Chế Lan Viên: Ai lên biên giới cho lòng ta theo với/ Thăm ngàn lau chỉ trắng có một mình/ Bạt ngàn trắng ở tận cùng bờ cõi/ Suốt một đời cùng với gió giao tranh Thứ bảy, 21/11/2009 | 6:27:22 PM
Trang chủ
Tin văn
Văn hóa - Nghệ thuật
Tiếng nói Nhà văn
Tiến tới Hội nghị Dịch thuật giới thiệu Văn học Việt Nam ra nước ngoài
Nhà văn đang có hồ sơ xin vào Hội
Nhà văn ta đang làm gì?
Hướng tới 1000 năm Thăng Long Hà Nội
Lý luận - Phê bình
Tác phẩm và dư luận
Đối thoại
Nghề văn
Văn học với đời sống
VanVN.Net Giới Thiệu
Tác phẩm
Thơ
Truyện ngắn
Bút ký - Phóng sự
Tạp văn
Tiểu thuyết
Mỗi tuần một truyện ngắn, một chùm thơ
Nhà Văn Trẻ
Văn học nước ngoài
Tư Liệu Văn Học
Hội nhà văn
Cơ quan văn học
Hội viên
Di sản
Quán Văn Chương
Phiếm luận

Đọc nhiều nhất

Về cuốn hồi ký gây xôn xao trên mạng của một giáo sư

Cái tát của Lê Công Định

Sẽ còn những ai đứng đằng sau ông Huỳnh Ngọc Sĩ ?

Hãy bình tĩnh, đừng quá riết róng theo kiểu “Giậu đổ bìm leo”

"Cái hèn" của người cầm bút

Dư luận không giống như "Chú Thỏ" trong truyện "Cáo và Thỏ" thưa ông Đoàn Văn Kiển...

Ma đưa lối quỷ đưa đường hay bần cùng sinh đạo tặc... ( Về những vụ trộm cắp của người Việt bị phát hiện gần đây tại Nhật Bản)

Ăn ốc nói mò của một số người cầm bút


CÔNG TY LÂM NGHIỆP TAM SƠN

Xã Kiệt Sơn, huyện Tam Sơn tỉnh Phú Thọ; điện thoại: 0210 3745 002   Fax : 0210 3745 003   -   Email : - tamsontanson@yahoo.com
Đại diện tại Hà Nội: Phòng 330 Nhà K1 Khu Đô thị Việt Hưng, Long Biên Hà Nội điện thoại:  04 3652 4558 – Email: truongnd@gmail.com

  Công ty Lâm nghiệp Tam Sơn (thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam) quản lý và sử dụng 10.903,1 ha thuộc địa bàn 10 Xã của Huyện Tân Sơn. Có điều kiện tự nhiên và khí hậu đặc trưng của vùng miền núi trung du phía bắc rất thuận lợi cho phát triển sản xuất lâm nghiệp.  
  Ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty là: Trồng rừng NLG, khai thác, thu mua, vận tải cung ứng gỗ NLG cho Tổng công ty Giấy Việt Nam ; sản xuất kinh doanh giống cây NLG, chè búp tươi; thu mua, chế biến và tiêu thụ các loại lâm sản NLG; sản xuất, chế biến Nấm Dược phẩm (Linh Chi) và cung cấp Nấm thực phẩm sạch cho thị trường Thành Phố Hà Nội, Tỉnh Phú Thọ, các tỉnh lân cận. Sản xuất, xuất khẩu và cung ứng nội địa hàng trăm triệu đôi đũa tre mỗi năm.
  Các sản phẩm Nấm sạch của Công ty sản xuất ra luôn đảm bảo chất lượng, hàm lượng các chất dinh dưỡng, đã chinh phục được các bà nội trợ khó tính. Trở thành một phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người dân Việt Nam.
  Công ty đã mở một số Đại lý, cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm  trên địa bàn các Tỉnh phía bắc
  Khách hàng có nhu cầu mua số lượng lớn hoặc mở Đại lý bán sẩn phẩm . Xin vui lòng liên hệ với Công ty .

Giám đốc     
Nguyễn Đức Sơn


 
Home / Nhà văn đang có hồ sơ xin vào Hội
Trương Minh Phố
( 10/13/2009 4:39:24 PM )
TRƯƠNG MINH PHỐ
Trương Minh Phố  viết muộn, có bài còn dấu vết của nhật ký chiêm nghiệm, như thể tiện thì viết.  Ông sống làm người, sống kỹ; nhưng hình như ông đã giác ngộ thêm, để có thể sống kỹ với đời này, phải làm một nhà thơ thật lực. Vì chỉ có thơ mới khả dĩ nói hộ lời hàm ơn về cái đẹp. Một vẻ đẹp gái trai: Dải yếm buông lơi/ Cửa then trễ nải/ Bước chân ai rón rén, ngỡ ngàng. Và nữa, một vẻ đẹp dân gian hồn nước: Người dân quê/ Bước qua hai thế kỷ/ Trong tiếng nhai trầu/ Và tiếng nhị của bà. Mới khả dĩ nói nổi nỗi đau nhân thế mà nguyên nhân không thể quy lỗi cho một riêng ai: Ăn cơm với ruốc mà bữa nào cũng nghẹn/ Chẳng có ai vuốt lưng cho bà.
 
 
      Sinh năm 1949 tại quê quán: Đồng Quang, Gia Lộc, Hải Dương
      Trú quán: Trung Sơn, Tam Điệp, Ninh Bình
      Kỹ sư cao cấp thuỷ lợi    
Tác phẩm đã xuất bản: Cỏ ven đường (tập thơ, Nxb. Lao động, 2006); Dòng sông và thời gian (tập thơ, Nxb. Hội Nhà văn, 2008); Đi về phía mặt trời (tập thơ, Nxb. Hội Nhà văn, 2009). Sắp xuất bản: Chiều nghiêng (tập thơ, 2010).
Đối diện với Dòng sông và Thời gian
 
Dòng sông như thời gian - trôi đi không trở lại
Dòng sông không như thời gian - Dòng sông có hình hài để người ta nhận ra cái thao thiết trong dòng chảy không ngừng cùng nghịch lý bên bồi bên lở của đời sông, còn thời gian thì vô hình. Đem một hữu hình đặt cạnh một vô hình, Trương minh Phố- Tác giả của tập thơ Dòng sông và Thời gian, ( NXB Hội nhà văn 2008 ) còn muốn nói nhiều hơn thế: Cái vật chất và tinh thần. Thể xác và tâm hồn ở hai phía của một Cõi Người.
Ngay từ bài đầu tiên của tập thơ, Trương Minh Phố đã muốn tiếp cận cuộc sống theo hướng đó: Ở mỗi vị trí, nếu biết mở cửa sổ ra, mở tâm hồn ra để trải lòng mình với mọi người, với vũ trụ, ta đều nhận được những sẻ chia, phát hiện được những chi tiết thật vi diệu: Thấy chiều trôi trên những cánh cò; Nhận ra ngay cả với chính mình những khả năng mới: Có thể hái được những vì sao đem về tặng người yêu dấu.
Nhưng cũng có lúc lại là một cách tiếp cận khác: Không leo lên cao để mở cửa sổ ra, phóng tầm mắt vào vũ trụ mênh mông nữa mà nằm xuống, áp tai vào cỏ để nghe cỏ hát với bao cung bậc thăng trầm cùng những biểu hiện lung linh từ cuộc sống: Nhìn thấy sương đêm treo trên cỏ / như những vì sao quên lối về trời. Và nhất là để nhận ra từ cỏ những nét đẹp của đời: Thấy áo rách trùm lên áo rách / Đông giá lụi dần, nắng ấm gọi vào xuân.
Với tâm hồn thi sỹ đa cảm, với trách nhiệm của người cầm bút trước cuộc đời, bằng cái yêu trong suốt, cái nhìn biện lý, tỉnh lược có chen cả một chút tin ở thuyết Nhân quả, Trương Minh Phố lặng lẽ cày xới trên mảnh đất riêng của mình, trải lòng ra và lặng lẽ thu nhận những chiêm nghiệm. Anh đi nhiều, thấy nhiều, cảm nhận được nhiều nên thơ Trương Minh Phố có được sự đa chiều, luôn thấm đẫm hơi thở của cuộc sống và tạo được cái riêng cho mình trong mỗi trang viết: Ở Tây Nguyên: Lá khoai mỳ như bàn tay trẻ nhỏ / vẫy trong khô cháy gió Lào / Bàn chân người năm ngón xoè hình nan quạt / Ngọn cỏ vàng bâm rễ xuống tầng sâu... Và khi  nói về quê: Hạt lúa quê mình cũng hình giọt mồ hôi... Có những câu thơ của anh khi viết về chiến tranh như cứa vào lòng người đọc: Mẹ vịn vào sương khói ngóng con... Vịn vào sương khói - vô lý mà lại rất có lý! không có lòng yêu thương con người, không có sự đồng cảm sâu sắc trước mỗi số phận con người không dễ gì nhận biết và viết ra được như vậy.
Cho đến nay, Trương minh Phố đã cho ra đời ba tập thơ: Cỏ ven đường - Dòng sông và Thời gian - Đi về phía mặt trời. Không quá chú trọng đến hình thức, đến những cách biểu lộ tân tiến, cả ba tập thơ đều được viết bằng cảm xúc thật, thơ Trương Minh Phố luôn giữ được vẻ giản dị, chân thành, không phô trương, to tát và chính vì thế dễ đi vào lòng người đọc. Trương Minh Phố có một tình yêu mãnh liệt, một niềm tin và tấm lòng nhân hậu cùng một tinh thần trách nhiệm với thơ, với cuộc đời.
Đọc thơ Trương Minh Phố ta thấy yêu và tin thêm cuộc sống.
 
                                                                     Nhà văn Kao Sơn
 
 THƠ TRƯƠNG MINH PHỐ
     Ngẫu hứng trăng quê
    
     Trăng quê
     Nửa kín đáo, nửa thì trần trụi
     Cứ hồn nhiên dãi khuôn vàng ngời ngợi
     Lộng lẫy và ngây thơ
     Ngàn vạn chiếc lá thoả thuê tắm ánh trăng khuya
     Vườn chuối ven sông mơ màng thức ngủ*
     Dải yếm buông lơi
     Cửa then trễ nải
     Bước chân ai rón rén, ngỡ ngàng
   
     Trong cơn say chợt tỉnh
     Dưới trăng mới biết làm người.
     Con ong vàng bên dậu mướp mê tơi
     Cánh hoa bay như những vì tinh tú
     Trăm năm rồi đa làng thành cổ thụ
     Vẫn lơ ngơ, khờ khạo dưới trăng vàng
     Bên giếng làng tự thuở hồng hoang
     Tiếng thôn nữ cười rúc rích.
     Tất cả chỉ một màu bạch ngọc.
                     Dùng dằng
                             thi sĩ ngẩn ngơ
 
 
 
 
     Nghệ nhân
     (Kính tặng nghệ nhân Hà Thị Cầu)
 
     Một mình.
            Một cây nhị
           Một túi trầu
     Một chai rượu nút bằng lá chuối khô
     Một chiếc chén nghiêng bên góc chiếu
     Điệu Thập ân cất lên
             trong tiếng nhai trầu cùng tiếng nhị
 
     Bà – Người nghệ nhân
     Người hát xẩm cuối cùng của thế kỷ
     Hát những bài của những người lang thang xưa
     Hay những người lang thang xưa gửi hồn vào lời bà hát?
 
     Quanh bà, cạnh chiếc chõng tre
     Những người đàn ông
     Những người đàn bà
     Chân vẫn nguyên bùn đất
     Úp vội nón mê
     Quân quần lắng nghe
     Bài hát dặn những đứa con đừng quên công cha mẹ
     Nhiễu điều phủ lấy giá gương...
 
     Người dân quê
     Bước qua hai thế kỷ
             Trong tiếng nhai trầu
     Và tiếng nhị của bà.
 
 
 
 
     Linh hồn I
 
     Cạnh nhà tôi
     Có một bà già...
 
     Đã nhiều năm bà sống thui thủi một mình
     Trong túp nhà phên tre mái rạ
     Cơm bà thổi trong cái xoong con
     Ăn cả ngày không hết
     Thi thoảng tôi thấy bà có một túi ruốc
     Bà bảo của con ở thành phố gửi về
     Nó làm đến chức gì to lắm
     Bận việc nhiều nên chẳng thể về thăm
 
     Ăn cơm với ruốc mà bữa nào cũng nghẹn
     Chẳng có ai vuốt lưng cho bà.
 
     Hôm bà mất
     Đám ma kèn trống linh đình
     Rạp căng rộng trùm sang cả nhà hàng xóm
     Xe lớn, xe con,
                người viếng thămk không còn chỗ đứng
     Tiếng khóc cứ rộ lên từng đợt
     Khói hương nghi ngút
     Hoa quả đầy bàn
 
     Tấm ảnh bà trên bàn thờ đã chỉnh sửa nhiều
     Mà khuôn mặt bà vẫn chẳng đỡ vết nhăn nheo
     Đêm về đèn điện sáng choang
     Họ vẫn chưa đưa bà ra đồng
     Vì còn chờ khách xa chưa về viếng kịp.
 
     Ngoài vùng sáng đèn, đêm cứ đen mù mịt
     Nào ai hay
     Có con đom đóm
     Vụt bay vào bóng tối ao bèo.
 
 
 
     Linh hồn II
 
     Chưa kịp cất tiếng khóc chào đời
     Dao với kéo đã đưa em vào nơi thăm thẳm
     Ai bảo nơi đó là thiên đường
     Ai bảo em sẽ là thiên thần
     Với đôi cánh sau vai trắng muốt
     Vườn Địa đàng Chúa đợi em?
 
     Mỗi người khi được sinh ra
     Đều có một ngôi sao bản mệnh
     Em chẳng có ngôi sao nào
     Nên đêm đêm trên nền trời
     Còn biết bao khoảng tối chơi vơi.
 
     Em là ai?
     Chẳng ở dưới đất sâu
     Cũng không ở trên tầng trời
     Em chẳng là con người
     Cũng chẳng được làm ma quỷ
     Bởi em sinh ra từ LỖI LẦM
 
     Sao LỖI LẦM sinh ra em?
     Em nghe nói cuộc đời đẹp lắm
     LỖI LẦM ơi!
 
 
 
     Linh hồn III
 
    Tôi náu trong thân xác tôi
     Ban ngày tôi sai khiến thân xác
     Làm những việc như người đời thường làm
     Kiếm danh vọng và miếng cơm, manh áo
 
     Đêm đêm tôi rời bỏ thân xác đã mệt nhoài
     bay lên, đi đây đó
 
     Đi chán lại về ngồi trên khung cửa sổ
     Bó gối nhìn vũ trụ bao la
     Tự sám hối hay tự mình sung sướng
     Rồi tự thưởng cho mình một giọt sương
 
     Từ dãy nhà bên kia, tận cuối con đường
     Một vì sao lung linh trên khung cửa sổ
     Dịu dàng, khiêm nhường, lặng lẽ
     Và hình như đang nhìn trộm tôi
     Và hình như ngôi sao ấy mỉm cười
 
     Có tiếng sét ái tình nổ vang trời đất
     Đưa tôi trở về cõi thật
     Tôi hòa vào thân xác tôi
     Quờ tay sang bên
     Thấy em tôi nhọc nhằn trong giấc ngủ
     Những vết rạn chân chim hằn bên khóe mắt
     Lam lũ không át nổi ánh rạng ngời trên gương mặt
     Phảng phất nụ cười đằm thắm, bao dung.
 
     Tự nơi nào đêm thoảng Dạ Lan Hương.
 
[ Print this page ]In bài   Trang trước [ Top page ]Đầu trang


Gửi ý kiến
Họ tên
eMail
Điện thoại
Địa chỉ
Nội dung:
   
Các bài mới:
   Tô Nhuần(15/10/2009)
   Nguyễn Ngọc Lợi(16/10/2009)
   Danh sách các tác giả đang có hồ sơ xin vào Hội (10)(21/10/2009)
   Danh sách các tác giả đang có hồ sơ xin vào Hội (11)(25/10/2009)
   Danh sách các tác giả đang có hồ sơ xin vào Hội (12)(28/10/2009)
   Danh sách các tác giả đang có hồ sơ xin vào Hội (13)(3/11/2009)
   Lưu Tuấn Kiệt(4/11/2009)
   Danh sách các tác giả có hồ sơ xin vào Hội (14)(17/11/2009)
   Danh sách các tác giả có hồ sơ xin vào Hội (15)(19/11/2009)
Các bài đã đăng:
   Phạm Nguyên Thạch(11/10/2009)
   Danh sách các tác giả đang có hồ sơ xin vào Hội (9)(9/10/2009)
   Phạm Triều Vân (Phạm Ánh Sao)(8/10/2009)
   Đoàn Hữu Hậu(5/10/2009)
   Danh sách các tác giả đang có hồ sơ xin vào Hội (8)(5/10/2009)
   Danh sách các tác giả đang có hồ sơ xin vào Hội (7)(1/10/2009)
   Nguyễn Đắc Lập (30/9/2009)
   Trần Đăng Huấn(28/9/2009)
   Danh sách các tác giả đang có hồ sơ xin vào Hội (6)(22/9/2009)
Sự kiện
Mối lo về “sức khỏe” các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước
Nhân vật
Trần Vàng Sao
Bình Luận
Phải hướng tầm nhìn về phía quyền lợi của nông dân
Giới Thiệu Sách
Phải khác
Tái bản lần thứ mười, hai cuốn tiểu thuyết Trả giá và Bụi đời của nhà văn Triệu Xuân
Lê Quang Sinh - Thơ


 
 
HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM
Địa chỉ: 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội - Việt Nam
Điện thoại: (84-43) 9448134 * Fax: (84-43) 8263777
Email: vanvn.net@gmail.com / hoinhavanvietnam@gmail.com
Tổng biên tập: Hữu Thỉnh
Giấy phép số 77/GP-TTTT- Cục Quản lý Phát thanh-Truyền hình và Thông tin Điện tử- Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 26/8/2008.
Hội Nhà văn VN giữ bản quyền nội dung trên website này.
Xây dựng, phát triển: iDesign