống Twitter) là những cái tên đình đám vào bậc nhất tại Trung Quốc.
Renren bắt đầu ra mắt vào năm 2005 do ba người bạn cùng lớp tạo nên, ban đầu nhắm vào giới sinh viên. Sau đó, Renren được Giám đốc điều hành hiện tại, Joseph Chen, mua lại. Trang web này được mở rộng ra mời gọi tất cả những người sử dụng internet tại Trung Quốc tham dự và kết nối. Vì thế tên của nó có nghĩa là "tất cả mọi người" và đến nay thu hút được tới 160 triệu người sử dụng.
Trong khi đó, Weibo của Sina.com là sản phẩm internet được coi là “hot” nhất hiện nay ở Trung Quốc (hoạt động theo mô hình như Twitter). Chỉ trong năm đầu tiên ra đời, Weibo có 50 triệu người sử dụng và chắc chắn sẽ vượt ngưỡng 100 triệu người trong vài tháng tới.
... chuyển hướng tấn công
Không dừng lại ở việc dựng “bức tường lửa” và phát triển các mạng xã hội trong nước, Trung Quốc còn tiến tới “rút tiền” từ thị trường vốn Mỹ và “xuất khẩu chính trị”.
Ngày 4/5, Renren Inc., hãng điều hành mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc bán ra 53,1 triệu cổ phiếu với giá 14 USD trên sàn chứng khoán New York. Chỉ vài giờ sau khi thực hiện đợt phát hành cổ phiếu đầu tiên (IPO), giá cổ phiếu của Renren tăng vọt 29% lên 18,01 USD.
Theo ước tính, tại mức giá khởi điểm 14 USD, giá trị của Renren hiện gấp 72 lần so với lần định giá hồi năm ngoái. Trong khi đó, giá trị của Facebook chỉ tăng 25 lần trong đợt IPO, theo tính toán của Goldman Sachs.
Hãng tin BBC dẫn lời các nhà đầu tư cho rằng, đây sẽ là một mặt hàng niêm yết rất ăn khách, có thể sánh với Youku và các thương nhân trung tuổi sẽ phải cố sức để chen lấn xô đẩy, giành mua một phần cổ phiếu của công ty này.
"Không nghi ngờ gì, những quan tâm sôi động đối với Renren sẽ đẩy cổ phiếu của công ty này lên mức chóng mặt trong những ngày đầu niêm yết", Michael Clendenin, Giám đốc điều hành của Công ty cố vấn RedTech, nhận định.
Nối bước Renren, nhiều trang mạng khác như Kaixin001 và các trang nặng ký như Tencent và thậm chí, cả công cụ tìm kiếm Baidu của Trung Quốc cũng có kế hoạch niêm yết tại sàn giao dịch Mỹ.
Bên cạnh khả năng “hút vốn”, các trang mạng xã hội Trung Quốc, trong đó có Renren còn trở thành công cụ hữu hiệu để kết nối người dân Trung Quốc với thế giới.
Ví dụ điển hình là ở Singapore, không chỉ các du học sinh Trung Quốc mà các sinh viên bản xứ cũng đang sử dụng song song hai mạng xã hội: Facebook và Renren. Dù cả hai mạng xã hội này đều có khá nhiều điểm tương đồng, nhưng khi được hỏi, thì phần lớn sinh viên tại Singapore đều trả lời là thích sử dụng Renren hơn.
Laoli, một du học sinh tại Singapore cho biết: “Chúng tôi rất thích đọc và chia sẻ những thông tin mới. Những thông tin ấy trải dài từ những tin đồn, đến những thông tin quan trọng khác. Và thực sự mà nói, thì việc đọc cũng như chia sẻ thông tin trên Renren dễ dàng hơn trên Facebook rất nhiều”.
Không kém cạnh Renren, một trang web khác được coi là “hàng nhái” của Twitter mang tên "Red Microblog" hay Bo Xilai cũng đang hoạt động khá hiệu quả không chỉ ở Trung Quốc mà còn một số nước khác.
Theo đánh giá của giới quan sát, Bo Xilai vận hành khá giống “hàng” Mỹ, chỉ khác ở thông điệp mà nó hướng đến thấm đẫm... tinh thần cách mạng.
Tại đây, người xem dễ dàng bắt gặp những thông điệp khác trên trang chủ như: "Làm việc chăm chỉ, trung thực và đối xử tốt với mọi người", "Không có bầu trời nào lớn hơn bàn tay, không có con đường nào dài hơn đôi bàn chân, không có ngọn núi nào cao hơn người và không có biển nào rộng lớn hơn trái tim", hay "Những người đi theo dòng chảy luôn phải ngụp lặn trong sông lớn, chỉ có những người đi ngược gió không sợ khó khăn, mới có thể nhanh chóng tiếp cận bờ bên kia".
Theo các nguồn tin khác nhau, trang web này được ra mắt với mục đích sử dụng phương tiện truyền thông mới cho chính quyền Trung Quốc.
Người dùng cũng được khuyến khích viết thông điệp ca ngợi Trung Quốc. Chúng được cán bộ nhà nước đặt tên là "tin nhắn đỏ". Truyền hình Trung ương Trung Quốc cho biết, tính đến tháng 10/2010, hơn 120 triệu tin nhắn được gửi từ người dân trong và ngoài nước.
“Đây là một công cụ hay để phát hiện và lan truyền tin tức về các sự kiện lớn”, Tiến sĩ Steven Dong tại Viện Báo chí toàn cầu thuộc ĐH Thanh Hoa nhận định. Dù lưu ý rằng báo chí vẫn được tin cậy hơn nhưng ông cho rằng, cách tiếp cận người dân thông qua mạng xã hội thực sự là một bước đi đầy tính chiến lược.
Nếu các trang mạng xã hội Trung Quốc tiếp tục được đón nhận tại nhiều nước khác thì thực tế, công cuộc chinh phục thế giới bằng cộng đồng mạng của Mỹ lại đang được Trung Quốc sử dụng hiệu quả hơn rất nhiều.
(Nguồn: Đất Việt)
Google "than phiền" bị chặn tại Trung Quốc.
Từ thế phản công
Sự thâm nhập với tốc độ thần kỳ của các trang mạng xã hội Mỹ như Facebook, Twitter và Linkedin từng “làm khó” giới chức Trung Quốc.
Trong bản báo cáo thường niên về sự phát triển các phương tiện truyền thông mới ở Trung Quốc, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc thừa nhận, các mạng xã hội như Facebook là một thách đố đối với an ninh quốc gia và là một công cụ "phá hoại chính trị" của các nước phương Tây, đứng đầu là Mỹ.
Theo các tác giả bản báo cáo, trong các vụ bạo loạn ở Tân Cương, Facebook trở thành điểm tập hợp của các tổ chức đòi độc lập cho Tân Cương ở nước ngoài. Cho nên, theo họ, cần tăng cường kiểm soát các trang mạng xã hội và đề cao cảnh giác về những nguy cơ tiềm tàng của các trang này.
Trong phần nói về Google, các tác giả bản báo cáo kết tội tập đoàn Mỹ là có liên hệ với các cơ quan tình báo Mỹ và tố cáo Washington sử dụng internet để tăng cường thế bá quyền.
Với những mối lo ngại này, theo nhiều nguồn tin, Bắc Kinh phải dựng “tường lửa” vào thị trường mạng của Trung Quốc. Đại diện của các trang mạng xã hội hay dịch vụ tìm kiếm như Google, Altavista, Youtube, Facebook... lần lượt than phiền về việc bị hạn chế tại Trung Quốc.
Không chỉ vậy, để gián tiếp “đánh đuổi” các trang mạng trên, Trung Quốc còn cho ra hàng loạt website hay mạng xã hội “made in China”. Nói cách khác, rất nhiều trang web của Trung Quốc đã và đang “sao chép” từ giao diện, cách trình bày, phong cách làm việc của những website đình đám thế giới. Chẳng hạn Groupon.com, một trang buôn bán khá nổi tiếng bị “làm nhái” từng chi tiết nhỏ một cách không thương tiếc với tên miền Gaopeng.com.
Tất nhiên, đó không phải địa chỉ web duy nhất được thế giới mạng Trung Quốc “học hỏi” kinh nghiệm hoạt động. Mạng xã hội Foursquare, mạng xã hội dành cho iPhone Instagram hay blog Tumblr cũng đều có những model đậm chất “bản địa hóa”.
Ngoài ra, nếu như Facebook và Twitter là hai mạng xã hội lớn nhất hành tinh thì hai phiên bản Renren (giống Facebook) và Weibo (giống Twitter) là những cái tên đình đám vào bậc nhất tại Trung Quốc.
Renren bắt đầu ra mắt vào năm 2005 do ba người bạn cùng lớp tạo nên, ban đầu nhắm vào giới sinh viên. Sau đó, Renren được Giám đốc điều hành hiện tại, Joseph Chen, mua lại. Trang web này được mở rộng ra mời gọi tất cả những người sử dụng internet tại Trung Quốc tham dự và kết nối. Vì thế tên của nó có nghĩa là "tất cả mọi người" và đến nay thu hút được tới 160 triệu người sử dụng.
Trong khi đó, Weibo của Sina.com là sản phẩm internet được coi là “hot” nhất hiện nay ở Trung Quốc (hoạt động theo mô hình như Twitter). Chỉ trong năm đầu tiên ra đời, Weibo có 50 triệu người sử dụng và chắc chắn sẽ vượt ngưỡng 100 triệu người trong vài tháng tới.
... chuyển hướng tấn công
Không dừng lại ở việc dựng “bức tường lửa” và phát triển các mạng xã hội trong nước, Trung Quốc còn tiến tới “rút tiền” từ thị trường vốn Mỹ và “xuất khẩu chính trị”.
Ngày 4/5, Renren Inc., hãng điều hành mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc bán ra 53,1 triệu cổ phiếu với giá 14 USD trên sàn chứng khoán New York. Chỉ vài giờ sau khi thực hiện đợt phát hành cổ phiếu đầu tiên (IPO), giá cổ phiếu của Renren tăng vọt 29% lên 18,01 USD.
Theo ước tính, tại mức giá khởi điểm 14 USD, giá trị của Renren hiện gấp 72 lần so với lần định giá hồi năm ngoái. Trong khi đó, giá trị của Facebook chỉ tăng 25 lần trong đợt IPO, theo tính toán của Goldman Sachs.
Hãng tin BBC dẫn lời các nhà đầu tư cho rằng, đây sẽ là một mặt hàng niêm yết rất ăn khách, có thể sánh với Youku và các thương nhân trung tuổi sẽ phải cố sức để chen lấn xô đẩy, giành mua một phần cổ phiếu của công ty này.
"Không nghi ngờ gì, những quan tâm sôi động đối với Renren sẽ đẩy cổ phiếu của công ty này lên mức chóng mặt trong những ngày đầu niêm yết", Michael Clendenin, Giám đốc điều hành của Công ty cố vấn RedTech, nhận định.
Nối bước Renren, nhiều trang mạng khác như Kaixin001 và các trang nặng ký như Tencent và thậm chí, cả công cụ tìm kiếm Baidu của Trung Quốc cũng có kế hoạch niêm yết tại sàn giao dịch Mỹ.
Bên cạnh khả năng “hút vốn”, các trang mạng xã hội Trung Quốc, trong đó có Renren còn trở thành công cụ hữu hiệu để kết nối người dân Trung Quốc với thế giới.
Ví dụ điển hình là ở Singapore, không chỉ các du học sinh Trung Quốc mà các sinh viên bản xứ cũng đang sử dụng song song hai mạng xã hội: Facebook và Renren. Dù cả hai mạng xã hội này đều có khá nhiều điểm tương đồng, nhưng khi được hỏi, thì phần lớn sinh viên tại Singapore đều trả lời là thích sử dụng Renren hơn.
Laoli, một du học sinh tại Singapore cho biết: “Chúng tôi rất thích đọc và chia sẻ những thông tin mới. Những thông tin ấy trải dài từ những tin đồn, đến những thông tin quan trọng khác. Và thực sự mà nói, thì việc đọc cũng như chia sẻ thông tin trên Renren dễ dàng hơn trên Facebook rất nhiều”.
Không kém cạnh Renren, một trang web khác được coi là “hàng nhái” của Twitter mang tên "Red Microblog" hay Bo Xilai cũng đang hoạt động khá hiệu quả không chỉ ở Trung Quốc mà còn một số nước khác.
Theo đánh giá của giới quan sát, Bo Xilai vận hành khá giống “hàng” Mỹ, chỉ khác ở thông điệp mà nó hướng đến thấm đẫm... tinh thần cách mạng.
Tại đây, người xem dễ dàng bắt gặp những thông điệp khác trên trang chủ như: "Làm việc chăm chỉ, trung thực và đối xử tốt với mọi người", "Không có bầu trời nào lớn hơn bàn tay, không có con đường nào dài hơn đôi bàn chân, không có ngọn núi nào cao hơn người và không có biển nào rộng lớn hơn trái tim", hay "Những người đi theo dòng chảy luôn phải ngụp lặn trong sông lớn, chỉ có những người đi ngược gió không sợ khó khăn, mới có thể nhanh chóng tiếp cận bờ bên kia".
Theo các nguồn tin khác nhau, trang web này được ra mắt với mục đích sử dụng phương tiện truyền thông mới cho chính quyền Trung Quốc.
Người dùng cũng được khuyến khích viết thông điệp ca ngợi Trung Quốc. Chúng được cán bộ nhà nước đặt tên là "tin nhắn đỏ". Truyền hình Trung ương Trung Quốc cho biết, tính đến tháng 10/2010, hơn 120 triệu tin nhắn được gửi từ người dân trong và ngoài nước.
“Đây là một công cụ hay để phát hiện và lan truyền tin tức về các sự kiện lớn”, Tiến sĩ Steven Dong tại Viện Báo chí toàn cầu thuộc ĐH Thanh Hoa nhận định. Dù lưu ý rằng báo chí vẫn được tin cậy hơn nhưng ông cho rằng, cách tiếp cận người dân thông qua mạng xã hội thực sự là một bước đi đầy tính chiến lược.
Nếu các trang mạng xã hội Trung Quốc tiếp tục được đón nhận tại nhiều nước khác thì thực tế, công cuộc chinh phục thế giới bằng cộng đồng mạng của Mỹ lại đang được Trung Quốc sử dụng hiệu quả hơn rất nhiều.
(Nguồn: Đất Việt)
VanVN.Net - Chiều 23/5/2011, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Hữu Thỉnh đã nồng nhiệt đón chào đoàn Hội Nhà văn Mông Cổ (Mongolian) do nhà thơ Khaidav Chilaajav, Chủ tịch Hội làm trưởng đoàn sang thăm Việt Nam. Cùng đi có nữ nhà thơ ...
VanVN.Net - Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân – Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội nhạc sỹ Việt Nam là đại biểu duy nhất đại diện cho HLHVHNTVN ứng cử vào Đại biểu Quốc hội khoá XIII và Hội đồng ...
VanVN.Net - Khi mình mới một tuổi rưỡi và nói chưa sõi, một lần mẹ bảo: “Con sắp có em rồi đấy!” thì mình sẽ cảm thấy như thế nào?..
VanVN.Net - Ngày 19/ 5/ 2011, tại thành phố Hà Tĩnh, ban công tác các nhà văn khu vực Bắc miền Trung đã tổ chức họp ban công tác năm 2011...
VanVN.Net - M. Bulgakov là nhà văn Nga khá quen thuộc với bạn đọc nước ta qua các tiểu thuyết Nghệ nhân và Margarita, Trái tim chó, Những quả trứng định mệnh; vở kịch Những ngày cuối cùng (Puskin) do Đoàn Tử Huyến chuyển ngữ.
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn